Bình Thủy Cần Thơ

Nhà cổ Bình Thủy – ngôi nhà có phong cách kiến trúc đẹp nhất xứ Tây Đô

Được đánh giá là một trong ba công trình có phong cách nghệ thuật đặc sắc nhất thành phố Cần Thơ cùng với chùa cổ Nam Nhã và đình cổ Bình Thủy. Nhà cổ Bình Thủy là hút hồn du khách bằng vẻ đẹp của lối kiến trúc cổ kính trong không gian thiên nhiên hài hòa. Đặc biệt, nhà cổ Bình Thủy là đắm chìm trong ảo mộng cuộc sống sang giàu của người xưa đã một thời vang tiếng khắp vùng đất Nam Kỳ lục tỉnh

Nội dung bài viết

Đôi nét về lịch sử hình thành nhà cổ Bình Thủy

Tọa lạc tại số 144 đường Bình Thủy thuộc phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Nhà cổ Bình Thủy được ông Dương Văn Vị (một thương gia giàu có thuộc thế hệ thứ 3 dòng họ Dương có gốc từ Trung Quốc đến xứ Tây Đô lập nghiệp vào những năm thế kỷ XVI) xây dựng lần đầu vào khoảng cuối thế kỷ XVIII (năm 1870) theo kiểu cách truyền thống cổ kính để thờ ông bà, tổ tiên.

Sau thời gian sử dụng gần 30 năm, do việc làm ăn ngày càng phát đạt cộng thêm ngôi nhà phần nào đã không thể hiện được vị thế nên ông Dương Văn Vị đã xây dựng lại ngôi nhà mới theo phong cách vừa cổ điển vừa thời đại.

Công trình chính thức khởi công xây dựng vào năm 1900 nhưng mãi đến năm 1911 thì mới hoàn thành do các vật liệu dùng xây nhà đều phải đặt hàng và nhập từ Pháp. Bên cạnh đó là vào năm 1904 ông Dương Văn Vị mất do tuổi già sức yếu, lúc này con trai út của ông là Dương Chấn Kỷ là người kế nghiệp cha và tiếp tục công việc hoàn thành ngôi nhà.

nhà cổ bình thủy – ngôi nhà có phong cách kiến trúc đẹp nhất xứ tây đô

Chân dung ông Dương Chấn Kỷ

Cũng như bao người công tử thuộc con nhà quyền quý, giàu có khác tạo vùng đất Nam Kỳ lục tỉnh. Dương Chấn Kỷ được gia đình cho sang Pháp du học nên được tiếp theo nhiều cái hiện đại trong nền văn minh mới. Đặc biệt, ông Dương Chấn Kỷ là người thông minh, hiểu rộng và rát đam mê am hiểu nghệ thuật, kiến trúc và mỹ thuật truyền thống dân tộc.

Chính từ điều này mà khi kế nghiệp cha xây dựng ngôi nhà, ông đã kết hợp cùng lúc ba phong cách kiến trúc Pháp – Việt – Hoa để tạo nên một điểm nhấn mạnh mẽ cho ngôi nhà. Điều này có thể thấy rõ qua ánh nhìn không gian và thời gian bằng lối đối xứng phong thủy “trong ứng ngoại hợp, âm dương hài hòa”.

Qua thời của ông Dương Chấn Kỷ, ngôi nhà được hậu duệ các đời sau kế nghiệp, thừa hưởng và giữ gìn cho đến ngày nay. Tuy không tu bổ thêm gì nhiều nữa những năm 1980, hậu duệ đời thứ 5 là ông Dương Văn Ngôn (một người nổi tiếng trong vung với thú chơi cây kiểng, nhất là lan) đã tô thêm cho ngôi nhà một vẻ đẹp mới khi danh tiếng về một “Vườn lan Bình Thủy” ra đời. Vườn lan này được hình thành ngay trong chính ngôi nhà khi ông Dương Văn Ngôn thường xuyên tổ chức các cuộc chơi lan cùng với những người có cùng sở thích.

Câu chuyện thầy Lỗ Ban ếm bùa trên đòn dong trong ngôi nhà cổ Bình Thủy

Ngoài việc nổi tiếng là ngôi nhà có phong cách kiến trúc lẫn nghệ thuật đẹp mắt, nhà cổ Bình Thủy còn gắn liền với câu chuyện ếm bùa trên đòn dong của thầy Lỗ Ban trong quá trình xây nhà.

Chuyện kể, hồi đó ở xứ này có một ông thầy tên Ba Nghĩa (dân quanh vùng quen gọi là ông Lỗ Ban), một người hơi dị hình, dị tướng chỉ cao độ một thước lẻ mấy phân, xương sống thì cong vòng khiến dáng dấp nhìn nghiêng cứ như một dấu hỏi. Tuy nhiên, ông là người có tài cất nhà rất đẹp, hầu hết gia đình điền chủ, bá hộ giàu có nào khi cất nhà cùng đều kêu ông.

Khác với người bình thường, ông Ba Nghĩa Tư niên mãn mùa, ông ở trần vận độc một cái quần ngắn bằng lãnh đen, trên đầu chít một chiếc khăn điều đỏ chót. Hai món vật bất li thân của ông thầy Lỗ Ban này là một cái nẻ mực và một chiếc rìu. Chỉ với hai bảo bối đó, ông đã đẽo không biết bao nhiêu cây cột lim tròn vành vạnh.

nhà cổ bình thủy – ngôi nhà có phong cách kiến trúc đẹp nhất xứ tây đô

Toàn cảnh kiến trúc mặt tiền ngôi nhà cổ bình thủy

Khi gia tộc họ Dương xây nhà, ông Dương Chấn Kỷ có đưa ra điều kiện với thầy Lỗ Ban: “Thầy cất nhà cho tôi đẹp rực rỡ hơn người thì khỏi nói nhưng cốt sao khi cất xong tôi phải giàu lên mới được”. Bất ngờ trước lời đề nghị này của ông Dương Chấn Kỷ vì hồi giờ cất nhà chưa thấy ai ra điều kiện như vậy!

Suy nghĩ hồi lâu, thầy Lỗ Ban bèn đáp: “Ngặt nỗi cái nghề này, gia chủ giàu thì phần số tôi phải mạt”.

Nghe qua câu nói của thầy Lỗ Ban, ông Dương Chấn Kỷ phẩy tay nhẹ nhàng nói: “Đừng lo. Tôi đảm bảo với thầy, mỗi tháng tôi sẽ chu cấp cho thầy một đấu gạo với ba cắc bạc cho đến mãn đời”.

Ông Dương Chấn Kỷ vừa nói xong, thầy Lỗ Ban nở nụ cười rồi gục đầu chấp nhận điều kiện.

Qua hơn 100 năm, không biết thực hư cái hợp đồng xây dựng kì dị đó có hay không. Thế nhưng sau khi hoàn thành xong ngôi nhà, dân quanh vùng đồn thổi rằng khi lên đòn dong, ông thầy Lỗ Ban có ếm bùa, bỏ ngãi nên ông Dương Chấn Kỷ mới giàu đến vậy.

Nhà cổ Bình Thủy và lối kiến trúc kết hợp Đông – Tây hài hòa

Khác với những ngôi nhà mang đậm nét kiến trúc truyền thống ở vùng đất xứ Tây Đô nói riêng và miền Tây Nam Bộ nói chung. Tổng thể kiến trúc ngôi nhà cổ ở Bình Thủy từ trước nhìn vào là một dạng kết hợp và biến hóa đậm chất kiến trúc Pháp xen lẫn nét hài hòa, cân xứng của phong cách Việt. Cụ thể, ngôi nhà cổ được bao bọc bởi bởi hàng rào làm bắt sắt với rất nhiều cây và hoa nở rộ bốn mùa tạo nên không gian vừa cổ kính, vừa sống động, tươi mới.

nhà cổ bình thủy – ngôi nhà có phong cách kiến trúc đẹp nhất xứ tây đô

Cổng dẫn vào nhà cổ Bình Thủy

Từ giữa sân nhìn thẳng vào mặt tiền ngôi nhà là dáng vẻ của ngôi nhà theo kiểu dáng năm gian hai chái với những đường nét trang trí đắp nổi các hoa văn đầy bắt mắt trên các cột và vòm cửa sắt. Trên nóc là các hoa văn trang trí cá vàng, kỳ lân, bình hoa, ngựa cưỡi trâu… được làm bằng xi măng.

nhà cổ bình thủy – ngôi nhà có phong cách kiến trúc đẹp nhất xứ tây đô

Cổng dẫn vào nhà cổ Bình Thủy

Mặt tiền ngôi nhà không có cầu thang chính giữa đi lên trực tiếp mà được thiết kế theo hai hướng tả hữu (trái, phải) của ngôi nhà. Phía trước chính giữa hai cầu thang là những cây hoa kiểng án ngữ thể hiện quan niệm phong thủy của người phương Đông. Đặc biệt, là hai cây đèn được đúc bằng đồng thời Pháp tại hai lối cầu thang lên xuống của hai bên ngôi nhà.

nhà cổ bình thủy – ngôi nhà có phong cách kiến trúc đẹp nhất xứ tây đô

Mặt tiền ngôi nhà cổ Bình Thủy (Ảnh: moon_map_)

Lên cầu thang qua mặt tiền đi vào trong là một không gian hài hòa với 16 cây cột lớn chống đỡ được làm từ gỗ quý có đường kính khoảng 180cm và cao từ 4m đến 6m. Trên mỗi cây cột là hệ thống chủ đạo của rui, mè, xà ngang bằng gỗ, mái lợp ngói ống, gờ bó mái bằng men xanh lục… được thiết kế theo luật đối xứng có âm có dương, có tả có hữu và có trước có sau rất tinh tế.

nhà cổ bình thủy – ngôi nhà có phong cách kiến trúc đẹp nhất xứ tây đô

Bệ thб»ќ tб»• tiГЄn Д‘Ж°б»Јc Д‘бє·t chГ­nh giб»Їa ngГґi nhГ

Giữa tiền sảnh ngôi nhà là nơi trang trọng dùng để bàn thờ, kháng thờ tổ tiên ông bà cùng cặp liễn nên nhũ chữ nổi. Xung quanh tiền sảnh là các giường, tủ chè, bộ bàn ghế, bộ ván ngựa, sập gụ, trường kỷ, cặp thành vọng, … được được thiết kế theo chủ đề sinh hoạt sông nước miền Tây Nam Bộ hoặc theo các câu danh quý trong nghệ thuật như “Tam Ða – Tứ Quý”, “Mai – Lan – Cúc – Trúc”, “Phúc – Lộc – Thọ”, “Long – Lân – Quy – Phụng” … Điều đặc biệt là chủ đề này đều do bàn tay của các nghệ nhân Bắc – Trung – Nam tạo ra với kích thước lớn bằng gỗ quý được phủ sơn son thiếp vàng hoặc cẩn xà cừ.

nhà cổ bình thủy – ngôi nhà có phong cách kiến trúc đẹp nhất xứ tây đô

Chính giữa gian trước ngôi nhà dùng làm nơi tiếp khách

Điểm nhấn trong không gian ngôi nhà cổ Bình Thủy này ngoài phong cách kiến trúc, ngôi nhà còn tạo sức hút với một bộ bàn ghế được làm bằng cẩm thạch, vân xanh có đường kính 1,5m, dày hơn 6cm xuất xứ từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Một bộ xa lông kiểu Pháp đời Louis 15 mặt bàn bằng đá cẩm thạch sắc xanh, chùm đèn bạch đằng TK XVIII, cặp đèn treo TK XIX… và cùng hàng chục món đồ cổ được làm từ gỗ quý, đồng nguyên khối và gốm sứ tráng men quý.

nhà cổ bình thủy – ngôi nhà có phong cách kiến trúc đẹp nhất xứ tây đô

BГЄn trong khГґng gian ngГґi nhГ

Ngoài ra ngôi nhà còn sự thể hiện nét mỹ thuật với những miếng gạch lót sàn có hoa văn nhập từ Pháp mang hình ảnh cổ điển đầy sang trọng. Bên cạnh đó là hệ thống đèn chiếu sáng được treo lơ lửng trên những vì kèo gỗ và những tấm la phong trên trần nhà theo hướng thẳng đứng. Điều này đã vô tình tạo nên một không gian vừa cổ kính, vừa hiện đại trong sự tiếp biến văn hòa của Á và Âu mà ông Dương Chấn Kỳ đã học hỏi được. Và đây cũng là lý do vì sao mà ngôi nhà dù đã trải qua 100 năm những vẫn ánh lên được vẻ cuốn hút độc đáo của lối kiến trúc giao hợp thú vị.

nhà cổ bình thủy – ngôi nhà có phong cách kiến trúc đẹp nhất xứ tây đô

Nhiều vật dụng trong nhà được làm từ gỗ quý và gốm sứ cổ

Bằng vẻ đẹp trong phong cách kiến trúc lẫn nghệ thuật đặc sắc, sau hơn 100 hình thành và tồn tại, ngôi nhà ngày này đã trở thành một nơi tìm đến tham quan thú vị ở Cần Thơ. Đặc biệt, là nơi để các đạo diễn trong và ngoài nước đến quay những cảnh phim nổi tiếng như: Người tình (đạo diễn người Pháp J. An), Chân trời ngày ấy, Con nhà nghèo, Nợ đời, Xương rồng Cần Thơ…

nhà cổ bình thủy – ngôi nhà có phong cách kiến trúc đẹp nhất xứ tây đô

Góc trưng bày hình ảnh phim Người Tình của đạo diễn người Pháp J An

Năm 2009, ngôi nhà đã được Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia

Di chuyển đến nhà cổ Bình Thủy như thế nào?

Tọa lạc tại đường Bùi Hữu nghĩa của phường Bình Thủy, quận Bình Thủy và cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 7km nên việc di chuyển đến nhà cổ Huỳnh Thủy Lê tương đối dễ dàng tại cung đường Nguyễn Trãi – Cách Mạng Tháng Tám – đường Bùi Hữu Nghĩa.

nhà cổ bình thủy – ngôi nhà có phong cách kiến trúc đẹp nhất xứ tây đô

Bản đồ di chuyển đến nhà cổ Bình Thủy

Bắt đầu tại trung tâm thành phố Cần Thơ (TTVH Tp Cần Thơ đường Lê Lợi, vòng xoay Lê Lợi), bạn đi thẳng qua Cầu Ninh Kiều (đường Ninh Kiều) đến cuối đường thì rẽ trái vào đường Nguyễn Trãi.

Tại đường Nguyễn Trãi bạn đi thẳng một mạch khoảng 6km tới vòng xoay Hùng Vương và tiếp tục đi thẳng đường Cách Mạng Tháng Tám đến cầu Bình Thủy (qua cầu Bình Thủy). Tiếp tục đi thẳng thêm 150m nữa thì đến ngã tư đường Bùi Hữu, bạn rẽ trái đường Bùi Hữu Nghĩa thì tới nhà cổ Bình Thủy.

Thông tin tham quan, giá vé nhà cổ Bình Thủy

  • Địa chỉ: 144 đường Bùi Hữu Nghĩa – phường Bình Thủy – quận Bình Thủy – thành phố Cần Thơ.
  • Thời gian: 7h30 – 18h00 hàng ngày.
  • Giá vé: 15,000 vnđ/ người

Đăng bởi: Khâm Thiên

YOLO! Khám phá các quận/huyện ở Cần Thơ

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก