Kỹ Năng Phái Mạnh

Thế nào là một người “Được Việc”?

Được việc như là khái niệm chung dùng để nói về một nhân viên ưu tú. Mỗi khi dùng từ đó cho một nhân viên nào, ánh mắt các sếp cũng long lanh, tâm đắc, như thể hiện “mình thật may mắn khi có nhân sự như vậy”. Xâu chuỗi lại, chúng ta thử làm rõ điểm chung của các nhân sự “được việc” xem sao.

kỹ năng, thế nào là một người “được việc”?

Biểu hiện của những người “được việc”

Bạn đấy rất được việc. Cô bé đó được việc lắm nha.
Cậu ta rất chuẩn. Rất được việc.

Đó là lời nhận xét mình thường nghe được mỗi khi nói chuyện với các sếp, khi họ nhận xét về một nhân viên ưu tú nào đó. Được việc như là khái niệm chung dùng để nói về một nhân viên ưu tú. Mỗi khi dùng từ đó cho một nhân viên nào, ánh mắt các sếp cũng long lanh, tâm đắc, như thể hiện “mình thật may mắn khi có nhân sự như vậy”. Xâu chuỗi lại, thử làm rõ điểm chung của các nhân sự “được việc” xem sao:

1. Xử lý việc nào ra việc đó

Nhận việc là xử lý gọn gàng. Xử lý xong chủ động báo cáo. Xử lý không xong cũng chủ động phản hồi. Tóm lại giao cho việc gì là yên tâm việc đó, sếp rảnh đầu mà đi làm việc khác. Được việc là thế.

2. Việc gì cũng làm rõ mục tiêu

Kết quả kỳ vọng là như này phải không anh? Anh muốn là cái này cần xong trước thứ 5 phải không? Thống nhất mục tiêu xong rồi mới làm. Cho nên đã làm là trúng. Được việc là thế.

3. Luôn nói giải pháp, thay vì viện dẫn lý do

Tình hình là khách hàng có vẻ chưa ưng giải pháp của mình, em đang định như này, như này, anh tư vấn thêm cho em. Người được việc không bao giờ là người forwarder chuyển vấn đề cho sếp ôm mà xử lý.

4. Chủ động & chủ động

Em đã hỏi đối tác lịch họp ở HN chưa?

Họ bảo thứ ba chưa ra được sếp.

Rồi sao em?

Thì họ bảo vậy đó.

Vậy là không được việc nha. Được việc là như sau:

Em có trao đổi với đối tác rồi, thứ 3 tuần tới họ chưa ra HN để bàn với mình về dự án A được. Hỏi thêm thì họ cho biết phương án tốt nhất là thứ 6, hoặc thứ 7. Phương án nào phù hợp với sếp để em chốt với họ luôn?

Thật là được việc.

kỹ năng, thế nào là một người “được việc”?

5. Trợ thủ đắc lực

Chỗ này em đã note kỹ các nhu cầu của khách hàng, lát ngồi trên xe anh tranh thủ xem qua phần tóm tắt này sẽ nhanh hơn.

Em có highlight kỹ các điểm chú ý trong hồ sơ các vị trí ứng viên trưởng phòng X. Và có một file tóm tắt so sánh các ứng viên này theo tiêu chí bên mình. Chị xem nhé.

Trong file em gửi có đồ thị phân tích thêm điểm đánh giá hài lòng nhân viên được phân tách theo năm kinh nghiệm, theo khối sản xuất – văn phòng, theo cấp bậc vị trí để anh tiện trao đổi với TGĐ luôn nhé.

Mấy người được việc nó vậy. Chuyển thông tin cho sếp là hỗ trợ tối đa để sếp ra được quyết định. Chứ không phải cho các sếp bơi trong một mớ data (dữ liệu thô) không biết thế nào mà lần. Lúc nào cũng như là cánh tay phải đắc lực vậy.

Đăng bởi: Út Nhỏ

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก