Kinh Nghiệm

Thà im lặng còn hơn nói nhiều

Kinh nghiệm hay, Cuộc sống, Đời Sống, Sống đẹp

Im lặng không phải là hèn nhát cũng không phải là bất tài, mà là sự rộng lượng sau khi tâm trí thông suốt, là sự tĩnh lặng sau khi lựa chọn.

Làm người, không hiểu thì không nói, hiểu thì ít nói. Tranh cãi với tiểu nhân, không thể phân biệt được đạo lý; tranh cãi với gia đình, tổn thương là hòa khí; tranh cãi với bạn bè, tổn thương là cảm xúc.

Giữ miệng là phúc, không ồn ào nhiều, không nói nhiều, không hỏi nhiều; ngoài miệng không nói nhiều, trong lòng hiểu rõ là được. Đối nhân xử thế, chuyện không biết thì đừng nói, chuyện không nên nói thì đừng nói. Đừng giả vờ hiểu biết, vì càng nói nhiều càng dễ làm mất lòng người khác và cũng chuốc lấy tai họa cho mình; giữ miệng tốt, cuộc sống sẽ an toàn.

Từ xưa đến nay, cây lớn đón gió, nói nhiều ắt mất. Hãy nhớ đạo lý họa từ miệng mà ra. Có những thứ chỉ thích hợp để giữ lại, không thích hợp để nói ra; có những thứ chỉ thích hợp để nhìn thấu, không thích hợp để nói thấu. Ghét một người, không cần phải trở mặt; nhìn thấu một chuyện, không cần phải vạch trần. Trong lòng hiểu rõ, ngoài miệng không nên nói ra, như vậy mới không đả thương chính mình và trêu chọc người khác.

Trên đường đời, nên học cách im lặng, hiểu những gì nên hiểu, nhìn thấu những gì nên nhìn và không nói những gì không nên nói.

Trải qua năm tháng mới hiểu được nỗi đau của cuộc đời, trải qua tôi luyện mới hiểu được gian khổ của cuộc sống, mới thấy rằng học nói và nói lời hay là bài tập bắt buộc của một đời người.

Im lặng không phải là hèn nhát cũng không phải là bất tài, mà là sự rộng lượng sau khi tâm trí thông suốt, là sự tĩnh lặng sau khi lựa chọn; cuộc sống có thể bình lặng khi bạn bình thản đón nhận mọi thứ; học cách im lặng, để năm tháng trôi qua êm đềm đẹp đẽ.

Nói thì để cho người khác lối đi, không tranh luận, không gây gổ; mọi việc nhìn thấu không nói thấu, nhường chỗ cho người khác cũng là chừa lối cho mình.

Có người chỉ là gật đầu làm quen nên không cần quá bận tâm, có người chỉ là tốt bụng hời hợt nên không cần dốc hết tâm can. Học cách hồ đồ một chút, học cách ngốc nghếch một chút, để có thể yên bình và thong dong.

Im lặng là cách tự cứu mình tốt nhất, đặc biệt là trong tình huống cảm xúc bất ổn, là lúc cần im lặng nhất. Khi con người vô cùng tức giận, rất có thể sẽ dùng lời nói của mình làm tổn thương người khác; dù không có ý định nói ra nhưng tức giận thường mất đi lý trí; chờ đợi khi bình tĩnh lại, hối tiếc cũng vô dụng vì lời đã nói ra không thu lại được.

Thời điểm vô cùng tức giận, tốt nhất nên bình tĩnh lại trong giây lát, kìm chế những biểu hiện bốc đồng, thả lỏng bản thân một chút; để không chuốc lấy phiền phức, làm tổn thương bản thân và tránh phạm phải sai lầm lớn.

Khi bị ảnh hưởng bởi những sai lầm, con người rất dễ rơi vào những cảm xúc tiêu cực buồn bã, đau đớn, không thể nhìn thấy hy vọng, không thể nhìn thấy tương lai, dễ bi quan và tuyệt vọng. Khi chìm đắm trong cảm xúc tiêu cực, đừng nói nhảm, kẻo sẽ bị chê cười; hãy ra ngoài hít thở không khí để thư giãn, gần gũi với thiên nhiên và cảm nhận sức mạnh của cuộc sống trong thế giới rộng lớn.

Khi buồn người ta dễ bi quan, khi vui người ta dễ phấn khích thái quá. Lúc này, người ta có xu hướng mất bình tĩnh, khi vui người ta dễ nói ra rất nhiều sự thật từ tận đáy lòng. Hãy nhớ rằng, mặc dù thành tích của bạn rất đáng hoan nghênh nhưng ngoài kia còn rất nhiều người vượt trội hơn, vì vậy đừng quá tự cao.

Nói là khả năng đơn giản nhất của mỗi người bình thường, thường chúng ta nói một lời không tốn nhiều công sức, nhưng vì nói thêm một lời mà dễ gây họa. Vậy nên, hãy xem xét môi trường và cảm xúc của người khác khi nói chuyện.

Bảo Châu biên dịch

Nguồn Aboluowang

Đăng bởi: Cuộc Sống Mà

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก