Kỹ Năng

Nghệ thuật từ chối trong giao tiếp: Hãy học cách nói không một cách tinh tế

Trong kỹ năng giao tiếp thông minh, sự tôn trọng đối với đối phương là điều quan trọng và rất cần thiết. Tuy nhiên sự tôn trọng không phải lúc nào cũng đồng ý với những điều người khác nói. Có những lúc ta cũng phải biết nói “không”, và để từ chối một người, một yêu cầu thì không phải ai có thể thực hiện nó một cách tinh tế. Những người được xem là có kỹ năng giao tiếp tốt thường họ sẽ có nghệ thuật từ chối trong giao tiếp hoàn hảo mà không làm phật ý ai cả.

Jim John một nhà diễn thuyết người Mỹ từng nói: “Learn how to say no. Don’t let your mouth overload your back”- Tạm dịch: “Học cách nói không, đừng để miệng của bạn chất oằn lưng bạn”. Ít ai nắm rõ được rằng cách mà thể hiện giá trị tốt nhất trong giao tiếp chính là nghệ thuật “từ chối”. Người có giá trị càng cao thì bản thân họ biết làm chủ và có nghệ thuật từ chối trong giao tiếp.

Nghệ thuật từ chối trong giao tiếp sử dụng với tình huống nào?

kỹ năng, nghệ thuật từ chối trong giao tiếp: hãy học cách nói không một cách tinh tế

Một người thông minh và khéo léo là một người biết bản thân mình muốn gì, cần phải nói lời từ chối khi nào. Nếu bạn có nghệ thuật từ chối trong giao tiếp đúng cách sẽ tránh được những phiền phức hay thậm chí là những thương tổn không đáng có.

Trong công việc

Trong công việc thường xuyên phát sinh những công việc được giao phó từ cấp trên nằm ngoài kế hoạch, hoặc sự nhờ vả từ đồng nghiệp. Những công việc không thuộc những việc bạn cần làm, những thứ không đáng để nhờ cậy, hay bạn đang quá bận… Việc học cách từ chối yêu cầu của người khác không phải là ích kỷ nếu nó ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân.

Trong chuyện tình cảm

Từ chối lời mời hay tình cảm từ người khác cũng là kỹ năng bạn cần phải học hỏi. Có rất nhiều người vì sợ làm mất lòng đối phương mà ậm ừ chấp nhận, hoặc úp mở không rõ ràng gây nên hiểu lầm lớn về sau, tổn thương đối phương hơn.

Trong cuộc sống

Ngoài tình cảm và môi trường công sở, có rất nhiều sự giúp đỡ ở ngoài phía xã hội kia mà bạn nên nói “không”, đây là kỹ năng thiết yếu mà cần rèn luyện để hoàn thiện bản thân, tránh ảnh hưởng đến cá nhân cũng như vạ lây. Nhất là trong bàn tiệc, từ chối uống thêm bia rượu cũng cần có kỹ năng.

Lý do bạn nên rèn luyện nghệ thuật từ chối trong giao tiếp

Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người luôn ôm cho mình những trách nhiệm không phải của mình bởi họ không biết cách từ chối. Từ chối trong giao tiếp không phải chúng ta cự tuyệt, ích kỷ với người khác mà đằng sau những lời từ chối đó sẽ là những nguyên tắc của các mối quan hệ, sự nghiêm túc đối với giá trị bản thân mỗi người.

Nghệ thuật từ chối trong giao tiếp được coi là môn học quan trọng và đáng học.

Bạn đọc quan tâm

kỹ năng, nghệ thuật từ chối trong giao tiếp: hãy học cách nói không một cách tinh tế

Người dám nói lời từ chối chính là người mạnh dạn và quyết đoán, có năng lực

Luôn sẵn sàng gật đầu chứng tỏ bạn là người có giá trị thấp chứ không phải người tốt

Rất nhiều người trong cuộc sống không dám từ chối người khác bao giờ. Có người nghĩ rằng việc hết lòng giúp đỡ người khác là thể hiện nhân cách tốt của mình và cũng có người luôn sẵn sàng gật đầu vì họ không vượt qua được sự đánh giá của người khác về mình.

Chính vì những lý do đó mà nhiều người không biết rằng chính họ dường như đã hạ thấp chính giá trị bản thân. Bởi trong đời sống, những gì có được một cách quá dễ đôi khi sẽ nhận được ít sự tôn trọng, nâng niu.

Nhà văn Nhật Bản Osamu Dazai từng nói: “Sự bất hạnh của tôi chính là nằm ở chỗ tôi không có khả năng từ chối. Tôi luôn sợ một khi từ chối người khác sẽ để lại trong lòng nhau một vết nứt không bao giờ lành. Những người không biết cách từ chối người khác luôn quan tâm đến những gì người khác nghĩ về mình, vì sợ để lại ấn tượng xấu cho người khác. Kết quả là, tôi thà biết sai còn hơn xấu hổ khi từ chối người khác. Nhưng mọi người biết đấy, sự nhẫn nại như vậy sẽ không cải thiện được địa vị của bạn trong lòng người khác mà chỉ tự chuốc thêm cho mình nhiều phiền phức.”

Những người dám sẵn sàng nói lời từ chối chính là những người mạnh dạn và quyết đoán, có năng lực. Họ có thể vượt qua cảm xúc tội lỗi mà nhiều người mắc phải khi nói lời từ chối.

Biết nghệ thuật từ chối trong giao tiếp chính là cách tôn trọng bản thân mình

Học cách từ chối đôi chính là để bạn giảm bớt áp lực của bản thân và tránh được những rắc rối không đáng có. Bởi mỗi người đều có những công việc, trách nhiệm riêng phải gánh vác. Không phải lúc nào cũng có thể sẵn sàng hỗ trợ hoặc đảm nhiệm công việc thay người khác

Đừng trở thành một người chỉ biết làm hài lòng người khác trước hết hãy làm hài lòng chính mình. Bạn cần sống tốt, vui vẻ mỗi ngày thì bạn mới có thể đi giúp đỡ người khác được. Khi bạn biết được những lợi ích vô cùng to lớn của việc nói từ chối đúng lúc, đúng thời điểm, bạn sẽ nhận ra, tầm quan trọng của nghệ thuật từ chối trong giao tiếp giúp ích cho bạn rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày cũng như công việc.

Bạn sẽ có nhiều thời gian cho bản thân, cho gia đình, cho công việc của mình. Bạn sẽ tập trung vào việc phát triển bản thân hơn, phát triển chuyên môn, sở thích. Không chỉ vậy, bạn sẽ thấy mình thoải mái, loại bỏ những vướng bận không cần thiết.

Nghệ thuật từ chối chối trong giao tiếp – Cách nói không mà vẫn nhận được sự đồng thuận

Dưới đây là một số cách giúp bạn từ chối khôn khéo mà không mách lòng ai cả.

kỹ năng, nghệ thuật từ chối trong giao tiếp: hãy học cách nói không một cách tinh tế

Chuyển lịch hẹn sang hôm khác

Cách từ chồi lời mời của cấp trên, khách hàng, đồng nghiệp, bạn có thể sử dụng phương pháp này bởi nó vô cùng hiệu quả. Hãy thể hiện thái độ răng bạn rất muốn đi nhưng hiện tại lại có công việc (có thể kể danh sách công việc của bạn) và hẹn vào cuối tuần hoặc một buổi khác.

Làm cho đối phương hiểu rõ hoàn cảnh của bạn

Thông thường, khi một người muốn nhờ người khác giúp đỡ, họ sẽ luôn hi vọng người đó có thể đáp ứng yêu cầu của họ mà không nghĩ đến những phiền phức và rủi ro có thể xảy ra.

Nếu việc người đó cần bạn giúp gây bất lợi và có khả năng gây ra hậu quả xấu, thì hãy nói rõ với họ, điều này sẽ khiến cho họ tự đặt mình vào hoàn cảnh để đánh giá, từ đó ngừng hi vọng và yêu cầu đối với bạn.

Bản thân cần có thái độ chân thành

Từ chối là một việc không hề thoải mái. Từ chối một cách nhẹ nhàng là cách để giảm nhẹ căng thẳng giữa hai bên. Đặc biệt, khi lãnh đạo từ chối cấp dưới thì càng phải lấy thái độ thật lòng, giọng điệu quan tâm để đưa ra lý do từ chối, như vậy mới khiến người khác tâm phục khẩu phục. Khi kết thúc cuộc trò chuyện, cần phải bày tỏ rõ thiện ý bằng việc bắt tay, đưa tiễn… Một lần từ chối thành công cũng có thể gieo một hạt giống hy vọng vào việc bắt tay hợp tác lần nữa và làm sâu sắc hơn các mối quan hệ trong tương lai.

Tỏ thái độ lịch sự

Nếu bạn không đủ thời gian, năng lực để chấp nhận lời yêu cầu, hoặc bạn không muốn làm điều đó, hãy đưa ra một câu trả lời ngắn gọn nhưng lịch sự và nhã nhặn. Tuyệt đối không nên tỏ ra khó chịu hay thô lỗ.

Nghệ thuật từ chối trong giao tiếp là một kỹ năng mà mọi người cần học hỏi và nâng cao. Đừng bao giờ cảm thấy có lỗi khi từ chối, trong cuộc đời này, chúng ta sinh ra không ai nợ ai vì vậy đừng cố hài lòng người khác, hãy sống chính là sống cho bản thân mình. Hy vọng bài viêt này, sẽ mang lại những thông tin hữu ích giúp bạn có thêm kỹ năng xử lý tình huống trong giao tiếp.

Đăng bởi: Sơn Nguyễn

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก