Quảng Ngãi Sơn Tây

Thăm thú thành cổ Sơn Tây - chứng nhân của một thời lịch sử oai hùng

1. Cùng chúng mình điểm qua những nét chính về thành cổ Sơn Tây

Là trung tâm văn hoá – chính trị đầu não của cả nước, từ xưa đến nay Hà Nội luôn được biết đến là nơi tập trung rất nhiều những di tích lịch sử, đặc biệt phải kể đến là thành cổ. Bên cạnh hai thành cổ Thăng Long và Cổ Loa đã nổi tiếng từ ngàn đời nay, chúng ta không thể không nhắc đến thành cổ Sơn Tây – toà thành nhuốm màu rêu phong với lối kiến trúc cực kì độc đáo.

Được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 3 (năm 1822), thành cổ Sơn Tây là toà thành có một không hai của Việt Nam được tạo thành từ đá ong với tổng diện tích lên tới 16ha. Nói thành cổ Sơn Tây là một chứng nhân lịch sử quả đúng là không sai, bởi đây là một trong số rất ít những toà thành dưới thời vua Minh Mạng còn tồn tại đến ngày nay.

thăm thú thành cổ sơn tây - chứng nhân của một thời lịch sử oai hùng

Thành cổ Sơn Tây (Nguồn: Instagram @tucauvd).

Thành cổ toạ lạc ngay tại vị trí trung tâm của thị xã Sơn Tây (phố Hoàng Diệu, phường Quang Trung, thị xã Sơn Tây), Hà Nội, thuộc phần đất của hai làng cổ là Thuận Nghệ và Mai Trai. Nằm ngay ở vùng ngoại ô Hà Nội, thành cổ Sơn Tây là một điểm đến không tồi cho những bạn nào đam mê tìm hiểu về lịch sử và cội nguồn dân tộc Việt Nam đó nha!

2. Hành trình thẳng tiến tới thành cổ

Chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 50km, các bạn có thể tha hồ lựa chọn cho mình những cách thức di chuyển khác nhau. Để chúng mình giúp bạn liệt kê các phương thức đó nhé!

2.1. Di chuyển bằng xe máy

Nếu muốn được trải nghiệm trọn vẹn chuyến phượt ngắn này, các bạn có thể lựa chọn xe máy làm phương tiện di chuyển. Từ trung tâm Hà Nội, các bạn tới đường cao tốc số 08, sau đó chỉ cần chạy xe dọc theo tuyến quốc lộ số 32, từ thị xã Sơn Tây đi thẳng ước chừng 42km nữa sẽ tới được thành cổ. 

2.2. Di chuyển bằng ô tô

Nếu ngại gió, ngại mưa nhưng vẫn muốn đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của thành cổ Sơn Tây, các bạn có thể đi xe ô tô với lộ trình tương tự như của xe máy nhé! Chuyến đi có thể mất khoảng từ 1h đến 1h30′ tuỳ vào tuyến đường và cung đường mà các bạn đi.

thăm thú thành cổ sơn tây - chứng nhân của một thời lịch sử oai hùng

Bản đồ từ trung tâm thành phố Hà Nội đến thành cổ Sơn Tây (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).

2.3. Di chuyển bẳng xe bus

Còn nếu bạn là sinh viên, muốn đi thăm thú muôn nơi để có thêm thật nhiều “vốn liếng” nhưng lại muốn thật tiết kiệm, bạn có thể chọn xe bus để đến với thành cổ. Đây cũng là một sự lựa chọn không tồi đó nhé! Nằm ở ngoại thành Hà Nội nên tất nhiên, thành cổ Sơn Tây vẫn sẽ có những chuyến bus cho bạn lựa chọn.

  • Tuyến xe bus số 20B: Cầu Giấy – Sơn Tây.
  • Tuyến xe bus số 70: Lương Yên – Bến xe Sơn Tây.
  • Tuyến xe bus số 71: Bến xe Mỹ Đình – Đại lộ Thăng Long – Bến xe Sơn Tây.
  • Tuyến xe bus số 77: Bến xe Yên Nghĩa – Sơn Tây.
  • Tuyến xe bus số 79: Bến xe Sơn Tây – Đá Chông.

3. Đến thành cổ Sơn Tây có phải mua vé vào cửa không?

Câu trả lời nằm ngoài dự đoán là “Không” nhé! Nếu các bạn đi xe máy đến đây, các bạn sẽ chỉ phải trả thêm 5.000 đồng tiền phí gửi xe là có thể thoả thích thăm quan thành cổ rồi!
 

thăm thú thành cổ sơn tây - chứng nhân của một thời lịch sử oai hùng

Thành cổ Sơn Tây dưới nắng vàng (Nguồn: Instagram @_ngocmai01).

4. Theo chân chúng mình khám phá trọn vẹn thành cổ Sơn Tây

“Thành Sơn cổ kính lừng danh

Vọng cung Võ miếu tường thành hiên ngang”.

Theo ghi chép của sử sách, thành cổ Sơn Tây có chu vi 1306,8m, tường thành có độ cao khoảng 5m. Toà thành được xây dựng chủ yếu bằng đá ong xếp chồng lên nhau theo lối kiến trúc Vauban – tên một vị kiến trúc sư tài hoa của Pháp – vô cùng kiên cố nhằm mục đích bảo vệ được toàn bộ khu vực Bắc Thăng Long ngày nay. Mặt thành rộng khoảng 4m và có nhiều lỗ quan sát để quân lính thời xưa nấp ở phía trong có thể bắn súng qua hoặc dùng giáo, mác tấn công kẻ địch khi chúng có ý định trèo lên tường thành. Chính do lối kiến trúc vô cùng độc đáo đó, vào năm 1994, thành cổ đã được Bộ Văn hoá – Thông tin nước ta công nhận là di tích lịch sử kiến trúc quốc gia.

thăm thú thành cổ sơn tây - chứng nhân của một thời lịch sử oai hùng

Du khách thích thú với những bức tường được xây dựng bằng đá ong (Nguồn: Instagram @victors_travel_blog).

Thành cổ bao gồm 04 cửa chính toạ ở bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc với những tên gọi tương ứng là cửa Tả, cửa Hữu, cửa Tiền và cửa Hậu. Cấu trúc thành được xây dựng chủ yếu theo trục Nam – Bắc, nối liền cửa Tiền và cửa Hậu thành một trục vững chắc. Bên ngoài thành là những hào nước bao bọc, như những cơ quan trọng yếu để bảo vệ thành khỏi nguy cơ xâm lược. Các hào nước sâu khoảng 3m, rộng khoảng 20m, tổng chu vi rơi vào khoảng 2km, nối liền với sông Tích nằm ở phía Tây Nam. 

Cũng như phần nhiều các thành trì khác, xung quanh thành cổ Sơn Tây đều có kênh hào bao quanh để bảo vệ thành. Hào sâu khoảng 3m, rộng khoảng 20m và tính toàn thể chu vi khoảng 2km. Hào được nối liền với sông Tích ở phía Tây Nam của thành. Ngoài ra ở phía ngoại thành còn có La thành đắp bằng đất theo bốn hướng để bảo vệ thành.

thăm thú thành cổ sơn tây - chứng nhân của một thời lịch sử oai hùng

Hào nước uốn lượn duyên dáng vây quanh thành cổ (Nguồn: Instagram @dinh_quynhanh).

Tiến vào bên trong là kỳ đài to lớn đứng sừng sững uy nghiêm. Kỳ đài có độ cao lên tới 18m, được xây theo kiểu hình tháp 8 cạnh, điểm xuyết trên đó là những ô cửa sổ nhỏ, có thể hứng trọn ánh nắng vào mỗi sớm mai. Kỳ đài có vai trò vừa là tháp canh, vừa là cột cờ của thành cổ. Đây là điểm quan sát có vị trí cao nhất của binh lính An Nam xưa. Bên trong kỳ đài là một cầu thang đá được xây theo lối kiến trúc hình trôn ốc với tổng cộng 50 bậc đá trải dài. Theo sử sách, vào năm 1940, tại đỉnh của kỳ đài đã được lắp đặt một hệ thống âm thanh, được trang bị tính năng thu phát tin hiệu, nhằm điểm giờ và thông báo những tình huống có nguy cơ đe doạ cao. Khi đến kỳ đài, du khách có thể bắt gặp ngay hình ảnh hai giếng nước trong veo, xanh ngăn ngắt đang yên bình cuộn những con sóng nhỏ, tạo tên một khung cảnh mang đậm chất hoài cổ, ưu tư.

thăm thú thành cổ sơn tây - chứng nhân của một thời lịch sử oai hùng

Kỳ đài sừng sững uy nghiêm bên cạnh hai giếng nước (Nguồn: Instagram @vitham262).

Tạo nên điểm nhấn nổi bật nhất cho thành cổ phải kể đến chính là Điện Kính Thiên và cổng Vọng Cung (Đoan Môn). Nơi này được xây dựng để nhà vua đến dừng chân và nghỉ ngơi vào mỗi dịp lễ bái long trọng. Điện Kính Thiên được lợp ngói lưu ly, bao gồm 05 gian. Phía trong điện còn có 02 cột gỗ lim tròn sơn màu cánh gián. Hai gian cạnh bên có những ô cửa sổ tròn, bên trên viết chữ Thọ.

Phía trước Kính Thiên điện được lát một sân gạch vô cùng rộng rãi. Bên ngoài cổng là bức bình phong được đắp nổi hình “long vân khánh hội” (rồng mây hội tụ) mang đậm đặc trưng kiến trúc chạm khắc thời nhà Nguyễn. Phóng tầm mắt ra bên ngoài thì chính là Đoan Môn.

thăm thú thành cổ sơn tây - chứng nhân của một thời lịch sử oai hùng

Cận cảnh điện Kính Thiên (Nguồn: Instagram @trinhhoaitri).

Trước điện Kính Thiên là một sân rộng lát gạch, phía ngoài cổng có bức bình phong xây bằng gạch, trên có đắp nổi hình “long vân khánh hội” (rồng mây gặp hội). Tiếp đó là Đoan môn có ba cửa ra vào, nhìn thẳng ra kì đài cao khoảng 18m được xây trên một bệ lớn bằng đá ong.

thăm thú thành cổ sơn tây - chứng nhân của một thời lịch sử oai hùng

Do lối kiến trúc vô cùng đặc biệt và nổi bật, điện Kính Thiên là nơi được nhiều du khách lựa chọn để làm điểm check-in “sống ảo” (Nguồn: Instagram @phthao0207).

Giờ đây, khi du khách đến thăm thú thành cổ, các bạn sẽ cảm nhận được những vết tích xưa cũ được tháng năm lưu giữ lại nơi đây. Những bức tường bao bọc thành cổ, những cửa Tiền, cửa Hậu bám đầy rêu phong, những gốc cây cổ thụ sừng sững,… Tất cả đều đã đứng ở đó, chứng kiến bao trận chiến lịch sử oai hùng, chứng kiến bao thế hệ người đến rồi đi, tựa như trải qua mấy kiếp người. Bởi những lẽ đó nên chẳng phải tự nhiên mà thành cổ Sơn Tây lại được người đời mệnh danh là phòng tuyến phòng thủ vĩ đại nhất trong lịch sử nước nhà.

thăm thú thành cổ sơn tây - chứng nhân của một thời lịch sử oai hùng

Cổng Tiền của thành cổ Sơn Tây (Nguồn: Instagram @tranggbeobeo).

Nếu đến thăm thành cổ vào những ngày đầu năm, khi tiết trời vẫn còn se se lạnh, du khách sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng sắc xuân rực rỡ quanh bờ hào của thành cổ với muôn ngàn màu hoa đua nhau khoe sắc toả hương. Đây là sẽ thời gian lý tưởng nhất cho những ai đam mê chụp choẹt, “sống ảo” đó nha!

thăm thú thành cổ sơn tây - chứng nhân của một thời lịch sử oai hùng

Thoải mái check-in cùng muôn vàn sắc hoa (Nguồn: Instagram @nee_12january).

5. Dừng chân nghỉ ngơi, “nạp đầy” năng lượng sau chuyến thăm thành cổ

Sau khi đã thăm thú xong xuôi thành cổ, chắc hẳn các bạn sẽ cần phải tìm một điểm dừng chân để hồi phục thể lực đã tiêu hao suốt cả ngày, đồng thời thoả mãn chiếc bụng đang “kêu gào biểu tình” đúng không nào? Nếu như hành trình du lịch của bạn không chỉ gói gọn ở mỗi thành cổ mà sau đó, bạn còn muốn đi khám phá những địa điểm khác ở Sơn Tây, chúng mình sẽ mách bạn một vài điểm dừng chân để nghỉ ngơi dưỡng sức, chờ ngày mới lên để bắt đầu một chuyến hành trình mới nhé!

5.1. Nhà hàng khách sạn Lâm Ký

Được xây dựng theo mô hình nhà hàng khách sạn mang nét đặc trưng của miền thôn quê xử Đoài, khách sạn Lâm Ký là một điểm dừng chân lý tưởng cho du khách khi đến thăm Sơn Tây. Lâm Ký có tổng cộng 14 phòng nghỉ được trang bị đầy đủ tiện nghi cùng các phòng ăn, hội trường có sức chứa lớn, đáp ứng mọi số lượng khách du lịch ghé thăm. Bên phía trong những dãy nhà mang phong cách cổ xưa chính là những bức tường được xây từ đá ong mang đậm đặc trưng xứ Đoài.

Bên cạnh đó, nhà hàng khách sạn Lâm Ký còn sở hữu một bãi đỗ xe vô cùng rộng rãi, cùng sân chơi thể thao nhằm phục vụ du khách đến ăn nghỉ và trải nghiệm tại đây. Song hành cùng hệ thống phòng nghỉ tiện nghi, nơi đây còn sở hữu một đội ngũ đầu bếp lúc nào cũng sẵn sàng phục vụ du khách. Với thực đơn đa dạng, phong cách chế biến món ăn phong phú, bao gồm cả hải sản cùng những món ăn đặc sản cầu kỳ, Lâm Ký là một điểm đến vô cùng thú vị, hứa hẹn sẽ mang lại cho du khách đến đây những trải nghiệm khó quên.’

thăm thú thành cổ sơn tây - chứng nhân của một thời lịch sử oai hùng

Không gian đậm chất Việt của nhà hàng khách sạn Lâm Ký (Nguồn: Instagram @thuy6881).

Địa chỉ: Số 119 đường Quang Trung, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

Giá thành: 100.000 đồng – 330.000 đồng.

Hotline: 024 3361 6588.

5.2. Khách sạn Đông Thành

Không thua kém gì so với Lâm Lý, khách sạn Đông Thành cũng được xây dựng theo mô hình nhà hàng kết hợp cùng khách sạn. Tuy nhiên đến với khách sạn này, du khách sẽ được trải nghiệm một không gian hiện đại, có hơi hướng châu Âu hơn so với phong cách dân dã của khách sạn Lâm Ký. Bên cạnh đó, vì vừa là nhà hàng, vừa là khách sạn, Đông Thành sở hữu đội ngũ đầu bếp rất đông đảo với những món ăn được chế biến rất công phu và cầu kì.

Khách sạn Đông Thành có diện tích rất rộng, tổng số phòng lên tới con số 90, là nơi được mọi người thường xuyên tìm tới để tổ chức sự kiện, hội nghị,… Vì vậy, bạn đừng vội lo sợ nếu nhóm của mình đi quá đông nhưng lại không đủ chỗ nghỉ nhé!

thăm thú thành cổ sơn tây - chứng nhân của một thời lịch sử oai hùng

Cấc món ăn đa dạng ở khách sạn Đông Thành (Nguồn: Instagram @thang.gp).

Địa chỉ: Số 10 đường Hoàng Diệu, phường Quang Trung, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

Hotline: 098 646 84 86.

Giá thành: 100.000 đồng – 350.000 đồng.

Tuy nhiên, để khách quan hơn và để chắc chắn rằng sẽ có được những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi đến thăm thành cổ, chúng mình khuyến khích các bạn nên tìm hiểu thật kĩ về các nhà hàng, khách sạn ở đây để giảm thiểu tối đa những rủi ro hay những sự việc phát sinh không đáng có, làm ảnh hưởng đến hành trính khám phá của các bạn nhé!

Note lại những điều sau khi đến thành cổ Sơn Tây nhé!

  • Là một di tích có tuổi đời hàng trăm năm, thành cổ luôn mang trong mình một vẻ uy nghiêm, trang trọng lạ thường. Chính vì vậy khi đến đây, các bạn nên chú ý cách ăn mặc sao cho lịch sự và phù hợp với không gian thành cổ, không nên mặc đồ quá ngắn, hở hang. Cùng với đó, các bạn cũng nên chú ý lời ăn, tiếng nói của bản thân, không nên cười nói, trêu trọc nhau cũng như sờ mó vào các hiện vật lịch sử.
  • Sơn Tây xưa nay vốn nổi danh là vùng đất có bề dày lịch sử nên trước khi đến đây, các bạn nên lên sẵn cho mình cùng nhóm bạn (nếu có) một lịch trình đi lại cụ thể, cũng như tìm hiểu kĩ càng về những nhà hàng, khách sạn nếu có ý định ở qua đêm để có thể thăm thú nhiều nhất có thể những di tích nổi tiếng như: làng cổ Đường Lâm, đền Và, chùa Mía, đình Mông Phụ,… hay những thắng cảnh như hồ Đồng Mô, nhà thờ Chánh Hoà Hưng Hoá,…

Trên đây là tất tần tật những điều chúng mình muốn chia sẻ nếu các bạn đang có ý định ghé thăm thành cổ Sơn Tây. Để khám phá thêm những địa điểm du lịch hay ho, thú vị tại vùng ngoại ô Hà Nội cho mùa hè này, các bạn có thể tham khảo tại đây nhé!

Chúc các bạn luôn vui và có những chuyến đi bổ ích!

Đăng bởi: Đình Khánh Mai

YOLO! Khám phá các huyện ở Quảng Ngãi

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก