Phượng Hoàng Cổ Trấn

Tìm hiểu chi tiết về chi phí đi Phượng Hoàng Cổ Trấn

khám phá, trải nghiệm, tìm hiểu chi tiết về chi phí đi phượng hoàng cổ trấn

Phượng Hoàng cổ trấn là cái tên chưa bao giờ hết hot với vẻ đẹp cổ kính, bề dày lịch sử 1300 năm nằm giữa lòng thế giới hiện đại. Cùng chúng mình dự trù chi phí đi Phượng Hoàng cổ trấn để lên kế hoạch đến thăm chốn bồng lai tiên cảnh này.

Phượng Hoàng Cổ Trấn thu hút khách du lịch bởi nét trầm mặc, đơn sơ, cổ kính của những ngôi nhà gỗ cổ, những ngõ nhỏ đường lát đá, nằm lặng lẽ bên dòng Đà Giang xanh trong êm ả. Cuộc sống nơi núi rừng sông nước này yên bình tới nỗi khiến những du khách từ như lạc vào cảnh phim cổ trang, quyến luyến chẳng muốn rời. Với bài viết này chúng mình sẽ cùng bạn đi khám phá chi phí cần thiết cho chuyến du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn nhé.

1. Chi phí visa

khám phá, trải nghiệm, tìm hiểu chi tiết về chi phí đi phượng hoàng cổ trấn

Nên xin visa sớm để có mức giá hợp lý nhất (Ảnh: sưu tầm)

Phượng Hoàng Cổ Trấn thuộc Trung Quốc, vì thế, khi đến đây dĩ nhiên bạn phải cần có visa Trung Quốc rồi. Các thủ tục xin visa Trung Quốc khá đơn giản, bạn có thể tham khảo. Bạn cần xin visa trước ngày đi càng sớm càng tốt (ít nhất 1 tháng trước ngày đi) để tránh trường hợp visa gặp vấn đề cần bổ sung thông tin. Bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ xin visa Trung Quốc từ chúng mình nhé.

Mức phí lãnh sự cho visa du lịch Trung Quốc là 60 – 70 USD (khoảng 413 NDT – 482 NDT), thời hạn tối đa lưu trú là 15 ngày. Bạn có thể làm thủ tục xin visa du lịch tại Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội hoặc lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh. Hoặc bạn có thể nhờ đến các dịch vụ xin visa

2. Chi phí di chuyển

Nếu đi bằng máy bay, có các hãng bay cho bạn lựa chọn đó là China Southern Airlines, Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines. Giá vé 1 chiều chưa bao gồm thuế khoảng 170 ~ 200 USD (khoảng 1170 NDT). Máy bay sẽ đáp xuống sân bay Trương Gia Giới. Khi đến được Trương Gia Giới có lẽ trời đã sụp tối, bạn nên ở lại qua đêm và đi Phượng Hoàng Cổ Trấn vào hôm sau bằng xe buýt với giá vé 80 NDT/người (khoảng 270.000đ). Chuyến đi sẽ kéo dài khoảng 3 tiếng rưỡi.

khám phá, trải nghiệm, tìm hiểu chi tiết về chi phí đi phượng hoàng cổ trấn

Quãng đường đến Phượng Hoàng Cổ Trấn tương đối vòng vèo nên tốn nhiều chi phí (Ảnh: sưu tầm)

Những bạn ở khu vực phía Bắc Việt Nam có thể tham khảo cách di chuyển này. Tuy nhiên hành trình này kéo dài gần 1 ngày và cần phải chuyển tàu, đi trung chuyển khá nhiều lần.

Giá vé tàu hỏa đi từ Nam Ninh đến Cát Thủ dao động từ khoảng 215 NDT đến 315 NDT/người (tầm 710.000đ đến 1.030.000đ) tùy theo loại giường. Có hai loại giường cho bạn lựa chọn là giường cứng và giường mềm cho chuyến bóc trần sự thật Phượng Hoàng Cổ Trấn có đẹp lung linh không nhé.

3. Chi phí lưu trú

khám phá, trải nghiệm, tìm hiểu chi tiết về chi phí đi phượng hoàng cổ trấn

(Ảnh: sưu tầm)

– Hemu House: Nằm ở thị trấn cổ Phượng Hoàng, chỉ cách ga xe lửa mười phút đi xe, cách sông Đà Giang và cầu Hồng Kiều chỉ trong vòng 5 phút đi bộ, ngoài ra khách sạn rất gần các tiện ích như siêu thị và nhà hàng địa phương. Ở Hemu House có khoảng 30 loại phòng với mức giá khác nhau, một khu vực chung để bạn thư giãn với trà và cà phê miễn phí. Giá phòng từ 29$ mỗi đêm

– Yinji Inn: Yinji Inn tọa lạc tại vị trí thuận tiện và yên tĩnh với tầm nhìn tuyệt đẹp ra Phượng Hoàng Cổ Trấn ở Tương Tây, cách đó chỉ 3 phút đi bộ. Quý khách lái xe 10 phút là đến Trạm xe buýt Phượng Hoàng. Giá từ 35$ mỗi đêm.

khám phá, trải nghiệm, tìm hiểu chi tiết về chi phí đi phượng hoàng cổ trấn

(Ảnh: sưu tầm)

– Wang Jiang Reclusive Boutique Hotel: Wang Jiang nằm ở lối vào cổng núi Nam Hoa, nơi đây là giao điểm của thành phổ cổ Phượng Hoàng và khu vực thành phố mới, gần giữa thượng lưu sông Đà Giang. Wang Jiang có phong cách thiết kế cổ, cấu trúc phòng đơn giản nhưng rộng rãi. Ở bên ngoài có khu vườn, sân hiên, để được xe ô tô, và có cả ngựa để bạn cưỡi đi để tham quan cảnh núi non. Giá phòng dao động từ 53$ mỗi đêm.

4. Chi phí ăn uống

Các món ăn tại Phượng Hoàng Cổ Trấn tương đối phải chăng, không quá đắt cũng không quá rẻ. Do đó, chi phí ăn uống khi bạn du lịch tại đây cũng chỉ dao động khoảng 200 NDT đến khoảng 300 NDT mà thôi. Một số món ăn bạn nhất định phải thử khi đến Phượng Hoàng Cổ Trấn như:

khám phá, trải nghiệm, tìm hiểu chi tiết về chi phí đi phượng hoàng cổ trấn

Mì là món ăn đặc trưng tại Phượng Hoàng Cổ Trấn (Ảnh: sưu tầm)

– Mì Phượng Hoàng: Mì Phượng Hoàng có hai loại, một loại sợi tròn như bún thì hơi dai, sợi dẹt như phở thì mềm và mịn. Ngoài món mì bò cổ điển nhất còn có mì nội tạng bò, mì súp và mì ngan. Trước khi ăn có thể cho thêm củ cải chua, nụ bạch hoa hoặc ớt cắt nhỏ tùy khẩu vị. Nếu bạn ăn được ớt thì nên cho thêm ít ớt chua bản địa, hương vị sẽ thơm ngon hơn. Giá chung khoảng 10-20 NDT/bát.

– Kẹo gừng: Dạo quanh Phượng Hoàng cổ trấn trong tiết trời se lạnh, bạn sẽ muốn ăn một chút đồ ngòn ngọt, âm ấm đấy! Vậy thì hãy thử một viên kẹo gừng. Nó không chỉ giúp làm ấm bụng, ngăn ngừa cảm lạnh mà còn thích hợp làm một món quà đem về tặng người thân, bạn bè nữa đó. Kẹo gừng ở đây thường được chia thành các túi nhiều cỡ, giá từ 20 – 50 NDT/túi.

– Lẩu cá cay: Còn được gọi là “cá ngâm”, canh cá chua được nấu bằng từ nước, gạo nếp thơm tự trồng, cá thường là cá trê, thịt mềm và ít gai, trong nồi canh có rau ngâm Miêu gia và đậu phụ mềm. Món này thường được làm thành lẩu cá hoặc canh cá ăn kèm cơm, với các phần lớn và nhỏ dao động từ khoảng 40 – 60 NDT.

khám phá, trải nghiệm, tìm hiểu chi tiết về chi phí đi phượng hoàng cổ trấn

Vịt hầm tiết là món ăn độc đáo chỉ có tại Phượng Hoàng Cổ Trấn (Ảnh: sưu tầm)

– Vịt hầm tiết: Xôi tiết vịt hay vịt hầm tiết là một trong những món ăn địa phương đặc sắc nhất ở Phượng Hoàng và thậm chí là của cả phía Tây Hồ Nam, nhất định phải thử khi đến Phượng Hoàng. Món này ở thành cổ Phượng Hoàng thường được bán nhiều cỡ lớn nhỏ, dao động từ khoảng 30 – 70 NDT, bạn cũng có thể mua một số loại đóng gói hút chân không về nhà ăn.

5. Chi phí tham quan

5.1. Vườn Quốc Gia Trương Gia Giới

khám phá, trải nghiệm, tìm hiểu chi tiết về chi phí đi phượng hoàng cổ trấn

(Ảnh: sưu tầm)

Nếu bạn từng chiêm ngưỡng nghệ thuật tranh thuỷ mặc của Trung Quốc thì hãy tưởng tượng rằng Vườn Quốc Gia Trương Gia Giới chính là “phiên bản đời thực” của những tác phẩm ấy. Khu bảo tồn thiên nhiên này sở hữu hơn 3.000 cột và vách đá với độ cao trung bình là 800m, thoắt ẩn thoắt hiện trong màn sương dày. Với địa hình độc đáo gồm 40 hang động, hẻm núi và rừng nguyên sinh, Vườn Quốc Gia Trương Gia Giới là nơi trú ngụ của nhiều loài động thực vật thuộc khí hậu ôn đới. Thung lũng sâu ở đây cũng góp phần tạo nên một khung cảnh “thoát tục”, có một không hai.

Giá vé tham quan 248 NDT/người (~ 890.000VNĐ/người)

5.2. Thiên Môn Sơn

khám phá, trải nghiệm, tìm hiểu chi tiết về chi phí đi phượng hoàng cổ trấn

(Ảnh: sưu tầm)

Thiên Môn, hay còn có biệt danh “Cổng Trời”, là một trong những ngọn núi đặc biệt nhất mà bạn nhất định phải ghé thăm nếu có dịp đến Trương Gia Giới. Đường lên núi dài 11km, với những khúc cua “thót tim” thử thách sự gan dạ của bất kỳ phượt thủ kỳ cựu nào. Tuy nhiên, mọi sự mệt nhọc dường như tan biến hết khi bạn được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh sắc tuyệt mỹ tại đỉnh núi cao 1.100m so với mực nước biển. Đây được bình chọn là một trong những cung đường nguy hiểm nhất thế giới. Khi đến chân núi, bạn cần leo 999 bậc thang bằng đá thì mới có thể chính thức bước vào “cổng trời”. Du khách còn có thể đến đền Thiên Môn Sơn nghìn năm tuổi để thắp nhang, cầu bình an và vãn cảnh đền.

– Giá vé tham quan Thiên Môn Sơn khoảng từ 258 NDT (~ 850.000 VNĐ) đã bao gồm phí vào cửa, phí đi cáp treo và xe di chuyển giữa các điểm, phụ phí đi kèm.

– Riêng vé cáp treo một chiều đi xuống là 32 NDT (~ 115.000 VNĐ) và phí túi bảo vệ giày khi đi cầu kính là 5 NDT (~ 18.000 VNĐ).

– Thiên Môn Sơn miễn phí vé cho trẻ em cao dưới 1.3m và dưới 6 tuổi. Với trẻ từ 6 đến 18 tuổi, giá vé chỉ 148 NDT (~ 530.000 đồng).

5.3. Cầu Hồng Kiều

khám phá, trải nghiệm, tìm hiểu chi tiết về chi phí đi phượng hoàng cổ trấn

Vẻ đẹp khó có thể chối từ của Cầu Hồng Kiều (Ảnh: sưu tầm)

Cầu Hồng Kiều được xây dựng vào cuối thời Minh đầu thời nhà Thanh, cũng đã hơn 300 năm tuổi. Vật liệu xây dựng cầu chủ yếu bằng gỗ và đá. Tổng thể của cầu Hồng Kiều là hai cây cầu đá xếp chồng lên nhau, tạo nên nét hiệu ứng thị giác đặc sắc mà không nơi nào có được, là cảnh đẹp Phượng Hoàng Cổ Trấn thu hút nhiều du khách ghé thăm. Tầng 1 dùng để đi lại, lưu thông giữa hai bên bờ; tầng 2 được dùng để làm chỗ ngắm cảnh và thờ tự. Bạn có thể đi trên một cây cầu đá nhỏ hơn để lên tầng 2 của Cầu Hồng Kiều.

Địa điểm này không mất phí tham quan.

6. Chi phí mua sắm

khám phá, trải nghiệm, tìm hiểu chi tiết về chi phí đi phượng hoàng cổ trấn

Trà là thức uống đặc sản tại Phượng Hoàng Cổ Trấn (Ảnh: sưu tầm)

– Trà: Trà Thiết Quan Âm, Long Tỉnh, Lục bảo trà hay trà Ô Long là những cái tên khá nổi tiếng. Giá bán khoảng 87 NDT/100g (khoảng hơn 300.000đ)

khám phá, trải nghiệm, tìm hiểu chi tiết về chi phí đi phượng hoàng cổ trấn

(Ảnh: sưu tầm)

– Tơ lụa: Cổ trấn đặc biệt nổi tiếng với tơ lụa và các áo dài sườn xám truyền thống Trung Quốc. Bạn có thể mua vải tơ lụa hoặc chiếc khăn tay làm quà cho người thân với giá khoảng 15 – 20 NDT/chiếc tùy loại.

khám phá, trải nghiệm, tìm hiểu chi tiết về chi phí đi phượng hoàng cổ trấn

(Ảnh: sưu tầm)

– Đồ gốm: Những bộ ấm trà, bát đĩa với những hoa văn họa tiết tinh xảo vừa sang trọng nhưng giá cả rất phải chăng.

– Trang sức dân tộc: Trang sức ở đây là chủ yếu trang sức bạc của người dân tộc Miêu, những món đồ như vòng tay, nhẫn, hoa tai, vòng cổ được du khách mua nhiều bởi chất bạc sáng, đẹp nhưng giá cả khá rẻ.

Trên đây là một số điều khái quát về Phượng Hoàng Cổ Trấn có thể bạn cần biết trước khi đến đó. Trấn cổ này với vẻ đẹp hơn một ngàn năm tới nay vẫn vẹn nguyên. Điều này khiến cho mỗi khách du lịch ghé thăm đều như lạc bước về thời cổ đại, chiêm ngưỡng cảnh đẹp thơ mộng lung linh và được thưởng thức nhiều món ăn đặc sắc, có hương vị ngon khó quên. Hãy tham khảo một số tour du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn của chúng mình nhé.

Đăng bởi: Nguyễn Văn Dũng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก