Khám Phá Trải Nghiệm

[Photo Story] – Bức ảnh bất tử về “vụ tự tử đẹp nhất”

Bức ảnh được coi là hoàn hảo về bố cục và tạo ra sự ám ảnh về một cái chết đẹp.

Khi một bức ảnh đen trắng chụp một người phụ nữ tự tử vào tháng 5/1947 ở New York trở nên bất tử, thậm chí được đặt tên là bức ảnh về “vụ tự tử đẹp nhất” (the most beautiful suicide), nó không còn là một bức ảnh bình thường.

Bức ảnh mô tả cái chết của một phụ nữ 23 tuổi tên Evelyn McHale, sau khi để lại một bức thư tuyệt mệnh, đã nhảy từ tầng cao nhất của tòa nhà Empire State ở New York và rơi trúng trần của một chiếc xe đậu 86 tầng lầu phía dưới.

Nó được một sinh viên ảnh có tên Robert Wiles chụp chỉ 4 phút sau khi cô nằm trên mui xe.

Cô là ai, tại sao cô chết?

Người ta chỉ biết rằng cô sinh ra ở Berkeley, California, là con thứ 6 (trong số 7 người con) của một cặp vợ chồng sau đó li hôn, rằng cô đã đốt quân phục của mình sau khi kết thúc thời gian trong quân ngũ ở bang Missouri, rằng sau đó cô chuyển đến New York làm thủ thư, rồi gặp, yêu và đính hôn với Barry Rhodes, một cựu quân nhân khác. Họ dự định cưới nhau vào tháng 6/1947.

Ngày 30/4/1947, cô đến thăm chồng chưa cưới và ăn mừng sinh nhật lần thứ 24 của anh, rồi đi tàu trở về New York vào sáng 1/5/1947.

Sau này, Barry nói với các phóng viên rằng, “khi tôi hôn chia tay cô ấy, Evelyn rất vui vẻ và cư xử như bất cứ cô gái nào sắp lập gia đình”.

Không ai biết được điều gì đã xảy ra trong đầu Evelyn trên chuyến tàu gần 100 km trở lại New York, nhưng sau khi đến ga Penn vào tầm 9 giờ, cô đến khách sạn Governor Clinton và viết vài dòng tuyệt mệnh.

Sau đó, vào lúc 10.30, cô đến toà nhà Empire State, mua một chiếc vé lên tầng 86, nơi dành cho khách tham quan quan sát cả thành phố.

Vào lúc 10.40 sáng, viên cảnh sát John Morrissey, đang điều tiết giao thông ở phố 34 và phố 5, để ý thấy một chiếc khăn trắng bay lơ lửng ở những tầng trên của toà nhà Empire State.

Ngay sau đó, ông nghe thấy một tiếng động rất lớn và rồi một đám đông nhanh chóng bu lấy một chiếc xe trên phố 34. Evelyn đã nhảy trúng mui của một chiếc xe hơi thuộc Liên hợp quốc đỗ ở đó.

nhiếp ảnh, photo story, [photo story] – bức ảnh bất tử về “vụ tự tử đẹp nhất”

Bức ảnh về “vụ tự tử đẹp nhất” (the most beautiful suicide).

Đúng lúc ấy, Robert Wiles đi qua và chụp được tấm ảnh nổi tiếng này, đăng trên tạp chí LIFE, nổi đến mức vào năm 1962, nghệ sĩ Andy Warhol đã lấy ý tưởng từ bức ảnh này cho tác phẩm “Suicide: Fallen Body” của ông.

Một điều tra viên đã tìm thấy chiếc áo khoác cô để lại cách nơi cô nhảy không xa, trong đó có những dòng tuyệt mệnh. Cô viết:

“Tôi không muốn ai trong hoặc ngoài gia đình thấy bất cứ phần nào của cơ thể tôi. Các người sẽ huỷ diệt cơ thể tôi bằng hoả thiêu? Tôi xin các người và gia đình tôi không làm bất cứ lễ tưởng niệm nào cho tôi. Chồng chưa cưới muốn cưới tôi vào tháng Sáu. Tôi không nghĩ mình sẽ là một người vợ tốt với bất cứ ai. Anh ấy sẽ sống tốt hơn nếu không có tôi. Nói với cha tôi rằng, tôi cũng có những khuynh hướng giống mẹ”.

“Khuynh hướng” ở bức thư tuyệt mệnh của cô phải chăng nhắc đến việc mẹ cô được cho là tâm thần?. Xác cô sau đó được hoả thiêu. Cô không có mộ và Barry Rhodes sau đó không bao giờ lập gia đình.

nhiếp ảnh, photo story, [photo story] – bức ảnh bất tử về “vụ tự tử đẹp nhất”

Một góc khác của hiện trường, New York, Mỹ, 1/5/1947.

Dù thế nào đi chăng nữa, bức ảnh này được coi là hoàn hảo về bố cục và tạo ra sự ám ảnh về một cái chết đẹp. Trong tấm ảnh ấy, Evelyn xinh đẹp dường như đang ngủ hơn là nằm chết giữa những miếng kính vỡ vụn và kim loại oằn xuống vì trọng lực từ độ cao quá lớn.

Trong tư thế của người ra đi vĩnh viễn không bao giờ trở lại ấy là một cô gái trẻ vừa từ bỏ thế giới, hoặc đúng hơn, từ bỏ cuộc sống hỗn loạn của chính cô, để đến với một thế giới khác, thanh thản và yên bình hơn.

Nhà văn, thi sĩ người Ireland Oscar Wilde từng viết:

“Cái chết hẳn phải rất đẹp đẽ. Nằm trong đất nâu mềm, cỏ đung đưa trên đầu, lắng nghe sự yên lặng. Không có quá khứ và không có tương lai. Quên đi thời gian, tha thứ cuộc sống, hoàn toàn bình yên”…

    Đăng bởi: Dũng Huỳnh

    ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก