Bến Tre Làm Quà

Du lịch Bến Tre mua gì về làm quà?

Nhắc đến Bến Tre người ta thường nhớ ngay đến những món ăn dân dã cũng như những đặc sản được chế biến từ dừa. Đây được đánh giá là nét đặc trưng níu chân du khách gần xa của một mảnh đất thanh bình, yên ả. Đặt chân đến nơi đây, bạn chắc chắn sẽ rất muốn tìm mua đặc sản Bến Tre làm quà thơm ngon nức tiếng để mang về sau mỗi chuyến đi. Du lịch Bến Tre mua gì về làm quà? Bài viết sau đây là những gợi ý đặc sản mua về làm quà khi đến du lịch tại Bến Tre.

Kẹo Dừa – Bến Tre

Ở khu vực Nam Bộ có nhiều nơi sản xuất kẹo dừa, nhưng thơm ngon nhất vẫn là kẹo dừa Bến Tre, và đặc biệt là kẹo Mỏ Cày. Thế nên mới có câu ca dao lưu truyền từ ngàn xưa đến nay “Chợ Mỏ Cày có kẹo nổi danh”. Dừa Mỏ Cày nói riêng và dừa Bến Tre nói chung đều có vị ngọt thanh đặc trưng và là nguyên liệu tốt nhất cho việc chế biến kẹo.

du lịch bến tre mua gì về làm quà?

Kẹo Dừa – Bến Tre

Muốn làm kẹo ngon, khâu chọn nguyên liệu rất quan trọng. Nguyên liệu làm kẹo dừa gồm: nước cốt dừa, mạch nha, đường (trước kia người ta dùng đường thùng nhưng ngày nay dùng đường cát). Mạch nha được chắt lọc từ chất đường của hạt nếp khi được ủ cho lên mầm.

Kẹo dừa sơ nguyên được chế biến khá đơn giản, không có các lò nấu mạch nha và lò đường nên đường sử dụng thường là đường hủ (đường tán). Ngày nay cách làm kẹo dừa cũng không ít thay đổi, yêu cầu nguyên liệu nghiêm khắc hơn và mùi vị phong phú hơn. Thóc nếp dùng để nấu mạch nha phải là nếp tốt, hạt to chín đều. Ruộng lúa đó không dùng phân hoá học, thuốc trừ sâu. Thóc nếp để nảy mầm được tưới bằng nước mưa sạch rồi mới đem nấu lấy mạch nha. Thợ nấu mạch nha phải là thợ lành nghề điêu luyện. Dừa khô chọn trái “rám vàng” mới vừa hái xuống vì trái dừa mới bắt đầu khô này có hương vị đặc trưng, nước cốt có độ ngọt thanh. Đường nấu kẹo phải chọn loại đường tốt, mới, có màu vàng tươi như nghệ, dẻo…

du lịch bến tre mua gì về làm quà?

Kẹo Dừa – Bến Tre

Nguyên liệu làm kẹo dừa, đầu tiên và không thể thiếu là những quả dừa. Thế nhưng, để tạo ra đúng hương vị đặc trưng của kẹo dừa Bến Tre thì phải dựa vào kỹ thuật độc đáo của nghề. Đó là cách chọn nguồn nguyên liệu và có công thức pha chế riêng. Và cách thức chế biến kẹo dừa Bến Tre trong mắt người dân địa phương dường như là cả một nghệ thuật. Đầu tiên là phải thật tinh tế trong việc chọn nguyên liệu. Nếp nấu mạch nha phải là nếp mùa vụ xuân, hạt nảy to, chín đều. Ruộng lúa được chọn lấy nếp phải không dùng phân hoá học, thuốc trừ sâu. Thóc nếp để nảy mầm được tưới nước mưa sạch rồi mới đem nấu mạch nha.

Công đoạn nấu mạch nha cũng là cả một nghệ thuật đòi hỏi người thợ nấu mạch nha phải kiên nhẫn, tỉ mỉ và có tay nghề điêu luyện. Những trái dừa để làm kẹo cũng được lựa chọn rất cẩn thận. Đó là những trái dừa bắt đầu khô để có hương vị dừa đặc trưng nhất, nước cốt ngọt thanh và tạo nên độ béo rất riêng của kẹo dừa. Đường thô để chế biến kẹo cũng phải là loại đường tốt, mới, có màu vàng tươi như nghệ, có độ dẻo nhất định … Tất cả cộng với tay nghề, kinh nghiệm và thuật đánh kẹo nhuần nhuyễn để tạo ra những mẻ kẹo thơm ngon đậm đà, trước sau như một làm hài lòng cả những thực khách khó tính nhất.

Ngày nay, người dân Bến Tre đã sáng tạo ra nhiều loại kẹo dừa với những hương vị khác khau làm say lòng du khách gần xa. Nào là kẹo dừa cacao, kẹo dừa sầu riêng, kẹo dừa nhân đậu phộng…Mỗi loại có hương vị đặc trưng riêng nhưng vẫn đảm bảo hương vị dừa căn bản. Nhiều cơ sở chế biến kẹo dừa với những thương hiệu quen thuộc như Thiên Long, Ngọc Hương đã mang kẹo dừa đến các tỉnh thành trong nước và xuất khẩu sang nước ngoài. Có thể nói, kẹo dừa đã gắn bó với hành trình văn hóa, ẩm thực và du lịch của đất nước Việt Nam.

Bánh tráng Mỹ Lồng – Bến Tre

Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc” là câu nói ca ngợi chất lượng và uy tín của làng bánh tráng nướng Mỹ Lồng. Trải qua bao thế hệ, bánh tráng Mỹ Lồng vẫn giữ nguyên hương vị thơm ngon của làng nghề nức tiếng đã hơn trăm năm tuổi.

du lịch bến tre mua gì về làm quà?

Bánh tráng Mỹ Lồng – Bến Tre

Bánh tráng ở đây rất đa dạng với ba loại chính: bánh tráng bình thường có dừa nhưng không có sữa; bánh tráng bình thường với sữa nhưng không có dừa; bánh tráng đặc biệt với dừa, sữa và trứng gà. Ngoài ra, ở đó còn có một loại bánh tráng đặc biệt khác được sử dụng để cuộn với các thực phẩm khác như thịt, cá và tôm. Hầu như tất cả các bếp lò bánh tráng ở Mỹ Lồng đều nằm ở ấp Nghĩa Huấn, nhưng những chiếc bánh tráng ngon nhất được sản xuất ở khu vực II và IV.

Điểm độc đáo của bánh tráng Mỹ Lồng với bánh tráng vùng khác là bánh được làm từ gạo dẻo và nước cốt dừa đậm đặc. Gạo làm bánh được vo kĩ và xay thật nhuyễn. Dừa thì nên chọn những trái già có cùi dày, chặt để nước riêng rồi mới lấy cùi xay nhỏ và vắt lấy nước cốt. Nếu làm bánh tráng mè thì nguyên liệu chỉ có bột gạo, nước cốt dừa, đường và mè. Còn nếu làm bánh tráng sữa thì có thêm sữa, lòng đỏ trứng gà; bánh tráng mặn thì có thể thêm lạp xưởng, tôm khô, bánh tráng gừng thì thêm nước cốt gừng.

Pha bột bánh tráng phải là những người có kinh nghiệm pha. Bột pha đúng đủ thì khi tráng bánh mới không bị dính khuôn, khi phơi dễ dàng lật trở. Người tráng bánh cũng đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ và quen tay để miếng bánh tráng thành phẩm tròn và có độ dày mỏng đều nhau. Du khách du lịch khám phá làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng có thể tập tráng bánh để xem tay nghề của mình đến đâu, đây sẽ là một trải nghiệm thú vị.

du lịch bến tre mua gì về làm quà?

Bánh tráng Mỹ Lồng – Bến Tre

Bánh tráng sau khi làm xong được đặt trên những tấm đan làm từ lá dừa rồi đem phơi nắng. Điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến chất lượng bánh rất nhiều, nếu nắng gắt quá bánh tráng sẽ bị giòn, dễ vỡ, ít nắng thì bánh sẽ bị chai sần đi. Bánh phơi đạt tiêu chuẩn là khi cầm lên tay thấy mịn không có lỗ khí lồi lõm… Bánh làm xong được đóng gói cẩn thận và mang đi tiêu thụ nhiều nơi khắp cả nước.

Nướng bánh tráng cũng đỏi hỏi người có kinh nghiệm và phải quen tay để bánh chín đều, không bị cháy. Để bếp than củi quạt cho nóng lửa thì mới đặt bánh tráng lên nướng. Trong lúc nướng phải trở đều nhanh tay vì bánh chóng chín và nhanh vàng. Nhâm nhi miếng bánh tráng có vị ngọt của dừa, béo bùi của nếp thơm cùng mè, sữa… sẽ làm du khách mê mẩn. Nếu đã có kinh nghiệm du lịch Bến Tre một lần hoặc nhiều lần, du khách hẳn đã từng nghe nhắc đến bánh tráng Mỹ Lồng, món bánh đặc sản có thương hiệu của vùng đất này.

Bánh phồng Sơn Đốc – Bến Tre

Bánh phồng Sơn Đốc thơm ngon cũng bởi tinh túy nước cốt dừa. Bánh xốp dẻo, béo và khó lẫn với bất cứ thứ quà nào khác. Cái chất xôm xốp của miếng bánh hòa với vị béo ngậy của dừa như gói trọn tình cảm của người làm bánh ở quê hương Đồng Khởi. Dù bây giờ bánh phồng Sơn Đốc có thêm nhiều biến thể khác nhau như như bánh hành, bánh mặn… nhưng loại bánh phồng dừa ngọt vẫn nổi danh hơn cả.

du lịch bến tre mua gì về làm quà?

Bánh phồng Sơn Đốc – Bến Tre

Với hơn 100 năm kinh nghiệm, làng nghề bánh phồng Sơn Đốc (ấp Sơn Đốc, xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) vẫn giữ nguyên thương hiệu trong lòng khách du lịch gần xa. Trong khi các làng nghề khác dần dần mai một thì bánh phồng Sơn Đốc vẫn ngày ngày sản xuất bánh cung ứng ra thị trường, giải quyết hàng trăm lao động ở địa phương. Thức quà này là sự kết hợp hài hoà giữa vị ngọt của bột, vị béo của trái dừa quê cùng với gia vị khác để tạo thành chiếc bánh phồng đặc sản.

Thời gian gần đây, chiếc bánh phồng ở xã Hưng Nhượng đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể mang tầm cỡ quốc gia. Đó là tín hiệu đáng tự hào cũng như thành quả xứng đáng cho những người thợ đang từ ngày tạo nên chiếc bánh phồng Sơn Đốc. Chỉ với bột nếp, nước cốt dừa nắn thành từng mẩu, vậy mà đã trở thành chiếc bánh to sau quá trình cán bánh. Nhiều thực khách gần xa từng thưởng thức bánh phồng Sơn Đốc nhận xét rằng, đó là những chiếc bánh xốp dẻo, beo béo, ngọt lành đậm vị không trộn lẫn với bất cứ thức quà nào khác.

Nếu tận mắt chứng kiến quá trình sản xuất chiếc bánh mới thấu hiểu được người làm bánh đã kỳ công thế nào. Nếu đã từng ăn thức quà này, bạn sẽ cảm nhận được mùi vị độc đáo của bột bánh. Nếp để làm bột là loại nếp sáp nổi tiếng ở Bến Tre. Trước khi cán bánh, gạo nếp phải được đồ thành xôi rồi giã nhuyễn cùng với các phụ liệu khác như đường cát, nước cốt dừa… Trước đây, khi chưa có máy móc, người dân ở làng nghề Sơn Đốc dùng chày giã gạo. Âm thanh ấy vốn đã trờ thành một điều gì đó gần gũi và quá đỗi thân quen.

du lịch bến tre mua gì về làm quà?

Bánh phồng Sơn Đốc – Bến Tre

Ngoài công đoạn xay bột, phơi nắng bánh phồng cũng đòi hỏi sự cần mẫn và chăm chỉ của dân quê. Phải đợi trời nắng để phơi để cho chiếc bánh được khô giòn. Chiếc bánh phồng sau khi nướng sẽ to gấp 3 lần chiếc bánh bình thường. Bánh phồng nước dưới bếp lửa than củi có vì giòn giòn, beo béo. Trước đây, khi chiếc Sơn Đốc chưa được công nhận làng nghề thì chiếc bánh phồng chỉ được xuất hiện nhiều trong các dịp lễ, Tết. Hiện tại, bánh phồng được các nghệ nhân làng nghề sản xuất quanh năm và ngày ngày cung ứng số lượng lớn ra thị trường.

Đối với khách du lịch khắp nơi, bánh phồng không chỉ có riêng ở Bến Tre mà thức quà này còn có ở nhiều vùng miền khác. Thế nhưng, chỉ có xứ Dừa mới có làng nghề Sơn Đốc với những chiếc bánh phồng đặc sản, là niềm tự hào của người dân tự bao đời. Đến Bến Tre, bạn đừng quên mua bánh phồng Sơn Đốc về tặng người thân, bè bạn. Những chiếc bánh ấy không chỉ ngon ngọt ở vị béo vị giòn mà nó còn chứa đựng cả cái tình cái nghĩa của những người thợ đang ngày ngày làm bánh.

Bánh tráng chuối – Bến Tre

Bánh tráng chuối là một món ăn đậm chất dân dã của ẩm thực Việt Nam. Nếu có dịp về Bến Tre, bạn nhất định nên thưởng thức qua món ngon này và nhớ mua một ít về làm quà cho người thân của mình.

du lịch bến tre mua gì về làm quà?

Bánh tráng chuối – Bến Tre

Các nguyên liệu làm loại bánh này khá đơn giản, bao gồm củ khoai mì, nước cốt dừa, chuối xiêm, cộng thêm một ít đường và dầu ăn. Có thể nói, nước cốt dừa là một trong những điều góp phần tạo nên vị béo bùi rất riêng cho bánh tráng chuối Bến Tre. Bởi xứ dừa lâu nay luôn nổi tiếng với các sản phẩm chất lượng cao từ dừa.

Ngoài ra, chuối xiêm cũng là thành phần quan trọng cho món bánh này, nên được chọn lựa rất kỹ. Chuối phải đạt yêu cầu về độ chín nhưng không bị thâm đen, được lột hết chỉ chuối. Người ta có thể thay thế bằng chuối già, chuối cau. Tuy nhiên, để bánh chuẩn vị nhất, chuối xiêm (hay còn được gọi là chuối sứ) vẫn là lựa chọn số một.

Không phải ai cũng có thể làm ra được những cái bánh tráng ép chuối với hương vị đúng điệu và chất lượng đồng đều. Người thợ cần phải có kinh nghiệm nhất định và khéo tay. Bởi chỉ cần một chút sơ ý bất cẩn, bánh có thể sẽ không còn ngon nữa.

du lịch bến tre mua gì về làm quà?

Bánh tráng chuối – Bến Tre

Trước hết, khoai mì được lột sạch lớp vỏ, rửa và luộc với nước. Khi khoai mềm sẽ được xay thành dạng nhuyễn mịn. Cho đường, dầu ăn, nước cốt dừa vào và trộn cho đều. Ở bước tiếp theo, người thợ chia hỗn hợp này thành các viên nhỏ, cán thành những chiếc bánh tráng mỏng dẹp, hình tròn xoe đầy đặn. Sau đó, cắt từng lát chuối mỏng rồi xếp lên bề mặt bánh tráng cho đều khắp. Người thợ cần cắt chuối nhanh, không để lát chuối dính vào tay.

Khâu cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chính là giai đoạn phơi bánh. Các bánh được trải đều ngoài sân, phơi dưới hai nắng. Nắng càng gắt, bánh sẽ càng thơm ngon và tránh bị mốc. Sau khi đã hoàn thành hết các công đoạn, từng chiếc bánh sẽ được bỏ vào túi và chờ đến ngày tới tay các thực khách sành ăn.

Để có thể tận hưởng hết độ ngon khó quên của loại bánh này, người ăn cần nướng bánh lên. Có thể nướng bằng bếp than, lò vi sóng hay lò nướng điện đều được. Thời gian nướng bánh chỉ mất vài phút, nên bạn chẳng cần phải sốt ruột đợi chờ lâu. Khi bánh nở đều, ngả màu vàng sậm đẹp mắt và dậy hương thơm, là lúc bạn có thể bắt đầu thưởng thức rồi đấy!

Bánh chuối nướng Bến Tre nóng hôi hổi trên tay, nhìn màu sắc bắt mắt đã thấy thèm, cắn vào thì giòn rụm. Vị béo của nước cốt dừa, vị bùi của khoai mì hòa quyện hết sức “thành công” với vị ngọt thanh của chuối, khiến người người có thể ăn mãi không thấy chán.

Những ai muốn mua loại bánh đặc sản miền Tây này để ăn vặt hay làm quà cho người thân, bạn bè không cần phải quá lo lắng về khoản giá cả. Tùy thuộc kích thước cùng chất lượng mà bánh có giá thành dao động từ 40 ngàn đến 70 ngàn đồng cho 1 bịch 10 cái. Bánh tráng chuối Bến Tre quả thật là một món ngon gây ấn tượng khó quên trong lòng các thực khách. Đừng ngại ngần khi trao tặng món đặc sản phương Nam này cho những người bạn trân quý nhé!

Rượu Dừa – Bến Tre

Phảng phất nhưng cũng đầy dư vị, rượu dừa đã lắm lúc làm người ta ngất ngây. Cái lạ của rượu cũng lắm lúc khiến những ai chưa từng thưởng thức qua thảng thốt: xứ dừa quả có những đặc sản lạ lùng!

du lịch bến tre mua gì về làm quà?

Rượu Dừa – Bến Tre

Không ai có thể hình dung rõ ràng về loại rượu này nếu chỉ thoáng nghe tên gọi. Cái tên lạ lẫm đến cuốn hút. Rượu dừa thì tất phải liên quan đến dừa nhưng làm thế nào để người dân bản xứ có thể ấp ủ và cho ra đời loại rượu tinh tế như thế? Chẳng có gì gọi là bí quyết đối với những người làm ra nó. Tất cả chỉ đơn giản là sự hòa hợp của những nguyên liệu tự nhiên, trải qua quá trình chưng cất nhất định và tạo nên hương vị đặc trưng hiếm có.

Cây dừa gắn bó máu thịt với người dân Đồng Khởi từ bao đời nhưng hình như rượu dừa mới được biết đến như một đặc sản của vùng chỉ vài năm trở lại đây. Câu chuyện cũng bắt đầu với những con người tâm huyết với cây dừa quê hương. Họ là những ông chủ của thương hiệu rượu dừa Bến Tre. Bỏ công mày mò với trái dừa xứ sở, bao sáng kiến nảy nở để rồi cuối cùng chắt lọc được thức ngon hiếm có. Đặc sản xứ dừa luôn có sức hút lạ: bình dị, ngọt ngào, chất phát và hiền hòa như người dân quanh năm gắn bó với mảnh đất này. Thế là nhắc đến đặc sản Bến Tre, nhiều người có thể hồn hậu thêm vào hai tiếng rượu dừa như một minh chứng cho sự ưu đãi của thiên nhiên đối với vùng đất này.

du lịch bến tre mua gì về làm quà?

Rượu Dừa – Bến Tre

Nghe qua về quy trình làm rượu, cũng thấy hẳn sự công phu. Trái dừa được chọn phải là dừa già, cơm dày, béo mỡ màng và thơm ngai ngái. Hình dáng bên ngoài của quả cũng quan trọng. Thông thường, những quả có đường kính quả từ 16 đến 18 cm, cân nặng từ 1,2 đến 1,4 kg (sau khi đã lột sạch vỏ) mới được chọn. Lớp sùi bên ngoài được mài nhẵn cho trơn láng để tạo độ bóng đẹp, ấn tượng như một bình rượu bầu. Nếp cái chọn loại căng tròn, hạt mẩy, trộn với men cổ truyền chuyên dùng cho rượu nếp. Sau đó, người ta khoét một lỗ nhỏ trên đầu quả dừa, tiêm hỗn hợp nếp cái, men vào theo một tỉ lệ nhất định, hàn kín và ủ từ 15 đến 20 ngày là có thể dùng được. Rượu có màu trắng ngà, vân vẩn đục với những chấm xác dừa lơ lửng.

Rượu có vị ngọt mát với hương thơm đặc trưng của trái dừa bản xứ, vừa nồng nàn, vừa thanh tao, dịu nhẹ. Trong những ngày se se, dùng rượu dừa hâm nóng sẽ tốt và ấm hơn, ngược lại, những ngày oi nồng, một chút mát lạnh sẽ làm rượu càng thêm ngon. Nói là rượu nhưng đây không hẳn dành cho nam giới bởi người phụ nữ khi đã mê thì cũng dễ say với rượu dừa. Rượu làm cho nét chấm hồng trên khuôn mặt của người thiếu nữ thêm hao hao, làm nét duyên ngầm càng thêm quyến rũ. Một phương pháp sản xuất rượu đại trà hơn nữa là thông qua quá trình chưng cất từ nước dừa. Nước dừa được lọc, ủ men, sau đó được trưng lên như cách làm rượu nếp hay rượu gạo. Tuy nhiên, hương dừa sẽ giảm và rượu cũng không có được vị hòa quyện khi được ủ ngay trong lòng trái. Ngày nay, về Bến Tre, du khách dễ dàng tìm thấy những “mẻ” rượu dừa được bày bán dọc các tuyến đường. Đừng ngại ngần để thử vì hương vị thật rất khó quên.

Bánh lá dừa – Bến Tre

Độ dẻo của nếp, vị bùi của đậu, ngọt thơm của chuối, dịu nhẹ của lá dừa quyện vào vị béo nước cốt dừa đã tạo nên hương vị đặc trưng của bánh lá dừa, đặc sản quê hương Bến Tre, ai đã một lần thưởng thức sẽ nhớ mãi.

du lịch bến tre mua gì về làm quà?

Bánh lá dừa – Bến Tre

Không biết từ khi nào, cùng với bánh tét, bánh ít, bánh ú, bánh lá dừa của người miền Tây đã trở nên quen thuộc trong từng bữa ăn. Không quá cầu kỳ, song bánh lá dừa lại làm vừa lòng người ăn bởi sự hòa quyện tuyệt vời của nhiều nguyên liệu.

Ở miền Tây, bánh lá dừa có mặt ở nhiều tỉnh từ Long An, Tiền Giang, kéo dài cho đến miệt Trà Vinh, Sóc Trăng, nhưng Bến Tre mới chính là thủ phủ của chiếc bánh có lớp vỏ làm từ cánh lá dừa.

Trước khi gói, lá dừa được vuốt tỉa thành ống, nếp vo sạch trộn với đậu đen, cơm dừa tươi, nước cốt dừa, cứ thế mà cho vào bên trong. Bánh lá dừa thường được gói nhân đậu xanh như bánh chưng, bánh tét, ngoài ra để đổi vị, người miền Tây còn dùng chuối sứ để làm nhân.

Ngoài lá dừa thì trái dừa khô là nguyên liệu không thể thiếu. Để bánh lá dừa thơm và béo, dừa khô được nạo nhuyễn trộn vào hạt nếp trước khi gói. Nước cốt dừa cũng được hòa cùng để tạo độ bóng sáng cho chiếc bánh sau khi nấu chín.

du lịch bến tre mua gì về làm quà?

Bánh lá dừa – Bến Tre

Để chiếc bánh ngon, người làm bánh cần khéo léo trong việc cho nếp vào bên trong cuốn lá dừa. Nếp nén chặt tay sẽ khiến bánh khô cứng. Nếp nén lỏng tay khiến bánh dễ bị rời. Ngoài ra muốn bánh ngon thì phải chọn loại nếp thật dẻo thơm.

Bánh trước khi vào lò được cột chặt thành từng chùm. Mỗi chiếc bánh dài gần gang tay, to bằng quả dưa leo, bánh chuối cột dây xanh, nhân đậu cột dây vàng để dễ phân biệt. Bánh gói xong được cho vào nồi, đun bằng bếp củi hoặc gáo dừa. Việc nấu chín mất hơn một giờ đồng hồ.

Chưa kịp mở nắp, chỉ cần đi qua nồi bánh đang nấu đã đủ ngửi được mùi thơm của lá dừa, của bếp và mùi nước cốt dừa. Bánh lá dừa sau khi nấu được vớt ra treo cho ráo nước. Do được gói kín, bánh có thể để lâu được 2-3 ngày mà không bị hỏng.

Bạn có thể dễ dàng tìm mua bánh lá dừa nhân chuối hay nhân đậu ở nhiều tỉnh thành miền Tây, từ Long An, Tiền Giang cho tới Trà Vinh, Sóc Trăng,… Nhưng chắc chắn một điều, món đặc sản Bến Tre này sẽ không làm bạn thất vọng tí nào đâu!

Mứt dừa – Bến Tre

Dừa vốn là cây đặc sản Bến Tre, từ dừa người dân nơi đây đã làm nên nhiều sản phẩm nổi tiếng. Đó là những sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ vỏ dừa, những sản phẩm làm đẹp từ dầu dừa, hay những lon nước dừa Bến Tre thơm mát. Và trong số những đặc sản này chắc chắn không thể không nhắc đến những sợi mứt dừa ngọt lành.

du lịch bến tre mua gì về làm quà?

Mứt dừa – Bến Tre

Từ những quả dừa to, non vừa những người dân Bến Tre sẽ mang đi lột vỏ để bỏ xơ sau đó đập để tách riêng cơm dừa. Khi có cơm dừa, những người làm mứt sẽ tiếp tục gọt bỏ phần da vàng chỉ lấy phần miếng dừa bào mỏng đem đi ngâm cho đến khi nước trong rồi mới đem đi trộn cùng đường, sau đó bắc lên chảo nóng để đường bám vào tường miếng dừa là hoàn thành món mứt dừa.

Đó là cách làm món mứt dừa truyền thống, bên cạnh món này thì người dân nơi đây còn làm nên nhiều món mứt dừa đa dạng, phong phú hơn. Và tùy vào từng hương vị, từng sở thích mà mỗi người dân nơi đây sẽ làm nên nhiều loại mứt dừa khác nhau từ màu sắc cho đến hương vị.

du lịch bến tre mua gì về làm quà?

Mứt dừa – Bến Tre

Trong số này có thể kể đến một số loại như mứt dừa lá dứa, mứt dừa trà xanh, mứt dừa ca cao, mứt dừa cà phê, mứt dừa sữa tươi,…Tuy làm khác nhau nhưng mỗi món vẫn đều giữ hương vị ngọt ngào đặc trưng của dừa non.

Mứt dừa vẫn thường được nhiều nhà lựa chọn là món mời khách trong dịp tết, thường là trước khi bắt chuyện họ sẽ thường thức mứt dừa cùng trà nóng. Đó cũng là một cách thể hiện tình cảm, sự hiếu khách. Và cũng ngày tết, mứt dừa vẫn thường được chọn là quà để tặng bàn bè, người thân. Mứt dừa là một đặc sản của đất Bến Tre, thế nên đừng bỏ lỡ nếu có cơ hội nếm thử hay mua về làm quà khi đến xứ dừa này bạn nhé.

Quà lưu niệm từ dừa – Bến Tre

Nói đến Bến Tre là nói đến dừa. Ngoài uống nước, hầu như các bộ phận trên thân dừa đều hữu dụng. Với sự sáng tạo và bàn tay điêu luyện, người Bến Tre đã khiến những phần bỏ đi của cây dừa trở thành những món hàng thủ công mỹ nghệ đẹp mắt.

du lịch bến tre mua gì về làm quà?

Quà lưu niệm từ dừa – Bến Tre

Bến Tre có diện tích trồng dừa gần 60.000ha, hàng năm cho sản lượng trên 500 triệu trái, cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước. Khai thác tiềm năng thế mạnh từ cây dừa, người dân địa phương đã cho ra đời nhiều sản phẩm mang nét đặc trưng riêng của tỉnh. Dừa không chỉ cho ta vị ngọt mát của nước uống tinh khiết, thơm ngon, mà còn được chế tạo thành những món đồ thủ công mỹ nghệ thật đẹp mắt và tinh xảo. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ nguyên liệu của cây dừa như: gỗ dừa, gáo dừa, chà, lá, xơ, vỏ… đã trở thành những sản phẩm có giá trị trên thị trường trong và ngoài nước. Nghề thủ công mỹ nghệ dừa tuy chỉ mới phát triển mạnh trong những năm gần đây nhưng đã trở thành một nghề góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động địa phương, tạo thêm nguồn thu nhập, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và làm giàu cho quê hương.

Trước đây, ở Bến Tre nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu dừa chưa thành một nghề chính thức, còn phát triển tự phát, chỉ có một số hộ dân tự làm mỹ nghệ dừa để trang trí trong nhà hoặc để biếu tặng người thân, bạn bè. Sau này, khi kinh tế – xã hội Bến Tre ngày càng phát triển, đặc biệt là du lịch Bến Tre ngày càng có nhiều du khách quốc tế biết đến thì nghề sản xuất truyền thống liên quan đến mỹ nghệ dừa cũng phát triển ngày càng mạnh, rộng khắp và trở thành một ngành kinh tế chính, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho người dân. Những người dân xứ dừa với đôi bàn tay khéo léo, tài hoa cộng với óc thẩm mỹ đã tạo dựng nên một ngành nghề mới, biến những thứ có giá trị thấp của cây dừa thành những sản phẩm mỹ nghệ dừa có “hồn”, có giá trị mỹ thuật cao, đặc sắc, với hàng trăm mẫu mã phong phú, độc đáo. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ dừa cũng trở thành điểm thu hút khách du lịch tham quan, tìm hiểu, góp phần tạo nên một điểm nhấn trong các chương trình tour du lịch sông nước miệt vườn đang được khai thác tại Bến Tre.

du lịch bến tre mua gì về làm quà?

Quà lưu niệm từ dừa – Bến Tre

Trước đây, ở Bến Tre nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu dừa chưa thành một nghề chính thức, còn phát triển tự phát, chỉ có một số hộ dân tự làm mỹ nghệ dừa để trang trí trong nhà hoặc để biếu tặng người thân, bạn bè. Sau này, khi kinh tế – xã hội Bến Tre ngày càng phát triển, đặc biệt là du lịch Bến Tre ngày càng có nhiều du khách quốc tế biết đến thì nghề sản xuất truyền thống liên quan đến mỹ nghệ dừa cũng phát triển ngày càng mạnh, rộng khắp và trở thành một ngành kinh tế chính, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho người dân. Những người dân xứ dừa với đôi bàn tay khéo léo, tài hoa cộng với óc thẩm mỹ đã tạo dựng nên một ngành nghề mới, biến những thứ có giá trị thấp của cây dừa thành những sản phẩm mỹ nghệ dừa có “hồn”, có giá trị mỹ thuật cao, đặc sắc, với hàng trăm mẫu mã phong phú, độc đáo. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ dừa cũng trở thành điểm thu hút khách du lịch tham quan, tìm hiểu, góp phần tạo nên một điểm nhấn trong các chương trình tour du lịch sông nước miệt vườn đang được khai thác tại Bến Tre.

Người dân Bến Tre ngày càng thêm yêu quý cây dừa qua những khám phá mới lạ về lợi ích và công dụng cũng như các sản phẩm mỹ nghệ tạo ra từ cây dừa trong đời sống. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế như hiện nay, để phát triển bền vững, lâu dài, các nghệ nhân xứ dừa hiện đang miệt mài tìm tòi, cải tiến, sáng tạo các mẫu mã, kiểu dáng, tìm cách kết hợp nguyên liệu từ dừa với các nguyên liệu khác như mây, tre, lá để nâng cao tính thẩm mỹ của sản phẩm mỹ nghệ dừa, cũng như đầu tư nghiên cứu thị trường, tìm đầu ra cho các sản phẩm với chiến lược phát triển lâu dài. Trong các chương trình tour du lịch tham quan sông nước Bến Tre, du khách đến tham quan các cơ sở chế tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ dừa, tận mắt chứng kiến các công đoạn để tạo nên một sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo và có giá trị mỹ thuật cao. Ở các điểm du lịch đều có các quầy bán hàng lưu niệm trưng bày và giới thiệu đến du khách hàng trăm loại sản phẩm mỹ nghệ khác nhau.

Đến Bến Tre, đâu đâu du khách cũng bắt gặp hình ảnh cây dừa. Dừa đã gắn chặt với người dân Bến Tre bao đời nay, từ trong chiến tranh, lao động và sản xuất, để rồi từ cây dừa người dân Bến Tre đã tạo ra những giá trị không chỉ về mặt kinh tế mà kể cả về mặt văn hóa. Dừa được sử dụng trong ẩm thực, trong xây dựng nhà ở, trong thơ ca và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ dừa độc đáo, là những món quà lưu niệm đầy ý nghĩa mỗi khi du khách gần xa ghé thăm Bến Tre.

Rượu Phú Lễ – Bến Tre

Nằm trong danh sách danh tửu Nam Bộ, ngoài rượu Gò Đen – Long An, rượu Xuân Thanh – Trà Vinh thì không thể bỏ qua rượu Phú Lễ – Bến Tre. Rượu mang nét hào sảng phóng khoáng của người miền Tây Nam Bộ, thích hợp cho các bạn mua về làm quà cho gia đình, người thân.

du lịch bến tre mua gì về làm quà?

Rượu Phú Lễ – Bến Tre

Rượu Phú Lễ đã tồn tại cách đây hơn 100 năm ở xã Phú Lễ – tỉnh Bến Tre, nổi tiếng khắp trong và ngoài nước bởi chất rượu thơm ngon, nồng đậm không thua kém gì rượu Gò Đen của Long An và rượu Xuân Thạnh của Trà Vinh.

Rượu phú lễ do chính tay người dân Phú Lễ chưng cất từ gạo nếp mùa dài ngày cùng với hồ men được pha chế từ 36 vị thuốc quý và nước giếng làng. Hiện nay Rượu Phú Lễ được người dân phát triển mạnh mẽ thành các làng nghề, đặc biệt ở các xã Phú Lễ, Bảo Thạnh, Phú Ngãi, Bảo Thuận. Ngoài ra, người dân còn kết hợp với dừa Bến Tre tạo ra rượu dừa.

Hiện nay, tại Phú Lễ có 134 hộ dân sống bằng nghề nấu rượu. Quy trình sản xuất rượu ở Phú Lễ cũng tương tự như nhiều địa phương khác trong cả nước, nhưng cũng có những bí quyết nghề nghiệp riêng. Nguyên liệu dùng để nấu rượu là loại nếp mùa dài ngày ngon nhất, không chà trắng, chọn loại càng dẻo thì rượu sau khi nấu càng ngon.

Hồ men để nấu rượu là một trong những bí quyết truyền thống của người dân Phú Lễ. Hồ men này được người thợ pha chế với những liều lượng thích hợp đã tạo cho rượu Phú Lễ có nhiều điểm khác biệt so với các loại rượu khác ở trong nước nói chung và miền Tây Nam Bộ nói riêng. Theo ông Ba Vân là người nấu rượu lâu năm ởấp Phú Thạnh cho biết: “Hồ men được chọn từ 34 vị thuốc Bắc và 2 vị thuốc Nam, là những vị thuốc có tính nhiệt, nóng và thơm, gồm: trần bì, quế khâu, đinh hương, tất phát, đại hồi, sa nhân, tiểu hồi, lương cương, càng cương, bạch khấu, ngọc khấu, mai hoàng, hậu phát, thảo quả, quế chi, trạch lan, xích thước, hồng hoa, linh cừ, mật nang, tạo giác, cam thảo, son tàu, cam thảo nam, thiên niên kiện, cát cánh, bồ kết, hương truật, nhãn lòng, trầu lương, rau răm, lá nhãn, ngũ vị, tai vị, tiêu sọ, mần tưới”. Thời gian gần đây, các vị cao niên còn nghiên cứu và cho thêm vào hồ men 2 loại thuốc Nam là riềng và ớt nhằm tăng thêm hương vị riêng cho rượu Phú Lễ. 38 vị thuốc này được tán nhuyễn thành bột, trộn với bột gạo lứt rồi nhồi chung với cám, vo thành viên tạo thành hồ men.

du lịch bến tre mua gì về làm quà?

Rượu Phú Lễ – Bến Tre

Khi cơm đã được trộn đều hồ men, người thợ cho vào tĩn sành hoặc thùng nhựa đểủ nơi thoáng mát, hơi râm tối. Khoảng 7 đến 10 ngày sau, tùy theo thời tiết mát hay nóng, tĩn rượu ngấm men và sủi bọt, cơm rượu lắng xuống đáy, dung dịch nước biến thành màu cam nhạt, người thợ nếm thử, nước có vị chát, không ngọt là rượu đã lên men đúng độ. Còn đối với những người thợ đã có nhiều kinh nghiệm chỉ cần ngửi mùi thơm bay ra từ cơm rượu là có thể biết mẻ này sẽ trúng hay thất bại, nếu mùi bay ra hăng hăng là sẽ trúng, còn như chua thì mẻ rượu đó thì coi như bỏ. Sau đó đem nấu để lấy được loại rượu chính hiệu.

Khi nấu thành công, rượu sẽ chảy xuống nhiều, còn như thất bại thì rượu chỉ nhỏ ra từng giọt. Muốn rượu ngon phải đốt củi liu riu cho đều lửa. Nếu nhiệt độ nóng quá hoặc yếu quá, hay lúc mạnh lúc yếu không đều cũng làm cho rượu nấu thành không được như ý, đôi khi còn hư rượu.

Nhiều người cho rằng, rượu Phú Lễ có hương vị đặc biệt là do rượu được nấu bằng loại nếp dẻo cộng với chất hồ men được chế biến theo những liều lượng thích hợp và phương pháp nấu rượu theo quy trình truyền thống từ xưa đến nay. Chính rượu Phú Lễ được nấu từ những nguyên vật liệu đặc trưng của địa phương đã làm cho những giọt rượu càng thơm ngon mang hương vị đặc biệt của vùng đất và con người phương Nam.

Rượu Phú Lễ có hương vị thơm nồng, thanh ngọt dễ uống và là một trong những loại rượu ngon nhất tại Việt Nam. Nếu có cơ hội đến Bến Tre, bạn đừng quên thưởng thức rượu Phú Lễ và rượu dừa nhé, đây cũng là một trong những đặc sản làm quà vô cùng ý nghĩa và giá trị.

Nếu như bạn đang chuẩn bị hành trang cho chuyến du lịch đến Bến Tre mà còn đang băn khoăn, chưa biết “Du lịch bến tre mua gì về làm quà?” thì bạn có thể kham khảo bài viết này để biết đặc sản nổi tiếng Bến Tre mua về làm quà tặng lúc đến Bến Tre. Hy vọng nội dung bài viết này có thể giúp bạn chọn ra những đặc sản làm quà ý nghĩa nhất cho gia đình và bạn bè nhé.

Đăng bởi: Phương Thảo Lê

YOLO! Khám phá các huyện ở Bến Tre

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก