Kinh Nghiệm

Đừng bao giờ gánh chịu nghiệp chướng của người khác

gánh chịu, người khác

Trong cuộc đời này, mỗi người đều có số mệnh của riêng mình. Khi bạn can thiệp vào cuộc sống của người khác, bạn sẽ thay đổi quỹ đạo đã được định sẵn của họ. Nếu tham gia vào nhân quả của người khác, bạn sẽ phải trả giá cho những họa phúc của người khác.

Kiềm chế mong muốn dạy người khác là sự khôn ngoan lớn nhất trong cuộc đời. Adler có một câu nói nổi tiếng: “Về cơ bản mọi xung đột trong mối quan hệ giữa các cá nhân đều phát sinh từ việc can thiệp vào vấn đề của người khác”.

Chúng sinh đều khổ, chỉ có tự mình quy phục. Không dễ dàng can thiệp vào cuộc sống của người khác là ý thức tự giác lớn nhất của một người.

1. Đừng dễ dàng đưa ra lời khuyên cho người khác

Mạnh Tử từng nói: “Nhân chi hoạn, tại hảo nhân vi sư”, có nghĩa là, tật xấu của con người là thích làm thầy người khác.

Trên thế giới này, mỗi người có những nhận thức khác nhau, những trải nghiệm khác nhau và những tầm nhìn khác nhau. Thích chỉ dạy người khác và bày tỏ ý kiến ​​​​của mình mọi lúc mọi nơi, đây là vấn đề lớn nhất của con người.

Có một thanh niên ở nông thôn từng viết thư cho Trần Trung Thực, xin ông cho một số lời khuyên về bài viết của mình. Trần Trung Thực đọc xong thấy văn cũng tầm thường, nhưng vì lòng tốt nên viết lại cho anh: “Viết hay lắm, tiếp tục phát huy nhé”.

Chàng trai nghe vậy thì được khích lệ rất nhiều, lập tức từ bỏ việc trồng trọt và cống hiến hết mình cho việc sáng tác. Nhưng năm này qua năm khác, con đường văn chương của chàng trai trẻ đầy chông gai, chưa bao giờ viết được tác phẩm hay. Và vì không còn làm ruộng nữa nên cuộc sống của anh rơi vào cảnh nghèo túng, thiếu thốn.

Sau này Trần Trung Thực nghe được chuyện này, lập tức hối hận. Ông không ngờ rằng lời khuyên bình thường của mình lại có thể hủy hoại cuộc đời một chàng trai trẻ. Từ đó về sau, mỗi lần nghĩ đến chuyện này, trong lòng ông đều cảm thấy day dứt, không còn dám tùy tiện đưa ra lời khuyên cho người khác.

Trong cuộc sống, nhiều người thích coi mình là “người từng trải”. Thấy người khác không sống theo cách thế tục, lập tức phải chỉ ra đôi điều. Nhìn thấy đối phương không biết đối nhân xử thế, liền nhịn không được dạy người đạo lý.

Nhà tâm lý học Vũ Chí Hồng cho biết: “Nỗ lực kém hiệu quả nhất trên đời là lý luận với mọi người từ tận đáy lòng. Bạn càng nói nhiều về sự thật, người khác càng khó chịu và không muốn giao tiếp với bạn”.

Thích thuyết giảng thực chất là dấu hiệu của sự kiêu ngạo. Việc ép buộc ý tưởng của mình lên người khác cũng xuất phát từ mong muốn kiểm soát người khác. Hơn nữa, nhận thức của bản thân chưa chắc cao hơn người khác, kinh nghiệm cũng chưa chắc chính xác hơn. Liên tục chỉ đạo người khác sẽ chỉ đẩy mọi người về phía đối diện, làm cho nhau ngày càng xa.

Người thực sự có tu dưỡng không bao giờ phán xét hành vi của người khác, cũng không hướng dẫn hành vi của người khác.

Điều khó kiềm chế nhất của người lớn là mong muốn đưa ra lời khuyên cho người khác.

2. Đừng cố gắng thay đổi người khác

Carl Gustav Jung đã từng nói thế này: “Đừng nghĩ đến việc thay đổi người khác. Hãy học cách giống như mặt trời, chỉ phát ra ánh sáng và nhiệt”.

Mọi người phản ứng khác nhau khi nhận được ánh sáng mặt trời, một số người thấy chói mắt, một số cảm thấy ấm áp và một số thậm chí còn tránh ánh nắng mặt trời.

Trong cuộc sống này, ít nhiều ai cũng có ý chí thay đổi người khác. Khi thấy sự khác biệt thì muốn hòa nhập với người khác, khi cảm thấy có gì đó không ổn thì muốn sửa chữa. Nhưng không phải tất cả các loài cá đều sống ở cùng một vùng biển và mỗi loài đều có cách sống riêng sao? Buộc đối phương sống theo ý muốn của mình sẽ chỉ hao tổn tâm trí và tự hành hạ bản thân.

Triết gia người Đức Immanuel Kant đã nói: “Hãy chấp nhận sự tồn tại của bất kỳ linh hồn độc lập nào, ngay cả khi bạn không nhận ra một số trong số họ, hãy cố gắng hiểu họ nhiều nhất có thể”.

Đường đời là một con đường hoang dã chứ không phải một con đường mòn, mỗi người đều có quyền lựa chọn hướng đi. Điều bạn cho là vô ích có thể lại là niềm đam mê của người khác. Những gì bạn cho là lãng phí thời gian có thể lại là điều người khác thích làm.

Hãy để người khác có những điều thích và không thích khác với chúng ta, vì cuộc sống không chỉ có một màu. Chỉ bằng cách cho phép người kia sống theo mong muốn của mình, thế giới mới có thể trở nên tươi đẹp và bao dung hơn vì những khác biệt.

3. Đừng tùy tiện can thiệp đến việc của người khác

Có một câu chuyện nhỏ rằng, có một người leo núi gặp một người khuân vác trên đường leo núi. Người khuân vác tập tễnh với gánh nặng trên lưng, người leo núi không đành lòng nên hỏi anh có cần giúp đỡ không.

Người khuân vác lịch sự từ chối, nhưng người leo núi lại cho rằng đối phương chỉ là khách khí nên tự mình lấy đi vác hàng trên lưng người khuân vác. Nhưng người khuân vác chưa kịp giảm bớt sức lực đã nặng nề ngã xuống đất, lúc này người leo núi mới nhận ra mình đã làm sai điều gì đó.

Trong tâm lý học có “hiệu ứng đồng thuận sai”, có nghĩa là, khi một người đưa ra ý tưởng của mình thì người đó cho rằng người kia cũng sẽ nghĩ theo suy nghĩ của mình. Kết quả là, tự làm hại mình và khiến tình huống trở nên lúng túng khi nói rằng làm điều đó “vì lợi ích của người kia”.

Việc tùy tiện can thiệp vào cuộc sống của người khác thường là một điều xấu với mục đích tốt và nó khiến bạn cảm thấy bực bội vô cớ.

Trong “Kẻ đánh cắp bóng tối” có câu: “Bạn không thể can thiệp vào cuộc sống của người khác, ngay cả khi điều đó là vì lợi ích của người khác”.

Nhà tù lớn nhất của một người là sự “chấp ngã” quá nặng nề. Luôn coi mình là trung tâm, bất chấp mong muốn của người khác, can thiệp mạnh mẽ vào cuộc sống của người khác. Nhưng trên đời này không có cảm giác đồng cảm chân chính, sự quấy rầy của bạn sẽ chỉ mang đến phiền phức cho người khác. Những người thực sự khôn ngoan đều hiểu được sự đúng mực, cho phép mình được là chính mình và cho phép người khác được là người khác.

Trong “Quán Viên Ký” nói: “Mỗi người hãy tự quét tuyết trước cửa nhà mình và đừng lo lắng về sương giá trên ngói của người khác”.

Cuộc đời là một biển cả, mỗi người đều có một biển khổ cần vượt qua, giữa thăng trầm không ai là sự cứu rỗi thực sự của ai. Người sống minh bạch sẽ không vô cớ can thiệp vào cuộc sống của người khác cũng như can thiệp vào nhân quả của người khác.

Bảo Châu biên dịch

Nguồn Aboluowang

Đăng bởi: Trần Đoàn Thanh Hiền

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก