Điện Biên

Top 10 thông tin khi đi du lịch A Pa Chải

Điện Biên ngày nay không chỉ là nơi ghi danh những chiến tích lịch sử vang dội mà còn là một địa điểm du lịch yêu thích bởi thiên nhiên, văn hóa đặc sắc. Trong đó phải kể đến A Pa Chải – niềm mơ ước của những ai đam mê du lich bụi. Hôm nay, hãy cùng tôi bỏ túi Top 10 thông tin khi đi du lịch A Pa Chải để ghi nhớ những kinh nghiệm bổ ích cho chuyến đi đến một nơi đầy thú vị này nhé!

Giới thiệu về A Pa Chải 

top 10 thông tin khi đi du lịch a pa chải

A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên được biết đến với hình ảnh ngã ba biên giới Việt – Lào – Trung – điểm cực Tây trên đất liền của lãnh thổ Việt Nam. Nơi này được người đia phương ví vo rằng “1 con gà gáy cả 3 nước đều nghe”. Tọa lạc tại  độ cao 1864 m so với mặt nước biển, A Pa Chải tập trung người dân tộc Hà Nhì là chủ yếu, ngoài ra còn là nơi sinh sống của một số dân tộc thiểu số khác. Trong tiếng Hà Nhì, A Pa Chải mang ý nghĩa là vùng đất rộng lớn, bằng phẳng.

Cách di chuyển đến A Pa Chải

top 10 thông tin khi đi du lịch a pa chải

A Pa Chải nằm cách trung tâm Hà Nội tầm500km, vì vậy thời gian di chuyển khá dài. Có ba cách di chuyển phổ biến nhất để tới đây là bằng xe khách, ô tô tự lái, xe máy tuyến Hà Nội – Điện Biên. Phần lớn dân phượt sẽ lựa chọn đi từ Hà Nội đến Điện Biên bằng xe khách rồi bắt đầu phượt bằng xe máy tới A Pa Chải . Bạn cũng có thể gửi xe máy lên Điện Biên bằng chính xe khách mình đi để tiết kiệm tiền thuê xe. Tổng thời gian di chuyển bằng xe khách sẽ mất từ 12 tới 13 tiếng. Ngoài ra để tiết kiệm thời gian, du khách cũng có thể đi máy bay chuyến Hà Nội – Điện Biên của hãng Vasco- hãng con của Vietnam Airlines thì sẽ chỉ mất tầm 1 tiếng là đến nơi, với các du khách ở xa đến Hà Nội thì nên sắp xếp bay nối chuyến luôn  để tiết kiệm thời gian và công sức.

Thủ tục trước khi du lịch A Pa Chải

Đây là vùng biên giới quốc gia cũng như điểm cực Tây Việt Nam nên khi đến mảnh đất này, bạn phải làm thủ tục xin phép để được leo A Pa Chải.  Việc làm thủ tục khá phức tạp, trước tiên bạn cần được thông qua bởi bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Điện Biên để xin giấy giới thiệu. Tiếp theo sẽ đem giấy giới thiệu đến đồn 317 để xin cấp phép tới cột mốc số 0. Tuy nhiên, vào thời điểm cao điểm của du lịch, thủ tục sẽ được rút gọn lại. Du khách chỉ cần đem giấy tờ tùy thân quan trọng qua đồn 317 để đăng kí là được; sau đó sẽ có các chiến sỹ canh gác tại đấy đưa các bạn đi.

Tuân thủ các quy định khi tới khu vực biên giới A Pa Chải 

Du khách khi du lịch A Pa Chải  cần lưu ý những điều dưới sau để tiết kiệm thời gian và thủ tục dễ dàng:

  • Với công dân Việt Nam, cần đem theo CMND/ thẻ căn cước hoặc giấy tờ tùy thân từ công an xã, phường, thị trấn nơi đang cư trú cung cấp.
  • Đối với khách nước ngoài, cần phải có giấy phép của bộ công an cấp tỉnh/ thành phố nơi đang tạm trú cấp.
  • Thủ tục qua đêm:
  • Nếu muốn ở qua đêm tại khu vực biên giới A Pa Chải , bạn phải đến cơ quan công an cấp xã, phường, thị trấn hoặc đồn công an sở tại đăng ký quản lý tạm trú theo quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ khẩu.
  • Tuân thủ mọi sự  kiểm tra, kiểm soát và hướng dẫn của Bộ đội biên phòng, chính quyền, công an địa phương trong thời gian ở lại khu vực biên giới ( bao gồm mọi hoạt động của cả người và phương tiện ).

Nên du lịch A Pa Chải mùa nào?

top 10 thông tin khi đi du lịch a pa chải

Thời gian đi A Pa Chải lý tưởng cũng như đẹp nhất là vào tầm cuối tháng 8 đến đầu tháng 9- thời điểm lúa chín hoặc từ tháng 1 tới đầu tháng 2- thời điểm cấy mạ. Ngoài ra, thời gian vào tháng 11 đến tháng 12 chính là lúc hoa Dã Quỳ nở rộ, phủ kín vàng rực mọi nẻo đường và còn là dịp lễ hội của người Hà Nhì được tổ chức sôi động. Chỉ có riêng mùa mưa thì du khách nên tránh để không gặp nguy hiểm khi đi lại và cảnh sắc lúc này cũng không được đẹp. Tốt nhất, bạn nên theo dõi dự báo thời tiết trong khoảng 2 tuần trước khi đi hoặc hỏi luôn khi gọi điện đặt chỗ nghỉ tại A Pa Chải.

Leo mốc số 0 – nơi đánh dấu Cực tây Việt Nam 

Đây là điểm đến không thể bỏ qua khi đặt chân tới A Pa Chải  và là địa điểm check-in được yêu thích cho những ai đam mê du lịch bụi. Vào những ngày thời tiết thuận lợi, du khách sẽ mất tầm 4 tiếng leo lên và 3 tiếng leo xuống , đã tính cả thời gian nghỉ ngơi. Ai đi xe máy thì có thể đi thẳng vào đồi cỏ tranh, còn đi ô tô thì sẽ mất thêm tầm 2 tiếng đi bộ nữa. Đặt chân đến Mốc 0, du khách cũng đừng quên ghé tham quan chợ phiên A Pa Chải, nằm gần cột mốc số 3 của biên giới Việt Nam- Trung Quốc. Lưu ý là chợ nơi đây chỉ thường họp vào các ngày 3, 13 và 23 dương lịch hàng tháng.

Cầu Hang Tôm

top 10 thông tin khi đi du lịch a pa chải

Cầu Hang Tôm là một hồ nước lớn, rất yên ả, xung quanh còn có dân cư nhưng khá thưa thớt. Du khách có thể đi nhờ thuyền của dân địa phương ở đó để ngắm cảnh và cảm nhận thiên nhiên trong lành, yên bình tại nơi cực Tây Tổ Quốc. Hồ nước nơi đây trong xanh tới mức có thể soi bóng phản chiếu núi đồi.

Cột mốc 17 – 18:

Cột mốc 17 – 18 được làm từ đá hoa cương và là một trong những điểm ngắm cảnh đẹp nhất khi đi du lịch A Pa Chải. Cột mốc này nằm cách trạm biên phòng gần 6,5km và được đặt tại bờ suối, nơi giao nhau của sông Đà và suối Nậm Náp.  Sẽ rất tuyệt vời khi vừa nghỉ chân, ngắm cảnh dòng sông Đà giữa núi rừng rộng lớn. Bạn sẽ cảm thấy những cheo leo, vất vả để đặt chân tới đây cũng thật xứng đáng.

Những lưu ý khác

A Pa Chải là vùng cao nên có địa hình chủ yếu là núi rừng. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị một đôi giày thể thao đế cao su hoặc giày vải cao cổ bộ đội.  Những loại giày này sẽ giúp bạn bám sát đất , đỡ đau chân và hạn chế bị cỏ làm ngứa chân. Để cẩn thận hơn, bạn có thể bọc đầu gối và khớp mắt cá để đảm bỏa an toàn hơn khi leo núi xa.

Lời kết

Cảm giác chinh phục điểm cực Tây của Tổ quốc sẽ vô cùng tự hào và thú vị, đặc biệt khi vượt qua những cung đường đèo ngoằn nghèo cũng như khám phá vùng đất đầy mới lạ này. Lưu lại ngay top 10 thông tin khi đi du lịch A Pa Chải bên trên để có những kinh nghiệm bổ ích cho chuyến đi của mình.

Đăng bởi: Ngọc Diệp Nguyễn Phạm

YOLO! Khám phá các huyện ở Điện Biên

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก