Hàn Quốc Văn Hóa Hàn Quốc

Nghệ thuật vải Bojagi bọc đồ của xứ Hàn

Xem phim Hàn, bạn sẽ thường thấy người Hàn bọc quà hay đồ vật trong những mảnh vải nhiều màu sắc và gói chúng một cách rất khéo léo. Đó chính là nghệ thuật Bojagi – vải bọc đồ Hàn Quốc.

Nghệ thuật gói đồ của xứ Hàn

Là một loại hình nghệ thuật may kiểu Hàn Quốc độc đáo nhất, Bojagi gọi tắt là bo là một mảnh vải hình vuông có viền xung quanh với các kích cỡ, màu sắc, họa tiết thường dùng để bọc, gói các đồ vật. Thoạt trông qua Bojagi giống như một tác phẩm nghệ thuật trừu tượng với những mảnh vải nhỏ có màu sắc, hoa văn khác nhau được khâu ghép lại để tạo ra hiệu ứng nghệ thuật.

hàn quốc, văn hóa hàn quốc, nghệ thuật vải bojagi bọc đồ của xứ hàn
Xuất hiện thời xa xưa, khoảng trong giai đoạn 1392 – 1910, khi giai cấp cai trị ở Hàn Quốc cấm đoán phụ nữ tham gia vào nhiều hoạt động mà phụ nữ ngày nay được làm như thăm thú láng giềng, được rời nhà một mình hay được nói lên chính kiến. Để giúp duy trì sự minh mẫn, giảm bớt nhàm chán và cũng để tiết kiệm, những người phụ nữ Hàn Quốc xưa đã tận dụng những mảnh vải vụn để phát triển ra một loại hình nghệ thuật mới được gọi là bojagi.

Bojagi chiếm một vị trí nổi bật trong cuộc sống hàng ngày của người dân Hàn Quốc, không phân biệt giai tầng xã hội. Công dụng của chúng là được sử dụng để phủ, bọc lên đồ vật, từ những đồ thờ cúng quý giá đến quần áo hàng ngày hay những đồ gia dụng phổ biến khác… Bojagi dần trở nên phổ biến và sử dụng trong nhiều dịp như đám cưới, sự kiện đặc biệt hay nghi lễ tôn giáo…

Thông thường, bojagi được thiết kế hình vuông với nhiều kích thước khác nhau với chất liệu vải được sử dụng gồm lụa, cotton, hay vải được dệt bằng cây gai dầu. Bojagi có thể có viền hoặc không viền, có thêu hoặc vẽ, được ghép bằng các lá vàng hay được may chần. Màu sắc của bojagi cũng rất phong phú nhưng thông thường màu sắc cơ bản gồm xanh lá cây, đỏ, vàng, trắng và đen tượng trưng cho ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Bojagi có thể được thiết kế theo jogakbo (chắp vá các mảnh vải vụn), subo (vải thêu), shikjibo (loại giấy vải đặc biệt để trải bàn ăn tối) và geurimbo (mảnh vải in hình ảnh).

Để phù hợp với từng mục đích sử dụng, bojagi được phân thành nhiều loại với những thiết kế, vật liệu vải sử dụng đa dạng. Gungbo là loại bojagi được sử dụng ở trong hoàng cung để bọc những vật dụng khác nhau. Nó được các nhóm nghệ nhân sản xuất theo một quy trình rất bài bản từ dệt vải, vẽ họa tiết đến khâu chi tiết… Trong khi đó minbo, là loại bojagi được sử dụng phổ biến của người dân. Có rất nhiều loại minbo khác nhau phụ thuộc vào đồ vật gì được dùng để bọc, chẳng hạn ppallaebo dùng để gói quần áo sau khi giặt xong, chaekbo dùng để bọc sách, majibo dùng để gói thức ăn dâng lên Đức Phật…

Việc thiết kế những hoa văn trên bojagi cũng đòi hỏi sự tinh tế. Người thợ khéo léo thêu những hình họa sống động trên vải như Hwamunbo (hình hoa); Sumongmunbo (hình cây cối); Yongmunbo (hình rồng); Unmunbo (hình mây). Tấm vải bọc thêu subo thường dùng cho những dịp đặc biệt như đám cưới. Hầu hết những tấm vải thêu thường được bọc một con ngỗng cái bằng gỗ mà chú rể dùng để làm quà tặng cho gia đình cô dâu với lời hứa là người chồng, người trụ cột trong gia đình chung thủy. Ngoài ra, các hình ảnh thêu trên vải như cây cối, hoa quả, bướm và chim… cũng được dùng với mong ước đem lại nhiều hạnh phúc và thịnh vượng.

Cách dùng vải Bojagi bọc đồ của xứ Hàn

hàn quốc, văn hóa hàn quốc, nghệ thuật vải bojagi bọc đồ của xứ hàn

hàn quốc, văn hóa hàn quốc, nghệ thuật vải bojagi bọc đồ của xứ hàn
Các bước dùng vải Bojagi bọc đồ.

Với những thiết kế tinh tế, sinh động đầy tính nghệ thuật thể hiện khả năng sáng tạo độc đáo, nghệ thuật vải bọc Bojagi từ những người phụ nữ bị nhiều giới hạn giờ đây đã trở thành một trong những đặc trưng quan trọng của văn hóa Hàn Quốc, vượt ra khỏi biên giới nước này và đến với thế giới.

Một số loại Bojagi

Bojagi đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu trong cuộc sống người Hàn Quốc. Mọi sinh hoạt trong đời sống, những dịp quan trọng của đời người hay trong những nghi lễ trang trọng đều có sự xuất hiện của Bojagi. Bojagi được làm thủ công truyền thống, tuy không phổ biến bằng trước đây nhưng Bojagi vẫn được tin dùng vì chúng được tin rằng sẽ mang lại may mắn cho người dùng. Một số loại Bojagi được dùng ở Hàn Quốc:

Sangyongbo (tên thường gọi là bo): Gồm có Jeondaebo (ví đựng tiền có dây thắt); Bobusangbo (ba lô); Sangbo (khăn trải bàn); Ibulbo (vải bọc chăn); Ppallaebo (dùng để gói quần áo sau khi giặt xong); Beoseonbo (dùng để gói tất); Chaekbo (dùng để bọc sách); Hwaetdaebo (dùng để che giá quần áo); Ganchalbo (dùng để bọc thư từ và tài liệu); Gyeongdaebo (dùng để bọc quần áo).

Hollyeyongbo (dùng trong đám cưới) gồm có Hambo (dùng để gói giăm bông); Gireogibo (dùng để gói một cặp ngỗng); Yedanbo (dùng để gói quà từ gia đình cô dâu tới các thành viên trong gia đình chú rể); Pyebaekbo (dùng khi cặp đôi mới cưới làm nghi lễ cúi đầu lạy tạ các thành viên trong gia đình nhà chồng).

Bojagi dùng trong nghi lễ đạo Phật gồm các loại Majibo (dùng để gói thức ăn dâng lên Đức Phật); Gongyangbo (dùng khi đưa thức ăn cho người lớn tuổi); Gyeongjeonbo (dùng để gói Kinh Thánh).

Bojagi dùng cho các dịp đặc biệt như Myeongjeongbo (dùng để bọc những băng hình của một đám tang); Yeongjeong bonganbo (dùng để giữ chân dung của người đã mất); Giujebo (dùng khi cầu nguyện thượng đế cho mưa xuống); Jegibo (dùng để giữ thức ăn dùng trong các nghi lễ).

hàn quốc, văn hóa hàn quốc, nghệ thuật vải bojagi bọc đồ của xứ hàn
hàn quốc, văn hóa hàn quốc, nghệ thuật vải bojagi bọc đồ của xứ hàn
Cũng có loại Bojagi dùng để trang trí như Hotbo (ga trải giường một lớp không có lót trong); Gyeopbo (ga trải giường hai lớp, có lớp lót trong và ngoài); Sombo (dùng với vải cotton có lớp lót trong); Jogakbo (bằng cách khâu từng mảnh vải nhỏ với nhau thành một tấm vải); Sikjibo (giấy dầu – làm bằng một phần hoặc hoàn toàn bằng giấy dầu); Nubibo (dùng để làm chăn bông).

Tùy từng mục đích sử dụng mà người Hàn Quốc sẽ chọn loại Bojagi phù hợp, khi muốn học nghệ thuật gói quà từ vải Bojagi Hàn Quốc, bạn cũng cần lưu ý đến những điều này nhé!

Đăng bởi: Hường Lê

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก