Kinh Nghiệm

Ăn cơm nguội có thực sự an toàn? Những lợi ích và tác hại của việc ăn cơm nguội

Kinh nghiệm hay, Mẹo hữu ích

Gạo là lương thực chính trong hầu hết các nhà bếp trên khắp thế giới. Nó rẻ, dễ chế biến và có thể sản xuất với số lượng lớn. Nhiều người để tiết kiệm thời gian nên thường giữ một ít cơm trong tủ lạnh để dùng vào cho bữa sáng hoặc bữa trưa ngày hôm sau, nhưng ăn cơm nguội có thực sự an toàn?

Lợi ích của việc ăn cơm nguội

Ngoài việc dễ dàng lấy ra khỏi tủ lạnh và thưởng thức ngay cơm nguội trong ngày nóng, cơm nguội còn có một số lợi ích.

Cơm nguội có hàm lượng tinh bột kháng cao hơn so với cơm mới nấu. Tinh bột kháng này chứa chất xơ không hòa tan, cơ thể khó tiêu hóa, tuy nhiên, vi khuẩn trong ruột có thể lên men tinh bột kháng, sau đó hoạt động như một prebiotic.

Điều này hỗ trợ hoạt động của hai hormone chính – peptide YY và glucagon, giúp ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Tinh bột kháng trong cơm nguội còn giúp tiết hormone chống tiểu đường và béo phì, có tác dụng cải thiện độ nhạy insulin và giảm mỡ bụng.

Nếu bạn đang tìm kiếm loại gạo có chất chống oxy hóa, bạn nên dùng những loại gạo nương hay được trồng theo phương pháp tự nhiên. Ăn cơm nguội có thể làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn, so với ăn cơm nóng mới nấu.

Cơm trắng sau khi nấu chín và để nguội sẽ bị thay đổi cấu trúc tinh bột. Khi đó, tinh bột tinh luyện trong cơm đã chuyển hóa thành tinh bột kháng. Tinh bột kháng trong cơm nguội rất có lợi cho sức khỏe. Quá trình tiêu hóa tinh bột kháng trong dạ dày và ruột non sẽ chậm hơn, nhờ đó chúng sẽ đến được ruột già và nuôi dưỡng lợi khuẩn tại đây.

Không những vậy, tinh bột kháng cũng kích thích lợi khuẩn tạo ra các a xít béo chuỗi ngắn, giúp giảm triệu chứng của tiêu chảy, viêm loét đại tràng, ung thư đại tràng và hỗ trợ giảm cân.

Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Châu Á – Thái Bình Dương cho thấy, cơm để nguội sau đó hâm nóng lại không chỉ làm tăng lượng tinh bột kháng mà còn giúp giảm phản ứng đường huyết. Hàm lượng tinh bột kháng cao hơn trong cơm lúc này sẽ giúp no lâu, nhờ đó giảm cảm giác thèm ăn và ăn ít lại.

Nếu muốn tận dụng lợi ích của cơm nguội thì hãy nấu chín gạo, sau đó để nguội ngoài không khí rồi cho vào tủ lạnh. Cơm nguội lúc này hâm lại sẽ có tinh bột kháng cao hơn và nên ăn trong vòng 24 giờ.

Ngoài lợi ích của ăn cơm nguội đúng cách, cơm nguội thực sự có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Điều này liên quan đến hàm lượng vi khuẩn có thể phát triển trên cơm sau khi nấu chín.

Sự nguy hiểm của cơm nguội

Ăn cơm nguội, thậm chí là cơm hâm nóng đều làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm này là do Bacillus cereus, có thể gây tiêu chảy, đau quặn bụng, buồn nôn và nôn, tất cả đều xảy ra trong vòng 30 phút sau khi ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm.

Bacillus cereus thường được tìm thấy trong đất và có khả năng gây ô nhiễm gạo sống. Vi khuẩn hình thành bào tử trên cơm, hoạt động như một lá chắn để bảo vệ cơm khỏi sức nóng khi nấu.

Do đó, cơm nguội vẫn có thể bị nhiễm vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, ngay cả khi được nấu ở nhiệt độ rất cao.

Khi nói đến cơm nguội, mối nguy hiểm không nhất thiết nằm ở chỗ vi khuẩn đã có sẵn, mà là ở cách làm nguội cơm và bảo quản.

Vi khuẩn bacillus cereus và các vi khuẩn gây bệnh khác phát triển theo cấp số nhân ở nhiệt độ từ 40 đến 140 độ F. Điều này có nghĩa là nếu bạn để cơm nguội hoặc để nguội ở nhiệt độ phòng, các bào tử sẽ nảy mầm và nhân lên nhanh chóng, làm tăng khả năng bạn bị bệnh sau khi ăn cơm nguội.

Cách bảo quản và ăn cơm nguội an toàn

Nấu cơm không loại bỏ các bào tử Bacillus cereus, vì vậy bạn nên xử lý cơm giống như cách bạn xử lý bất kỳ thực phẩm dễ hỏng nào khác.

Biết cách xử lý, bảo quản và chuẩn bị cơm nguội là cách tốt nhất để ngăn ngừa mọi bệnh tật có thể do vi khuẩn gây ra.

Dưới đây là một số lời khuyên về cách bảo quản và xử lý cơm một cách an toàn:

– Bạn nên làm lạnh cơm mới nấu. Trước tiên, bạn cần làm nguội cơm trong vòng một giờ bằng cách chia cơm ra và cho vào các hộp nông. Để đẩy nhanh quá trình làm mát hơn nữa, bạn có thể đặt các hộp đựng vào chậu nước lạnh.

– Bạn cần cho cơm vào hộp kín để bảo quản trong tủ lạnh. Không xếp chồng các vật chứa nếu có nhiều hơn một vật chứa, vì điều này sẽ hạn chế luồng không khí ngăn cản quá trình làm mát nhanh.

– Cơm thừa không nên để ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ. Nếu bất kỳ loại cơm nào để ở nhiệt độ phòng lâu hơn mức này, thì nên vứt bỏ.

– Cơm nên được làm lạnh ở nhiệt độ thấp hơn 40 độ F để ngăn chặn sự hình thành của bào tử vi khuẩn.

– Cơm có thể để trong tủ lạnh tới 4 ngày nếu được bảo quản đúng cách, nhưng nên vứt bỏ nếu để trong tủ lạnh lâu hơn thời gian này.

– Cơm nguội nên được bảo quản trong hộp kín trong tủ lạnh. Lựa chọn tốt nhất của bạn là hộp có thể đậy kín, vì nó sẽ giữ ẩm cho cơm. Bất kỳ độ ẩm bổ sung nào cũng có thể thúc đẩy vi khuẩn phát triển. Làm lạnh cơm không giết chết vi khuẩn mà chỉ ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Lý do bạn nên để cơm vào các hộp nhỏ hơn sau khi nấu vì nếu cho vào hộp lớn hơn với lượng nhiều hơn, cơm sẽ mất nhiều thời gian hơn để nguội.

Nên để cơm nguội trước khi cho vào tủ lạnh, vì cơm nóng trong tủ lạnh sẽ làm tăng nhiệt độ bên trong và gây nguy hiểm cho sự an toàn thực phẩm của các thực phẩm khác đã được làm lạnh bên trong tủ lạnh.

Một lần nữa, để cơm ở nhiệt độ phòng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn phát triển và cơm để ở nhiệt độ phòng càng lâu thì khả năng bị bệnh càng cao.

Bạn có thể ăn cơm nguội đã được hâm nóng trước đó không?

Cơm đã nấu chín và bảo quản đúng cách trong tủ lạnh có thể ăn trong vòng 4 ngày. Cơm đã được nấu chín, bảo quản trong tủ lạnh, hâm nóng và để nguội trở lại thì nên vứt bỏ, điều tương tự cũng xảy ra với tất cả các thức ăn thừa khác.

Bất kỳ thực phẩm nào đã được hâm nóng và không ăn nữa cần phải vứt bỏ, bất kể bạn có nhanh chóng đưa chúng trở lại tủ lạnh như thế nào.

Nguy cơ ngộ độc thực phẩm do ăn đồ hâm nóng lại cho vào tủ lạnh là quá cao và thực sự không đáng. Cách tốt nhất để hâm nóng cơm là dùng nồi cơm điện vì sẽ đảm bảo cơm tơi xốp và có hương vị thơm ngon.

Nguồn: ntdvn

(Lý Ngọc tổng hợp)

Đăng bởi: Cúc Nguyễn

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก