An Giang Bình Thủy Cần Thơ

Về thăm làng cổ Bình Thủy ở An Giang

Đi theo quốc lộ 91 từ Long Xuyên đến địa phận huyện Châu Phú, nhìn từ qua sông Hậu, bạn sẽ thấy cù lao Năng Gù nay là xã Bình Thủy như một ngôi làng biệt lập, còn giữ nguyên nét mộc mạc thôn quê xưa.

Địa danh Năng Gù không biết ra đời từ khi nào. Nhưng cách đây hàng trăm năm đã có dân sinh sống. Sử cũ chép tên Năng Gù bắt nguồn từ “Long Cù” (cù hóa long) sau nói trại ra thành Năng Gù, nhưng theo giáo sư Huỳnh Ái Tông thì tên Năng Gù có nguồn gốc từ tiếng Khmer, giống như trường hợp Chắc Cà Đao và Mặc Cần Dưng. Chưa biết giả thiết nào chính xác hơn, tuy nhiên tên gọi Năng Gù đã ra đời từ rất sớm, và cũng là một trong những vùng đất được khai phá đầu tiên ở An Giang ngày nay (năm 1783) và lập nên thôn Bình Lâm, từ năm 1901 đổi thành Bình Thủy đến nay.

Nơi được nhiều người biết đến với ngôi đình làng hàng trăm tuổi, lễ hội Kỳ Yên quy mô lớn hàng đầu tỉnh, hội thi đua thuyền độc đáo. Dân làng cù lao Năng Gù có tiếng về hiếu học và đã lập nghiệp thành công trên nhiều lĩnh vực. Một số báo chí gọi Bình Thủy là “Làng thạc sĩ” hay “Đất học” bởi xã cù lao này là nơi xuất thân nhiều tiến sĩ và thạc sĩ…

Cù lao bốn bề sông nước mênh mông nên có không khí trong lành mát mẻ, người dân chân chất, thân thiện giúp du khách có cảm giác bình yên. Đến đây, bạn có thể trải nghiệm làm ruộng cùng nông dân Năng Gù, đến thăm những vườn táo, ổi, xoài… sum sê trái.

Đến cù lao Năng Gù, du khách đừng quên đến tham quan đình thần Bình Thủy – một di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo ở An Giang, được xây dựng năm 1783 và trùng tu nhiều lần sau đó.

xã bình thủy an giang, làng cổ bình thủy, làng bình thủy an giang, điểm tham quan an giang, cù lao năng gù, về thăm làng cổ bình thủy ở an giang

Đình thần Bình Thủy

Kiến trúc Đình theo hình chữ Tam với ba gian hai chái, nóc cổ lầu, mái chồng lên nhau theo kiểu “thượng lầu hạ hiên”. Nóc Đình lợp ngói âm dương qua thời gian nay đã rêu phong, trên nóc có chạm trổ lưỡng long tranh châu, linh thú và nhiều hoa văn được điểm xuyến công phu. Ngoại thất hài hòa kết hợp giữa phong cách truyền thống cung Đình triều Nguyễn và nét đặc trưng của kiến trúc đền miếu miền sông nước Tây Nam bộ. Khác hẳn với một số Đình trong khu vực, Đình Bình Thủy còn có thêm lối kiến trúc khoáng đãng, sang trọng của phương Tây, thể hiện qua mặt tiền, kiểu cửa vuông, cửa thông gió… rất trang nhã, thanh lịch.

Nếu du lịch An Giang vào dịp tháng 5 âm lịch, du khách có cơ hội tham dự lễ hội Kỳ Yên Đình Thần Bình Thủy (diễn ra ngày 9 và 10 tháng 5 âm lịch), xem hội thi đua thuyền truyền thống vô cùng hấp dẫn.

xã bình thủy an giang, làng cổ bình thủy, làng bình thủy an giang, điểm tham quan an giang, cù lao năng gù, về thăm làng cổ bình thủy ở an giang

Lễ hội Kỳ Yên Đình Thần Bình Thủy

Ngoài ra, ngày nay cù lao còn nổi tiếng là nơi có hàng chục ngôi nhà cổ tuổi đời trên dưới một thế kỷ. Hiện nay, ở xã Bình Thủy có khoảng 30 ngôi nhà cổ lớn nhỏ, được xây dựng trong khoảng từ những năm cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX. Các ngôi nhà cổ có hai loại là nhà gỗ và nhà tường, quy mô và giá trị nghệ thuật khác nhau.

xã bình thủy an giang, làng cổ bình thủy, làng bình thủy an giang, điểm tham quan an giang, cù lao năng gù, về thăm làng cổ bình thủy ở an giang

Ngôi nhà cổ trên xã Bình Thủy

Ngôi nhà xưa nhất cù lao là “Hồ phủ đường” (ấp Bình Quý) được xây cất từ năm 1890, hiện nay do bà Hồ Thị Như Hoa trông coi. Đây là ngôi nhà sàn gỗ, ba gian hai chái, mái lợp ngói âm dương. Vật liệu xây dựng nên ngôi nhà và các vật dụng trang trí trong nhà đều làm từ gỗ quý, điêu khắc tinh xảo, mang giá trị nghệ thuật cao. Gian chính được trang trí các hoành phi và liễn đối, các tủ thờ cẩn xà cừ lấp lánh, các vòm cửa cũng được chạm trổ đẹp mắt.

Những ngôi nhà tường có niên đại ra đời trễ hơn, tất cả đều có sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc Pháp và nét Á Đông, đặc biệt là phong cách cổ truyền Nam bộ. Ngôi nhà cổ của ông Trần Ngọc Lâm Quang và nhà của ông Phan Hòa Long (ấp Bình Quý) xây dựng vào những năm 1930, nhà của ông Trần Kim Chung (ấp Bình Thiện) xây dựng năm 1928, nhà ông Trần Phúc Hảo (ấp Bình Thiện) xây dựng năm 1931…

Đa số các ngôi nhà trên có kiến trúc gần giống nhau, ba gian hai chái, nóc bánh ít, cột tròn làm từ gỗ quý, tường xây gạch, mái lợp ngói âm dương, nhà thấp nhưng thoáng mát. Ngoại thất là sự tổng hòa những chi tiết nghệ thuật Đông Tây như cửa vòm, hoa lá, tranh tường… Nội thất được trang trí bằng các bao lam chạm khắc trang nhã, nhiều hoành phi và liễn đối. Trong những ngôi nhà nầy lưu giữ nhiều cổ vật như bộ trường kỷ, lư đồng, ly chén sành sứ, tủ thờ cẩn xà cừ… có giá trị cao.

Cách thờ phượng trong những ngôi nhà cổ ở cù lao Năng Gù chủ yếu theo nguyên tắc “thượng Phật hạ linh” (nhà họ Hồ) hoặc “tiền Phật hậu linh” (nhà họ Trần), ngoài ra thờ tổ tiên gồm cả hai bàn thờ bên trái và bên phải tượng trưng cho họ nội và họ ngoại.

Là một cù lao được khai phá sớm, một ngôi làng cổ với nhiều dấu xưa, dĩ nhiên có hàng chục kiến trúc cổ tồn tại trên dãy đất không rộng lớn này cũng là điều không quá ngạc nhiên. Vẻ đẹp của các ngôi nhà khiến ai lần đầu đến đây cũng không khỏi trầm trồ, điều đó càng làm tăng thêm vẻ đẹp của cù lao Năng Gù.

Đăng bởi: Phạm Nguyệt

YOLO! Khám phá các huyện ở An Giang

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก