Bến Tre

Ăn gì khi đến Bến Tre?

Bến Tre, vùng đất thuộc miền Tây Nam Bộ với những con người quật khởi trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước. Vùng đất chan chứa tình người với những cảnh đẹp, món ngon đặc sản làm nao lòng bao du khách khi về đây. Nếu bạn đến đây lần đầu chắc chắn sẽ không biết được đâu là những món ngon đặc sản Bến Tre. Chính vì thế, trong bài viết của chúng tôi ngay sau đây sẽ giúp du khách giải đáp câu hỏi: Ăn gì khi đến Bến Tre? nhé!

Chuối đập – Bến Tre

Béo béo, ngọt ngọt, thơm lừng… không chỉ đơn giản là một món ăn chơi dân dã của “xứ dừa” mà chuối đập Bến Tre còn được xem là một món đặc sản độc đáo, là thành quả của sự kết hợp hài hòa đầy tinh tế giữa chuối và dừa. Đây đều là hai loại sản vật nổi tiếng của vùng đất Bến Tre.

ăn gì khi đến bến tre?

Chuối đập – Bến Tre

Bến Tre từ lâu được biết tới là thủ phủ của dừa. Dừa hiện diện trong cuộc sống của người dân nơi đây. Dừa đóng vai trò là nguyên liệu chủ chốt trong việc tạo ra nhiều món ăn ngon đem tới hương vị thơm, béo và bùi… Hơn nữa, chuối và dừa “bộ đôi” trong ẩm thực Việt Nam có tính hài hòa cao. Có chuối mà thiếu dừa, món ăn chưa thể tròn vị. Dù chỉ là món ăn vặt mỗi buổi chiều tà nhưng chuối đập dập Bến Tre lại có sức hấp dẫn vô cùng, trở thành món khoái khẩu gây thương nhớ cho không ít người.

Dừa – chuối vốn là bộ đôi hòa hợp trong ẩm thực của người Việt Nam. Món nào có chuối thì phải có dừa mới thơm ngon, tròn vị. Người Bến Tre đã khéo léo kết hợp hai nguyên liệu này lại để tạo thành một món “khoái khẩu”. Tuy chỉ là món ăn chơi nhưng không kém phần hấp dẫn và có khả năng “gây thương nhớ”.

ăn gì khi đến bến tre?

Chuối đập – Bến Tre

Chuối được chọn để làm món này phải là loại chuối Xiêm vừa chín tới, mà người miền Tây hay gọi là “chín hường hường”. Sở dĩ phải chọn như vậy là do ở giai đoạn này, chuối có độ dẻo vừa đủ, không quá cứng cũng không quá nhão, khi nướng sẽ rất vừa ăn.

Chuối gọt sạch vỏ, chẻ đôi, cho lên bếp nướng khoảng 5 phút cho ráo nước. Sau đó, lấy chuối xuống, bỏ vào bọc nilon hoặc để lên thớt đập dập. Tiếp tục cho chuối đã đập lên bếp than, trở đều hai mặt. Đến khi thấy màu trắng đục chuyển thành màu vàng nhạt thì lúc đó, chuối đã chín. Công đoạn này phải hết sức lẹ tay, nếu không chuối sẽ bị cháy khét, mất ngon.

Nướng chuối xong, ta tiếp tục công đoạn làm nước cốt dừa. Dừa khô nạo vắt lấy nước cốt, bắt lên bếp khuấy, có thể cho thêm ít bột năng để tăng độ sánh. Thường thì người ta hay cho thêm tí hành, tí muối và đường cho vừa ăn và có mùi thơm. Bày chuối ra đĩa, rưới cốt dừa lên trên là đã hoàn thành món ăn rồi đấy.

Chuối đập Bến Tre khi ăn sẽ được bày ra đĩa, người bán sẽ hỏi bạn muốn rưới nước cốt dừa lên trên hay để riêng ra bát rồi chấm. Món ăn này thưởng thức ngon nhất vào những ngày mát, trời mưa. Ngồi quây quần dưới những tán cây dừa hay bên cạnh dòng sông vừa ăn vừa hóng mát. Giá của một đĩa chuối đập đầy ắp cũng rất rẻ, chỉ vài ngàn đến chục ngàn cho một bữa ăn chơi nhưng cũng no căng bụng.

Nếu có dịp du lịch miền Tây về với quê hương Bến Tre trên đường đi đến các điểm tham quan hay sau những giờ phút vui chơi mệt mỏi, đừng quên ghé ngang qua hàng bán chuối đập. Để thưởng thức món ăn bình dân và cảm nhận cái hồn túy của quê hương nơi đây.

Bánh xèo ốc gạo – Bến Tre

Bánh xèo ốc gạo là món ăn dân dã ưa thích của người dân cồn Phú Đa (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre), đặc biệt là vào dịp tết Đoan Ngọ (tức ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch). Trong hành trình tham quan du lịch Bến Tre, nếu có dịp ghé thăm Chợ Lách, du khách không thể bỏ qua món bánh xèo nhân ốc gạo nổi tiếng.

Bánh xèo ốc gạo – Bến Tre

Nói là món dân dã nhưng quý vì không phải mùa nào cũng có ốc gạo và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ có cồn Phú Đa của Chợ Lách là nơi được thiên nhiên ban cho nguồn thuỷ sản này với trữ lượng mỗi năm trên 20 tấn. Mùa ốc gạo từ tháng 4 đến tháng 7 âm lịch, nhưng ốc béo, ngon nhất vào tháng 5 âm lịch.

Bột bánh xèo được trộn đều cùng với bột nghệ và thêm các gia vị (muối + đường + bột ngọt + nước cốt dừa + hành lá xắt nhuyễn) nêm nếm cho vừa khẩu vị, cũng không quên thêm vào đó một quả trứng gà để sau khi đổ, bánh mềm, béo ngon, dễ gỡ không bị rách… . Ốc gạo được rải đều trong lòng bánh, thêm củ sắn (củ đậu) xắt sợi và giá thêm vị ngọt cho bánh, làm cho bánh xèo ốc gạo ăn không ngấy. Ngoài bánh xèo, ốc gạo còn được chế biến thành nhiều món lạ miệng nữa như: ốc gạo luộc chấm với nước mắm sả; ốc gạo cuốn bánh tráng với dừa nạo; gỏi ốc gạo trộn bắp chuối…, rất tuyệt. Ngoại trừ ốc gạo luộc để nguyên con, còn làm các món khác phải lể thịt ốc ra. Phần thịt phía trên của ốc gạo ngọt và giòn, phần phía dưới hơi đắng, nhưng không ai lể bỏ phần này vì chính cái vị đắng làm cho ốc gạo ngon đặc trưng.

ăn gì khi đến bến tre?

Bánh xèo ốc gạo – Bến Tre

Chế biến các món bằng ốc gạo không khó, chỉ cực nhất là ngâm rửa ốc gạo cho sạch cát. Bởi ngâm rửa ốc gạo mất nhiều thời gian, luộc xong lể ốc mới chế biến được, bây giờ ngườ dân đã biết mẹo vật làm ốc nhanh nhã cát hơn là Ốc gạo bắt được về cho vào thau nước vo gạo với vài trái ớt chín đâm giập trong vài giờ cho ốc nhả sạch đất, sau đó luộc chín với vài tép sả đập giập để dưới đáy nồi. Dùng gai quýt lể lấy ruột ốc ra cho vào tô. Đặt miếng cải bẹ xanh vào lòng bàn tay trái, tay phải “bốc” một miếng bánh xèo có lẫn thịt ốc gạo cùng miếng rau sống cuốn lại chấm vào chén nước mắm chanh, tỏi ớt cho vào miệng nhại chầm chậm. Vị ngọt, giòn của thịt ốc hòa lẫn vị béo, thơm của bột gạo tạo thành một món ăn dân dã “đặc trưng Nam bộ” thật vô cùng hấp dẫn…

Khách có thể tìm hiểu về cồn Phú Đa huyện Chợ Lách lên những chuyến ghe được tổ chức cho khách đi quanh cồn xem cào ốc gạo, xúc hến. Nghe người dân ở đây ý thức vừa khai thác, vừa bảo tồn “của trời cho”, ta cũng mừng vì giữ được một vùng sinh thái độc đáo. Thích thú xem cào ốc, rồi thưởng thức từng hương vị của mỗi món ăn từ ốc gạo, hến, khách du lịch không quên cồn Phú Đa mỗi dịp tết Đoan ngọ.

Đặc sản Bến Tre, ngoài bánh xèo ốc gạo, còn có chuột dừa, bánh canh bột xắt, củ hủ dừa, đuông dừa… Tạm quên đi những lo toan của cuộc sống, bộn bề của công việc, du khách hãy thực hiện chuyến du lịch về Bến Tre để thưởng thức các đặc sản nơi đây.

Đuông dừa – Bến Tre

Nhắc đến Bến Tre là người ta nghĩ ngay đến miên quê thanh bình với món kẹo dừa ngon tuyệt vời. Không chỉ thế nơi đây còn có một món ăn đặc sản mà không phải lúc nào cũng có và không phải ai cũng dám thưởng thức đó là món “đuông dừa Bến Tre”

ăn gì khi đến bến tre?

Đuông dừa – Bến Tre

Đuông Dừa Bến Tre là đặc sản vùng miền của vùng đất Bến Tre. Đây được xem là món ăn có một không hai, mang một nét riêng, đặc trưng của vùng đất này. Đuông dừa không những sạch mà còn rất thơm, ngon, béo ngậy vì nó hấp thụ phần tươi non nhất của cây dừa. Tuy nhiên, không phải ai cũng dám ăn món ăn này. Vì vừa nhìn qua, duông dừa có vẻ bề ngoài tương tự như sâu non, thân mềm, màu trắng. Chúng ngọ ngậy, trườn tới trườn lui. Vì vậy, với những người lần đầu nhìn thấy sẽ rất sợ và không dám ăn.

Hằng năm, cứ đến dịp mưa nhiều liên tục, cũng là lúc đuông dừa bắt đầu sinh trưởng mạnh nhất. Chúng tìm chọn những cây dừa tươi tốt, khoét lỗ và bắt đầu đẻ trứng, sau một khoảng thời gian, trứng sẽ nở thành ấu trùng. Những con ấu trùng này sẽ bắt đầu phát triển nhờ vào việc ăn củ hũ dừa, cho tới khi hút hết chất của thân cây. Lúc này, đuông dừa to tròn, béo tốt và có thể thu hoạch. Người dân thường đốn hạ dừa để bắt đuông dừa. Đuông dừa là nguyên liệu để chế biến rất nhiều món ăn ngon khác nhau.

Đuông dừa – Bến Tre

Người Bến Tre đem những con đuông béo tròn này chế biến thành các món ngon tuyệt vời mà ai đã thử qua một lần chắc chắn sẽ có những cảm giác khó tả. Đuông nướng dừa hoặc nướng than hoa là các món ăn được người dân địa phương vô cùng yêu thích. Ngoài ra, đuông đem ăn sống sẽ giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng của nó. Để có thể dễ ăn hơn, người ta đem tẩm đuông với bột rồi chiên giòn, ăn kèm với rau thơm, ớt,…mùi vị vừa béo vừa đậm đà. Đuông hấp xôi sẽ có vị dẻo, thơm khó tả, cháo đuông được nấu cùng nước cốt dừa thơm ngon béo ngậy cũng là một món ăn được người dân địa phương và du khách bốn phương vô cùng thích thú.

Một trong những món ăn ngon và có cách chế biến vô cùng đơn giản chúng ta phải kể tên đến món đuông dừa sống mắm ớt. Cách sơ chế rất nhanh, bạn chỉ cần chuẩn bị một bát rượu, sau đó cho đuông dừa vào đó nhằm mục đích loại bỏ chất bẩn. Tiếp đến, rửa lại nước cho sạch. Pha sẵn một bán mắm ớt cay ngon và thả đuông dừa vào trong để thưởng thức. Những con đuông dừa to tròn, mũm mĩn ngọ ngậy trong bát nhìn thật hấp dẫn. Chỉ cần gắp một con ăn thử chắc chắn bạn sẽ bị cuốn hút và không bao giờ quên. Vị ngọt, béo, bùi hòa quyện cùng vị cay của mắm ớt.

Nếu có cơ hội đến với miền Tây, và nếu đủ lòng can đảm để thưởng thức món đuông dừa đặc biệt này, thì hãy thử một lần cho biết, cái vị béo ngậy, thơm lừng mà món ăn bổ dưỡng này mang lại, bạn nhé!

Chuột dừa – Bến Tre

Một điều khá ngộ nghĩnh là ngày nay, Bến Tre còn được biết đến với một món đặc sản chế biến từ loài làm hại cây dừa, đó là món chuột dừa. Chuột dừa giống như chuột đồng tuy nhiên nó chỉ sống trên cây dừa, lấy chất ngọt từ dừa nên thịt có vị ngọt và thịt chuột dừa săn chắc dai ngon.

ăn gì khi đến bến tre?

Chuột dừa – Bến Tre

Để bắt được chuột dừa, người ta phải có cách đánh động vào hang ổ cho chuột chạy ra các tàu dừa, sau đó dùng gậy để bắt. Khi bắt được chuột dừa, người ta tiến hành sơ chế y như các loài chuột khác. Thế nhưng để giữ nguyên được hương vị béo thơm của chuột dừa, người dân Bến Tre thường chế biến chuột dừa theo cách hấp, nướng.

Khi thịt chuột dừa chín sẽ tỏa ra một mùi hương không lẫn vào đâu được, vừa có độ mềm của thịt, vừa có độ béo vì chất dừa ngấm vào trong từng thớ thịt. Ban đầu, những người không quen với món chuột sẽ thấy rất sợ, để hạn chế điều đó, người ta cũng trình bày chuột dừa trên một chiếc lá chuối (tất nhiên đã chặt thành nhiều phần thịt nhỏ) để có tính thẩm mỹ, trông dân dã và dễ ăn hơn. Thường thì người ta sẽ ăn chuột dừa hấp với muối tiêu chanh, hay muối ớt, kèm theo vài lá rau răm hăng nồng.

Chuột dừa – Bến Tre

Ngày nay, món chuột dừa đã trở thành đặc sản, cho nên người ta cũng nâng tầm chuột dừa lên ở một mức độ khác, bớt dân dã đi và có phần cầu kỳ trong chế biến để có thể đưa chuột dừa vào danh sách các món hạng sang ở quán ăn, nhà hàng.

Ngày nay, món chuột dừa đã trở thành đặc sản, cho nên người ta cũng nâng tầm chuột dừa lên ở một mức độ khác, bớt dân dã đi và có phần cầu kỳ trong chế biến để có thể đưa chuột dừa vào danh sách các món hạng sang ở quán ăn, nhà hàng.

Trải nghiệm miền Tây, không thể bỏ qua Bến Tre ngàn dừa, dừa ở đây ngọt mát, nguồn cung cấp dừa lớn của nước ta, chế biến ra nhiều món ăn từ dừa và đặc biệt có ẩm thực chuột dừa Bến Tre ngon đậm chất miền Tây, đừng bỏ lỡ món ăn vô cùng độc đáo này khi đến với xứ dừa các bạn nhé.

Gỏi củ hũ dừa – Bến Tre

​Bến Tre được mệnh danh là quê hương xứ Dừa, có hệ sinh thái phong phú, đa dạng, trong đó dừa là nguồn nguyên liệu dồi dào mà từ lâu người Bến Tre đã biết tận dụng khai thác. Chính cái hương vị thanh ngọt của các loại dừa trên đất Bến Tre đã tạo nên những món ăn đặc trưng riêng của vùng đất này. Gỏi củ hủ dừa là một trong hàng trăm món ngon được chế biến từ dừa mà người dân Bến Tre đã đưa vào ẩm thực xứ Dừa để phục vụ du khách.

ăn gì khi đến bến tre?

Gỏi củ hũ dừa – Bến Tre

Củ hũ dừa là một món ăn giàu dinh dưỡng, rẻ cho sức khỏe , tốt cho hệ tiêu hóa và giàu khoáng chất . Từ củ hũ dừa sở hữu thể chế biến thành đa dạng món như củ hũ dừa xào tôm, củ hũ dừa nấu tôm giết thịt , canh củ hũ dừa nấu thịt viên,… nhưng đáng thử nhất có lẽ là gỏi củ hũ dừa.

Gỏi củ hũ dừa là món ăn “xa xỉ” của người dân tỉnh Bến Tre bởi muốn chế biến, người ta phải đốn một cây dừa để lấy phần non trắng muốt trên thân cây. Khắp những tuyến phố quê, ngõ xóm ở Bến Tre đều là thiên đường của dừa. Đi đâu bạn cũng bắt gặp những cây dừa cao vút, tỏa bóng râm mát và cho trái sai trĩu trịt. Có lẽ vì thế mà các món ăn ở đây đều cho thêm dừa để nâng cao hương vị.

ăn gì khi đến bến tre?

Gỏi củ hũ dừa – Bến Tre

Món gỏi chủ hủ dừa thường có tại các điểm du lịch, những nhà hàng, quán ăn sang trọng tại Bến Tre và thường được dùng vào dịp đãi khách, đãi tiệc. Nguyên liệu cho món gỏi củ hũ dừa tôm thịt gồm có: củ hũ dừa, tôm sú, thịt ba chỉ, rau răm, đậu phộng rang, hành tím phi, cà rốt, nước cốt chanh, đường, nước mắm, tỏi, ớt. Đầu tiên, chúng ta phải xắt củ hũ dừa thành miếng dài nhỏ vừa ăn, sau đó đem ngâm trong nước lạnh có pha một ít nước cốt chanh để củ hũ dừa luôn giữ được màu trắng.

Kế tiếp, chúng ta luộc chín tôm sú và thịt ba chỉ rồi đem tôm sú lột bỏ đầu, vỏ còn thịt ba chỉ xắt lát mỏng vừa phải và cà rốt thì đem xắt sợi nhỏ. Quan trọng nhất là lúc trộn gỏi, chúng ta phải pha một chén nước cốt chanh đường với vị chua ngọt đậm đà, sau đó trộn nhẹ nhàng vào hỗn hợp gồm: củ hũ dừa, tôm sú, thịt ba chỉ, cà rốt và rau răm sao cho gia vị thấm đều. Lúc trình bày, chúng ta để gỏi vào một chiếc dĩa, trên cùng rắc thêm đậu phộng rang, hành tím phi, món gỏi này nếu dùng kèm nước mắm tỏi ớt và bánh phồng tôm thì sẽ càng hấp dẫn hơn.

Gỏi củ hũ dừa tôm thịt không chỉ quyến rũ thực khách bởi hình thức trình bày bắt mắt, mang nhiều màu sắc, từ màu trắng của củ hũ dừa, màu đỏ của cà rốt đến màu xanh của rau răm mà hương vị lại còn rất đậm đà, dễ ăn và thanh mát. Đó cũng là lý do vì sao món ăn này thường xuất hiện trong thực đơn của các bữa tiệc như: đám cưới, đám giỗ, đám thôi nôi,…hay đơn giản là những buổi họp mặt, đãi khách tại miền sông nước Xứ Dừa này.

Bánh canh bột xắt – Bến Tre

Bánh canh bột xắt chính là một trong những món ăn ngon đặc sản Bến Tre vô cùng nổi tiếng. Không biết món ăn độc đáo này ra đời từ khi nào, chỉ biết rằng mỗi khi đến với “xứ dừa” bất kỳ ai cũng muốn thưởng thức ngay một tô bánh canh bột xắt thơm lừng, nóng hổi.

Bánh canh bột xắt – Bến Tre

Sở dĩ có tên là bánh canh bột xắt Bến Tre vì các sợi bánh canh đều được xắt hoàn toàn bằng tay theo kiểu thủ công. Bánh canh bột xắt được làm từ bột gạo. Để có được sợi bánh canh ngon, người ta thường chọn loại gạo khô, không quá dẻo. Gạo được ngâm mềm rồi xay ra thành bột. Trước khi đem nhồi, bột sẽ được bồng thêm 1 lần cho ráo nước để lấy được bột tinh. Sau khi nhồi bột, người làm sẽ chia cục bột thành nhiều phần nhỏ, dùng chai thủy tinh đè cán thành lớp mỏng. Tiếp đến bột sẽ được xắt thành sợi nhỏ bằng dao dài bản mỏng. Người làm càng có kinh nghiệm thì xắt bột càng nhanh và đều tay, sợi bánh canh cho ra cũng đều, ngay ngắn và đẹp mắt.

Các sợi bột sau khi xắt sẽ được cho vào nồi nước đang sôi. Bởi nước chưa sôi mà đã cho bột vào thì bột sẽ bị nhão dần rồi rã ra. Khi luộc, thỉnh thoảng người làm dùng đũa khuấy đều để tránh các sợi bột bị dính vào nhau hay dính ở đáy nồi. Thấy sợi bột nổi lên nghĩa là bánh canh đã chín.

Cũng như nhiều món bánh canh khác, bánh canh bột xắt ăn kèm với nước dùng. Sợi bánh canh khi cho vào nước dùng thường sẽ tiết ra một dịch nhờn từ bột gạo nên nước sẽ chuyển màu trắng đục và hơi sệt. Đây chính là điểm đặc trưng của bánh canh bột xắt Bến Tre, khác nhiều với bánh canh thông thường là nước dùng vẫn trong khi cho sợi bánh canh vào. Tuy nhiên ngày nay để tránh nước dùng quá đục, nhiều chỗ bán bánh canh bột xắt Bến Tre sau khi luộc bánh canh thường vớt ra ngâm vào nước lạnh tầm 5 phút để sợi bánh ra hết chất nhờn đục của bột. Như vậy khi ăn, nước dùng sẽ trong hơn. Nhưng nhiều người lại cho rằng làm như vậy sẽ mất đi cái chất đục và sệt đặc trưng của bánh canh bột xắt, không còn vị ngon “đúng điệu” kiểu truyền thống nữa.

Bánh canh bột xắt – Bến Tre

Bánh canh bột xắt Xứ Dừa có nhiều biến tấu khác nhau như nấu với: thịt gà, chân giò heo, tép, nghêu, đặc biệt là hến, mà bánh canh hến nước cốt dừa cũng là đặc trưng riêng của Bến Tre, … nhưng thông thương có thể kể đến món bánh canh bột xắt thịt vịt. Theo nhiều người dân cho rằng thịt vịt xiêm sẽ cho ra món bánh canh đạt chuẩn thơm ngon vì thịt có độ mềm, ít mỡ. Thịt vịt được ướp gia vị và xào cho săn lại trước khi cho vào nồi nước dùng, sau đó xắt bánh canh vào. Khi bánh canh chín múc ra tô thêm ít hành ngò và tiêu, thưởng thức với một chén nước mắm gừng, du khách sẽ cảm nhận được vị ngọt đậm đà từ nước dùng, cái dai dẻo của sợi bánh canh hòa quyện cùng thịt vịt thơm mềm.

Bánh canh bột xắt là một món ăn độc đáo với hương vị đặc trưng của nước cốt dừa, thơm ngon, dẻo dai của bánh, vị ngọt từ thịt vịt, con tép, con hến, con nghêu, … khiến biết bao người xa quê lại nhớ về nguồn cội, kỷ niệm tuổi thơ với tô bánh canh thơm lừng. Nếu bạn có dịp du lịch về Bến Tre thì hãy nhớ một lần thưởng thức món bánh canh bột xắt đặc biệt này để thấy nơi đây ngoài bóng dừa và tấm lòng đôn hậu của bà con còn có những món ngon níu lòng lữ khách phương xa.

Cơm dừa – Bến Tre

Tùy mỗi vùng miền, địa phương mà mỗi nơi có những món cơm đặc sản khiến người ăn phải ngất ngây như món cơm lam nấu trong ống lồ ô, cơm niêu nấu trong om đất, cơm nấu bọc trong lá sen,… thì khi đến với Bến Tre thực khách không thể bỏ qua món cơm dừa.

ăn gì khi đến bến tre?

Cơm dừa – Bến Tre

Xứ dừa Bến Tre không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm kẹo dừa, rượu dừa và đặc biệt với trái dừa xiêm có nước uống ngọt thanh, không chua trở thành thứ nước giải khát tinh khiết, thơm ngon ai cũng thèm. Không những vậy từ trái dừa xiêm, qua bàn tay tinh tế của người dân nơi đây đã nâng cấp món cơm dân dã hằng ngày trở thành một đặc sản lạ lẫm với người ăn bằng món cơm dừa.

Để nấu món cơm này đòi hỏi sự cầu kỳ trong chế biến bởi để ra được món cơm ăn ngon phải mất gần hai giờ đồng hồ. Những trái dừa xiêm được cắt ngang một phần trên đầu quả dừa để trút nước ra và dùng miếng cắt đó như cái nắp để đậy lại. Gạo ngon vo sạch bằng nước rồi sau đó vo lại nước cuối cùng bằng nước dừa, để ráo nước. Cho gạo vào trong trái dừa rồi đổ lượng nước dừa vào vừa đủ, đậy nắp lại cho kín. Nếu nước dừa nhiều quá thì sẽ làm cơm sẽ bị nhão, còn ít quá cơm sẽ khô cứng rất khó ăn chính vì vậy khâu đổ nước dừa vào nấu cũng đòi hỏi người chế biến phải có kinh nghiệm.

ăn gì khi đến bến tre?

Cơm dừa – Bến Tre

Khác với cơm lam bỏ trong những ống tre, đốt trực tiếp trên lửa, khi ăn chẻ bỏ lớp cháy đen bên ngoài thì cơm dừa nấu với nước dừa được hấp cách thủy trong nồi nên hương thơm, vị ngọt đều kết đọng lại trong mỗi hạt cơm. Khi cơm chín hơi ngả màu vàng nhạt do bị thấm hơi dầu từ cơm quả dừa.

Cơm dừa ăn có vị beo béo nên ăn nóng mới ngon, đặc biệt món này ăn cùng tôm đất rang dừa mới đúng điệu. Tôm đất sau khi lặt chân, rửa sạch và ướp gia vị đường, muối, bột ngọt để một lúc cho ngấm. Sau đó bỏ tôm lên chảo rang cho nước cốt dừa vào chảo để lửa riu riu đến khi tôm ngấm nước cốt dừa chuyển sang màu đỏ quạch là coi như đã xong món tôm rang dừa. Lúc này thịt tôm ngấm dừa sẽ có mùi vị dai, giòn. Cái thú khi ăn cơm dừa là ăn trực tiếp trên trái dừa, không phải ăn bằng chén. Với trái dừa xinh xắn trắng ngà, mùi thơm của dừa hòa quyện cùng làn khói bốc lên làm cho tất cả các giác quan đều hưởng trọn vẹn hương vị của món ăn.

Đến với Bến Tre là đến với xứ dừa thì chắc chắn ai cũng sẽ thưởng thức một vài món ăn chế biến từ quả dừa và với món cơm dừa độc đáo này sẽ tạo nên một cảm giác về món ăn quen thuộc nhưng dày công chế biến để trở thành một thứ văn hóa trong ẩm thực của vùng đất này.

Ăn gì khi đến Bến Tre? Trên đây là những món ngon đặc sản Bến Tre hấp dẫn không thể chối từ. Nếu có cơ hội đặt chân đến mảnh đất này, đừng quên tìm thử ngay những món ăn độc đáo có một không hai này nhé. Bạn chắc chắn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Chúc bạn có được một chuyến du lịch Bến Tre trọn vẹn và tuyệt vời nhất.

Đăng bởi: Hà Thuỳ Dung

YOLO! Khám phá các huyện ở Bến Tre

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก