Thanh Hoá

Thanh Hóa có gì chơi?

Thanh Hóa là một tỉnh cuối cùng ở phía Bắc miền Trung, với diện tích rộng trải dài trên nhiều địa hình, Thanh Hóa có thể ví như một phiên bản thu nhỏ của Việt Nam. Du lịch Thanh Hóa từ lâu đã nổi tiếng với các bãi biển tuyệt vời, nên thơ được thiên nhiên ưu ái ban tặng, bên cạnh đó còn nhiều điểm du lịch hấp dẫn khác mà có thể du khách còn chưa khám phá qua ở vùng đất này. Thanh Hóa có gì chơi? Cùng khám phá ngay những địa điểm du lịch nổi tiếng dưới đây để giúp bạn sắp xếp được lịch trình hợp lý trong hành trình du lịch Thanh Hóa sắp tới nhé.

Núi Hàm Rồng – Thanh Hóa

Núi Hàm Rồng là một địa danh lịch sử linh thiêng gắn liền với những chiến công hiển hách của quân dân Thanh Hóa trong những năm kháng chiến chống Mĩ. Tinh thần quyết chiến quyết thắng ấy còn in hằn rõ trong dòng chữ “Quyết thắng” trên sườn núi Cánh Tiên, thứ đã khiến cho không ít quân thù nhụt chí. Thời xa xưa Hàm Rồng cũng là vị trí trọng yếu trong các cuộc chiến ở xứ Thanh, từng được ghi trong sách “Đại Nam nhất thống chí” như sau: “A núi này cao và đẹp trông ra sông Định Minh, lên cao trông xa thấy nước trời một màu sắc thật giai cảnh”.

thanh hóa có gì chơi?

Núi Hàm Rồng – Thanh Hóa

Núi Hàm Rồng chạy từ làng Dương Xá men theo hữu ngạn sông Mã về tới chân cầu Hàm Rồng. Sở dĩ có tên gọi núi Hàm Rồng là do núi có địa hình quanh co như một chú rồng khổng lồ với 9 khúc nhấp nhô, phần cuối lại phình ra như một đầu rồng lớn với chiếc miệng khổng lồ. Ở chân núi Hàm Rồng có động Tiên Sơn với những nhũ đá đẹp mắt gắn liền với các truyền thuyết dân gian của dân tộc. Một trải nghiệm thiên nhiên gắn liền với lịch sử quả thật vô cùng hấp dẫn!

Cầu Hàm Rồng – Thanh Hóa

Cầu Hàm Rồng có vị trí giao thông rất quan trọng là cầu đường sắt duy nhất đi qua sông Mã. Đây là cây cầu rất nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam là trọng điểm của cuộc đấu tranh đánh phá và bảo vệ giao thông. Không lực Hoa Kỳ liên tục đánh phá với cường độ rất cao và với các chiến thuật khác nhau.

thanh hóa có gì chơi?

Cầu Hàm Rồng – Thanh Hóa

Cầu Hàm Rồng cũ do Pháp xây dựng năm 1904 là cầu vòm thép không có trụ ở giữa. Cầu này bị Việt Minh phá hủy năm 1946 trong chiến dịch tiêu thổ kháng chiến. Năm 1962 cầu Hàm Rồng mới được khởi công xây dựng. Khánh thành ngày 19 tháng 5 năm 1964, cầu gồm 2 nhịp dầm thép, ở giữa là đường sắt, hai bên là đường ô tô và đường dành cho người đi bộ.

Thiền viện trúc lâm Hàm Rồng – Thanh Hóa

Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, tọa lạc trên đồi C4 của núi Hàm Rồng. Đây là một trong những điểm du lịch chính của Khu di tích Hàm Rồng. Thiền viện được khởi công xây dựng vào ngày 26/10/2010 với kinh phí do các tăng ni phật tử phát tâm hiến cúng. Cũng như hầu hết các Thiền viện trúc lâm khác, Trúc lâm Hàm Rồng với vị thế vô cùng đẹp là lưng tựa vào núi, mặt hướng thẳng ra sông Mã, không gian yên tĩnh, không khí trong lành, phong cảnh thì sơn thủy hữu tình.

Bãi biển Sầm Sơn – Thanh Hóa

Sầm Sơn là một bãi biển, là một biểu tượng của du lịch Thanh Hóa. Bãi biển Sầm Sơn thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Bãi biển Sầm Sơn trải dài 6km từ cửa Lạch Hới tới chân núi Trường Lệ. Đến với Sầm Sơn là đến với một bức tranh thiên nhiên sơn thủy hữu tình với sự giao thoa giữa núi rừng và biển cả, giữa bầu trời và mặt đất.

thanh hóa có gì chơi?

Bãi biển Sầm Sơn – Thanh Hóa

Khách du lịch khi tới đây đều thích thú với bãi biển trải dài với làn nước xanh trong, mát lạnh, bãi cát trắng trải dài được tô điểm với những rặng dừa, phi lao rì rào trong gió. Buổi chiều là thời điểm mọi người cùng nhau xuống biển thư giãn và nghỉ dưỡng. Bãi biển Sầm Sơn đặc biệt đông đúc vào mùa hè, khi mọi người đều muốn ra biển, thả mình trong không gian rộng lớn để xua đi hết mọi mệt nhọc, ưu phiền. Màn đêm buông xuống trên bãi biển Sầm Sơn mới thật kì ảo, khi phố xá lên đèn, biển như thu mình lại, đen kịt, chỉ còn nghe thấy tiếng rì rào của sóng và tiếng những rặng dừa đang rung rinh trong gió.

Đến với du lịch biển Sầm Sơn không chỉ được nghỉ dưỡng trong không gian thiên nhiên đẹp lí tưởng mà còn được thưởng thức những món hải sản cực tươi ngon trên những con tàu đày ắp cá tôm của người dân chài mới cập bến. Và khi đến Sầm Sơn, bạn có thể ghé qua một vài di tích lịch sử gần đó như núi Trường Lệ, đền Độc Cước,… Với cảnh đẹp và dịch vụ du lịch đạt chuẩn, Sầm Sơn hứa hẹn sẽ là một điểm đến lí tưởng cho chuyến đi của bạn.

Hòn Trống Mái – Thanh Hóa

thanh hóa có gì chơi?

Hòn Trống Mái – Thanh Hóa

Hòn Trống Mái cũng nằm ở dãy núi Trường Lệ, thị xã Sầm Sơn. Sở dĩ nó có cái tên như vậy bởi hai hòn đá có hình dạng như hai chú chim đang quay mỏ vào nhau. Đây là một địa điểm du lịch Thanh Hóa thu hút rất nhiều khách du lịch tới chụp ảnh và thăm quan bởi những đặc điểm thú vị của nó. Đứng ở Hòn Trống Mái có thể nghe thấy tiếng sóng vỗ dạt bờ nơi biển Sầm Sơn ở dưới chân mình, vừa nghe thấy tiếng lá thông xào xạc phía trên. Hòn Trống Mái là một biểu tượng, hình ảnh đẹp của Thanh Hóa, nên nếu du lịch Thanh Hóa, hãy sở hữu ngay một bức ảnh check – in tại nơi này nhé!

Biển Hải Tiến – Thanh Hóa

Hải Tiến là một trong 2 bãi biển khá đẹp và được Thanh Hóa đầu tư làm trọng điểm của du lịch biển trong tỉnh. Sức hấp dẫn đặc trưng của du lịch biển Hải Tiến chính là việc hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, thuần khiết với không gian thanh bình, êm ả nhưng không kém phần hiện đại của kiến trúc hạ tầng du lịch.

thanh hóa có gì chơi?

Biển Hải Tiến – Thanh Hóa

Không sở hữu một bãi biển tuyệt đẹp kiểu cát trắng phau phau, trời xanh, nước xanh, mây trắng, nắng sóng sánh vàng như mật ngọt, bãi biển Hải Tiến hấp dẫn du khách bởi vẻ yên bình, hoang sơ và sự ấm áp, chân chất, mộc mạc của dân miền biển.

Dọc theo bờ biển là những hàng phi lao rì rào đón gió, dưới chân là cát biển, cá, nước có thể không trong và thậm chí đục ngầu khi có bão, tuy vậy bãi biển dài, thoai thoải và khá nhẹ nhàng cho bạn nhiều cơ hội tắm táp riêng tư mà vẫn an toàn.

Đến Hải Tiến, du khách không chỉ được tận hưởng không khí trong lành, tránh xa những ồn ào, ngột ngạt của thành phố, đắm mình trong làn nước biển trong mát mà còn được tận hưởng nhiều dịch vụ tiện nghi, tham gia các hoạt động thú vị bên bờ biển, thưởng thức các loại hải sản tươi ngon vừa được ngư dân trong vùng đánh bắt từ biển khơi mang về.

Biển Hải Hòa – Thanh Hóa

Đến với Nghi Sơn, du khách không thể bỏ qua vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng của biển Hải Hoà. Bãi biển cách Khu Kinh tế Nghi Sơn 15 km về phía Bắc, có diện tích trên 100 ha, nằm chủ yếu trên địa phận phường Hải Hòa. Biển Hải Hòa hiện đang giữ được những nét hoang sơ và thơ mộng, với bãi biển ngập tràn cát trắng, thoai thoải bên rặng phi lao quanh năm xanh mướt. Bãi biển nhìn ra Biển Đông, phía xa là đảo Hòn Mê. Phía Nam bãi biển là núi Sổi và núi Chay. Bờ cát trắng chạy dài 20 km về hướng Bắc cho đến tận phường Hải Ninh, chỗ nào cũng có thể tắm được. Phía Tây của bãi biển là Quốc lộ 1A (km 366), cách 3 km. Bãi tắm ở Hải Hòa đẹp hơn ở Sầm Sơn, môi trường ở đây chưa bị ô nhiễm và người dân khá hiền lành chất phác.

thanh hóa có gì chơi?

Biển Hải Hòa – Thanh Hóa

Đây là bãi biển nằm ở phía Nam của tỉnh Thanh Hóa, Hải Hòa được đánh giá là bãi biển đẹp, có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển du lịch. Cùng với Sầm Sơn – Hải Hòa đã được định hướng phát triển nhằm hoàn thiện chuỗi sản phẩm du lịch biển của Thanh Hóa với nét đặc trưng riêng. Khu du lịch biển Hải Hòa hiện tại vẫn chưa được đầu tư nhiều về hạ tầng phục vụ du lịch nên chưa thu hút được nhiều khách như khu du lịch Sầm Sơn, tuy nhiên trong tương lai gần những hạng mục này sẽ sớm được hoàn thiện để biến Hải Hòa thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn của Thanh Hóa.

Bãi biển Quảng Nham – Thanh Hóa

Bãi biển Quảng Nham là một trong những bãi biển lâu đời nhất ở Thanh Hóa. Xuôi theo quốc lộ 1A khoảng 30km là chúng ta có thể đặt chân đến bãi biển xinh đẹp mà hoang sơ này.

thanh hóa có gì chơi?

Bãi biển Quảng Nham – Thanh Hóa

Hãy đến bãi biển Quảng Nham vào buổi sáng sớm để có thể bắt được những khoảnh khắc đẹp nhất của bình minh trên biển với những hoạt động đặc trưng và mộc mạc nhất của những người dân nơi đây. Bãi biển Quảng Nham không đông đúc, nhộn nhịp như Sầm Sơn mà lại mang trong mình một vẻ đẹp bình yên, vắng vẻ, nhất là vào những ngày biển động. Trong ánh nắng rạng của buổi sớm bình minh, bóng những chiếc thuyền đang thả lưới ngoài khơi xa tạo nên một bức tranh thiên nhiên và con người hòa hợp với nhau thật hùng vĩ mà cũng thật mộng mơ, chân chất.

Bãi biển Vinh Sơn – Thanh Hóa

Có một bãi biển Vinh Sơn hoang sơ, vắng vẻ và bình yên như thế giữa lòng thành phố Thanh Hóa mộng mơ. Để đặt chân tới Vinh Sơn, bạn phải đi qua một lộ trình từ Hòn Trống Mái, qua Đền Cô Tiên, Độc Cước, men theo con đường nhựa độc đạo là tới nơi.

thanh hóa có gì chơi?

Bãi biển Vinh Sơn – Thanh Hóa

Trái ngược với khung cảnh đông đúc, tấp nập ở bãi biển Sầm Sơn, Vinh Sơn thưa thớt, vắng vẻ, ít được du khách biết tới, đâu đâu chỉ có bóng dáng vài người dân địa phương ra đây tắm biển. Vắng vẻ như thế ta mới có thể thưởng thức được hết vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật nơi đây. Bãi biển vòng cung cong cong trải dài với bãi cát thoai thoải. Trên bờ biển những rặng cây xanh thẫm tạo nên một dải thực vật chạy dài ngút ngàn. Nước biển ở Vinh Sơn nông, chỉ sâm sấp bằng đến đầu gối hay bụng người lớn. Nước biển cả ngày trôi lững lờ chứ không hề có sóng to nên đặt chân tới nơi đây bận sẽ trải nghiệm được cảm giác vô cùng bình yên, tĩnh mịch, thích hợp cho việc nghỉ dưỡng, tĩnh dưỡng. Bố mẹ có bé nhỏ cho ra biển chơi cũng yên tâm bởi bãi biển vắng, nước lại nông, rất tiện quản lí bé.

Trên bờ biển Vinh Sơn có các nhà hàng bằng tre làm theo dạng nhà sàn. Sau khi tắm biển xong có thể lên các nhà hàng này thưởng thức hải sản, ngắm hoàng hôn buông xuống trên biển. Chắc chắn bạn và gia đình sẽ có những trải nghiệm thú vị, riêng tư, bình yên và thật sự đáng nhớ.

Bãi Đông – Thanh Hóa

Bãi Đông là bãi biển thuộc bán đảo Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn. Bãi Đông cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 60 km. Bãi Đông chinh phục con mắt của khách du lịch bởi bãi cát vàng trải dài trong nắng cùng với mặt biển xanh trong với những con sóng nhỏ lăn tăn gợn. Khách du lịch đến với nơi đây sẽ được thỏa thích chụp ảnh check in tại những bãi đá dài trên bờ biển hoặc tung bay tự do trong gió biển để có được những bức ảnh tự nhiên, thoải mái và vui tươi nhất.

thanh hóa có gì chơi?

Bãi Đông – Thanh Hóa

Sát bờ biển cũng có những nhà hàng với những chiếc ghế gỗ thơ mộng đặt ngay trên bờ biển chắc chắn cũng sẽ đem lại những giây phút thư giãn, nghỉ dưỡng cực kì thoải mái và yên bình. Vừa hít khí trời thoáng đãng vừa có thể thưởng thức những món ăn tươi ngon tới từ vùng biển rộng lớn thật là một trải nghiệm vô cùng lí thú.

Đảo Hòn Mê – Thanh Hóa

Gác lại những mệt mỏi của công việc, cuộc sống, có người sẽ chọn cho mình những nơi náo nhiệt, đông vui để thư giãn. Nhưng cũng có những người lại tìm đến những nơi yên bình, mộc mạc để tìm về chốn xa xưa, trầm lắng và một trong nơi hấp dẫn đó là đảo Hòn Mê – một trong số các đảo ở Thanh Hóa được yêu thích nhất.

thanh hóa có gì chơi?

Đảo Hòn Mê – Thanh Hóa

Bạn thử đứng từ trên cao nhìn xuống, khi trời yên biển lặng, bạn sẽ thấy 18 hòn đảo lớn bé không khác gì một đàn ngựa ung dung gặm cỏ giữa thảo nguyên bao la. Đảo Hòn Mê giữ nguyên vẻ đẹp nguyên sơ của đất trời. Làn nước trong xanh cùng với không khí trong lành mang lại cho bạn cảm giác thoải mái, dễ chịu.

Động Từ Thức – Thanh Hóa

Từng có một câu thơ rất hay về Động Từ Thức: “Ai về Nga Thiện quê tôi – Ghé thăm Từ Thức, thăm người cảnh tiên”. Động Từ Thức lâu nay được mệnh danh là chốn bồng lai tiên cảnh, là nơi kết duyên cho chàng Từ Thức và nàng tiên nữ xinh đẹp trong truyền thuyết mà nhiều người dân kể lại.

thanh hóa có gì chơi?

Động Từ Thức – Thanh Hóa

Động Từ Thức nằm trên sườn của một ngon núi đá nhỏ. Đường lên động là một chiếc thang dài 100m, xung quanh cây cối um tùm, những cành cây đan lại với nhau tạo nên một khung cảnh mềm mại, nhẹ nhàng. Khu động chính gồm 2 phần: Phần ngoài khá rộng với trần hình vòng cung, bên dưới vòng cung là một nhũ đá mang hình dáng một quả đào tiên. Nhũ thạch óng ánh xanh như vẩy cá chảy xuống tạo thành những hình tròn xếp chồng lên nhau gọi là “kho tiền”, nhũ thạch màu vàng được gọi là “kho vàng”, nhũ thạch màu trắng gọi là “kho muối” còn nhũ thạch màu nâu bạc được biết đến với cái tên “kho gạo”.

Động vẫn còn lưu giữ những dấu vết của truyền thuyết năm xưa, nếu để ý, ta còn thấy được dấu chân người in hằn trên đá. Với khung cảnh mờ ảo, huyền diệu như thế, bạn sẽ có cảm giác lạc vào một câu chuyện thần tiên kì ảo khi đặt chân tới nơi này.

Động Long Quang – Thanh Hóa

thanh hóa có gì chơi?

Động Long Quang – Thanh Hóa

Động Long Quang kì bí, yên bình nằm trên núi Hàm Rồng là nơi đã từng giữ chân biết bao nhiêu thi nhân, tao nhân mặc khách như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông,… Hai cửa ở hai bên động nhìn xa tựa như hình hai con mắt rồng, hay được gọi là Long Nhãn. Đứng từ Động Long Quang có thể phóng tầm nhìn bao quát ra khắp vùng, khung cảnh rộng lớn, thoáng đãng. Vào phía trong bạn có thể bắt gặp những bài thơ ngẫu hứng đầy trữ tình của những thi nhân năm xưa đã lưu lại khi thưởng ngoạn ở vùng đất xinh đẹp này.

Động Tiên Sơn – Thanh Hóa

Động Tiên Sơn trong mắt người dân và khách du lịch là chốn bồng lai tiên cảnh, mờ ảo, lấp lánh bởi những nhũ đá đủ hình dáng và màu sắc. Nếu như động Phong Nha được ví như chốn thủy cung trên mặt đất với hệ thống sông ngầm tuyệt đẹp thì động Tiên Sơn lại chinh phục người tham quan bởi sự lộng lẫy của một lâu đài nhũ đá đẹp mắt.

thanh hóa có gì chơi?

Động Tiên Sơn – Thanh Hóa

Động Tiên Sơn nằm ở độ cao 200m so với mặt đất bởi vậy khách du lịch muốn tham quan nơi đây phải leo lên những bậc thang dài, có phần cheo leo. Nhưng cho dù có mất sức vất vả nhưng suốt dọc chuyến đi bộ đó thiên nhiên đã đền đáp cho bạn bởi khung cảnh yên bình và đẹp tuyệt vời xung quanh: Những đồng lúa, nương ngô với những dòng sông chảy hiền hòa hòa quyện lại với nhau làm nên một khung cảnh làng quê bình yên mà bạn hay thấy trong tạp chí. Và chinh phục được quãng đường lên dốc, cảnh sắc Tiên Sơn chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng, quên đi hết những mệt nhọc vừa trải qua.

Những ấn tượng đầu tiên đập vào mắt du khách là những vòng động cao và thoáng, những cột đá cẩm thạch nhiều màu sắc, lấp lánh kì ảo trong ánh đèn, ánh nắng chiếu rọi. Khi bạn gõ nhẹ vào những cột đá, âm thanh sẽ vang vọng khắp động, phát ra như tiếng gọi như cõi xa xôi nào đó. Càng vào sâu bên trong, con đường càng quanh co hơn, những nhũ đá lớn hơn khiến bạn phải khom mình lại. Đi 400m bạn sẽ gặp một vực sâu 10m nhưng do quá nguy hiểm nên bạn không thể tiến vào tham quan ở đây. Không khí lành lạnh, âm thanh xa xăm từ phiến đá vọng lại cùng không gian mờ ảo ở nơi đây chắc chắn sẽ khiến bạn đê mê, say đắm, ngây ngất.

Động Cửa Buồng – Thanh Hóa

Hệ thống động Cửa Buồng gồm 3 động: Động Cô Tiên, động Đào Nguyên và động Cửa Buồng, nằm giữa 2 núi Tượng Sơn và Điểu Sơn (núi hình con voi và núi hình con chim). Nhiều danh nhân đã từng tới đây và để lại dấu ấn của mình.

thanh hóa có gì chơi?

Động Cửa Buồng – Thanh Hóa

Trong dân gian còn lưu truyền về Nguyễn Huệ khi đưa đại binh ra Bắc đã cho tổ chức các cuộc nghị bàn kế sách giải phóng Thăng Long tại đây và cũng chính nơi đây Nguyễn Huệ đã được thần báo mộng phải tiến quân nhanh ra Bắc mới mong thắng trận. Khi trở về Phú Xuân, qua vùng đất này, Nguyễn Huệ đã có hai câu đối để cảm ơn thánh nhân, hiện nay hai câu đối đó vẫn còn lưu giữ tại đền Cây Vải hay còn gọi là đền Bà Giếng Tiên (thuộc Làng Nghĩa Môn, phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn).

Hang Co Luồng – Thanh Hóa

Hang Co Luồng là một hệ thống hang động nằm trên núi Co Luồng, thuộc địa bàn bản Khằm, xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa. Từ thị trấn Quan Hóa đi ngược về phía Tây Bắc theo Quốc lộ 15 khoảng 3 km tới bản Khằm, từ đây đi bộ leo núi khoảng 500 m là tới cửa hang. Đường lên hang động này có độ dốc khá lớn vì hang nằm ở gần đỉnh núi cao, hai bên đường là đồi luồng, nương ngô của đồng bào dân tộc Thái.

thanh hóa có gì chơi?

Hang Co Luồng – Thanh Hóa

Cửa hang nằm gần đỉnh một ngọn núi và quay về phía sông Mã. Cửa hang rất hẹp chỉ vừa đủ một người chui lọt, qua cửa hang là dốc dựng đứng sâu khoảng 10 mét, du khách chỉ có thể cúi đầu bò lùi để xuống hang. Hang động rộng hàng nghìn mét vuông, được cấu tạo thành ba tầng rõ rệt. Tầng một có nhiều nhũ đá đủ màu sắc, có những chiếc đàn đá độc đáo do thiên nhiên cấu tạo nên, có những nhũ đá có hình thù con rùa, hình hồ tắm của các nàng tiên. Tầng hai của hang động Co Luồng có độ sâu khoảng 25m, tầng ba có độ sâu khoảng 35 m so với cửa hang, tạo thành một hệ thống hang động khép kín, với tổng chiều dài khoảng hơn 600m. Để đi tham quan toàn bộ hệ thống hang động này phải mất khoảng 10 giờ đồng hồ.

Suối Cá Thần Cẩm Thủy – Thanh Hóa

Tọa lạc ở chân núi Trường Sinh, bản Lương Ngọc, xã Cẩm Lương (Cẩm Thủy, Thanh Hóa), suối Cá Thần là một địa điểm lí thú những không phải ai cũng biết. Suối Cá Thần còn có tên gọi khác là Suối Ngọc, rộng khoảng 3 – 4 mét, xung quanh được bao bọc bởi những núi đá vôi dựng đứng.

thanh hóa có gì chơi?

Suối Cá Thần Cẩm Thủy – Thanh Hóa

Điểm đặc biệt thu hút sự chú ý và cảm giác thích thú cho khách du lịch khi đến với suối cá thần đó chính là dưới làn nước xanh trong vất kia là hàng chục nghìn những con cá lớn, nặng khoảng 2 – 8 kg, con cá chúa còn có thể lên tới 30 kg với hình thù độc đáo và màu sắc phong phú, mỗi khi bơi, thân cá lại phát sáng. Điều khiến người ta khó lí giải được đó là dù cho dòng suối dài tới hàng trăm mét nhưng “cá thần” chỉ xuất hiện trong đoạn 60m trở đi tính từ cửa hang cứ không hề bơi xa hơn.

Cá có hình dáng giống cá trôi, vảy đen, lưng sẫm, màu xanh rêu, thân căng tròn ở giữa, thường được gọi là cá dốc. Người dân bản địa nói cá không hay ra ngoài khi trời trở lạnh vào buổi xế chiều mà thích “dạo chơi” khi trời đổ nắng to. Có rất nhiều câu hỏi xung quanh loài cá này đến bây giờ người ta vẫn chưa giải đáp được.

Vào mùa cạn, mực nước ở suối không sâu, du khách có thể thò tay xuống nước để vuốt ve cá. Mặc dù số lượng cá nhiều như vậy nhưng nước ở đây không hề tanh. Những người dân bản địa còn hay lấy nước dưới dòng suối này để tắm giặt, sinh hoạt,… Đây là một nơi lí tưởng cho chuyến du lịch Thanh Hóa cũng như là nơi chụp một bức ảnh check – in Thanh Hóa đầy thú vị.

Suối Hiêu – Thanh Hóa

Bản Hiêu nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, là địa điểm yêu thích của dân phượt khi tới du lịch Thanh Hóa. Nơi đây hấp dẫn khách du lịch bởi truyền thuyết dòng suối biến cây thành đá.

thanh hóa có gì chơi?

Suối Hiêu – Thanh Hóa

Do chứa một lượng đá vôi lớn nên suối Hiêu làm vôi hóa những rễ cây nằm dưới lòng suối. Ở những đoạn suối Hiêu đổ về ruộng bậc thang nước chảy hiền hòa nhưng càng ngược lên đầu nguồn thì dòng chảy càng mạnh dần lên. Khách du lịch tới đây rất thích được tắm ở đây bởi nước suối trong và rất mát, tới đây tận hưởng dòng nước suối trong lành ấy, bao nhiêu mệt mỏi, khó chịu cũng sẽ tan biến hết!

Suối Ấu – Thanh Hóa

Suối Ấu đang là điểm đến mới nổi của xứ Thanh, hấp dẫn bởi vẻ đẹp hoang sơ, trữ tình, nên thơ. Cách Hà Nội 150km về phía Nam, dòng suối Ấu nằm trên địa phận xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa những năm gần đây thu hút rất nhiều người đến tham quan, thư giãn, chụp ảnh.

thanh hóa có gì chơi?

Suối Ấu – Thanh Hóa

Xuôi theo dòng nước, du khách không chỉ được tận hưởng bầu không khí trong lành mát mẻ, cảm giác thư thái, dễ chịu của một chuyến đi trở về với thiên nhiên hoang sơ, mà còn được chìm đắm trong những khung cảnh hữu tình 2 bên bờ dòng suối nước trong. Khi là những đóa hoa súng nổi bật mọc chi chít giữa dòng

Khi lại là những rặng cây khô thay lá đứng khẳng khiu ven bờ. Khi lại sừng sững núi non hùng vĩ phía xa xăm. Mỗi thời điểm trong ngày, suối Ấu lại khoác lên mình vẻ đẹp riêng. Ở đây luôn có sẵn thuyền của người dân để ở ven suối, mỗi thuyền chở được từ 4 đến 5 người. Trên chiếc thuyền nhỏ, du khách sẽ được nghe những câu chuyện kể của cuộc sống cần lao, nghe người dân thật thà chất phác tư vấn những điểm đến đẹp, những lưu ý khi tham quan suối Ấu.

Đặc biệt, thời điểm mùa thu là lúc dòng suối Ấu đẹp nhất trong năm, hình ảnh núi non, sông nước vừa hùng vĩ vừa nên thơ hòa quyện vào nhau mang đến vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên chốn quê nhà đã làm say lòng không ít người.

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông – Thanh Hóa

Sau khi thỏa thích trong làn nước mát ở Suối Hiêu, bạn có thể ghé thăm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, nơi lưu giữ những cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt cùng những hệ động vật, sinh thái vô cùng phong phú.

thanh hóa có gì chơi?

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông – Thanh Hóa

Khi đặt chân tới đây, chắc chắn bạn sẽ ngỡ ngàng bởi bức tranh thiên nhiên thực sự hùng vĩ, rộng lớn, hoang sơ và không kém phần thú vị. Một lần trong đời hãy thử trải nghiệm khám phá Pù Luông bằng xe máy, lái xe trên những con đường đèo để thấy trước mắt bạn là cả một khung cảnh thiên nhiên kì vĩ: Những mảnh ruộng bậc thang xếp thành từng bậc tỏa sáng lấp lánh dưới ánh nắng.

Tháng 6 là thời điểm lí tưởng nhất để đến Pù Luông, khi mùa lúa chín vàng ươm trên những mảnh ruộng uốn quanh nhẹ nhàng kia. Pù Luông quả thật là một địa điểm lí tưởng cho việc nghỉ dưỡng khi mở mắt ra là thấy núi non trập trùng, cây xanh rợp bóng, nhắm mắt lại là nghe thấy tiếng thở của rừng, tiếng xì xào của gió.

Nếu có cơ hội đặt chân lên Pù Luông, hãy thử trải nghiệm Pù Luông tại Pù Luông Retreat, một khu nghỉ dưỡng cực hot ở khu bảo tồn thiên nhiên này trong thời gian gần đây. Từ Pù Luông Retreat, bắc chiếc ghế ngồi ra ngoài hiên nhà là có thể thu được cả không gian bao la của Pù Luông trong tầm mắt. Một dịch vụ rất hot nữa đó là bể bơi vô cực. Bể bơi được xây ở ngoài trời, như được bao quanh bởi thiên nhiên, núi non hùng vĩ. Dựa người lên thành bể, cảm nhận những ngon núi kia, những ruộng bậc thang kia đang ôm trọn lấy mình mà thấy lòng thanh thản vô cùng.

Thác Mây – Thanh Hóa

Thác Mây được mệnh danh là thác nước đẹp nhất ở Thanh Hóa, đây là địa điểm du lịch Thanh hóa gắn liền với truyền thuyết của 9 nàng tiên xinh đẹp, 9 bậc thác tượng trưng cho 9 bậc tình yêu của những nàng tiên khi xưa.

thanh hóa có gì chơi?

Thác Mây – Thanh Hóa

Để đến được Thác Mây, ta đi xuôi theo đường Hồ Chí Minh khoảng 130km rồi rẽ vào con đường mòn duy nhất chạy thẳng 9km là tới. Từ xa, bạn đã có thể nghe thấy âm thanh của thác nước chảy ầm ầm mạnh mẽ xuống chân núi. Với độ cao 100m, 9 bậc thác gối lên nhau tạo nên một dải nước màu trắng đẹp tuyệt vời.

Khoảng thời gian lí tưởng nhất để tới Thác Mây là vào mùa hè khi những dòng thác chảy hiền hòa, nhẹ nhàng. Có những đoạn đường thác chảy mạnh mẽ nhưng có những đoạn thì róc rách, hiền hòa như những người con gái nơi đây. Hai bên thác còn có những khu rừng nguyên sinh với những cây cổ thụ lớn 2 – 3 người ôm mới xuể. Đây chính là một địa điểm lí tưởng cho những ai ưa khám phá thiên nhiên hùng vĩ.

Thác Voi – Thanh Hóa

Thác Voi nằm trên địa bàn xã Thành Vân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Thác Voi có diện tích 1.466 m2, bao gồm thác nước, suối và rừng tái sinh. Điểm thác chính là nơi hội tụ của những dòng nước len lỏi trong những cánh rừng cách hàng chục km đổ về đây.

thanh hóa có gì chơi?

Thác Voi – Thanh Hóa

Đến thác Voi, bạn có thể được chiêm ngưỡng những tảng đá lúc ẩn mình dưới làn nước trong xanh, lúc phơi mình đón ánh nắng.Tiếng rì rầm của dòng nước, hơi thở của rừng núi bao la hòa quyện lại mang đến một thần thái thật hoang sơ nhưng tịnh mà ai cũng muốn thử một lần.

Thác Cổng Trời – Thanh Hóa

Khu du lịch sinh thái thác Cổng Trời thuộc địa phận Xã Xuân Quỳ, huyện Như Xuân, cách thị trấn Yên Cát khoảng 10 phút chạy ô tô. Cách đường Hồ Chí Minh khoảng 3km đường nhựa , du khách sẽ lạc vào chốn sơn thủy hữu tình với rừng nguyên sinh,Thác Cổng Trời được hình thành từ những khe suối, dòng chảy lớn, nhỏ trên đỉnh núi Bù Mùn, có độ cao trên một nghìn mét so với mực nước biển. Từ đỉnh núi, những dòng nước len lỏi qua những khe sâu, vách đá, những thảm thực vật rậm rì, rồi hòa vào nhau, chảy về bản Chuối, xã Xuân Quỳ, tạo nên thác Cổng Trời hùng vĩ..

thanh hóa có gì chơi?

Thác Cổng Trời – Thanh Hóa

Từ trên đỉnh thác Cổng Trời, du khách tha hồ phóng tầm mắt chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên tươi đẹp với những thác nước, rừng nguyên sinh bạt ngàn. Ngoài hệ thống thác nước hùng vĩ, nơi đây còn thu hút du khách bởi thảm thực vật phong phú với nhiều loài phong lan, cây thuốc quý như hà thủ ô, thổ phục linh, ba kích, quế, hoài sơn. Đến đây du khách sẽ được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo, đậm chất núi rừng của nơi miền núi xứ Thanh như thịt trâu Nướng, gà đồi nướng, cá khe nướng, ốc suối xào sả

Thác Ma Hao – Thanh Hóa

Thác Ma Hao nằm dưới chân núi Chí Linh, thuộc làng Năng Cát, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa, cách khu di tích lịch sử Lam Kinh 45 km về phía Tây Bắc. Để đến với Ma Hao, du khách đi theo tuyến đường Hồ Chí Minh qua trung tâm thị trấn Ngọc Lặc, tới ngã tư gần km 541 rẽ trái vào quốc lộ 15A, đến trung tâm huyện Lang Chánh rẽ trái theo đường liên xã khoảng 10 km là đến thác Ma Hao.

thanh hóa có gì chơi?

Thác Ma Hao – Thanh Hóa

Cho đến nay, thác Ma Hao vẫn còn giữ nguyên vẹn nét hoang sơ, chưa bị bàn tay con người can thiệp hay tác động vào. Cũng bởi vậy, nơi đây phù hợp với những ai thích phiêu lưu, ưa khám phá. Du khách có thể đến và tận hưởng cảm giác thư thái, dễ chịu của một chuyến đi trở về với thiên nhiên, hòa vào và tận hưởng sự trong lành khoáng đạt của thiên nhiên thơ dại.

Hiện nay, Thác Ma Hao được quy hoạch nằm trong cùng khu du lịch sinh thái Bản Năng Cát của huyện Lang Chánh. Đến với vùng đất này, các bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm về cuộc sống và văn hóa của người dân tộc Thái nơi đây.

Thác Đồng Quan – Thanh Hóa

Thác Đồng Quan bắt nguồn từ đỉnh Pù Mùn qua các lũng núi rồi tạo thành dòng chảy không ngừng. Mọi người khi tới đây chỉ cần bộ hành khoảng chừng 150 mét ngược theo dòng suối trong mát lạnh sẽ đến được với đỉnh thác nước, hai bên bờ suối là những cây gỗ lớn mang dáng vẻ cổ thụ và nhiều loai cây thảo dược quý hiếm mà bà con nơi đây luôn gìn giữ và bảo vệ.

thanh hóa có gì chơi?

Thác Đồng Quan – Thanh Hóa

Vùng nước rộng dưới chân thác trong suốt như pha lê, nhìn xuyên suốt tận đáy, du khách có thể trượt thác và nhảy xuống tắm mát thỏa thích bởi khu vực này nước không quá sâu. Nếu ai không muốn tắm, có thể ngồi nghỉ ngơi trên những phiến đá to bằng phẳng , nhẵn bóng do nước bào mòn và đón làn gió đem theo hơi nước bốc thổi lên từ dòng suối. Không khí thoáng đãng xen lẫn mùi hương nồng nàn của các loài hoa rừng, tạo nên vẻ thơ mộng và kỳ thú.

Làng Cổ Đông Sơn – Thanh Hóa

Làng Cổ Đông Sơn nằm bên bờ nam sông Mã, nơi tiếp giáp của hai dòng sông Chu – sông Mã, trong địa phận phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa. Trên quốc lộ 1A hướng từ Bắc vào Nam đến cầu Hàm Rồng, ngay đầu thành phố Thanh Hóa rẽ phải khoảng 1km sẽ đến một làng cổ, đó làng Đông Sơn.Làng Đông Sơn là làng Việt cổ có vị trí rất lớn, đại diện cho cả một giai đoạn lịch sử văn minh Đông Sơn – Trống đồng Đông Sơn.

thanh hóa có gì chơi?

Làng Cổ Đông Sơn – Thanh Hóa

Làng Đông Sơn có cấu trúc theo kiểu làng thuần nông. Vị thế của làng cho phép phát huy triệt để lợi thế của kinh tế ruộng nước và đất đồi. Hệ thống di tích: đình, chùa, miếu được tạo dựng và phân bố hợp lý tạo nên những cảnh bình dị mái đình, giếng nước rất đỗi thân thương. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử đến nay làng cổ Đông Sơn vẫn còn giữ được nhiều nét cổ kính của một làng quê nông nghiệp truyền thống.

Làng thuốc lào – Thanh Hóa

Hẳn ai cũng đã từng biết đến thuốc lào, thứ thuốc đi vào trong dân gian Việt Nam như một phong tục tập quán từ xa xưa. Cứ vào tháng 4, 5 hằng năm, người dân làng Thượng Đình, xã Quảng Định, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa lại nhộn nhịp chuẩn bị cho một vụ thu hoạch thuốc lào mới. Múi thuốc lào lan tỏa trong những cơn gói nơi đất Quảng Xương, múi hương đã làm nên thương hiệu của thuốc lào nơi đây.

thanh hóa có gì chơi?

Làng thuốc lào – Thanh Hóa

Để trồng được cây thuốc lào, người dân đã bỏ ra nhiều công chăm sóc vì cây dễ bị bệnh, bị sâu. Vào tháng 4, 5 khi cây thuốc lào đã dày, già và ững vàng, người dân lại nô nức đi thu hoạch một vụ thuốc lào mới.

Thuốc lào Thanh Hóa được chế biến thủ công, sau khi thu hoạch về, lá thuốc lào được cuốn lại thành những bó thuốc lớn dài tới tận 2m. Với những người dân nơi đây, hình ảnh cây thuốc lào đã trở nên quá quen thuộc, đi sâu vào tiềm thức và cả những thói quen của người dân nơi đây:

“Nhớ ai như nhớ thuốc lào

Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”

Kho Mường – Thanh Hóa

Trên con đường lên đến Pù Luông, bạn sẽ lạc bước vào Kho Mường, một thung lũng hoang sơ, cách trung tâm thành phố chưa tới 150km.

thanh hóa có gì chơi?

Kho Mường – Thanh Hóa

Lối vào Kho Mường ngoằn ngoèo, nằm giữa khung trời thiên nhiên với một bên là những thửa ruộng bậc thang quanh co, uốn khúc, một bên là những ngọn núi trập trùng, cheo leo. Cảnh sắc ở đây mang đậm chất “phượt”, rất thử thách và đầy tính phiêu lưu. Từ trên cao nhìn xuống, bức tranh Kho Mường phủ kín bởi những mái nhà san sát nhau và những thung lũng, những cánh rừng rộng lớn bao quanh bảo vệ buôn làng.

Lạc lối tại nơi đây, các bạn sẽ choáng ngợp trước những núi đá vôi hùng vĩ, với những nhũ đá lấp lánh ánh lên trong nắng cùng với hơi lạnh phả ra từ lòng hàng tạo nên một không gian huyền bí, kì ảo đến lạnh người.

Bản Thái đen – Thanh Hóa

Đây là vùng tập trung nhiều người dân tộc Thái ở Thanh Hóa. Nơi đây có cả trăm hộ gia đình sống tập trung với nhau trong một bản làng được bao bọc và bảo vệ bởi hệ thống tre trúc mọc san sát nhau, làm thành những bức tường bảo vệ rất đáng tin cậy. Người dân ở đây sống nhờ việc trồng lúa trên những quả đồi và đến nơi đây chắc chắn bạn sẽ được thưởng thức món cơm lam ngon lành được gói trong thân tre trúc với những hạt gạo thơm ngon, căng đầy.

thanh hóa có gì chơi?

Bản Thái đen – Thanh Hóa

Người dân Thái đen ở đây sống trong nhà sàn, một loại nhà vô cùng quen thuộc tại nơi đây. Nhà sàn vừa có thể bảo vệ che chở họ khỏi những tác động bên ngoài, lại vừa làm nên một nét văn hóa vô cùng phong phú cho những người dân ở Bản Thái đen.

Nông trại Golden Cow – Thanh Hóa

Nông trại Golden Cow (hay còn được gọi là nông trại Học Đường), là một địa điểm du lịch Thanh Hoá nằm ở xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân – một dịa điểm lý tưởng để bạn tận hưởng thiên nhiên, thư giãn và vui chơi cùng gia đình, bạn bè.

thanh hóa có gì chơi?

Nông trại Golden Cow – Thanh Hóa

Ở đây bạn có thể tìm hiểu thêm về những kiến thức liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi, thiên nhiên; và tất nhiên không thiếu các cảnh đẹp để bạn check-in hoặc tạo dáng đầy sáng tạo. Khu du lịch Thanh Hoá này thích hợp với những ai đi du lịch cùng gia đình, hoặc những ai muốn lựa chọn điểm đến tham quan có thể dễ dàng đi về trong ngày.

Vườn quốc gia Cúc Phương – Thanh Hóa

Nếu bạn chưa biết du lịch Thanh Hóa có gì hấp dẫn thì hãy dành thời gian khám phá vườn quốc gia Cúc Phương nhé. Vườn quốc gia Cúc Phương có diện tích là 25.000ha và cũng là rừng quốc gia đầu tiên của Việt Nam.

thanh hóa có gì chơi?

Vườn quốc gia Cúc Phương – Thanh Hóa

Đặc trưng của Cúc Phương là rừng mưa nhiệt đới, xanh quanh năm cùng quần hệ động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Có không ít loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao đã được phát hiện và bảo tồn tại đây, trong đó nổi bật là loài voọc mông đen trắng được xem là biểu tượng của rừng Cúc Phương.

Đặc biệt đến với vườn quốc gia Cúc Phương vào tháng 5 là thời điểm bướm ở rừng Cúc Phương nở rộ nhất. Với số lượng cá thể có thể lên tới hàng triệu con cùng đua nhau khoe sắp ngợp trời, khiến cho nơi đây giống như một “rừng bươm bướm” tuyệt đẹp như trong chốn thần tiên.

Vườn Quốc gia Bến En – Thanh Hóa

Được mệnh danh là “Hạ Long trên cạn” của xứ sở Thanh Hóa, Bến En gây ấn tượng mạnh mẽ với khách du lịch bởi vẻ đẹp hoang sơ của non nước nghìn trùng và hình ảnh con Sông Mực chầm chậm nhẹ nhàng trôi êm tạo nên của khung cảnh rất thơ, rất yên bình.

thanh hóa có gì chơi?

Vườn Quốc gia Bến En – Thanh Hóa

Vườn quốc gia Bến En mang đến cho du khách sự bình yên, hoang sơ, mộc mạc của thiên nhiên. Chúng ta sẽ vui đùa cùng những chú dê, chú bò trên những đê cỏ, choáng ngợp với cảnh tượng những dãy núi trùng điệp, làn nước hồ trong vắt, tĩnh lặng. Ra đến khu thượng nguồn của sông Mực, ra có thể bao trọn khung cảnh của Bến En trong tầm mắt, với những hòn đảo xa xa mà bạn hoàn toàn có thể đi tàu ra đó để chiêm ngưỡng những loài động thực vật quý hiếm.

Bãi cò Tiến Nông – Thanh Hóa

thanh hóa có gì chơi?

Bãi cò Tiến Nông – Thanh Hóa

Bãi Cò được hình thành trên vùng đầm lầy của xã Tiến Nông (Triệu Sơn). Diện tích khoảng 3 ha. Nơi đây là nơi tập trung của rất nhiều loại cò, vạc, hay vịt trời, le le, cuốc, bìm bịp, bồ câu hoang… Chúng sinh sống và làm tổ trên các cây tre. Chúng thường đi kiếm ăn ở các cánh đồng gần đấy. Vào mùa làm tổ có hàng vạn cá thể về đây. Đây cũng là nơi duy nhất của tỉnh Thanh Hóa có các cá thể Cò sinh sống. Hiện nay chính quyền huyện Triệu Sơn đang có kế hoạch xây dựng khu du lịch sinh thái tại đây.

Đền Sòng Sơn – Thanh Hóa

Đền Sòng Sơn ngày nay, trước đây gọi là đền Sùng Trân thuộc phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn.

thanh hóa có gì chơi?

Đền Sòng Sơn – Thanh Hóa

Đền Sòng được xây dựng thời Cảnh Hưng triều vua Lê Hiển Tông (1740- 1786). Tương truyền là có một ông lão cầm chiếc gậy tre khô cắm xuống đất làng Cổ Đam mà khấn rằng: “nếu gậy tre này tươi tốt thì xây đền thờ Liễu Hạnh công chúa”. Quả nhiên lời huyền phán ấy trở nên màu nhiệm. Gậy tre trở nên xanh tươi, bén rễ, đâm chồi tỏa lá tốt tươi lạ thường. Người đời cho là điều lạ linh ứng, linh thiêng mới bảo nhau lập nên Đền Sòng trên mảnh đất ấy. Và lấy ngày 26/2 (âm lịch) hàng năm là ngày lễ chính diễn ra lễ hội – đây chính là ngày hiển linh, hiển thánh của Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Hiện nay, Đền Sòng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh không chỉ của người dân Thanh Hóa mà thu hút đông đảo du khách thập phương nhất là vào mùa lễ hội.

Đền Bà Triệu – Thanh Hóa

Ngôi đền được xây dựng để tưởng nhớ những công lao to lớn của Bà Triệu trong những năm tháng lịch sử chống giặc Đông Ngô. Ngôi đền được xây dựng trên đỉnh núi Tùng, nơi vị nữ tướng anh hùng đã ngã xuống, đã hi sinh cho nền độc lập dân tộc. Đền Bà Triệu nằm ngay đoạn đường quốc lộ 1A, tiện cho xe của khách du lịch có thể ghé qua tham quan trên lộ trình du lịch Thanh Hóa của mình.

thanh hóa có gì chơi?

Đền Bà Triệu – Thanh Hóa

Sau nhiều lần trùng tu xây dựng, hiện nay Đền Bà Triệu khoác trên mình một kiến trúc truyền thống của vùng đồng bằng Bắc trung bộ với cổng ngoài, hồ nước, bình phòng, cổng nội, tả hữu mạc,…Đến với đền Bà Triệu và đến với những cổng tứ trụ bằng đá chắc chắn, đến với những bức tường được chạm khắc tinh xảo, những bình phong bằng đá khối hay những khu đền miếu linh thiêng. Sau khi thực hiện việc dâng hương, bạn có thể đi dạo một vòng quanh sân Thiên Tĩnh ngắm nhìn vùng cỏ cây xanh rờn, thả mình vào không gian tĩnh mịch, thiêng liêng của vùng đền chùa miếu điện. Vào những dịp đầu xuân người dân từ bốn phương hay tụ hội về đây để làm lễ dâng hương cho vị anh hùng dân tộc.

Đền thờ Mai An Tiêm – Thanh Hóa

Đền thờ Mai An Tiêm thuộc xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, cách huyện lỵ Nga Sơn 5km về phía Đông Bắc. Ngôi đền nhỏ đơn sơ nép mình bên sườn núi nhưng chứa đựng cả một huyền thoại đẹp được lưu truyền bao đời nay.

thanh hóa có gì chơi?

Đền thờ Mai An Tiêm – Thanh Hóa

Kiến trúc của ngôi đền khá đơn giản, đền được kết cấu theo hình chữ Đinh gồm 5 gian Tiền Bái và 4 gian Hậu cung được mô phỏng theo kiến trúc đình, đền Việt Nam, có cổng tứ trụ truyền thống. Nội thất trong đền được bố trí trang nghiêm, gọn gàng. Đến thăm ngôi đền của nhân vật huyền sử – Mai An Tiêm, người khai sinh ra quả dưa hấu đỏ ai cũng có tâm trạng xúc động về một biểu tượng về tinh thần vượt khó, cần cù, sáng tạo trong lao động.

Tương truyền: Vào thời vua Hùng Vương thứ 6, Mai Yển – hiệu An Tiêm nguyên ư Thượng thư Lại Bộ Xuân Thu, do có nhiều công trạng nên được nhà vua rất yêu mến và gả con gái cho. Được vua yêu quý nên chàng bị các lạc hầu, lạc tướng ghen ghét, gièm pha tìm cách hãm hại;một lần vì làm phật ý vua nên chàng và gia đình bị đày ra đảo hoang sinh sống. Nhờ có loài quạ tha quả về ăn, Mai Yển đã tìm cách đuổi quạ đi và ăn thử thấy ngon, ngọt lạ thường bèn đem hạt gieo, mùa đầu đã cho nhiều quả và thứ quả đó đã nuôi sống gia đình Mai Yển, sau này người ta gọi đó là quả dưa hấu. Vụ này tiếp nối vụ kia, dưa hấu ngày càng nhiều, gia đình Mai Yển dùng không hết liền nghĩ cách, khắc chữ vào vỏ quả, bỏ xuống biển, thủy triều đã đẩy những quả dưa vào bờ, quan quân thấy vậy liền tâu lên nhà vua, mọi người cùng ăn và vui mừng khen ngon. Vua biết Mai Yển và vợ con không chết mà còn nhớ đến nhà vua, tìm cách dâng quả ngon; vua liền ra lệnh đưa Mai Yển về đất liền để phong lại chức tước.

Với ý nghĩa dân gian sâu sắc, vào năm Duy Tân thứ nhất, vua sắc phong cho thôn Ngoại, huyện Nga sơn thờ phụng Mai Yển hiệu An Tiêm Dực Bảo Trung Hưng linh phù chi thần. Đến năm Khải Định thứ 9, vua gia phong Đoan túc tôn thần, sắc cho thôn Ngoại tiếp tục thờ phụng. Đặc biệt chuẩn phong cho phép phụng thờ, dùng theo lễ quốc khánh.

Năm 1989, đền thờ Mai An Tiêm thuộc xã Nga Phú, huyện Nga Sơn đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Hàng năm, vào ngày 12 đến 15 tháng 3 âm lịch, tại đền thờ Mai An Tiêm, chính quyền và nhân dân địa phương thường tổ chức lễ hội để tưởng nhớ, tri ân Mai An Tiêm, người có công khai phá, mở mang bờ cõi, thủy tổ của nghề canh nông cho dân trong vùng. Hình ảnh Mai An Tiêm và sự tích quả dưa hấu là sức sống mãnh liệt của dân tộc ta trong buổi đầu dựng nước.

Đền thờ Lê Thị Hoa – Thanh Hóa

thanh hóa có gì chơi?

Đền thờ Lê Thị Hoa – Thanh Hóa

Lê Thị Hoa là một nữ tướng của Hai Bà Trưng, khởi nghĩa tại vùng Nga Sơn giúp Hai Bà Trưng đánh giặc Đông Hán. Sau khi đánh đuổi được Tô Định, quân xâm lược bị quét sạch ra khỏi bờ cõi, Hai Bà Trưng xưng vương và thành lập hệ thống chính quyền độc lập, bà Lê Thị Hoa đã từ chối làm quan chỉ xin được trở lại Nga Sơn để tiếp tục tổ chức dân khai hoang, lập làng, lấn biển. Năm 43, Mã Viện đem đại binh sang đàn áp, bà đã mau chóng tập hợp lực lượng để chiến đấu chống quân thù một cách quyết liệt, nhưng sau thất bại, bà đã anh dũng hy sinh ngay trên đất Nga Sơn mà bà đã giàu công khai khẩn.

Căn cứ khởi nghĩa Ba Đình – Thanh Hóa

thanh hóa có gì chơi?

Căn cứ khởi nghĩa Ba Đình – Thanh Hóa

Chiến khu Ba Đình thuộc xã Ba Đình, cách trung tâm huyện Nga Sơn 3 km về phía tây Bắc. Đây là di tích lịch sử đã được xếp hạng cấp quốc gia. Tại đây nghĩa quân Cần Vương và nhân dân ba làng Mậu, Thượng và Mỹ Khê (dưới sự chỉ huy của Đinh Công Tráng) đã đánh bại nhiều đợt tấn công của Pháp. Địa danh Ba Đình này đã được đặt thành tên gọi của quảng trường Ba Đình tại Hà Nội.

Cụm di tích Thành nhà Hồ – Thanh Hóa

Thành nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ), nằm trên địa phận nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới.

thanh hóa có gì chơi?

Cụm di tích Thành nhà Hồ – Thanh Hóa

Thành xây trên địa phận hai thôn Tây Giai, Xuân Giai nay thuộc xã Vĩnh Tiến và thôn Đông Môn nay thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.

Thành Tây Đô

Thành Tây Đô được xây vào năm 1397 dưới triều Trần do quyền thần Hồ Quý Ly chỉ huy. Hồ Quý Ly xây thành mới ở động An Tôn (nay thuộc địa phận các xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), làm kinh đô mới với tên Tây Đô, nhằm buộc triều Trần dời đô vào đấy trong mục tiêu chuẩn bị phế bỏ vương triều Trần.

thanh hóa có gì chơi?

Thành Tây Đô

Tháng 3 năm Canh Thân (26-3 đến 24-4-1400), vương triều Hồ thành lập (1400- 1407) và Tây Đô là kinh thành của vương triều mới, thành Thăng Long đổi tên là Đông Đô vẫn giữ vai trò quan trọng của đất nước. Vì vậy thành Tây Đô được dân gian quen gọi là Thành nhà Hồ. Thành đá được xây dựng trong một thời gian kỷ lục, chỉ chừng 3 tháng.

Đàn Nam Giao

Đàn Nam Giao hay đàn Nam Giao nhà Hồ là một di tích thuộc khu di tích thành nhà Hồ, tỉnh Thanh Hóa. Xưa kia đây là nơi hàng năm triều nhà Hồ tiến hành lễ tế trời, cầu cho quốc thái, dân an hoặc lễ tế vào những dịp đại xá thiên hạ.

thanh hóa có gì chơi?

Đàn Nam Giao

Chữ “Giao” có một nghĩa là lễ tế trời ở vùng phía nam kinh thành. Vì vậy, lễ tế này thường gọi là lễ tế Nam Giao, nơi thực hiện nghi lễ này gọi là đàn Nam Giao. Tương truyền trước kia khi tế lễ, dân chỉ được đứng ở phía xa để bái vọng

Đền thờ nàng Bình Khương

thanh hóa có gì chơi?

Đền thờ nàng Bình Khương

Thuộc địa phận thôn Đông Môn, xã Vĩnh Long, nằm sát tường phía Đông của thành trong Thành Nhà Hồ. Đền là nơi thờ nàng Bình Khương phu nhân của Cống sinh Trần Công Sỹ, một trong những người chỉ huy xây dựng tường thành phía đông của thành Tây Đô.

Đình Đông Môn

thanh hóa có gì chơi?

Đình Đông Môn

Nằm cách cổng Đông Thành Nhà Hồ khoảng 150m về phía Đông, thuộc làng Đông Môn, xã Vĩnh Long. Đây là ngôi đình lớn, niên đại thời Nguyễn (thế kỷ 19), và có giá trị nghệ thuật cao. Tại ngôi đình còn lưu giữ một số hiện vật liên quan đến di tích Thành Nhà Hồ và nhiều sinh hoạt truyền thống gắn với ngôi làng cổ của kinh đô xưa. Từ năm 2007 đến năm 2009 đình được trùng tu, tôn tạo.

Khu di tích Lam Kinh – Thanh Hóa

Lam Kinh (hay còn gọi là Tây Kinh) thuộc địa bàn xã Xuân Lam huyện Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hoá 52 km về phía Tây Bắc. Khu di tích lịch sử Lam Kinh rộng khoảng 30 ha, gồm những lăng phần, đền miếu và một hành cung của các vua nhà Hậu Lê mỗi lần về bái yết tổ tiên.

thanh hóa có gì chơi?

Khu di tích Lam Kinh – Thanh Hóa

Thánh điện Lam Kinh phía bắc dựa vào núi Dầu, phía trước thành hướng nam và nhìn ra sông Chu – có núi Chúa làm bình phong, bên trái là rừng Phú Lâm, bên phải là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía tây.là nơi người anh hùng Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược. Cũng như các triều đại Lý, Trần để tỏ lòng tôn kính với tổ tiên, nhà Lê cho xây dựng nhiều điện miếu, lăng tẩm có quy mô to lớn ở đất Lam Sơn.

Để thờ cúng tổ tiên, nơi an nghỉ của các nhà vua, Thái hoàng, Thái hậu, nơi cử hành những nghi lễ, nơi khi vua lễ bái yết sơn lăng. Lam Sơn được coi là “kinh đô thứ hai” của nước Đại Việt sau Thăng Long Đông Đô – Hà Nội.

Khu di tích bao gồm cầu Bạch, Giếng Ngọc, Ngọ Môn, Thành điện Nam Kinh, Vĩnh Lăng – lăng vua Lê Thái Tổ, Lăng vua Lê Thái Tông, Lăng vua Lê Thánh Tông.Lăng vua Lê Hiến Tông.Lăng vua Lê Túc Tông, Thái Miếu… Từ khi di tích Lam Kinh được phục hồi tôn tạo, cảnh quan di tích sạch đẹp, khách thập phương đến thăm di tích ngày một đông.

Đền Chín Gian – Thanh Hóa

Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh đồi Pú Pỏm thuộc thôn Thống Nhất, xã Thanh Quân, cách trung tâm huyện khoảng 35km. Là nơi đồng bào dân tộc Thái sinh sống chủ yếu, đồng bào dân tộc Thái giữ vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của huyện trong đó có cả việc hình thành nên bản sắc văn hóa riêng có của địa phương.

thanh hóa có gì chơi?

Đền Chín Gian – Thanh Hóa

Theo lời kể của các cụ cao niên trong vùng, đền trước kia là một ngôi nhà có cấu trúc kiểu nhà sàn 9 gian, vào dịp lễ hội đồng bào người Thái tập trung về đây dâng lễ vật để cúng tế thần trời. Mỗi gian trong đền tượng trưng cho một Mường, các mường mang vật cúng tế đến để cầu tài, cầu lộc, cầu an mưa thuận, gió hòa, được mùa bội thu.

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lễ tế hàng năm diễn ra vào cuối tháng 6 âm lịch, có 9 mường tham gia. Từ sau năm 1944, việc tổ chức lễ tế không còn được tổ chức, vì vậy ngôi đền dần xuống cấp. Từ tháng 4/2016, đền được khởi công tôn tạo và hoàn thành vào tháng 9/2017. Đền được phục dựng theo kiến trúc nhà sàn của người Thái, vật liệu bằng bê tông, gồm chín gian trên nền của ngôi đền cũ. Ngôi đền thờ tự các thần linh và chín mường; ngoài ra, trong đền còn thờ các anh hùng liệt sỹ nhằm tri ân công lao của những người con ưu tú của quê hương Như Xuân đã hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Hiện nay, đền Chín Gian đã được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh. Đây là di tích lịch sử văn hóa với thiết chế văn hóa tâm linh tín ngưỡng linh thiêng của đồng bào Thái nói riêng và đồng bào các dân tộc huyện Như Xuân nói chungg to ảnhphóng to ảnh

Với nhiều giá trị văn hóa – tín ngưỡng – tâm linh đặc sắc, lễ hội dâng trâu tế trời đền Chín Gian sẽ thu hút khách du lịch đến khám phá vùng đất và văn hóa đồng bào dân tộc Thái, huyện Như Xuân.

Lăng vua Lê Thái Tổ – Thanh Hóa

thanh hóa có gì chơi?

Lăng vua Lê Thái Tổ – Thanh Hóa

Lăng Lê Thái Tổ được xây dựng trên một dải đất bằng phẳng cách điện Lam Kinh 50 m. Vĩnh Lăng được chọn đặt một thế rất đẹp, phía trước có minh đường rộng rãi và tiền án là núi Chúa, phía sau có gối tựa là núi Dầu, hai bên tả, hữu có hai dãy núi tạo thế “hổ phục rồng chầu”. Đối diện lại có sông làm “bạch hổ”.

Đền thờ Lê Lợi – Thanh Hóa

thanh hóa có gì chơi?

Đền thờ Lê Lợi – Thanh Hóa

Khu đền thờ vua Lê Lợi thuộc địa bàn xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, cách khu di tích Lam Kinh 150m về phía Nam. Đền do một số nhà hảo tâm đứng ra quyên góp vào những năm đầu của thế kỷ 20 để làm nơi thờ vua Lê Thái Tổ (Trong khi khu di tích Lam Kinh bị tàn phá chưa được trùng tu). Hiện khu đền thờ này đã được sát nhập vào quản lý cùng với khu di tích Lam Kinh.

Nhà cổ 200 tuổi – Thanh Hóa

Ngôi nhà cổ này được xây dựng từ năm 1810, là của ông Phạm Ngọc Tùng đời thứ 7 dòng họ Phạm. Theo lời kể của ông Tùng, khi xây dựng ngôi nhà này, cụ Tổ ông làm chức quan hàng Bát phẩm của triều đình nhà Nguyễn. Cụ cho mời những thợ giỏi nhất của tỉnh Nam Hà cũ (nay thuộc tỉnh Hà Nam) và thợ làng mộc Đạt Tài (nay thuộc xã Hoằng Đạt – Hoằng Hóa – Thanh Hóa) về làm ngôi nhà này.

thanh hóa có gì chơi?

Nhà cổ 200 tuổi – Thanh Hóa

Hầu hết khung nhà, cột, chèo, cửa… đều được làm bằng những loại gỗ quý, trong đó gỗ xoan được sử dụng nhiều nhất bởi có đặc tính nhẹ, ít mối mọt. Mỗi họa tiết hoa văn, hình điêu khắc trên các vì kèo đều có ý nghĩa riêng của nó và không trùng lặp mà luôn đối hướng, đối xứng.

Trong ngôi nhà ông Tùng còn lưu giữ 8 bức câu đối viết bằng chữ Hán Nôm có in ấn tín của nhà vua. Đây cũng là một phần tạo nên sự cổ kính và thâm nghiêm của ngôi nhà.

Chợ phiên Phố Đòn – Thanh Hóa

thanh hóa có gì chơi?

Chợ phiên Phố Đòn – Thanh Hóa

Chợ phiên Phố Đòn là một nét văn hóa đặc sắc và đặc biệt ở Thanh Hóa. Ở chợ phiên Phố Đòn, đôi lúc người ta không trao đổi với nhau bằng tiền mà bằng con gà, cân thóc,… như cách trao đổi của thời xa xưa như một con gà có thể đổi lấy hai chục trứng với bó rau là được lòng cả đôi bên. Mỗi phiên chợ đều đầy màu sắc với đầy đủ những loại mặt hàng, người ra kẻ vào cười nói chào hàng rộn rã tạo nên một bức tranh chợ phiên độc đáo của vùng quê Việt Nam vừa quen thuộc lại vừa độc đáo vô cùng.

Nghè Xuân Phả – Thanh Hóa

Nghè Xuân Phả là công trình đình làng Xuân Phả, xã Thọ Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Nghè Xuân Phả hiện nay thờ 2 vị thần là Đại Hải Long Vương và Hoàng hậu nhà Đinh Dương Thị Nguyệt, người có công truyền dạy Trò Xuân Phả để dân làng lưu truyền đến nay.

thanh hóa có gì chơi?

Nghè Xuân Phả – Thanh Hóa

Nghè Xuân Phả tồn tại từ thời nhà Đinh. Truyền thuyết địa phương kể lại rằng, khi tiến quân vào Ái Châu đánh dẹp sứ quân Ngô Xương Xí, Đinh Bộ Lĩnh sai sứ giả đi khắp nơi cầu bách linh, bách tính và hiền tài cùng nhau đứng lên đánh giặc cứu nước. Khi sứ giả đi đến bờ sông Chu thì gặp giông tố phải trú lại trong Nghè Xuân Phả. Đến đêm, thần Thành hoàng làng Xuân Phả báo mộng về cách phá giặc, sứ giả vội về bẩm cáo lại với nhà Vua. Vua thấy kế hay nên làm theo và quả nhiên thắng trận. Để tỏ lòng biết ơn Thành hoàng làng Xuân Phả, nhà Vua đã phong tặng tước vương gọi là Đại Hải Long Vương. Nhà vua còn sai Hoàng hậu Nguyệt Nương ban thưởng cho dân làng Xuân Phả 5 điệu múa trò để hàng năm dâng lên Thành hoàng trong ngày hội làng. Có thể khẳng định rằng Trò Xuân Phả là vũ điệu dân gian giành riêng cho Đại Hải Long Vương thành hoàng làng Xuân Phả.

thanh hóa có gì chơi?

Trò Xuân Phả

Trò Xuân Phả là các trò diễn dân gian mô tả cảnh năm phương đến chầu, đem những tiết mục múa hát đặc sắc của quốc gia họ để chúc mừng Hoàng đế nước Việt xưa. Trò Xuân Phả được hình thành và phát triển hơn nghìn năm để trở thành một tổ hợp múa dân gian đặc sắc, độc nhất vô nhị diễn ra hàng năm ở Nghè Xuân Phả, xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. TXP gồm có 5 điệu múa rất đặc biệt với tên gọi Hoa Lang, Tú Huần (Lục Hồn Nhung), Ai Lao, Ngô Quốc và Xiêm Thành (Chiêm Thành). Trò Xuân Phả thường diễn ra vào các ngày từ 10 đến 12 tháng 2 âm lịch hàng năm.

Đến đây, chắc hẳn bạn đã hết thắc mắc “Thanh Hóa có gì chơi” rồi phải không? Nếu bạn đến với Thanh Hóa thì hãy ghé thăm những địa điểm du lịch trên đây để khám phá vẻ đẹp của mảnh đất này nhé. Bạn sẽ không phải thất vọng đâu. Chúc các bạn có một chuyến đi du lịch tại Thanh Hóa thật vui vẻ và nhiều ý nghĩa.

Đăng bởi: Hoàng Văn Quyết

YOLO! Khám phá các huyện ở Thanh Hóa

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก