Cà Mau

Cà Mau có gì chơi?

Cà Mau được biết đến là vùng đất tận cùng của Tổ quốc và luôn là điểm du lịch Miền Tây nhất định phải đến một lần trong đời của mọi người dân Việt Nam. Tỉnh thành cuối cùng của Tổ quốc Việt với ba mặt chủ yếu giáp biển, tới đây du khách sẽ được thăm cột mốc tọa độ quốc gia, ngắm rừng, biển, chiêm ngưỡng ráng chiều trên vùng trời biển bao la. Cà Mau toát lên một vẻ đẹp nên thơ và trữ tình, bình yên và mộc mạc làm say đắm bao trái tim của du khách. Cà Mau có gì chơi? Dưới đây là danh sách những điểm du lịch nổi tiếng ở Cà Mau, khi tới đây bạn không nên bỏ lỡ những điểm du lịch này nhé.

Khu du lịch sinh thái Sông Trẹm – Cà Mau

Khu Du lịch sinh thái Sông Trẹm, thuộc Ấp 17, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Cách trung tâm huyện U Minh khoảng 20 km, từ thành phố Cà Mau, du khách đi xe khoảng 50 km hướng đường Xuyên Á đến xã Biển Bạch (huyện Thới Bình), rẽ trái qua cầu Sông Trẹm và từ đây, du khách đi thêm khoảng 5km nữa là sẽ tới Khu Du lịch sinh thái Sông Trẹm.

cà mau có gì chơi?

Khu du lịch sinh thái Sông Trẹm – Cà Mau

Sông Trẹm (còn gọi là sông Tràm Trẹm) là một chi lưu dài khoảng 36 km của sông Ông Đốc, có nguồn là sông Cái Lớn qua kênh Chắc Băng. Sông chảy qua huyện An Minh (tỉnh Kiên Giang) và huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau), hội lưu với sông Ông Đốc tại ráp gianh giữa xã Khánh An và xã Hồ Thị Kỷ. Sông Trẹm chia Rừng U Minh thành hai vùng thượng và hạ. U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau, U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang.

Sông Trẹm uốn lượn như 1 dải lụa giữa rừng U Minh. Sông Trẹm có độ sâu trung bình 3 – 4m, chiều rộng từ 80 đến 10 mét, có màu nước thay đổi theo mùa. Đặc biệt mùa mưa, nước sông màu nâu sẫm của màu nước dớn rừng tràm từ các con kênh rạch đổ ra. Trong lưu vực sông Trẹm có khu du lịch sinh thái đặc trưng của rừng tràm U Minh. Với phong cảnh thiên nhiên yên tĩnh, bốn bề là màu xanh của cây tràm, là địa điểm du lịch Cà Mau lý tưởng để bạn đến thư giãn, nghỉ ngơi.

cà mau có gì chơi?

Khu du lịch sinh thái Sông Trẹm – Cà Mau

Khu Du lịch có tổng diện tích 110ha (bao gồm rừng tràm). Đây là khu rừng nguyên sinh hàng chục năm tuổi, rất hoang dã, đang được bảo vệ nghiêm ngặt. Dưới tán rừng có nhiều loài động thực vật phong phú.

Đặc biệt, nơi đây được quy hoạch thành hai khu nuôi các loài thú thuộc dạng quý hiếm: Gấu, vượn, chồn hương, nai, heo rừng, trăn, nhím, ó biển, le le, vịt trời, còng cọc, giang sen, đà điểu… Không những thế, tại khu rừng này là “vương quốc” nuôi cá sấu, có con nặng gần 300 ký.

Khi mùa xuân sang, hoa tràm thơm ngào ngạt, đây cũng là mùa ong về xây tổ, làm nên đặc sản mật ong U Minh nổi tiếng. Tại Sông Trẹm có tour tham quan xuyên rừng tràm bằng xuồng máy rất thú vị, bởi kênh, mương đầy hoa sen, hoa súng và các loài hoa dại thi nhau khoe sắc rực rỡ.

Những chiếc cầu xuyên rừng được làm bằng bê-tông sẽ dẫn du khách đi tham quan rừng tràm nguyên sinh, ở đó có những chú khỉ nghịch ngợm và thân thiện đang chờ đợi du khách mang đến cho chúng thức ăn.

Sau khi vãn cảnh, bạn đừng quên ghé khu ẩm thực Sông Trẹm được thiết kế với những căn chòi thủy tạ nằm trên những con kênh, có chòi thì len lỏi trong những tán rừng tràm để thưởng thức những món ăn dân dã như cá lóc nướng trui, cá rô kho tộ ăn với đọt choại xào, lươn nấu canh chua trái giác, rắn hổ hành nấu cháo, gỏi nhộng ong non… mang đậm phong cách thuở khai hoang mở cõi.

Khu du lịch sinh thái Quốc Tế – Cà Mau

Nằm ven Quốc lộ I, cách trung tâm thành phố Cà Mau 07 km, khu du lịch sinh thái Quốc Tế có diện tích 20 ha, tọa lạc tại ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước. Khu du lịch bao gồm nhiều hạng mục: hồ bơi, ao cá, làng Bác Ba Phi, làng ẩm thực Nam Bộ, … nhằm giới thiệu các món ẩm thực đặc sản của Nam Bộ và các món ẩm thực Á – Âu, các làng nghề truyền thống và sản phẩm du lịch của địa phương.

cà mau có gì chơi?

Khu du lịch sinh thái Quốc Tế – Cà Mau

Khu du lịch sinh thái Quốc Tế có không gian thoáng đãng, mang tính đồng quê pha chút hiện đại. Mỗi khu mang vẻ đẹp kiến trúc riêng, có sức lôi cuốn đặc biệt, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của cả khách du lịch và người dân trong vùng. Vào những ngày lễ, Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần, du khách có thể đến đây để tham quan và trải nghiệm cuộc sống đồng quê, thưởng thức những món đặc sản của cả hệ sinh thái mặn – ngọt, nghe đờn ca tài tử và nghe kể chuyện Bác Ba Phi

Khu du lịch sinh thái Quốc Tế có được lợi thế là điểm đón đầu khi du khách đến tham quan, tìm hiểu về các điểm du lịch, khu di tích của tỉnh Cà Mau như: Đất Mũi, Khu di tích Lung Lá Nhà Thể, Khu Căn cứ Tỉnh ủy Xẻo Đước, Đầm Thị Tường, Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Hòn Đá Bạc, …

cà mau có gì chơi?

Khu du lịch sinh thái Quốc Tế – Cà Mau

Sau hơn 02 năm xây dựng, một số hạng mục của giai đoạn I đã được hoàn thành và đưa vào hoạt động như: quảng trường trung tâm, làng ẩm thực Nam Bộ, làng Bác Ba Phi, khu câu cá, vui chơi, giải trí…

Hiện nay, chủ dự án đang tiếp tục triển khai giai đoạn II, thực hiện hướng đến mô hình sinh thái “Cà Mau thu nhỏ” và tái dựng các làng nghề: dệt chiếu Tân Thành, đan đát Tân Bằng, nấu rượu Tân Lộc… cùng với những sản phẩm du lịch đặc trưng mang thương hiệu và bảo đảm chất lượng: mật ong U Minh, khô cá bổi Trần Văn Thời, ba khía Rạch Gốc, mắm lóc Thới Bình, …

Nơi đây thật sự là một lựa chọn đúng đắn cho những ai thích du lịch sinh thái, với không gian thoáng đãng, không khí trong lành mát mẽ, không quá ồn ào sẽ giúp các bạn thư giản sau thời gian làm việc. Nếu có cơ hội đến Cà Mau các bạn đừng nên bỏ qua khu du lịch sinh thái này nhé!

Khu du lịch sinh thái Thư Duy – Cà Mau

Tọa lạc tại vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Thư Duy Resort thổi làn gió mới cho Du lịch Cà Mau nói riêng và du lịch miền Tây nói chung.

cà mau có gì chơi?

Khu du lịch sinh thái Thư Duy – Cà Mau

Với không gian thoáng mát được thiết kế kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, Khu du lịch sinh thái Thư Duy mang đến nhiều tiện ích như: Khu nhà nghỉ sang trọng được thiết kế theo kiểu resort, Khu nhà hàng – cà phê – karaoke chuẩn 5 sao, Khu tổ hợp thể thao, Khu trò chơi liên hoàn…

cà mau có gì chơi?

Khu du lịch sinh thái Thư Duy – Cà Mau

Bên cạnh không gian nghỉ dưỡng lý tưởng với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, đến với Khu Du lịch sinh thái Thư Duy, du khách sẽ có những khoảnh khắc trầm mình bên ly café, lắng nghe âm thanh du dương của những khúc nhạc đệm hay đắm mình trong làn nước trong xanh của hồ bơi để khởi động một ngày mới đầy năng lượng.

Đặc biệt, Thư Duy Resort sở hữu công viên nước đầu tiên ở Cà Mau với hệ thống máng trượt cao cấp dành cho những du khách yêu thích sự mạo hiểm. Sau những giây phút vui chơi, giải trí hiện đại, du khách có thể quây quần bên gia đình và thưởng thức những món hải sản tươi ngon của vùng đất Cà Mau.

Công viên văn hóa du lịch – Cà Mau

Mảnh đất cực Nam Tổ Quốc – Cà Mau sông nước là điểm đến thu hút khách du lịch bởi những con người chân chất, thật thà cùng cảnh sắc thiên nhiên miền sông nước trữ tình. Đặc biệt là công viên Văn hóa Du lịch Cà Mau – địa điểm du lịch mới tại vùng đất xinh đẹp này.

cà mau có gì chơi?

Công viên văn hóa du lịch – Cà Mau

Dự án Khu công viên Văn hóa Du lịch Cà Mau thuộc Ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, có diện tích mặt bằng khoảng 150 ha, là một trong những điểm du lịch quan trọng của tỉnh Cà Mau, nơi mỗi người dân Việt Nam đều mong một lần được đến tham quan vùng đất cực Nam Tổ quốc – Mũi Cà Mau.

Công viên Văn hóa – Du lịch Mũi Cà Mau có diện tích 159,7 ha được chia ra thành 4 phân khu chức năng gồm: Khu công viên đài biểu tượng Mũi Cà Mau, Khu sinh thái rừng kết hợp dịch vụ thương mại làng nghề, Khu bảo tồn sinh thái đặc trưng rừng ngập mặn và Khu dịch vụ nghỉ dưỡng sinh thái rừng ngập mặn, trung tâm sinh hoạt cộng đồng. Đây là khu du lịch sinh thái, nghiên cứu các hệ sinh thái rừng ngập mặn thuộc khi dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau.

cà mau có gì chơi?

Công viên văn hóa du lịch – Cà Mau

Tại công viên văn hóa Du lịch Cà Mau có những công trình ấn tượng như: Bờ kè chắn sóng; biểu tượng điểm cuối đường Hồ Chí Minh; mốc toạ độ Quốc gia GPS 0001; cầu xuyên rừng; tiểu cảnh mũi Cà Mau với hình con tàu và cánh buồm căng gió, hướng ra biển lớn. Đặc biệt, tại đây có cả phiên bản Cột cờ Hà Nội mô phỏng khá tương đồng với kiến trúc của Cột cờ Hà Nội

Hằng năm, công viên đón hàng trăm ngàn lượt khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, thưởng lãm. Công viên cũng đầu tư hệ thống cầu tàu dành cho du khách tham quan hệ sinh thái ngập nước bằng ca nô.

Tham quan khu Công viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau, du khách được ngắm nhìn vẻ đẹp hùng vĩ, màu xanh bạt ngàn của rừng đước; màu xanh của biển trời mênh mông; là nơi duy nhất trên đất liền Việt Nam, tại một điểm, du khách thấy mặt trời mọc trên biển Đông và lặn ở biển Tây. Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức những đặc sản tươi ngon của Cà Mau, thưởng thức đờn ca tài tử Nam Bộ.

Công viên văn hóa Du lịch Cà Mau là địa điểm có ý nghĩa thiêng liêng mà người dân đất Việt và ai cũng mong ước một lần được đến. Còn chờ gì nữa, hãy lên kế hoạch đến tham quan và khám phá địa điểm này cũng như hòa mình vào cuộc sống của những người dân Đất Mũi.

Chợ Nổi – Cà Mau

Chợ nổi là một hình thức buôn bán vô cùng độc đáo của người dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ, chợ nổi Cà Mau là 2 trong số những chợ nổi hấp dẫn khách du lịch đến tham quan nhiều nhất.

cà mau có gì chơi?

Chợ Nổi – Cà Mau

Chợ nổi Cà Mau mỗi ngày tụ tập trên 100 chiếc ghe, thuyền lớn, nhỏ, bên trên bày bán rất nhiều hàng hóa, từ những loại hàng hóa quen thuộc với người dân miền Tây như rau củ, trái cây, các món ăn đặc sản miền Tây dân dã… cho đến những loại hàng hóa lạ từ nơi khác chuyển đến như gấm vóc, đồ gia dụng… hàng nào cũng có.

Người dân buôn bán trên chợ nổi Cà Mau hầu hết đều không biết ngôi chợ nổi này có từ bao giờ. Chợ nổi Cà Mau đã trở thành nét đẹp văn hóa họp chợ của người dân Cà Mau từ bao đời nay. Không những vậy, khách du lịch miền Tây đến Cần Thơ nào cũng muốn khám phá chợ nổi Cà Mau khi đặt chân đến tỉnh Cà Mau du lịch.

Chợ nổi Cà Mau là một trong những địa điểm du lịch thú vị nhất ở miền Tây sông nước. Trước khi đến chợ nổi Cà Mau, du khách sẽ được trải nghiệm dạo chơi trên sông Gành Hào trên thuyền. Giá thuê của những chiếc thuyền này tại bến thuyền chỉ 300.000 – 400.000 đồng/chiếc. Du khách cũng có thể tìm từ 3 – 6 người để thuê chung thuyền tham quan chợ nổi Cà Mau, tiết kiệm một phần chi phí cho chuyến đi.

cà mau có gì chơi?

Chợ Nổi – Cà Mau

Đặt chân đến chợ nổi Cà Mau, điều đầu tiên khiến du khách cảm thấy bất ngờ là chợ nổi có quá nhiều thuyền. Theo chia sẻ của người chèo thuyền thì mỗi ngày có hàng trăm ghe, thuyền của người dân địa phương và nhiều nơi khác đến đây buôn bán. Ở chợ nổi Cà Mau, du khách có thể tìm thấy rất nhiều loại hàng hóa, lương thực, nhu yếu phẩm, đồ gia dụng… nhưng nhiều nhất vẫn là các loại trái cây.

Những thuyền buôn bán trái cây đổ về chợ nổi Cà Mau rất nhiều với đủ loại trái cây miền Tây tươi ngon, hấp dẫn như chôm chôm, nhãn lồng, đu đủ, xoài, ổi, cóc, sầu riêng… Nơi đây thực sự là thiên đường dành riêng cho du khách thích trái cây miền Tây. Theo bí quyết khi đi du lịch miền Tây đến chợ nổi Cà Mau, du khách nên nhờ chủ thuyền gọt vỏ và thưởng thức trái cây ngay tại thuyền, như vậy mới thú vị.

Ngoài những loại trái cây thì bên trong chợ nổi còn có nhiều thuyền bán đồ ăn rất ngon. Những món ăn đặc sản miền Tây như cá lóc nướng trui, bánh canh chả cá, bún mắm… ở chợ nổi Cà Mau, món nào cũng có. Nếu đến đây vào sáng sớm thì chắc chắn du khách sẽ không thể kềm lòng trước những món ăn cực ngon được bày bán ở đây.

cà mau có gì chơi?

Chợ Nổi – Cà Mau

Đến chợ nổi Cà Mau du lịch còn là dịp để du khách biết thêm nhiều hơn về con người miền Tây ôn hòa, hiếu khách. Khi du khách đến một thuyền mua hàng thì chủ ghe, thuyền luôn cười niềm nở đón khách và trò chuyện trong lúc du khách chọn mua hàng. Nụ cười có lẽ là nét đẹp tâm hồn của người miền Tây vì đến thuyền nào du khách cũng bắt gặp nụ cười trên môi của người dân nơi đây.

Sau khi chợ tan, vẫn còn đó một vài chiếc thuyền còn neo đậu lại khu vực chợ. Đây là những gia đình sinh sống trên những chiếc thuyền trôi lênh đênh trên sông nước miền Tây. Buổi sáng, nơi đây là những chiếc thuyền bán trái cây, đồ gia dụng, còn sau khi tan chợ, nơi đây trở thành mái nhà để che chở cho họ khỏi những cơn sóng gió. Những đứa trẻ sống trên thuyền cũng thường xuyên ra mạn thuyền ngồi câu cá mỗi khi phiên chợ sáng kết thúc.

Không chỉ có chợ nổi Cà Mau mà chợ nổi Cần Thơ cũng là nơi mang đến cho du khách những trải nghiệm du lịch vô cùng thú vị. Nét đẹp chợ nổi trên sông là thứ không thể thay thế trong lòng người dân miền Tây sông nước.

Đầm Thị Tường – Cà Mau

Đầm Thị Tường hay còn gọi Đầm Bà Tường được mệnh danh là “biển hồ giữa đồng bằng”, là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm về một nơi bình yên. Sự độc đáo của phong tục tập quán kết hợp với nhiều nét văn hóa của người dân bản địa đã tạo nên một vẻ đẹp hiếm có cho đầm Thị Tường.

cà mau có gì chơi?

Đầm Thị Tường – Cà Mau

Đầm Thị Tường nằm trên địa phận 3 huyện: Cái Nước, Trần Văn Thời và Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Để đến được vùng sông nước rộng lớn này, du khách từ Cà Mau theo hướng Quốc lộ 1A đến chợ Rau Dừa, rẽ phải qua cầu Cái Bần, rồi chạy theo con đường nông thôn 3m, qua chừng 7km theo địa danh ấp Thị Tường (xã Hòa Mỹ) là đến Đầm Trong. Du khách cũng có thể từ chợ Rau Dừa đi thêm 2km theo Quốc lộ 1A đến Kênh 4 Cống Đá, rẽ phải theo hướng chỉ dẫn về Khu Căn cứ Xẻo Đước, khoảng 8km là đến Đầm Giữa – điểm đến lý thú và đặc sắc nhất Đầm Thị Tường.

Đầm Thị Tường được hình thành từ phù sa bồi lắng của sông Mỹ Bình, sông Ông Đốc và nhiều kênh rạch khác. Đầm Thị Tường có diện tích mặt nước khoảng 700 ha, trải dài 12 km, chỗ rộng nhất 2 km, chỗ sâu nhất 1,5 m, thông ra Vịnh Thái Lan.

Đầm gồm 3 đầm chính: đầm Trong, đầm Giữa và đầm Ngoài, trong đó đầm Giữa là đầm lớn nhất. Đặc trưng của đầm khác với ao hồ là độ sâu, nếu đầm giữa rất sâu có nơi sâu tới 10 thước thì đầm trên và dưới rất cạn chưa đến đầu người. Mực nước trên đầm thay đổi thường theo sự lên xuống của thủy triều từ 0,7m đến 1,5m rất an toàn cho du khách.

cà mau có gì chơi?

Đầm Thị Tường – Cà Mau

Cuộc sống của người dân quanh đầm Thị Tường gắn liền với con nước, gắn liền với nguồn lợi thủy hải sản tự nhiên. Bởi nhờ cấu tạo đặc biệt và thông với biển mà cả một vùng nước mênh mông dài gần 10km luôn đầy ắp thức ăn cho các loài thủy hải sản sinh trưởng. Không chỉ tận dụng tài nguyên trời phú là cá, tôm, sò huyết, rẹm sống trong đầm để nuôi sống gia đình; ngư dân Thị Tường còn dựa vào dòng nước để phát triển kinh tế. Họ sử dụng khu vực mặt nước nuôi tôm sú, cua Cà Mau. Đây là hai loại hải sản có giá trị kinh tế cao, có chỗ đứng vững chắc trong danh sách đặc sản Việt Nam.

Trên đầm có nhiều dãy nhà sàn lớn nhỏ nằm rải rác, mỗi nhà cách nhau khoảng 100 m, khoảng cách đó chính là ranh giới của mỗi hộ làm nghề khai thác thủy sản ở đây. Mỗi xóm nhà như một “khu làng nhỏ” nằm phơi mình trên mặt nước mênh mông.

Khác với các địa điểm du lịch Cà Mau khác, đầm Thị Tường không có nhà hàng, khu vui chơi giải trí… Thay vào đó, điểm dừng chân nghỉ ngơi chính là những ngôi nhà sàn của dân chài lưới ngay trên mặt đầm. Ở đây, ngoài Hợp tác xã Đầm Thị Tường còn có vài hộ kinh doanh dịch vụ du lịch, ăn uống theo kiểu du lịch cộng đồng. Du khách có thể tìm hiểu kỹ hơn về đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây.

cà mau có gì chơi?

Đầm Thị Tường – Cà Mau

Đến thăm đầm, du khách có thể chọn đi bằng thuyền máy cảm nhận nhịp sống mộc mạc, giản dị của vùng đất này. Không chỉ ngắm nhìn cảnh đẹp của quê hương đất nước, du khách còn được thưởng thức những món ăn đặc sản do người dân nơi đây chế biến rất hấp dẫn và nghe họ kể chuyện về cuộc sống sinh hoạt bình dị trên đầm, hay lắng nghe những giai thoại, câu chuyện về đầm Thị Tường.

Ngoài ra, du khách có thể tự tay dùng các công cụ đánh bắt tha hồ xuống đầm làm nông dân, câu cá, đặt lú, mò sò, lưới ghẹ, cua… và tự mình chế biến món ăn, hoặc nhờ người dân chế biến giúp. Đặc sản ở đầm rất đa dạng, từ cá vồ chó, cá lịch cũ, cá ngát… đến sò huyết, tôm, cua…

Phong cảnh đầm như bức tranh quê biển hữu tình, sống động mà thanh bình bởi tiếng chim muông gọi bầy đón bình minh, hay tĩnh lặng mà bao la khi hoàng hôn buông mình trên mặt đầm.

Đó cũng là những thời điểm đẹp nhất trong ngày để du khách có thể cảm nhận trọn vẹn không gian bao la rộng lớn mà thiên nhiên đã ban tặng cho đầm Thị Tường và lưu lại những bức ảnh ấn tượng.

Đặc biệt khi màng đêm buông xuống, với hàng ngàn ánh đèn lung linh trên mặt đầm, thưởng thức vài ly rượu đế với đặc sản cá, tôm, cua, ghẹ hay ngân nga vài câu vọng cổ trò chuyện cùng người dân thì còn tuyệt hơn.

Rừng ngập mặn – Cà Mau

Nói về địa hình và điều kiện tự nhiên, không nơi đâu đặc biệt bằng Cà Mau. Bởi ngoài biển, rừng U Minh Hạ trù phú còn có rừng ngập mặn Cà Mau với hệ sinh thái đa dạng độc đáo bậc nhất.

cà mau có gì chơi?

Rừng ngập mặn – Cà Mau

Quá trình kiến tạo hình thành nên vùng đất hình chữ V, giống một bán đảo có ba mặt giáp biển. Yếu tố địa lý này đã tạo xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển của chuỗi rừng ngập mặn Cà Mau đặc trưng. Ai về cực Nam mà chẳng phải qua, phải ghé thăm rừng ngập mặn Cà Mau cho biết một lần.

Trong danh sách rừng ngập mặn thế giới, rừng ngập mặn Cà Mau chỉ đứng sau rừng Amazon của Nam Mỹ. Với tổng diện tích lên đến 63.017 ha, rừng ngập mặn Cà Mau trải dài 6 huyện Đầm Dơi, Phú Tân, Trần Văn Thời, U Minh, Ngọc Hiển và Năm Căn. Và ở đó phần lớn diện tích nằm trong khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau và hơn 15.000 ha thuộc vườn quốc gia Mũi Cà Mau.

Người xưa từng ví “Rừng vàng biển bạc” nhằm nhắc đến vai trò quan trọng của rừng, của biển. Đặt trong vị trí địa lý ba mặt giáp biển của Cà Mau có thể thấy ngay vai trò quan trọng hàng đầu của rừng ngập mặn: lá chắn ngăn chặn xâm thực, xói lở. Vì thực tế, mảng rừng phòng hộ ven biển kéo dài từ Bạc Liêu đến Mũi Cà Mau rồi đi dọc sang biển Tây tới cửa biển Khánh Hội huyện U Minh có tổng hiều dài 307 km thì có đến 254km thuộc địa phận tỉnh Cà Mau.

cà mau có gì chơi?

Rừng ngập mặn – Cà Mau

Một mặt chống xâm thực, mặt khác rừng ngập mặn còn giúp bồi biển, gia tăng diện tích lãnh thổ cho nước ta. Cụ thể, phía Tây Mũi Cà Mau có một bãi bồi rộng lớn với diện tích 6.456 ha, hàng năm nhờ phù sa bổi đắp lấn biển từ 50-80 mét. Đồng thời cũng là nơi trú ngụ, sinh sản của các loài thủy sinh – nguồn cung cấp con giống thiên nhiên vô tận cho ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau. Ngoài ra, rừng ngập mặn Cà Mau còn là lá phổi xanh của toàn vùng Đông Nam Bộ, đóng vai trò điều hòa khí hậu, cân bằng xinh thái, bảo vệ môi trường.

Có thể nói rừng ngập mặn là hệ sinh thái đa dạng và đặc trưng nhất trong các hệ rừng. Về thảm thực vật, theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu rừng ngập mặn Cà Mau năm 2006 có 22 loài cây, trong đó nổi bật nhất loại cây chịu phèn chịu mặn như đước, mắm, vẹt, bần, dá, su, cóc, dà, chà là, v.v. và có thêm các loại dương xỉ, dây leo khác. Trong đó, đước là loài cây phổ biến nhất nên còn được gọi là rừng đước.

cà mau có gì chơi?

Rừng ngập mặn – Cà Mau

Về động vật, Trung tâm nghiên cứu rừng ngập mặn Cà Mau cùng thống kê được 13 loài thú (thuộc 9 họ), 74 loài chim (thuộc 23 họ), 17 loài bò sát (thuộc 9 họ), 5 loài lưỡng cư (thuộc 3 họ), 14 loài tôm, 175 loài cá (116 giống và 77 họ), 133 loài động thực vật phiêu sinh. Rừng trù phú tươi xanh, chim muông thú cũng sinh trưởng tốt; thế nên đến rừng ngặp mặn Cà Mau mọi người dễ dàng bắt gặp nhiều loài chim quý, có cơ hội thương thức nhiều đặc sản Cà Mau như cua, vọp, ba khía, cá dứa, v.v.

Du lịch là phải vừa chơi vừa ăn, rừng ngập mặn Cà Mau có đủ hai yêu tố đó. Du khách có thể xuôi thuyền dưới tán rừng ngắm chim muông và nghỉ ngơi bằng những món ăn dân dã từ rừng. Đặc biệt, có thể kết hợp xen kẽ một số hành trình tham quan khác như khám phá đất mũi Cà Mau, đảo Hòn Khoai, bãi Khai Long,v.v.

Khu vườn chim – Cà Mau

Có thể nói Cà Mau là tỉnh duy nhất có vườn chim nằm ngay giữa lòng thành phố. Và vườn chim này đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút hơn 30.000 du khách đến với vùng Đất Mũi mỗi năm.

cà mau có gì chơi?

Khu vườn chim – Cà Mau

Vườn chim nhân tạo độc đáo này nằm trong khuôn viên Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển hơn 20 năm nay. Chỉ có diện tích tầm khoảng 31.550 m2, nhưng vườn chim này là nơi trú ngụ và sinh sống của hàng ngàn cá thể chim trong tự nhiên.

Theo kết quả kiểm đếm của Viện Tài nguyên và Môi trường (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) và Viện Điểu học Hoàng gia Nhật Bản vào tháng 4/2018, vườn chim này có khoảng 6.603 cá thể chim với khoảng 53 loài chim khác nhau.

Tuy nhiên, số lượng chim trong vườn dao động theo từng mùa trong năm. Vào thời kỳ cao điểm nhất, vườn có hơn 10.000 cá thể chim đến làm tổ, sinh sản và định cư tại vườn chim nhân tạo giữa lòng thành phố Cà Mau. Phần lớn các loại chim này là chim cò (cò trắng, cò bợ, cò ngàng), chim cồng cọc, chim vạc, chim điêng điển ( còn gọi lại chim cổ rắn) và chim diệc xám…

cà mau có gì chơi?

Khu vườn chim – Cà Mau

Nhờ thiên nhiên ưu ái ban tặng nên đất lành chim đậu. Hàng năm, bầy chim trời tụ họp về đây sinh sống ngày càng đông và tạo nên nét độc đáo thú vị cho vườn chim giữa lòng thành phố này. Và nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn du khách vùng Đất Mũi. Theo thống kê, hằng năm có khoảng 30.000 lượt du khách đến thăm vườn chim độc nhất vô nhị này.

Đối với người dân Cà Mau, vườn chim là một niềm tự hào. Do vậy, lãnh đạo tỉnh ở đây đang cố gắng tôn tạo và duy trì nơi sống phù hợp cho quần xã chim nhằm bảo tồn loài, thông qua việc tạo chỗ ở và sinh sản, nuôi dưỡng, chăm sóc, quy tập chim phù hợp về số lượng, thành phần loài chim đầm lầy đặc trưng của vùng Cà Mau.

Đồng thời, việc bảo tồn vườn chim trong lòng thành phố gắn với tạo cảnh quan sinh động, gần gũi với thiên nhiên, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, tham quan, góp phần phát triển một vườn chim luôn đầy ắp tiếng cười của du khách đến thăm mỗi năm.

Biển Khai Long – Cà Mau

Biển Khai Long nằm ở phía Đông Nam mũi Cà Mau, với vẻ đẹp hoang sơ và mới mẻ, bãi biển trong xanh được bao bọc giữa bốn bề hệ sinh thái rừng ngập mặn, là một bãi cát giồng uốn lượn hình Rồng dọc bờ biển thuộc ấp Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển.

cà mau có gì chơi?

Biển Khai Long – Cà Mau

Khai Long là một bãi cát giồng uốn lượn dọc bờ biển thuộc ấp Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, với diện tích khoảng 230 ha, chiều dài theo bờ biển 3.800 m và cách khu du lịch Mũi Cà Mau 18 km

Bãi biển Khai Long nằm phía biển Đông trong khu vực hệ sinh thái rừng ngập mặn, Khai Long là một bãi cát giồng uốn lượn dọc bờ biển thuộc ấp Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, với diện tích khoảng 230 ha, chiều dài theo bờ biển 3.800 m và cách khu du lịch Mũi Cà Mau 18 km. Đứng ở bãi Khai Long, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn trọn vẹn hình dáng, vẻ đẹp hoang sơ của cụm đảo Hòn Khoai hùng vĩ. Khai Long có bãi biển cát vàng tương đối bằng phẳng, cường độ sóng không lớn. Đây chính là điều kiện thuận lợi giúp Khai Long phát triển loại hình du lịch tắm biển. Vùng đất Khai Long màu mỡ rất thích hợp cho các loại cây ăn trái phát triển. Khai Long là khu du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng.

cà mau có gì chơi?

Biển Khai Long – Cà Mau

Khai Long được tạo hóa ban tặng cho một vị trí rất đặc biệt. Đứng ở bờ biển, khi bình minh ló dạng, du khách sẽ thấy mặt trời tròn như vành thúng chói đỏ nhô lên từ mặt biển phía đông, và khi chiều xuống, cũng ở vị trí ấy, ta lại thấy vầng kim ô vàng rực từ từ lặn xuống mặt biển phía tây. Khai Long có bãi cát rộng mênh mông với chiều dài 3km. Hằng năm, cát cứ lấn dần ra biển như muốn nối liền với đảo Hòn Khoai. Vào những ngày thủy triều xuống, cát vàng phơi mình trên nắng chạy dài hàng chục ki-lô-mét với những hình thù kỳ lạ và đẹp mắt. Ở đây còn có nhiều loài đặc sản quý hấp dẫn du khách như tôm, cua, các loại cá, nghêu, sò huyết, vọp, ốc len…

Từ thành phố Cà Mau nếu sử dụng ca-nô thì chỉ mất khoảng hơn một giờ là du khách đã đến Khai Long. Cái thú vị đầu tiên mà bạn sẽ bắt gặp đó là một khoảng chợ trên sông. Tại đây, bạn có thể chuẩn bị mọi thứ cho hành trình của mình từ những chai nước suối, nước ngọt… đến những loại lương thực khô, tươi. Món hàng nào ở những chợ lớn có, thì bảo đảm với chợ trên sông này chẳng thiếu thứ gì. Thêm vào đó, những loại trái cây miền nhiệt đới cũng góp phần làm thú vị hơn cho chuyến đi của bạn. Trên đường đi, bạn sẽ bắt gặp hai bên bờ những cánh tay đước như muốn vươn ra níu chân bạn, mời mọc bạn ghé thăm. Đây đó thấp thoáng những vuông tôm, những mái nhà nóc bằng, dấu hiệu của một vùng đất trù phú mà thiên nhiên ban tặng. Vào sâu hơn nữa, những cánh rừng đước, thấp thoáng trên sông những chiếc xuồng be tám câu tôm, câu cá, những chiếc xuồng đi xổ đáy hàng sông…

cà mau có gì chơi?

Biển Khai Long – Cà Mau

Nếu muốn nếm thử những đặc sản tươi sống này, bạn chỉ cần ghé vào một căn nhà sàn ven bờ nào đó, người dân vùng này sẽ bán cho bạn. Một đĩa cua luộc, hay một lẩu canh chua cá ngát, vài xâu tôm lụi cùng cốc rượu đế sủi tăm trong như mắt mèo, để bạn đưa hơi cay dưới tiếng gió rít của những tán rừng nguyên sinh. Khi bạn còn lâng lâng trong men rượu cay nồng thì một bãi rộng, phẳng phiu sẽ cho bạn cảm giác êm êm khi đặt chân trên cát. Những con sóng êm đềm đập vào bờ như những bàn tay mềm mại muốn ôm ấp dải cát chung tình. Thơ mộng là thế, hấp dẫn là thế, nhưng sẽ thú vị hơn nếu bạn chọn chuyến đi vào những đêm trăng, con nước ròng sẽ làm cho bãi biển dài hơn. Những áng mây dưới ánh trăng sẽ dễ cho bạn cái cảm giác nhìn thấy phút ra đời của con rồng huyền thoại ngày xưa. Bên ánh lửa trại nhìn ra khơi xa, ngọn hải đăng trên đảo Hòn Khoai luôn giữ nhịp quét từng vệt sáng như muốn tìm bạn, mời bạn hãy đặt chân lên hòn đảo lắm kỳ tích này…

Bạn có muốn về đây nằm nghe sóng biển rì rào, ăn vài con nghêu nướng thơm lừng, nhâm nhi món vọp luộc mùi gừng, cắn chiếc càng cua mọng thịt hay ăn sò huyết nhúng nước sôi với vài ba xị đế và cảm thấy mình như đang đi vào cõi bồng lai với những mộng mơ đời người. Hãy một lần đến với biển Khai Long.

Khu đa dạng sinh học lâm ngư trường 184 – Cà Mau

Khi ghé thăm Cà Mau, khách du lịch không thể bõ qua Rừng nước Năm Căn. Khu đa dạng sinh học Lâm ngư trường 184 nằm ở giữa rừng đước thuộc ấp Chà Là xã Tam Giang huyện Năm Căn có diện tích 6.300 ha, trong đó khu bảo tồn đa dạng sinh học rừng ngập mặn có diện tích 252 ha. Đang được phát triển trở thành khu du lịch sinh thái hàng đầu của miền Tây Nam Bộ.

cà mau có gì chơi?

Khu đa dạng sinh học lâm ngư trường 184 – Cà Mau

Khách du lịch khu muốn đến tham quan khu đa dạng sinh học phải đi qua một con đường với hàng ngàn cây đước ven đường. Chúng như muốn chào đón mọi người đến tham quan vùng đất nơi nò đang tồn tại. Khu đa dạng sinh học này là nơi bảo tồn và phát triển, bảo vệ các loài động vật quý hiếm nên ở đây có nhiều cây cối, động vật quý hiếm sinh sống. Đây là khu vườn ngự lâm với phong cảnh hữu tình, đưa con người đến với sự bình yên sau những thăng trầm trong công việc.

Hiện nay tại Khu đa dạng sinh học Lâm ngư trường 184 có 44 loài thực vật, trong đó có 32 loài đặc trưng cho hệ sinh thái rừng ngập mặn. Đặc biệt có một số loài quý hiếm đang được cơ quan chức năng cùng người dân ra sức bảo vệ như: Cóc trắng, Đưng, Sú, Trang. Ngoài ra, còn tồn tại trong khu vực này còn có 6 loài chim, 5 loài thú, 2 loài bò sát và 2 loài lưỡng thê. Các loại sinh vật nơi đây vô cùng đa dạng và phong phú. Xứng đáng để chúng ta đến tham quan nơi đây.

Ngoài ra, khi đến tham quan khu sinh thái này, khách du lịch còn có thể chèo thuyền đi sâu vào rừng ngập mặn để cảm nhận vẻ đẹp mà nó mang lại. Những đàn khỉ nô đùa trên những cành cây không còn xa lạ khi đến với nơi đây.

Tối đến, khách du lịch có thể nghĩ ngơi ở các ngôi nhà trong rừng. Cùng gia đình, người thân bắt đầu những bữa tiệc tuy dân dã nhưng vô cùng đậm chất miền sông nước. Sẽ để lại cho chúng ta những kỹ niệm khó quên khi đến tham quan nơi đây.

Vườn dâu Cái Tàu – Cà Mau

Vườn dâu Cái Tàu thuộc xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 30 km về phía Tây, tiếp giáp với rừng U Minh Hạ và dọc theo tuyến sông Cái Tàu. Vườn dâu này tồn tại và phát triển hàng trăm năm qua còn lưu giữ nhiều những cây dâu cổ thụ mang dấu ấn thời gian của vùng đất phương Nam xưa.

cà mau có gì chơi?

Vườn dâu Cái Tàu – Cà Mau

Vườn dâu Cái Tàu được mệnh danh là xứ sở của loài dâu vàng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và là niềm tự hào của người dân U Minh Hạ. Và tất nhiên trong chuyến du lịch Cà Mau bạn không thể bỏ qua địa điểm tuyệt vời này.

Trái dâu là loài cây ăn quả đặc biệt chỉ có ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, trong đó Cái Tàu chiếm diện tích lớn nhất. Trước sân, ngoài vườn, đầu ngõ của nhà người dân xã Nguyễn Phích đâu đâu cũng thấy dâu là dâu. Nhà nào nhà nấy ít thì trồng một hai gốc để ăn, nhiều thì cả hécta. Vậy nên, chẳng nơi đâu có thể sánh được với vương quốc dâu Cái Tàu.

Nhiều người dân cố cựu ở đây cho biết loài cây đã xuất hiện trên vùng đất này từ thời cha ông đi khai hoang lập địa. Gần một thế kỷ trước, ngư dân đi biển phát hiện trên một số hòn đảo ngoài khơi xa có loài cây cho trái lạ nên mang về đất liền trồng thử. Không ngờ, chúng lại hợp thổ nhưỡng vùng đất Cái Tàu nên dần dà họ nhân giống trồng rồi mở thêm diện tích. Cứ thế cây dâu trở thành đặc sản, địa danh gắn liền với cuộc sống của người dân xã Nguyễn Phích.

Đặc trưng của dâu Cái Tàu là trái lớn, vỏ rất mỏng, mọng nước, có vị ngọt, chua nhẹ, khi chín có màu vàng ươm. Dâu Cái Tàu, mỗi năm chỉ có 1 mùa. Khi mưa năm trước vừa dứt, dâu đơm bông, kết trái hết 6 tháng mùa khô, đến khi vừa có hột mưa năm sau rơi xuống thì trái dâu vừa chín.

cà mau có gì chơi?

Vườn dâu Cái Tàu – Cà Mau

Hằng năm, từ tháng 4 cho tới hết tháng 6 là thời điểm các nhà vườn mở cửa đón khách tham quan, chụp ảnh. Tại đây, du khách tự hái từng chùm dâu chín tươi ngon để thưởng thức và mang về làm quà cho gia đình, bạn bè khi có dịp về đất U Minh.

Đến vườn dâu, du khách có thể đi trên những chiếc xuồng ba lá, luồn lách qua những con rạch nhỏ thưởng ngoạn cảnh sắc bình yên. Mắc võng nghỉ ngơi dưới tán dâu xanh mướt, nhấm nháp những trái dâu chín mọng thơm phức, nghe đờn ca tài tử và thưởng thức những món ăn đồng quê như cá lóc nướng trui, cá trê chiêng, cá rô kho tộ…

Tuy là đặc sản nổi tiếng của Cà Mau nhưng người dân Cái Tàu vẫn chỉ duy trì diện tích hiện tại. Họ lo thị trường tiêu thụ, lo cung vượt cầu, v.v nên không mở rộng. Mùa nào thức nấy, có quả đủ ăn cho con cháu và người dân địa phương thăm thú là được. Bởi vậy, phải đợi mùa dâu đến chúng ta mới có dịp thưởng thức dâu Cái Tàu.

Sân chim Ngọc Hiển – Cà Mau

Sân chim Ngọc Hiển có diện tích tự nhiên rộng 130ha. Là một trong những sân chim tự nhiên lớn nhất nước. Sân chim Ngọc Hiển có dòng sông Bảy Háp chảy qua cùng với hệ thống kênh ngòi chằng chịt, với thảm thực vật phong phú và xanh tươi quanh năm đã là môi trường thiên nhiên trong lành chưa bị con người huỷ hoại, nơi trú ngụ của các loài chim bay đến hàng năm.

cà mau có gì chơi?

Sân chim Ngọc Hiển – Cà Mau

Nếu đến TP Cà Mau, đây sẽ là địa chỉ tham quan gần nhất và thú vị đối với mọi du khách. Chỉ cách một con mương không đầy 6m, du khách sẽ tận mắt chứng kiến hàng vạn chim, cò, cồng cộc, le le, vạc, cúm núm, gà nước… bay sà xuống những thửa rừng đước, bờ tre đậu đông nghẹt. Chúng nhảy múa, âu yếm và tấu lên bản “đại giao hưởng” cho đến khi mặt trời khuất bóng. Sân chim này đã tồn tại hàng chục năm nay, luôn được địa phương bảo vệ cẩn thận, chu đáo.

cà mau có gì chơi?

Sân chim Ngọc Hiển – Cà Mau

Thấy được giá trị môi trường độc đáo tại đây, ngành du lịch tỉnh đã đầu tư hàng tỉ đồng làm rào, trồng thêm cây xanh và thả thêm cá, tôm xuống dưới các mương trong khu vực để làm mồi và giữ chân các loài chim, cò lưu trú. Hiện nay, chủng loại và số lượng các loài chim đều sinh sôi nhiều. Mặc cho phố xá và những công trình xây dựng đua nhau phát triển xung quanh, vườn chim vẫn tồn tại như là nét đặc thù quý giá của một thành phố vùng chót mũi.

Đặc biệt là vào buổi xế chiều những cánh chim dưới ánh chiều tà đỏ rực những con chim gọi nhau về tổ tạo nên bản tình ca tuyệt đẹp dưới ánh hoàng hôn. Với cảnh tượng này những khách du lịch miền tây sẽ không ngần ngại tới đây để tận hưởng bản giao hưởng hùng vĩ của thiên nhiên cho tới khi mặt trời khuất bóng.

Chùa Bà Thiên Hậu – Cà Mau

Chùa Bà Thiên Hậu người dân địa phương còn gọi là chùa Bà Mã Châu tọa lạc tại số 68, Lê Lợi, P.2, thành phố Cà Mau. Ngôi chùa có vị trí đắc địa phía trước giáp ngã 3 sông Cà Mau, chùa Bà Thiên Hậu là công trình kiến trúc tiêu biểu của người Hoa Cà Mau.

cà mau có gì chơi?

Chùa Bà Thiên Hậu – Cà Mau

Trong suốt hàng trăm năm qua, kể từ những người Hoa đầu tiên vượt biển di dân từ quê hương mình đến nước ta để lập nghiệp, tạo dựng một cuộc sống mới thì họ cũng mang theo không ít nét đặc trưng của nền văn hóa phương Bắc, góp phần làm phong phú hơn cho nền văn hóa nước Nam. Và tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu, hiện vẫn được đông đảo người Việt, nhất là khu vực Nam Bộ và những gia đình người Việt gốc Hoa sùng bái.

Miếu Bà Thiên Hậu được xây dựng ở nhiều nơi trong tỉnh Cà Mau: miếu ở phường 2, TP Cà Mau; miếu ở thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời; miếu ở xã Phú Hưng, huyện Cái Nước; miếu ở thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình… Trong đó, Miếu Bà Thiên Hậu ở phường 2, TP Cà Mau (người dân quen gọi là Chùa Bà, hay Chùa Bà Thiên Hậu) là nơi được biết đến nhiều nhất.

Có nhiều truyền thuyết về Bà Thiên Hậu, Bà có tên là Lâm Mật Nương, sinh vào ngày 23/3 âm lịch, khoảng năm Công nguyên 960, có dị bản cho rằng Bà tên thật là Mi Châu, vì vậy mới gọi là Mã Châu.

Bà là người phát hiện ra loại rong biển nấu ra thạch làm thức ăn và tìm ra dầu ăn được ép từ cây thuộc họ vừng (mè) giúp dân nghèo qua những trận đói kéo dài. Từ năm 6 tuổi, Bà đã thông thạo Kinh Thư, Kinh Thi, giỏi y lý, biết bốc thuốc chữa bệnh miễn phí giúp dân nghèo. Lớn lên ở vùng biển nên Bà tinh thông khí tượng, thiên văn, thủy triều vì thế các tàu cá, thương thuyền trước khi ra khơi thường tham khảo ý kiến của Bà. Vào ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch năm 988, Bà không bệnh tật mà tự nhiên qua đời.

cà mau có gì chơi?

Chùa Bà Thiên Hậu – Cà Mau

Người dân ở Phúc Kiến tôn Bà là Thần Biển, nên di cư đến đâu đều lập đền thờ đến đó. Vì thế, nơi nào có nhiều cư dân người Hoa Phúc Kiến sinh sống thường xuất hiện đền, miếu thờ Bà Thiên Hậu. Tương truyền, sau khi Bà thăng thiên, nhiều ngư dân vẫn thấy Bà bay lượn trên biển cả, cứu giúp người bị nạn. Bà được dân gian suy tôn là Thiên Thượng Thánh Mẫu.

Chùa có tên chữ là Thánh Hậu Cung. “Cung”, trong tiếng Hán có nghĩa là “miếu”, nhưng người Việt không quen sử dụng từ “miếu” mà chỉ quen dùng từ “chùa” với ý nguyện nâng giá trị tâm linh của miếu lên một bậc.

Chùa Bà Thiên Hậu được xây dựng năm 1882 bởi những bởi những di dân người Hoa đến sinh cơ lập nghiệp tại Thới Bình, ban đầu, chùa Bà Thiên Hậu chỉ là một mái lá đơn sơ. Năm 1903, Hội người Hoa Cà Mau đã chung sức xây dựng lại với lối kiến trúc đậm sắc thái thời nhà Minh với hình ảnh quả ấn nhìn từ chánh điện.

Bên trong chùa có lối kiến trúc theo thế Thiên tỉnh (Giếng trời). Chùa cất bằng các bệ đá được chở từ cảng Hạ Môn – Phúc Châu (Phúc Kiến, Trung Quốc) sang. Giữa tiền sảnh chùa có dòng chữ đỏ Thiên Hậu Cung (Miếu Thiên Hậu), Hà thanh hải yến (Thiên hạ thái bình), đôi con kỳ hươu tả hữu tượng trưng cho sự bằng an kiết tường.

cà mau có gì chơi?

Chùa Bà Thiên Hậu – Cà Mau

Trong chính điện, không khí hết sức trang nghiêm, xung quanh có nhiều câu đối màu đỏ, khói nhang luôn nghi ngút, huyền ảo. Giữa chánh điện thờ tượng Bà, bên dưới điện thờ thần Hổ, hai bên tả hữu thờ Thổ thần và Thần hoàng bổn cảnh.

Qua các đợt trùng tu, chùa Bà vẫn giữ nét uy nghiêm, cổ kính ban sơ với những hình tượng, con người… đi từ truyền thuyết. Vẫn mái ngói uốn hình rồng bay, vẫn cột gỗ nhẵn bóng trụ trên phiến đá đẽo gọt công phu, vẫn những bức hoành phi câu đối sơn son thếp vàng ẩn trong quần thể chung đạt nét trầm rất riêng tư…

Hàng năm, vào ngày Vía Bà (23 tháng 3 âm lịch), tại chùa Bà Thiên Hậu thường tổ chức lễ cúng lớn với nhiều nghi thức cúng tế, trong đó, có có lễ tắm tượng, thay xiêm y mới. Ngoài ra, còn có các hoạt động văn hóa, thu hút khách thập phương đến chiêm bái, dâng hương và hái lộc đầu năm.

Trong lễ hội vía Bà, lễ vật được dâng tượng trưng lên cúng Bà nhằm trả lễ, cầu mong được Bà phù hộ, che chở, làm ăn phát đạt, gia đạo bình an, gặp nhiều điều tốt lành, cuộc sống ấm no…

Chùa Khmer Monivongsa Borapham – Cà Mau

Nếu có dịp đến thành phố Cà Mau, du khách không thể bỏ qua một địa điểm du lịch tâm linh tọa lạc ngay giữa trung tâm thành phố, chùa Monivongsa Bopharam, một ngôi chùa Khmer Nam Bộ với lối kiến trúc đặc trưng của Phật giáo Nam Tông.

cà mau có gì chơi?

Chùa Khmer Monivongsa Borapham – Cà Mau

Chùa Monivonsa Bopharam, định danh theo tiếng Pali – Phạn ngữ, và lấy ý nghĩa từ kinh điển Phật giáo, dịch ra tiếng Việt có thể hiểu Liên Hoa Tự – Chùa Liên Hoa.

Chùa Monivongsa Bopharam được xây dựng vào năm 1964 do ngài Đại đức Thạch Kên đứng ra kêu gọi Tăng tín đồ phật tử đóng góp. Chùa Monivongsa Bopharam có diện tích khoảng 230m2, gồm chính điện, sala, nhà ở của các sư sãi, tháp để cốt, am thờ, ao sen…

Màu đỏ và vàng tươi là hai tông màu chủ đạo trong toàn bộ kiến trúc chùa. Hai màu tượng trưng cho sự may mắn, phước lành. Với mái vòm vút cao, mỗi góc cột đều có hình tượng tiên nữ đứng đội mái vòm. Những hình tượng đắp nổi xuất hiện luân phiên và xuyên suốt trong từng mảng kiến trúc.

Cổng chính của chùa quay về hướng đông. Bên trên là hình 3 ngọn tháp tượng trưng cho Tam giới hay Tam bảo, được trang trí bằng nhiều loại hoa văn tinh xảo. Cách cổng 100 mét là khuôn viên chùa với những hàng cây bao quanh. Một ngôi chùa Khmer thường có một cổng chính và nhiều cổng phụ thể hiện tư tưởng rộng cửa đón chào bước chân người hành hương, du khách. Đây cũng chính là nét đặc trưng chung của các ngôi chùa Khmer Nam Bộ.

cà mau có gì chơi?

Chùa Khmer Monivongsa Borapham – Cà Mau

Khi bước vào chùa, ấn tượng nhất là bức tượng Phật “khổng lồ” nằm ngang sân chùa thể hiện phần nào sự uy nghi và bề thế của chùa. Tư thế nằm của Đức Phật được thiết kế độc đáo, tay phải kê đầu nhẹ nhàng, khuôn mặt thanh thoát, toát lên sự ung dung tự tại.

Khuôn viên chùa rộng lớn, có nhiều cây xanh, có ao sen… rất đỗi nên thơ và tĩnh lặng. Đặc biệt gây ấn tượng cho khách là cảnh hàng trăm con chim bồ câu lượn lờ, đậu trên những mái cong làm cho không gian của chùa thêm gần gũi hơn. Vào đây, bạn như được trút hết mọi thứ buồn phiền của cuộc sống lòng cảm thấy an nhiên lạ thường.

Chánh điện cao 32 m, nằm ở vị trí trung tâm của khuôn viên, mặt tiền quay về hướng Đông, có bậc tam cấp từ mặt đất dẫn lên nền chánh điện cao 1,5 m. Bên ngoài chánh điện có hành lang bao quanh.

Bên trong là hai hàng cột cao to nâng đỡ mái chùa nhiều tầng chồng lên nhau, tạo ra khoảng không gian cao vút, rồi hình thành một đỉnh nhọn tượng trưng cho ngọn núi Tudi của nhà Phật. Quan sát trên những hàng cột là phù điêu các tiên nữ và những quái vật. Theo triết lý của người Khmer, đó là những thử thách đối với Phật tử trên bước đường tu thành chánh quả.

Trên mái vòm và cầu thang chùa đều chạm trổ họa tiết có hình rắn vì họ quan niệm rằng tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật đã thuần hóa được loài vật nguy hiểm này.

cà mau có gì chơi?

Chùa Khmer Monivongsa Borapham – Cà Mau

Vào trong chánh điện, một điểm vô cùng đặc biệt là những bức bích họa được vẽ kín các mặt tường với nội dung chủ yếu là kể lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca từ lúc sinh ra cho đến khi tu thành đạo hạnh hay những câu chuyện để răn đe con người đừng phạm vào những điều ác và làm trái với luân lý đạo đức ở đời.

Giữa chánh điện đặt một bàn thờ với một tượng Phật Thích Ca to lớn ngồi ở trung tâm, hai bên có trang trí thêm tượng rắn Naga bảo vệ Đức Phật tọa thiền. Bên dưới bàn thờ là các tượng Phật trong nhiều tư thế khác nhau thể hiện cho các hóa thân tiền kiếp của Đức Phật. Bàn thờ Phật được trang trí với nhiều hoa văn, điêu khắc tỉ mỉ.

Sala (Phước Xá) là nhà hội của sư sãi và các tín đồ Phật giáo Khmer. Trong gian Sala có bàn thờ Phật và ghế ngồi, là nơi các tín đồ bàn bạc, chuẩn bị trước khi lên chính điện hành lễ. Trên vách và trần Sala cũng được trang trí các họa tiết, các bích họa công phu tinh xảo.

Chùa có khu vực hỏa thiêu với một nhà thiêu kiến trúc đơn giản, nằm xa trung tâm chùa. Tháp để cốt được xây cất trong khuôn viên chùa, quanh chính điện là nơi rất thiêng liêng thờ hài cốt tập thể.

Một công trình ấn tượng khác trong chùa là cụm tượng nói về cuộc đời Đức Phật từ lúc sinh ra cho đến khi trưởng thành, giác ngộ cuộc đời người có sinh, lão, bệnh, tử. Cụm tượng với hình ảnh người, cỗ xe ngựa “khổng lồ” được thực hiện rất độc đáo, có ý nghĩa nằm chiếm một vị trí nổi bật ngay cạnh bên chánh điện chùa.

cà mau có gì chơi?

Chùa Khmer Monivongsa Borapham – Cà Mau

Hàng năm vào các ngày lễ tắm Phật vào ngày 30/8 và 1/9 Âm lịch hay những dịp lễ hội của người Khmer như Chôl Chnăm Thmây, Sene Đolta, Ok Om Bok… người dân địa phương đến chùa cúng viếng, tổ chức vui chơi, thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham dự.

Những dịp lễ hội như thế thường kéo dài nhiều ngày và diễn ra suốt đêm với các sinh hoạt sôi động như đá cầu, ném tạ, nhảy lưới, giấu khăn, bịt mắt bắt dê, đánh đáo, kéo co, thả đèn trời…

Du khách đến chùa vào các dịp lễ hội không chỉ được thưởng thức và tham dự các sinh hoạt văn hóa – văn nghệ truyền thống của người Khmer bản địa mà còn được trải nghiệm các món ăn mà người dân mang đến cúng chùa, trong không khí tưng bừng thâu đêm suốt sáng.

Ngoài nhiệm vụ chính là thực hiện các hoạt động tôn giáo, chùa còn là trung tâm văn hóa giáo dục dành cho người Khmer sống quanh vùng. Trong chùa có trường dạy chữ Khmer, dạy Kinh…, là nơi lưu giữ các tập truyện kể dân gian xưa và nay, các vốn văn hóa truyền thống của cư dân bản địa Khmer.

Với những nét văn hóa đặc trưng, có thể nói chùa Monivongsa Bopharam là nơi bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắc của người Khmer ở Cà Mau, ngôi chùa như một nét duyên của thành phố cực Nam luôn chào đón du khách

Đến đây, chắc hẳn bạn đã hết thắc mắc “Cà Mau có gì chơi” rồi phải không? Bạn còn chờ đợi gì mà không chuẩn bị hành trang, sắp xếp thời gian để tự cảm nhận mảnh đất thú vị này! Chúc các bạn có một chuyến đi du lịch tai Cà Mau thật vui vẻ và nhiều ý nghĩa.

Đăng bởi: Đường Mỹ Lương

YOLO! Khám phá các huyện ở Cà Mau

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก