Hàn Quốc

Ngày Giỗ Tổ Gaecheonjeol và truyền thuyết lập quốc của người Hàn Quốc

Nhân vật Dangun được phân tích dựa theo quá trình tổ tiên của dân tộc Hàn chuyển đến bán đảo Hàn Quốc và cai trị người dân bản địa. Việc truyền thuyết nói rằng Dangun dẫn theo nhiều vị thần có thể hiểu là người hàn cổ đã nắm được những kỹ thuật tiên tiến trong đó có canh tác nông nghiệp. Woongnyo tượng trưng cho người dân bản địa và việc kết hôn giữa Hwan Woong và Woongnyo được xem là sự kết hợp giữa lực lượng bên ngoài và lực lượng bản địa để hình thành nên một dân tộc. Dangun được coi là nhà lãnh đạo và là biểu tượng của một dân tộc mới và người ta đã chọn ra một ngày gọi là ngày lễ Giỗ Tổ - Quốc Khánh Hàn Quốc mùng 3 tháng 10 để tưởng nhớ vị vua vĩ đại này.

Ngày Giỗ Tổ – Quốc Khánh Hàn Quốc mùng 3 tháng 10

hàn quốc, văn hóa hàn quốc, ngày giỗ tổ gaecheonjeol và truyền thuyết lập quốc của người hàn quốc

Ngày mùng 3 tháng 10 dương lịch sắp tới là ngày nghỉ lễ tại Hàn Quốc. Đó là ngày Dangun Wanggeom lập nước Gojoseon trên bán đảo Hàn Quốc vào năm 2333 trước công nguyên, được gọi là Gaecheonjeol. Ở đây “Gaecheon” theo âm Hán là “Khai thiên” tức “mở trời”. Tuy nhiên, nhiều giả thuyết cho rằng ngày giỗ tổ là ngày thần Hwanung mở trời giáng thế xuống cây Sindan ở núi Taebaek vào mùng 3 tháng 10 âm lịch năm 2457 trước công nguyên, khoảng 124 năm trước khi nhà nước Gojoseon được thành lập. Dangun và Hwanung đều là những nhân vật thần thoại, mà các câu chuyện thần thoại thì nặng về ý nghĩa hơn là sự thực. Vì thế mà có thể thời điểm năm 2333 hay năm 2547 trước công nguyên cũng không có sự khác biệt lắm về truyền thuyết lập quốc.

Hàn Quốc vào những dịp lễ tết, các phường nhạc truyền thống Pungmulpae thường đi khắp làng tới mọi nhà để múa hát cầu chúc bình an bằng khúc hát Binari. Khúc hát này cũng được bắt đầu bằng từ Cheongae, tức mở trời.

Truyền thuyết lập quốc và cội nguồn của dân tộc Hàn Quốc

hàn quốc, văn hóa hàn quốc, ngày giỗ tổ gaecheonjeol và truyền thuyết lập quốc của người hàn quốc

Dangun được coi là nhà lãnh đạo và là biểu tượng của một dân tộc mới

Ký lục lâu đời nhất về thần thoại Dangun được tìm thấy trong bút tích của nhà sư Ilyeon thời Goryeo (Thế kỷ X-XIV) ở cuốn Samguksagi (Tam Quốc Di Sự). Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa có một vị thần cai quản bầu trời tên là Hwanin, biết được con trai của ông với vợ lẽ là Hwanung muốn trị vì con người dưới hạ giới. Thần Hwanin đã mở trời, nhìn xuống hạ giới thì cảm thấy muốn khai hóa con người sống ở núi Taebaek. Thần Hwanin đã trao cho con trai là thần Hwanung 3 bảo bối Cheonbuin (Thiên phù ấn) và phái con xuống hạ giới trị vì con người. Chỉ có thể đoán được Cheonbuin là vật tượng trưng cho uy lực, sự linh nghiệm của thần linh. Sau khi nhận lệnh cha ban, thần Hwanung đã đưa 3.000 đàn gia xúc xuống dưới gốc cây cổ thụ Sindan (Đan Hương) trên đỉnh Taebaek và lập thành Sinsi (Thần thị) tại đây. Đan Hương được coi là loài cây linh thiêng kết nối trời và đất. Trong thần thoại của nhiều dân tộc trên thế giới mô típ này cũng được lặp lại dưới tên gọi cây thế giới hay cây tính mạng. Điều này chứng tỏ trí tưởng tượng của con người có nhiều nét tương đồng. Thần Hwanung trị vì con người qua việc cai quản thần gió Pungbaek (Phong bá), thần mưa Wusa (Vũ sư), thần mây Wunsa (Vân sư) và 360 loại công việc liên quan đến loài người như ngũ cốc, số mệnh, bệnh tật, thiện ác và các hình phạt…

Thấy thế giới của con người tươi đẹp hạnh phúc dưới sự trị vì của thần Hwanung, một hôm gấu và hổ tìm đến thần và bày tỏ ước nguyện muốn làm người. Thần Hwanung bèn đưa cho gấu và hổ mỗi con một mớ ngải cứu và 20 củ tỏi rồi bảo chúng là nếu chỉ ăn những thứ này và ở trong hang 100 ngày, không ra ngoài ánh mặt trời, thì sẽ trở thành người. Gấu và hổ đều là hai loài mãnh thú dữ tợn mà lại bảo chúng ăn ngải cứu và tỏi để sống qua ngày thì khác nào bảo chúng là hãy từ bỏ ước nguyện không thể thực hiện được. Nhưng nền tảng của việc “biến cái không thể thành cái có thể” luôn là niềm tin.

hàn quốc, văn hóa hàn quốc, ngày giỗ tổ gaecheonjeol và truyền thuyết lập quốc của người hàn quốc

Từ xa xưa người Hàn Quốc đã coi hổ là một linh vật. Trong khi hổ và gấu đều ấp ủ mong ước trở thành người, thì chỉ có gấu là thực hiện được ước nguyện này. Thần Hwanung đã biến thành người và cưới cô gái Ungnyeo (Hùng nữ) được biến hình từ gấu làm vợ. Con trai của thần Hwanung và Ungnyeo chính là vua Dangun Wanggeom. Và đất nước do Dangun gây dựng ở vùng Bình Nhưỡng nay thuộc Bắc Triều Tiên chính là nước Gojoseon. Truyền rằng Dangun đã cai quản quốc gia hơn 2000 năm, sau đó biến thành thần núi. Đương nhiên, theo khoa học thời nay thì đây quả là một câu chuyện không có thật. Do đó, một số người coi đây là hiện tượng mê tín và có khá nhiều bức tượng Dangun đã bị tàn phá. Thần thoại là lối lý giải về thế giới theo tư duy và cách suy luận của những người cổ xưa. Chúng ta không nên coi đây là những câu chuyện hoang đường, mà hãy sử dụng như tài liệu tham khảo về thế giới tinh thần của con người sống trong thời đại đó.

Đặc biệt, thần thoại Dangun đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường tình đoàn kết dân tộc Hàn Quốc mỗi khi quốc gia gặp khó khăn, hoạn nạn. Truyền thuyết không chỉ đơn thuần là những câu chuyện mang yếu tố thần kỳ, mà nó còn có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống trong xã hội đương đại. Gần đây không ít người trong chúng ta gặp gian nan trong cuộc sống, chúng ta hãy một lần suy ngẫm đến những việc hành thiện cứu rỗi con người của thần Hwanung và vua Dangun để rồi cùng đoàn kết, vượt lên khắc phục mọi khó khăn trở ngại.

Đăng bởi: Nguyễn Dương

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก