Phượng Hoàng Cổ Trấn

Phượng Hoàng cổ trấn tiếng Trung và những câu chuyện chưa kể

khám phá, trải nghiệm, phượng hoàng cổ trấn tiếng trung và những câu chuyện chưa kể

Phượng Hoàng cổ trấn được xem là địa điểm mà du khách không thể bỏ lỡ khi đến Trung Quốc. Cái hồn của Phượng Hoàng cổ trấn là nét đẹp trầm mặc, cổ kính cùng những câu chuyện lịch sử được lưu giữ. Để hiểu rõ hơn về trấn cổ cùng cái tên Phượng Hoàng cổ trấn tiếng Trung là gì, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Phượng Hoàng cổ trấn nằm ở tỉnh nào của Trung Quốc?

Phượng Hoàng cổ trấn là một trấn nhỏ nằm ở phía Tây của tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Đây là một trong những cổ trấn trứ danh của Trung Hoa, có bề dày lịch sử lên đến 1300 năm. Chính vì vậy những giá trị về văn hóa nơi đây luôn được người dân bảo tồn với niềm tự hào dân tộc.

khám phá, trải nghiệm, phượng hoàng cổ trấn tiếng trung và những câu chuyện chưa kể

Phượng Hoàng cổ trấn bên bờ Đà giang, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc (Ảnh: sưu tầm)

Phượng Hoàng cổ trấn thu hút đông đảo người tham gia, bởi phong cảnh non nước hữu tình cùng kiến trúc đơn sơ và trầm mặc của những ngôi nhà gỗ, đường lát đá hàng trăm năm tuổi nằm bên cạnh dòng sông Đà Giang.

2. Phượng Hoàng cố trấn tiếng Trung là gì?

Những du khách muốn tìm hiểu về Phượng Hoàng cổ trấn hẳn sẽ thắc mắc cái tên Phượng Hoàng cổ trấn tiếng Trung là gì. Theo phiên âm Trung Quốc, Phượng Hoàng cổ trấn (Fenghuang guzhen – 凤凰古鎮) hay Phượng Hoàng cổ thành (Fenghuang gucheng – 凤凰古城), gọi ngắn gọn là Fenghuang – có nghĩa là Phượng Hoàng.

khám phá, trải nghiệm, phượng hoàng cổ trấn tiếng trung và những câu chuyện chưa kể

Vẻ đẹp của Phượng Hoàng cổ trấn làm say đắm du khách (Ảnh: sưu tầm)

Để lý giải cho tên gọi này, truyền thuyết Trung Hoa kể rằng, thời xưa có một đôi chim phượng hoàng bay đi bay lại, mãi không rời đi ở khu vực của thành cổ của Phượng Hoàng bây giờ. Đôi chim ấy đã chứng kiến vùng đất này bị cháy vì thương xót nên chúng đã xả thân lao vào để cứu sống mảnh đất. Người dân Trung Hoa quan niệm phượng hoàng là một loài chim thần thoại tượng trưng cho may mắn và sự trường thọ, loài chim bừng cháy trong ngọn lửa rồi lại từ đó mà tái sinh. Vì thế nên người dân đã gọi mảnh đất này với cái tên Phượng Hoàng cổ trấn.

3. Lịch sử hình thành Phượng Hoàng cổ trấn?

Theo lịch sử ghi chép, Phượng Hoàng cổ trấn được xây dựng dưới thời nhà Đường vào năm 686. Đến giai đoạn 1368 – 1644 (thời Minh – Thanh) nơi đây chính thức trở thành trung tâm văn hóa, chính trị, quân sự của cả vùng. Vào thời đại nhà Minh (1573 – 1620) đã cho xây bức tường thành vững chắc ở phía Nam, cho đến bây giờ nó vẫn tồn tại với tuổi thọ lên đến hơn 400 năm.

khám phá, trải nghiệm, phượng hoàng cổ trấn tiếng trung và những câu chuyện chưa kể

Phượng Hoàng cổ trấn với lịch sử hình thành lâu đời (Ảnh: sưu tầm)

Những kiến trúc tiêu biểu của Phượng Hoàng cổ trấn lại do người Hán và người Miêu xây dựng và hoàn thiện vào thời nhà Thanh (1644-1911): Những hàng mái ngói âm dương chập chùng, uốn khúc, tưởng chừng như vô tận, bao phủ những căn nhà gỗ chênh vênh trên hàng cọc cao từ 5m – 7m, men theo dòng Đà Giang trong xanh.

khám phá, trải nghiệm, phượng hoàng cổ trấn tiếng trung và những câu chuyện chưa kể

Kiến trúc nhà ở độc đáo tại Phượng Hoàng cổ trấn (Ảnh: sưu tầm)

4. Người dân ở Phượng Hoàng cổ trấn

Phượng Hoàng cổ trấn là sự pha trộn về cơ cấu dân cư với nhiều dân tộc sinh sống như Miêu, Hán, Hồi, Thổ Gia,… trong đó chiếm phần nhiều hơn cả là người Miêu. Mọi dân tộc sinh sống tại đây vẫn luôn có ý thức phát huy và duy trì những nét đẹp văn hóa, lối sống theo phong cách truyền thống cổ xưa.

Người dân tại đây chủ yếu tự sản xuất những đồ truyền thống và bán tại chỗ cho du khách. Chính vì vậy nên từ đồ ăn cho đến đồ lưu niệm đều mang nét rất riêng của Phượng Hoàng cổ trấn, chẳng thể lẫn vào đâu được.

khám phá, trải nghiệm, phượng hoàng cổ trấn tiếng trung và những câu chuyện chưa kể

Những sản phẩm thủ công mang nét rất riêng của Phượng Hoàng cổ trấn (Ảnh: sưu tầm)

Những người Thổ Gia còn tự làm đèn hoa bằng giấy với nhụy là một cây nến nhỏ, để du khách có thể thả xuống dòng Đà Giang. Họ tin rằng đó là một cách để có thể gửi gắm ước mơ và biến nó thành sự thật. Những ánh đèn sáng lung linh trên mặt sông chầm chậm trôi theo nước tạo nên khung cảnh đẹp như tranh vẽ, nhất là vào thời điểm ban đêm.

khám phá, trải nghiệm, phượng hoàng cổ trấn tiếng trung và những câu chuyện chưa kể

Những ánh đèn sáng lung linh trên mặt sông (Ảnh: sưu tầm)

Ở Phượng Hoàng, cứ vào 5 giờ sáng, những người dân ở cổ trấn thường mang quần áo ra giặt giũ ở dọc hai bên dòng sông Đà. Mặc dù hầu hết nhà nào cũng có máy giặt và máy sấy nhưng người dân nơi đây vẫn thường xuyên giặt quần áo bằng cách dùng chày đập. Những tiếng đập ấy vẫn thường vang lên giữa không gian tĩnh mịch vào những buổi sáng còn mờ hơi sương tạo nên khung cảnh vừa yên bình, vừa nhộn nhịp.

khám phá, trải nghiệm, phượng hoàng cổ trấn tiếng trung và những câu chuyện chưa kể

Cuộc sống sinh hoạt của người dân vào sáng sớm (Ảnh: sưu tầm)

Không chỉ vậy, người dân còn thường rửa rau, rửa hoa quả bằng nước sông trước khi đem bán ngoài chợ. Có lẽ với cổ trấn từ những điều đơn giản nhất như thế đều gắn liền với Đà Giang.

5. Phượng Hoàng cổ trấn có đẹp không?

Nếu ai đó có hỏi “Phượng Hoàng cổ trấn có đẹp không?” thì có lẽ có vô số địa điểm đẹp tuyệt vời chúng ta có thể kể đến để để trả lời cho câu hỏi này

Bắc Môn cổ thành

Lầu Bắc Môn có tên thật là Bích Huy Môn nhưng vì có vị trí ở phía Bắc của Phượng Hoàng cổ trấn nên nơi đây thường được gọi là Lầu Bắc Môn. Cổng thành này được xây dựng vào thời nhà Minh và đã có lịch sử khoảng 600 năm. Đứng trên cổ thành, du khách có thể nhìn thấy toàn bộ phong cảnh cổ trấn ở phía dưới.

khám phá, trải nghiệm, phượng hoàng cổ trấn tiếng trung và những câu chuyện chưa kể

Bắc Môn cổ thành (Ảnh: sưu tầm)

Cổ thành nằm bên dòng Đà Giang như một chứng nhân lịch sử chứng kiến những bước chuyển mình lặng lẽ của cổ trấn. Thông tin dành cho những ai yêu thích điện ảnh Hoa Ngữ thì nơi đây chính là địa điểm quay hơn 10 bộ phim điện ảnh và phim truyền hình của Trung Quốc.

Thiên Môn Sơn

Ngọn núi này từ lâu đã trở nên nổi tiếng với hệ thống cáp treo được mệnh danh là tuyến “cáp treo dài nhất thế giới” và những cung đường ngoằn ngoèo cua gấp vô cùng hiểm trở. Tuy quãng đường chỉ đến 11 km nhưng độ chênh lệch chiều cao giữa điểm đầu và điểm cuối của Thiên Môn Sơn lên tới 1.100 m.

khám phá, trải nghiệm, phượng hoàng cổ trấn tiếng trung và những câu chuyện chưa kể

Thiên Môn Sơn với vẻ đẹp hùng vĩ (Ảnh: sưu tầm)

Những cây cầu nổi tiếng

Bạn đã nghe câu : “Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn là chuyến du hành tới những cây cầu độc đáo” chưa? Quả đúng như vậy, tại Phượng Hoàng cổ trấn có vô số những cây cầu độc đáo khiến du khách không thể không dừng chân.

Cầu Hồng Kiều

Cây cầu được xây dựng 2 tầng, tầng 1 nối nối hai bờ lại với nhau, tầng 2 là nơi để ngắm cảnh. Dù nhìn ở bất kỳ góc cạnh nào thì du khách cũng đều cảm nhận được sự to lớn, vĩ đại của cầu Hồng Kiều.

khám phá, trải nghiệm, phượng hoàng cổ trấn tiếng trung và những câu chuyện chưa kể

Cầu Hồng Kiều với thiết kế 2 tầng (Ảnh: sưu tầm)

Cây cầu được xây dựng từ năm 1615, tọa lạc ngay tại trung tâm của cổ trấn. Sau hơn 400 năm, cầu Hồng Kiều vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, nhất là phần cột của cầu. Đứng trên lầu 2 để quan sát du khách sẽ thu được vào tầm mắt toàn bộ khung cảnh Phượng Hoàng cổ trấn Hồ Nam Trung Quốc xinh đẹp.

Cầu Đá Nhảy

Cây cầu đặc biệt này được tạo nên nhờ các ụ đá xếp cách nhau, là địa điểm được xuất hiện nhiều nhất trong các bức hình của du khách. Ra đời từ năm Khang Hy thứ 43 (1704), vượt qua bao trận lũ cuốn, thăng trầm lịch sử và binh biến loạn lạc, đến nay cây cầu vẫn trường tồn đẹp đẽ như một phần không thể thiếu trong bức tranh lịch sử mang dấu ấn Phượng Hoàng cổ trấn.

khám phá, trải nghiệm, phượng hoàng cổ trấn tiếng trung và những câu chuyện chưa kể

Cầu Đá Nhảy (Ảnh: sưu tầm)

Cầu Gỗ

Nếu cầu đá mang nét kiến trúc độc đáo, cầu Hồng Kiều mang vẻ đẹp hoài cổ thì cầu gỗ lại khoác trên mình sự giản dị, mộc mạc. Tuy nhiên, nét đẹp mộc mạc ấy cũng đủ làm say đắm biết bao du khách ghé thăm. Nếu đến đây vào mùa thu, đứng từ trên cây cầu gỗ, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một cảnh sắc thơ mộng và lãng mạn.

khám phá, trải nghiệm, phượng hoàng cổ trấn tiếng trung và những câu chuyện chưa kể

Vẻ mộc mạc, giản dị của cầu Gỗ (Ảnh: sưu tầm)

Tuyết – Vũ – Vụ – Phong

Tuyết Kiều – Vũ Kiều – Vụ Kiều – Phong Kiều, tượng trưng cho 4 yếu tố tự nhiên: tuyết – mưa – sương – gió. Đây vốn là 4 cây cầu do họa sỹ đương đại Hoàng Vĩnh Ngọc xây nên bằng vốn riêng của bản thân dành tặng cho quê hương. Với ông, Phượng Hoàng cổ trấn là nơi lưu giữ những kí ức tuổi thơ và là niềm cảm hứng bất tận trên con đường nghệ thuật của ông. Đáng tiếc hiện nay chỉ còn 3 do Vũ Kiều đã bị nước cuốn trôi.

khám phá, trải nghiệm, phượng hoàng cổ trấn tiếng trung và những câu chuyện chưa kể

Tuyết kiều (Ảnh: sưu tầm)

khám phá, trải nghiệm, phượng hoàng cổ trấn tiếng trung và những câu chuyện chưa kể

Phong kiều (Ảnh: sưu tầm)

khám phá, trải nghiệm, phượng hoàng cổ trấn tiếng trung và những câu chuyện chưa kể

Vụ kiều (Ảnh: sưu tầm)

Những khu phố cổ ở Phượng Hoàng cổ trấn

Dạo quanh các khu phố cổ ở Phượng Hoàng cổ trấn, du khách sẽ ngỡ ngàng như được trở về quá khứ, được hóa thân vào những bộ phim cổ trang bên những ngôi nhà cổ bằng gỗ, khắp các ngõ ngách treo đèn lồng đỏ, đường lát đá trắng tạo nên vẻ si mê, quyến luyến.

khám phá, trải nghiệm, phượng hoàng cổ trấn tiếng trung và những câu chuyện chưa kể

Dạo quanh các khu phố cổ ở Phượng Hoàng cổ trấn (Ảnh: sưu tầm)

Đăng bởi: Thuận Nguyễn

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก