Hàn Quốc

Những khám phá về tôn giáo ở Hàn Quốc

Không giống như một số nền văn hoá khác, chỉ có một tôn giáo thống lĩnh, văn hoá Hàn Quốc quy tụ nhiều yếu tố tôn giáo khác nhau và hình thành nên cách suy nghĩ và ứng xử của con người. Trong giai đoạn đầu của lịch sử phát triển Hàn Quốc, các chức năng tôn giáo và chính trị thường kết hợp với nhau, nhưng về sau giữa chúng đã có sự tách biệt rõ rệt.

Về mặt lịch sử, người Hàn Quốc sống dưới ảnh hưởng của đạo Shaman, đạo Phật, đạo Lão, đạo Khổng, và trong lịch sử hiện đại, lòng tin ở đạo Thiên Chúa đã xâm nhập vào sâu trong đất nước Hàn Quốc với những yếu tố quan trọng có thể làm thay đổi cảnh quan tinh thần của con người. Nhịp điệu công nghiệp hoá nhanh chóng diễn ra trong vài thập kỷ so với vài trăm năm ở châu Âu, đã gây ra những lo ngại và xa lạ lớn phá vỡ sự yên bình trong tâm hồn người Hàn Quốc, làm cho họ tìm kiếm sự bình an trong tôn giáo. Vì vậy, số tín đồ tôn giáo ngày càng đông, các cơ sở tôn giáo cũng trở thành các tổ chức xã hội có ảnh hưởng lớn.Tự do tôn giáo được Hiến pháp Hàn Quốc đảm bảo.
Theo thống kê từ Cục Thống kê và Đo lường Hàn Quốc, tính đến năm 2005 toàn xứ Kim Chi có 53% người dân theo đạo, và đến năm 2008 toàn Hàn Quốc có hơn 510 tổ chức tôn giáo khác nhau đang hoạt động.

hàn quốc, văn hóa hàn quốc, những khám phá về tôn giáo ở hàn quốc

Lịch sử tôn giáo Hàn Quốc

Thông qua các truyện thần thoại và truyền thuyết, có thể thấy rằng tín ngưỡng nguyên thủy của người Hàn coi ông Trời là vị thần tối cao, 2 nhân vật tồn tại trên tất cả mọi đối tượng thiên nhiên. Hwan In và Hwan Woong, mang tính thần thánh xuất hiện trong truyện thần thoại Dangun về quá trình dựng nước của dân tộc Hàn chính là đối tượng ông Trời mà người Hàn cổ đề cập tới. Sau đó, tín ngưỡng cầu phúc sử dụng thần chú, pháp thuật trở nên phổ biến. Từ sau thời đại Tam Quốc (Năm thứ 1 trước Công nguyên đến năm 668 sau Công nguyên), Phật giáo, Nho giáo… được truyền bá vào Hàn Quốc và dần dần chuyển thành hệ thống tín ngưỡng mang hình thái cứu độ, lấy tư tưởng cầu phúc làm nền tảng. Trải qua các thời kỳ Tam Quốc, Shilla thống nhất và Koryo, đến khoảng cuối thế kỷ XII, Phật giáo đã trở thành tôn giáo chính và Nho giáo phát triển thành hệ tư tưởng chính trị. Tuy nhiên, đến thời Chosun (1392-1910), Nho giáo bắt đầu hưng thịnh còn Phật giáo bị kìm hãm. Cuối thời Chosun, Cơ đốc giáo được truyền vào Hàn Quốc, các tín ngưỡng bản địa như đạo Cheondo, đạo Jeungsan… ra đời và tư tưởng tôn giáo lấy người dân làm trọng tâm ngày càng phát triển.
Hiện nay, Cơ đốc giáo và Phật giáo là các tôn giáo chủ yếu, các tôn giáo truyền thống như đạo Daejong, đạo Dangun, trở thành tôn giáo thiểu số trong khi đạo Shaman tiếp tục ăn sâu vào xã hội.

Sự phân bố cộng đồng tôn giáo Hàn Quốc

Do đặc trưng về vị trí địa lý và lịch sử nên đến ngày nay các di tích văn hóa và lịch sử Hàn Quốc mang dấu ấn nhiều nhất của Phật giáo và Nho giáo. Sự phân bố của cộng đồng tôn giáo ở Hàn Quốc tính đến năm 2005 như sau:
1 – Phật giáo đứng đầu, chiếm 43% tổng số người theo đạo ở Hàn Quốc với 10,7 triệu Phật tử.
2 – Đạo Tin Lành chiếm 34.5% với 8,6 triệu tín đồ.
3 – Thiên Chúa giáo chiếm 20.6% với 5,1 triệu tín đồ.
4 – Các tôn giáo khác chiếm 1.9% với 483.000 tín đồ.

Các dòng tôn giáo ở Hàn Quốc

Saman giáo là tôn giáo đầu tiên, Phật giáo là tôn giáo uyên thâm nhất, Khổng giáo là phổ biến nhất, và ra đời muộn nhất là dòng Kitô giáo, nhưng đây lại là dòng tôn giáo sôi nổi nhất.
Trong thời kỳ hiện đại cũng xuất hiện thêm nhiều tôn giáo khác. Tuy vậy, các tôn giáo này cùng chung sống hoà bình, chi phối lẫn nhau, trau dồi cho nhau, và cùng góp phần tạo nên đời sống tôn giáo phong phú ở Hàn Quốc.

hàn quốc, văn hóa hàn quốc, những khám phá về tôn giáo ở hàn quốc

Saman giáo – tôn giáo của tầng lớp bình dân
Đạo Shaman là tôn giáo nguyên thuỷ chưa có tính hệ thống nhưng lại thấm sâu vào đời sống hàng ngày của người dân Hàn Quốc qua các câu chuyện dân gian và phong tục tập quán. Vào Thời kỳ đồ đá mới ở Hàn Quốc, con người có lòng tin vào thuyết vật linh cho rằng mọi vật thể trên trái đất đều có linh hồn.
Đạo Shaman của Hàn Quốc bao gồm nghi lễ thờ cúng hàng ngàn những linh hồn mà người ta tin là đã hoà vào trong thế giới tự nhiên, như đá, cây cỏ, núi non, suối và bầu trời.

Phật giáo – tôn giáo khởi nguồn của những tư tưởng văn hóa

Đạo Phật là một tôn giáo có triết lý kỷ luật cao, nhấn mạnh vào sự cứu rỗi của bản thân mỗi người thông qua việc tái sinh trong vòng luân hồi bất tận của sự đầu thai.
Đạo Phật do một nhà sư tên là Sundo đến từ triều Tiền Tần Trung Quốc du nhập vào Hàn Quốc năm 372 sau CN – thời kỳ vương quốc Goguryeo. Năm 384, nhà sư Malananda đã đưa đạo Phật vào Baekje từ bang Đông Tấn Trung Quốc. Ở vương quốc Silla, nhà sư Ado từ vương quốc Goguryeo đã truyền bá đạo Phật vào khoảng giữa thế kỷ 15. Đạo Phật dường như được giai cấp thống trị của cả ba vương quốc ủng hộ vì nó là chỗ dựa tinh thần phù hợp với cơ cấu thống trị thời bấy giờ với Đức Phật là biểu tượng thờ cúng duy nhất giống như vua là người nắm quyền hành duy nhất.

hàn quốc, văn hóa hàn quốc, những khám phá về tôn giáo ở hàn quốc
Phật giáo – đại tôn giáo của Hàn Quốc
Khi Nhật Bản dùng bạo lực quân sự để lật đổ Joseon, đặt vào đó chế độ cai trị thực dân năm 1910, Yi Seong- gye đã cố gắng đồng hoá các trường phái đạo Phật ở Hàn Quốc với các trường phái đạo Phật ở Nhật Bản. Mặc dù vậy, ông đã không thành công, và thậm chí còn làm sống dậy niềm tin ở những người Hàn Quốc theo đạo Phật. Những thập kỷ trước có thể xem như thời kỳ phục hưng của đạo Phật và đã có những nỗ lực để thích ứng với sự thay đổi xã hội hiện đại. Đa số các nhà sư đều ở lại trong vùng núi để tu hành, đắm mình trong giáo luật tự giác và thiền, một số khác đi đến các thành phố để truyền đạo. Có rất nhiều nhà sư đi theo con đường nghiên cứu học thuật về tôn giáo ở các trường đại học trong và ngoài Hàn Quốc. Đạo Phật Hàn Quốc có xu hướng Seon (thiền định) đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều phật tử trong đó có nhiều người nước ngoài qua các bài giảng tại chùa Songwangsa ở tỉnh Jeollanam-do, các trung tâm Seon ở Seoul và nhiều tỉnh thành khác.
Với sự du nhập Phật giáo đã mang lại một sự chuyển biến lớn trong đời sống tôn giáo của người dân Hàn Quốc cũng như trong nhiều lĩnh vực khác của văn hóa. Tôn giáo này có ảnh hưởng lớn lên suốt chiều dài lịch sử và văn hóa của Hàn Quốc nên dễ hiểu khi số lượng Phật tử ở Hàn Quốc nhiều hơn rất nhiều so với số lượng tín đồ của các tôn giáo khác.
Những ngôi đền thờ Phật nổi tiếng, hầu hết nằm trên những vùng núi tuyệt đẹp, thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm viếng trong năm, và ngày Phật Đản – Quốc lễ – là ngày tổ chức lễ hội trên toàn thể đất nước Hàn Quốc.

Nho giáo

Do Khổng Tử sáng lập vào thế kỷ thứ 6 TCN, Nho giáo giống một hệ thống nguyên tắc hành xử đạo đức hơn là một tín ngưỡng tôn giáo. Đó là một hệ thống các phạm trù đạo đức – lòng nhân ái, đức quân tử, nghi lễ đúng mực và sự cai trị sáng suốt – được đặt ra để truyền dạy cách tề gia trị quốc. Tuy vậy, Nho giáo có thể được coi là một tôn giáo vô thần vì sau một thời gian dài, các tín đồ đã tôn Khổng Tử lên làm thánh và một mực tuân theo những nguyên tắc chỉ dạy trong hệ thống này.
Nho giáo, cùng những mẫu văn bản viết đầu tiên của người Trung Quốc, được truyền bá vào Hàn Quốc khoảng thời gian đầu Công Nguyên. Cả ba Vương quốc, Goguryeo, Baekje và Silla đều lưu lại ghi chép cho thấy ảnh hưởng từ sớm của Nho giáo. Ở Goguryeo, trường đại học công Daehak được thành lập năm 372 và một số trường dạy Nho giáo cũng mọc lên ở khắp nơi trong Vương quốc. Vương quốc Baekje cũng có những cơ sở như vậy, thậm chí từ sớm hơn.

hàn quốc, văn hóa hàn quốc, những khám phá về tôn giáo ở hàn quốc

Nho giáo
Vương quốc Silla Thống nhất cử các đoàn học giả tới Trung Quốc thời nhà Đường để tận mắt quan sát hoạt động của các cơ sở theo đạo Khổng, và mang về những tập ghi chép dày về các vấn đề này. Đối với Triều đại Goryeo ở thế kỷ thứ 10, đạo Phật là quốc giáo, còn Nho giáo đóng vai trò làm cơ sở triết lý và kết cấu cho nhà nước. Kỳ thi tuyển quan lại Gwageo, vốn được du nhập từ hệ thống tuyển quan lại của Trung Quốc vào cuối thế kỷ thứ 10, đã tích cực khuyến khích việc nghiên cứu học tập kinh điển Nho giáo, và do đó khắc sâu những giá trị trong Nho giáo vào tư tưởng của người Hàn Quốc.
Triều đại Joseon, bắt đầu từ năm 1392, chấp nhận Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống của mình và phát triển hệ thống giáo dục, nghi lễ và cách thức cai trị theo Nho giáo. Khi những thế lực phương Tây và Nhật Bản bắt đầu tiến hành xâm chiếm Hàn Quốc vào cuối thế kỷ thứ 19 để buộc Hàn Quốc phải mở cửa, những người theo Nho giáo tự tập hợp thành “nghĩa quân” chiến đấu chống lại quân xâm lược.
Nhiều nỗ lực cải cách Nho giáo đã diễn ra để làm sao cho nó cho phù hợp với điều kiện thay đổi của mỗi thời kỳ. Những nhà cải cách tiếp thu nền văn minh mới từ phương Tây và cố gắng thiết lập một chính quyền kiểu mới, độc lập. Đồng thời, dưới ách cai trị của Nhật Bản, các nhà cải cách này cũng tham gia nhiều phong trào đấu tranh đòi độc lập, chống lại chính quyền Nhật. Ngày nay, tập tục thờ cúng tổ tiên của đạo Khổng vẫn rất phổ biến và lòng hiếu thảo vẫn luôn là một đức tính được đề cao trong xã hội Hàn Quốc.

Đạo Thiên Chúa

Làn sóng các hoạt động truyền giáo của đạo Thiên Chúa vào Hàn Quốc từ thế kỷ 17, khi chư hầu đi cống nạp Trung Quốc hàng năm đem về các bản chép lại tài liệu truyền giáo của Matteo Ricci viết bằng chữ Hán. Cùng với các đạo lý của Thiên Chúa giáo, các tài liệu này còn đề cập đến những phương diện tri thức của phương tây như lịch tính theo mặt trời (dương lịch) và nhiều vấn đề khác mà các học giả nghiên cứu của Silhak – trường phái học thuật thực hành – triều đại Joseon quan tâm.

hàn quốc, văn hóa hàn quốc, những khám phá về tôn giáo ở hàn quốc

Trong và sau thời kỳ chiến tranh Triều Tiên (1950- 1953), số lượng các tổ chức cứu trợ và các phái đoàn truyền giáo đạo Thiên Chúa đã tăng lên. Năm 1984, Nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã ở Hàn Quốc đã tổ chức lễ kỉ niệm 200 ngày thành lập bằng chuyến thăm Seoul của giáo hoàng John Paul II và lễ phong thánh cho 93 tín đồ tử vì đạo người Hàn Quốc và 10 tín đồ người Pháp. Đây là lần đầu tiên lễ phong thánh được cử hành ở bên ngoài toà thánh Vatican. Với sự kiện này Hàn Quốc đã trở thành nước có nhiều thánh Thiên Chúa thứ tư trên thế giới, mặc dù sự phát triển đạo Thiên chúa về chất vẫn còn chậm.

Đạo Tin lành – luồng gió mới từ phương Tây hiện đại

Năm 1884, Horace N. Allen, một bác sĩ người Mỹ và một người truyền giáo giáo hội trưởng lão đến Hàn Quốc. Hai người Mỹ là Horace G. Underwood thuộc cùng giáo phái trên và một người truyền đạo của Hội Giám lý thuộc nhà thờ Tân Giáo Henry G.Appenzeller cũng đến Hàn Quốc một năm sau đó. Sau họ còn có nhiều nhà truyền giáo thuộc các giáo phái của đạo Tin Lành đến Hàn Quốc. Các nhà truyền giáo đã đóng góp cho xã hội Hàn Quốc qua việc cung cấp các dịch vụ y tế và giáo dục nhằm truyền bá các triết lý của giáo phái. Những tín đồ đạo Tin Lành Hàn Quốc như giáo sư Seo ạae- pil, Yi Sang-jae và Yun Chi-ho đều là những nhà lãnh đạo độc lập nguyện cống hiến cho sự nghiệp chính trị.

hàn quốc, văn hóa hàn quốc, những khám phá về tôn giáo ở hàn quốc

Sự lớn mạnh chưa từng có của các nhà thờ đạo Tin lành ở Hàn Quốc đã dẫn đến những hội nghị nghiên cứu kinh Thánh trên quy mô lớn năm 1905. Bốn năm sau, phong trào “Triệu linh hồn vì Chúa” bắt đầu và đã khuyến khích một sự chuyển đổi ồ ạt tín ngưỡng mới sang đạo Tin Lành. Đạo Tin Lành được mọi người chào đón nồng hậu không chỉ như một tín ngưỡng mà còn vì ý nghĩa chính trị, xã hội, giáo dục và văn hoá của nó.

Phật giáo hiện đại (Wonbulgyo)

Phật giáo hiện đại Wonbulgyo được thành lập để dẫn dắt chúng sinh đang chìm đắm trong bể khổ đến được cõi phúc lạc vô lượng. Đây là một tín ngưỡng dựa chủ yếu vào việc tu tập đạo đức, lòng dũng cảm và đi tìm chân lý. Cái tên Wonbulgyo, là tên ghép từ những chữ thể hiện chân lý, giác ngộ, và chỉ dạy: “Won” tức là vòng tròn đồng nhất, tượng trưng cho chân lý tối thượng. “Bul” nghĩa là giác ngộ, và “gyo” nghĩa là truyền dạy chân lý. Vì thế, đạo Phật hiện đại Wonbulgyo là một tôn giáo chú trọng sự giác ngộ bằng chân lý, và áp dụng tri kiến ấy vào cuộc sống hàng ngày.

Thiên Đường giáo (Cheondogyo)

Khởi đầu, Cheongdogyo là một phong trào xã hội và công nghệ nhằm chống lại sự cạnh tranh tràn lan và xâm lấn của các trào lưu nước ngoài vào những năm 1860. Lúc đó gọi là Donghak (Đông học) để đối lập với “Tây học”.

hàn quốc, văn hóa hàn quốc, những khám phá về tôn giáo ở hàn quốc

Nguyên tắc của Cheongdogyo là Innaecheon có nghĩa con người được đồng nhất với “Haneullim”, đức Chúa của Cheongdogyo, nhưng con người không hoàn toàn giống Chúa. Mỗi người trong tâm tưởng minh đều mang “Haneullim” – đức Chúa của Cheongdogyo – và điều này là nguồn gốc của phẩm giá của mỗi con người, còn sự tu luyện về tinh thần làm cho con người đồng nhất với những điều thần thánh.

Tín ngưỡng nhân gian (Daejongism)

Đây là biến thể của đạo Shaman (một loại hình tín ngưỡng dân gian) sinh ra trong những năm đầu của thế kỳ 20, chủ thờ Dangun – vị thần lập quốc theo truyền thuyết dân gian.Ngưỡng lên đồng của người Hàn Quốc

Hồi giáo

Những người Hàn Quốc đầu tiên gia nhập Hồi giáo là những người đi sang Đông Bắc Trung Quốc đầu thế kỷ 20, khi Hàn Quốc còn ở dưới ách cai trị của thực dân Nhật.

hàn quốc, văn hóa hàn quốc, những khám phá về tôn giáo ở hàn quốc

Một số rất ít người cải đạo đã quay lại Hàn Quốc sau Đại chiến thế giới II nhưng họ không có chỗ để tiếp tục theo đuổi tín ngưỡng của mình cho đến khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cùng lực lượng hoà bình Liên Hiệp Quốc tiến vào Hàn Quốc chấm dứt thời kỳ chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) và để họ gia nhập lực lượng này.
Lễ khánh thành đạo Hồi được tổ chức vào tháng 9 năm 1955 sau khi bầu Imam (lãnh tụ Hồi giáo) đầu tiên người Hàn. Hội Hồi giáo Hàn Quốc được mở rộng và được tổ chức lại thành Liên đoàn Hồi giáo Hàn Quốc năm 1967; nhà thờ Hồi giáo trung tâm đặt ở Seoul năm 1976.

Đăng bởi: Yên Vĩnh

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก