Bạch Mộc Lương Tử Tây Bắc

Hành trình chinh phục ‘người con gái’ của núi rừng Tây Bắc: Bạch Mộc Lương Tử

Một khi đã đặt chân lên đến Bạch Mộc Lương Tử, có lẽ chẳng ai nghĩ được gì nữa đâu bởi bạn dường như chìm đắm vào khung cảnh hùng vĩ của nơi này.

Một khi đã đặt chân lên đến Bạch Mộc Lương Tử, có lẽ rằng tâm trí bạn sẽ chẳng còn nghĩ ngợi được về điều gì khác nữa đâu bởi, bạn sẽ chìm đắm vào khung cảnh hùng vĩ và không kém phần thơ mộng của nơi này. Hãy xem chúng tôi chinh phục ‘người con gái’ của núi rừng Tây Bắc này như thế nào nhé!

Ngày 1   Ngày 2   Ngày 3

Nằm giữa hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai, dãy núi Bạch Mộc Lương Tử địa hình hiểm trở được dân phượt khai phá từ năm 2012. Ngọn cao nhất của dãy núi này có độ cao 3.046 m so với mực nước biển. Để lên tới đỉnh, du khách phải leo quãng đường dài khoảng 30 km, qua nhiều địa hình khác nhau như đồi trọc, rừng tre nứa, rừng gỗ lớn, rừng trúc lùn đến những vách đá cheo leo toàn rêu phủ.

Bắt đầu cuộc hành trình, chúng tôi xuất phát từ Hà Nội lúc 5h00 sáng tới Lào Cai, đến Sàng Ma Sáo, huyệt Bát Xát. Chúng tôi vào trụ sở UBND để khai báo và xin giấy phép leo núi. Sau đó thuê xe máy chở lên bản Ky Quan San (xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát) cách đó 5km.

{}, hành trình chinh phục ‘người con gái’ của núi rừng tây bắc: bạch mộc lương tử

Trước khi leo, chúng tôi đã được nghe những anh hướng dẫn và porter kể về những biển mây cuồn cuộn trên đường lên Bạch Mộc Lương Tử. Cả đoàn hừng hực khí thế nghĩ tới viễn cảnh trên thiên đường, được cưỡi mây vờn gió đầy đam mê và cuốn hút.

Ngày 1: Hà Nội – Sàng Ma Sáo – Lán Dê 2.100 m (Nghỉ đêm 2.100 m)

Ngay đoạn đầu tiên chúng tôi gần như bị “đánh phủ đầu” bằng liên tiếp những dốc cao. Những bước chân liên tục phải bước lên cao độ gần 40 cm khiến khối lượng cơ thể và chiếc ba lô 10 kg đè nặng xuống đôi chân mỏi nhừ rã rời ngay trong những phút đầu tiên. Nếu là người ít leo núi, với địa hình dốc cao liên tục ngay đoạn đầu như vậy, 1 km đầu tiên sẽ luôn là thử thách khủng khiếp nhất bạn phải đối mặt và vượt qua.

{}, hành trình chinh phục ‘người con gái’ của núi rừng tây bắc: bạch mộc lương tử

Những con dốc cao liên tiếp nối nhau và rất ít có những đoạn thoai thoải để nghỉ chân, gần như chúng tôi phải đứng nghỉ giữa các con dốc. Có những đoạn rất dốc, muốn đi qua an toàn chúng tôi phải ngồi xuống và bò rất cẩn thận, chậm rãi.

{}, hành trình chinh phục ‘người con gái’ của núi rừng tây bắc: bạch mộc lương tử

Do hôm đó chúng tôi xuất phát muộn lúc 15h00 nên hành trình đi tới Lán Dê 2.100 m dự định vào lúc 20h00, vì vậy chúng tôi phải tranh thủ đi nhanh trước khi bóng tối ập xuống. Và khi ánh nắng cuối cùng cũng khuất dần sau núi, bóng tối bao vây rất nhanh, cả đoàn mang đèn pin đã chuẩn bị sẵn ra soi đường và lần mò trong bóng đêm giữa rừng.

Gió mang theo sương núi lạnh buốt, len lỏi qua từng thớ vải, lớp áo tựa như ngàn mũi kim châm buốt lạnh đến gai người. Cái lạnh của gió mây và sương núi ùa về bủa vây nhanh chóng rút sạch năng lượng trong người, kèm với việc bóng đêm che phủ làm cuộc hành trình chậm lại rất nhiều. Chúng tôi đều chuẩn bị đèn pin và có hướng dẫn viên người địa phương, porter nên không bị lạc đường trong bóng tối.

{}, hành trình chinh phục ‘người con gái’ của núi rừng tây bắc: bạch mộc lương tử

Gió mây và sương núi bay là là trước mặt.

19h30 chúng tôi đều đã rất mệt, nghỉ tạm trong rừng và chia nhau những thỏi chocolate nhằm tăng cường thể lực để tiếp tục cuộc hành trình. Tiếp tục với những bước chân nặng nề trong bóng tối, cuối cùng chúng tôi cũng nhìn thấy ánh đèn leo lét hắt ra phía xa xa, đó chính là Lán Dê dưới chân núi Muối. Lán nghỉ trên độ cao 2.100 m so với mực nước biển, cả đoàn ai cũng như muốn gào lên báo cho nhau là tới nơi nghỉ rồi nhưng không thể vì đã quá mệt và sắp lả đi.

20h30, tới lán nghỉ, chúng tôi vào trong lán. Thật bất ngờ trong lán rất sạch sẽ, ấm áp, có cả lót cách nhiệt và chăn bông rất ấm, các đoàn khác cũng ở cùng trong lán với nhau. Vì quá mệt nên sau khi porter nấu nướng, cả đoàn cùng nhau ăn uống xong đều đi ngủ ngay để lấy sức cho hành trình ngày mai.

Ngày 2: Lán Dê 2.100 m – Đỉnh Bạch Mộc 3.046 m – Quay về Lán Dê nghỉ đêm ở độ cao 2.100 m

Sau 1 đêm nghỉ ngơi lấy sức, chúng tôi dậy lúc 5h00 sáng chuẩn bị ăn sáng để xuất phát.

Núi Muối ngay trước lán nghỉ nên có thể đi bộ ra mất 5 phút. Núi Muối được xem là một trong những nơi ngắm bình minh đẹp nhất ở Việt Nam. Những giọt nắng đầu tiên rọi đều lên các ngọn núi tựa như chiếc bánh được rưới lên một lớp mật ong vàng, sánh mịn ngọt ngào. Để kịp giờ, chúng tôi phải xuất phát sớm nên không nán lại chụp ảnh nhiều ở đây.

{}, hành trình chinh phục ‘người con gái’ của núi rừng tây bắc: bạch mộc lương tử

Đón ánh bình mình trước Lán Dê.

{}, hành trình chinh phục ‘người con gái’ của núi rừng tây bắc: bạch mộc lương tử

Chúng tôi phải chuẩn bị mỗi người một chai nước pha Oresol để đi đường uống chống mất nước và chuột rút.

{}, hành trình chinh phục ‘người con gái’ của núi rừng tây bắc: bạch mộc lương tử

Cả đoàn đã sẵn sàng và chuẩn bị xuất phát lên đỉnh Bạch Mộc Lương Tử.

{}, hành trình chinh phục ‘người con gái’ của núi rừng tây bắc: bạch mộc lương tử
{}, hành trình chinh phục ‘người con gái’ của núi rừng tây bắc: bạch mộc lương tử

Đi xuyên qua khu rừng già, hai bên là những cây hoa đỗ quyên tuyệt đẹp khoe sắc như chào đón đoàn chúng tôi.

Sau 2 tiếng vật lộn với những con dốc cao trong rừng, chúng tôi đối mặt với ngọn núi cao đầu tiên cùng những phiến đá trơn trượt khiến chúng tôi phải bò lên như những chú thằn lằn bò trên vách đá.

{}, hành trình chinh phục ‘người con gái’ của núi rừng tây bắc: bạch mộc lương tử

“Bò” qua các phiến đá trơn trượt.

{}, hành trình chinh phục ‘người con gái’ của núi rừng tây bắc: bạch mộc lương tử

Nghỉ chân trên đỉnh núi chiêm ngưỡng quang cảnh thật đẹp với biển mây trước mắt.

Chúng tôi đi dọc trên đỉnh núi tựa như sống lưng của chú khủng long khổng lồ, cùng với mây và gió táp, nhiều lúc phải cúi xuống bám lấy tảng đá để giữ vững khi đi qua đây.

{}, hành trình chinh phục ‘người con gái’ của núi rừng tây bắc: bạch mộc lương tử

Sau hai lần qua 2 đỉnh núi chúng tôi đi tới khu vực thoai thoải rất đẹp với rừng cây xù xì cổ kính.

{}, hành trình chinh phục ‘người con gái’ của núi rừng tây bắc: bạch mộc lương tử

Và trước mắt chúng tôi là ngọn núi cao nhất trong dãy núi, đó chính là ngọn Bạch Mộc Lương Tử. Để lên ngọn núi cuối cùng chúng tôi tiếp tục đối mặt với những con dốc và vách đá cao trơn trượt, cần mẫn từng bước xuyên qua rừng trúc thấp.

{}, hành trình chinh phục ‘người con gái’ của núi rừng tây bắc: bạch mộc lương tử
{}, hành trình chinh phục ‘người con gái’ của núi rừng tây bắc: bạch mộc lương tử

Chú chó vàng của dân bản từ đâu chạy tới, như đón chào và dẫn đường cho chúng tôi lên đỉnh núi.

Lên tới đỉnh núi, dường như mọi mệt nhọc đều tan biến, phần thưởng mà chúng tôi nhận được là khung cảnh hoang sơ, hùng vĩ của núi non trùng điệp bao phủ tầm mắt. Một khung cảnh mà khó có thể diễn tả thành lời được.

{}, hành trình chinh phục ‘người con gái’ của núi rừng tây bắc: bạch mộc lương tử
{}, hành trình chinh phục ‘người con gái’ của núi rừng tây bắc: bạch mộc lương tử
{}, hành trình chinh phục ‘người con gái’ của núi rừng tây bắc: bạch mộc lương tử

Cả đoàn háo hức chụp ảnh lưu niệm với cột mốc Bạch Mộc Lương Tử.

Chúng tôi quay trở về Lán Dê dưới chân núi Muối lúc 15h00 chiều, cùng uống cà phê trước lán.

{}, hành trình chinh phục ‘người con gái’ của núi rừng tây bắc: bạch mộc lương tử

Ngày 3: Lán Dê 2.100 m – Núi Muối – Sàng Ma Sáo – Hà Nội

Chúng tôi thức dậy sớm đón binh minh ở núi Muối.

{}, hành trình chinh phục ‘người con gái’ của núi rừng tây bắc: bạch mộc lương tử
{}, hành trình chinh phục ‘người con gái’ của núi rừng tây bắc: bạch mộc lương tử

Bình minh ở núi Muối. Đây là một trong những điểm săn mây đẹp nhất Việt Nam.

Sau đó chúng tôi ăn sáng, chuẩn bị nước uống, chụp hình lưu niệm, chuẩn bị chào tạm biệt núi Muối.

{}, hành trình chinh phục ‘người con gái’ của núi rừng tây bắc: bạch mộc lương tử
{}, hành trình chinh phục ‘người con gái’ của núi rừng tây bắc: bạch mộc lương tử

Trên đường về chúng tôi gặp nhiều hoa đỗ quyên và hoa đào nở ven đường, những cảnh đẹp mà lúc đi chúng tôi bị bỏ lỡ vì đi trong đêm tối.

{}, hành trình chinh phục ‘người con gái’ của núi rừng tây bắc: bạch mộc lương tử
{}, hành trình chinh phục ‘người con gái’ của núi rừng tây bắc: bạch mộc lương tử

Sau khi về tới bản Ky Quan San, chúng tôi nghỉ ngơi ăn trưa sau đó di chuyển về Hà Nội, kết thúc hành trình 3 ngày chinh phục Bạch Mộc Lương Tử với nhiều trải nghiệm đáng nhớ.

{}, hành trình chinh phục ‘người con gái’ của núi rừng tây bắc: bạch mộc lương tử
{}, hành trình chinh phục ‘người con gái’ của núi rừng tây bắc: bạch mộc lương tử

Lưu ý khi chinh phục Bạch Mộc Lương Tử

• Lên lịch trình cụ thể và tính toán kỹ thời gian. Nên liên hệ trước với người dẫn đường, thuê porter khuân đồ ăn, nước uống đi kèm, đặt trước vé xe cả hai chiều.

• Nên đi theo nhóm dưới 15 người, tốt nhất là với bạn bè có cùng sức khỏe và cố gắng rèn luyện sức khỏe 1 tháng trước khi tham gia leo núi (các bài tập chạy, tập chân đứng lên ngồi xuống nhiều lần).

• Địa hình này sẽ rất khó khăn nếu gặp trời mưa vì núi dốc và nền đất sét trơn trượt.

Vật dụng quan trọng cần thiết cho leo núi

• Giày leo núi chuẩn, nên sử dụng giày leo núi cao cổ để bảo vệ cổ chân với cung đường khó này. Tuyệt đối không sử dụng các loại giày vải, giày lười, giày thể thao bình thường vì địa hình nơi đây dốc cao và trơn trượt.

• Gậy chống (cung đường này dốc cao sẽ rất khó khăn nếu đi mà không có gậy chống).

• Ba lô du lịch có đai thắt ôm vào người.

• Đèn pin đeo đầu.

• Thời tiết trên núi rất rét, cần chuẩn bị nhiều quần áo, khăn, găng tay, tất, túi ngủ, miếng dán nhiệt.

Thức ăn

• Thức ăn và nước uống cho chuyến đi, tính toán và đặt sẵn các bữa, thuê porter khuân vác lên lán nghỉ.

• Chai nước nhỏ phát riêng cho mỗi người để sử dụng lúc dọc đường đi.

• Oresol gói pha vào nước phòng chống mất nước và chuột rút.

• Chocolate, bánh kẹo ngọt để ăn bổ trợ sức khỏe dọc đường.

Thuốc men tối thiểu: Efferalgan hạ sốt nhanh, thuốc rửa mắt, dầu gió, gel salonpas chống nhức mỏi, viên sủi glucoser bổ sung đường trong máu, đồ sơ cứu (bông băng, thuốc đỏ, gạc), thuốc tiêu chảy…

Kinh nghiệm chuẩn bị và cách leo núi

• Không nên tách đoàn, đi một mình rất nguy hiểm, khả năng lạc đường tới 99%.

• Leo bước đều chân, không nên đi quá nhanh vì leo núi cần sự ổn định và sức bền.

• Cố gắng thở ra bằng miệng và hít vào bằng mũi.

• Không nên ráng sức, nếu thấy mệt thì nghỉ ngắn ngay (vì khi leo núi, càng lên cao áp suất càng thấp, rất dễ gây choáng váng, nếu không kiểm soát được mà giật lùi lại sẽ rất nguy hiểm).

• Nước nên uống từng ngụm nhỏ, không uống nhiều một lúc.

• Ăn thêm kẹo ngọt, chocolate, bánh orion… để thêm lượng đường trong máu.

• Mỗi khi dừng chân nghỉ ngắn nhớ quàng khăn ngay vào cổ để tránh cảm lạnh, bịt kín tai (nếu là mùa đông lạnh).

• Khi leo vách đá hoặc lên dốc nhớ kiếm vị trí chắc chân mới bước, đừng mạo hiểm với tính mạng, chú ý khi leo lên vách đá nhớ quan sát cẩn thận trước khi leo, tránh húc đầu vào đá hoặc người phía trên mình. Khi xuống để ý ba lô đằng sau tránh ngồi xuống vướng ba lô vào vách đá, có khả năng bị đẩy người ra đằng trước lao xuống vực.

• Chuẩn bị kỹ trước khi đi ngủ: phân loại đồ cẩn thận, cái gì của ngày hôm trước để xuống dưới ba lô, cái gì dùng cho ngày hôm sau để phía trên tránh mất thời gian. Đặc biệt giữ gìn đồ cá nhân cẩn thận tránh để mất đồ.

• Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, nghiêm cấm xả rác bừa bãi gây tổn hại đến hệ sinh thái rừng, các loài động, thực vật rừng.

Đăng bởi: An Nhiên

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก