Leo Núi Trekking

Mẹo khi đi leo núi - trekking mùa nóng

dã ngoại, leo núi, trekking, mẹo khi đi leo núi - trekking mùa nóng

1. Lưu ý khi lên kế hoạch

Cần lưu ý gì khi lên kế hoạch cho một ngày nắng “điên cuồng”

Cần lưu ý gì, ở đây sẽ đề cập đến phần lên kế hoạch khung thời gian cho chuyến đi của bạn. Chọn khung gian phù hợp sẽ giúp bạn ít nhiều tránh được cái nắng này. Tùy vào vị trí địa lý mà cái nắng ở điểm điểm mỗi vùng sẽ khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung thường nắng sẽ gay gắt nhất vào khoảng 2-3 giờ chiều.  Vậy điều lưu ý ở đây là bạn nên xuất phát sớm và dự trù sao cho đến nơi hạ trại trước thời điểm này. Hoặc bạn có thể xuất phát sau khung thời gian này để tránh cái nắng gay gắt ấy, tuy nhiên leo núi đêm chưa bao giờ là an toàn nến bạn hãy xem xét phương án xuất phát sớm nhé!
Một lưu ý nhỏ đối với việc chọn nơi hạ trại là cần tìm nơi có nhiều bóng râm đồng thời gần nguồn nước. Hãy để 2 tiêu chí này đứng đầu tiên khi chọn địa điểm hạ trại trong một chuyến hiking dưới thời tiết oi bức.

dã ngoại, leo núi, trekking, mẹo khi đi leo núi - trekking mùa nóng

2. Lưu ý khi lựa chọn trang phục

Lựa chọn một bộ trang phục phù hợp sẽ giúp bạn thoải mái, linh hoạt và hoàn thành tốt chuyến đi.

  • Chọn áo quần màu sáng: Theo nguyên lý hấp thụ nhiệt thì màu sáng sẽ hạn chế hấp thụ nhiệt hơn màu tối. Vì vậy bạn có thể chọn một bộ trang phục màu sáng để giảm thiểu mức hấp thụ nhiệt của áo quần gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể, đồng thời có thể giúp bạn cảm giác mát mẻ, dễ chịu hơn. Tuy nhiên áo màu sáng thì dễ chọn, nhưng quần màu sáng thì có vẻ giặt hơi cực nên bạn có thể chọn một chiếc quần màu cà phê cũng được (Bạn có thể chọn một chiếc quần màu tối và cân nhắc tốt hơn những yếu tố sau)
  • Chọn áo quần rộng rãi, thoáng khí: Áo quần rộng rãi giúp bạn thoải mái và linh hoạt trong di chuyển, chất liệu vải thoáng khí sẽ giúp thoát mồ hôi tốt, giải phóng nhiệt tốt. Vải có thành phần nylon hoặc polyester là một gợi ý không tồi.
  • Vậy vải cotton thì sao – Vải cotton hút mồ hôi ổn nhưng khô chậm, trong điều kiện nắng nóng cơ thể tiết nhiều mồ hôi nhưng chất liệu vải cotton không hút kịp để đẩy chúng ra ngoài dẫn đến cảm giác ướt ướt như có một lớp nước giữa da và áo, cọ xát liên tục. Nếu bạn không có vấn đề gì với cảm giác này thì vải cotton sẽ là một gợi ý cho bạn! 
  • Nên sử dụng áo quần được làm từ chất liệu vải nhanh khô bởi chúng được thiết kế chuyên dụng cho hiking, leo núi với hệ thống lỗ thoáng khí giúp bạn cảm thấy dễ chịu khi mặc chúng và di chuyển. 
  • Chọn quần áo UV:  Hầu hết tất cả các loại áo quần đều có khả năng chặn các tia nắng mặt trời, chống UV ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên khi chọn áo quần cho trekking này nóng nên lưu ý chọn quần áo có chỉ số chống nắng UPF, hoặc high UV để nâng cao khả năng bảo vệ. Chỉ số phổ biến bao gồm UPF 15, UPF 30 và UPF 50+.

3. Những phụ kiện cần thiết phải chuẩn bị

  • Mũ/ nón: Chắc chắn là không thể thiếu một chiếc mũ vành rộng cho chuyến trekking ngày nắng rồi. Mũ giúp đầu bạn tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nên chọn các loại mũ vành rộng để che luôn phần mặt và gáy, đồng thời một chiếc mũ có phần vải mở rộng để che gáy là một biện pháp hiệu quả tránh say nắng,
  • Áo khoác, bao ống tay: Việc mặc quá kín cũng không phải là một giải pháp chống nắng hợp lý khi đi trekking. Bạn không thể mặc vài lớp áo khoác để chống nắng vì nó sẽ hầm nóng gây cảm giác khó chịu. Thay vào đó bạn có thể sử dụng áo khoác chống nắng chuyên dụng hoặc bao ống tay chống nắng vừa gọn nhẹ, vừa linh hoạt.
  • Sử dụng túi nước: Việc sử dụng túi nước giúp bạn uống nước mọi lúc, việc uống nước nhiều lần, thường xuyên nhưng chia thành từng ngụm nhỏ sẽ giảm cảm giác khát nước của cơ thể.
  • Bình giữ nhiệt: Nếu có điều kiện hãy mang theo một bình đá để sử dụng trên đường đi. Thời tiết nắng nóng mà có nước đá thì còn gì bằng.
  • Kính mát: Việc hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt cũng giảm khả năng say nắng đáng kể. Ngoài ra nếu bạn đổ nhiều mồ hôi trán bạn có thể sử dụng một chiếc khăn đa năng hoặc băng đô để hút mồ hôi, sẽ dễ chịu hơn nhiều so với việc mồ hôi nhễ nhại lăn dài trên mặt. 

dã ngoại, leo núi, trekking, mẹo khi đi leo núi - trekking mùa nóng

4. Những nguy cơ có thể gặp về sức khỏe và cách khắc phục

Say nắng

Triệu chứng thường gặp khi vận động dưới một bầu trời nắng nóng. Đây là biểu hiện khi cơ thể bạn quá nóng (Tăng thân nhiệt quá mức) dẫn đến kiệt sức. Biểu hiện của cơ thể khi say nắng:

  • Vã mồ hôi ở giai đoạn đầu
  • Tim đập nhanh, thở dốc
  • Đầu đau nhói, chóng mặt
  • Choáng, mất phương hướng
  • Cảm giác buồn nôn, lo lắng
  • Lưu ý say nắng say nóng không có cứng cơ, có thể có chuột rút cơ.

Cấp cứu say nắng: Nguyên tắc cơ bản của việc cấp cứu say nắng là làm mọi cách để hạ thân nhiệt người bệnh.  Ở điều kiện leo núi, trekking khi có người bị say nắng thì nên tìm một bóng râm để người bệnh nằm xuống, cởi bỏ bớt trang phục và các phụ kiện không cần thiết đồng thời tiến hành chường mát, quạt mát để giảm thân nhiệt người bệnh, chú ý những vị trí như vùng cổ, nách, bẹn,… Bù nước: Ngoài làm mát bên ngoài thì việc bù nước sẽ góp phần thúc đẩy quá trình hạ nhiệt bên trong cơ thể.
Sau đó cho người bệnh nghỉ ngơi đến khi trạng thái sức khỏe ổn định mới đi tiếp, trong trường hợp quá nghiêm trọng cần kết thúc chuyến đi của người bệnh và tìm cách đưa người bệnh đến bệnh viện nhanh nhất.

dã ngoại, leo núi, trekking, mẹo khi đi leo núi - trekking mùa nóng

Cách phòng ngừa say nắng Đầu tiên phải chọn đúng trang phục và phụ kiện như mục 2 và 3: Lưu ý những tiêu chí rộng, nhẹ chống UV và thoáng khí Uống đủ nước, uống đúng cách. Sử dụng thêm các thức uống bù khoáng Không nên di chuyển liên tục mà cần nghỉ ngơi nhiều chặn để đảm bảo sức khỏe. Thời gian giữa mỗi lần nghĩ ngơi tùy thuộc vào thời tiết, ví dụ như trời râm mát thì có thể nghĩ mỗi 45 phút, trời nắng nóng thì thời gian có thể rút ngắn lại. Lưu ý chọn địa điểm nghỉ chân phù hợp.
Lưu ý khi đang say nắng không nên tắm hay ngâm mình trực tiếp dưới dòng nước mát vì điều này có thể làm thay đổi thân nhiệt đột ngột có thể dẫn đến đột quỵ.

Cháy nắng
 Nhẹ thì làm da của bạn đen đi trông thấy, đối với da nhạy cảm thì có thể nặng hơn dẫn đến phồng rộp vùng da tiếp xúc trực tiếp ánh nắng với cường độ cao

Để phòng chống và hạn chế tình trạng chống nắng bạn có thể lưu ý một số biện pháp sau:

  • Sử dụng đúng trang phục, và các phụ kiện che chắn cẩn thận nhưng vẫn đảm bảo độ thông thoáng
  • Sử dụng kem chống nắng, đối với những chuyến trekking, leo núi hay hoạt động ngoài trời cần sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 hoặc cao hơn. Sử dụng kem chống nắng trước khi di chuyển 15 phút. Nên thoa lại kem 2 giờ 1 lần, tuy nhiên trước khi thoa cần làm sạch mồ hôi trên da.

Mất nước

Uống đủ nước là điều bắt buộc phải thực hiện khi leo núi, trekking ở điều kiện thời tiết nắng nóng. Việc mất nước sẽ khiến bạn khó chịu, mệt mỏi, gây mỏi cơ, chuột rút, có thể làm tăng thân nhiệt dẫn đến say nắng.

dã ngoại, leo núi, trekking, mẹo khi đi leo núi - trekking mùa nóng

Vậy uống bao nhiêu nước là đủ, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, tuổi tác, điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm và đặc điểm tiết mồ hôi của mỗi người.  Nhìn chung thì trung bình cần nữa lít nước cho mỗi giờ, bạn có thể sử dụng kết hợp giữa nước uống bù khoáng để tăng hiệu quả. Đồng thời lưu ý cần uống nước đúng cách, chia thành nhiều lần uống để hiệu quả tốt nhất và không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.  Trong trường hợp vận động mạnh, thời tiết khắc nghiệt hơn bạn có thể uống nhiều hơn con số nửa lít, lượng này phụ thuộc vào nhu cầu của cơ thể và bạn sẽ tự điều chỉnh được khi có kinh nghiệm. 
Lưu ý không uống quá nhiều vì khi dư hướng dẫn đến tình trạng hạ Natri cũng không tốt cho sức khỏe. Để chắc chắn bạn hãy sử dụng thức uống bù khoáng để hạn chế tình trạng thừa nước.

Đăng bởi: Hồ Ngọc My

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก