Phượng Hoàng Cổ Trấn Trung Quốc

Kinh nghiệm đi du lịch Phượng hoàng cổ trấn, Trung Quốc

Mách bạn kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng cổ trấn A – Z ngay trong 1 bài viết!

Phượng Hoàng cổ trấn thuộc huyện Phượng Hoàng, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.

Mùa nên tham quan: Tất cả các mùa.Phương tiện đến: máy bay, tàu hỏa, ô tô.Chi phí du lịch: khoảng 8.000.000vnđ – 15.000.000đ
Phí tham quan: Không có. Trừ gói tham quan một số điểm quy định (thông tin xem mục Chi phí đi Phượng Hoàng cổ trấn).

 
Video những nét nổi bật của Phượng Hoàng cổ trấn

Đến Phượng Hoàng cổ trấn như nào? Đi mùa nào?

Phượng Hoàng cổ trấn (Fenghuang guzhen – 凤凰古鎮) hay Phượng Hoàng cổ thành (Fenghuang gucheng – 凤凰古城) là thị trấn nhỏ thuộc huyện Phượng Hoàng, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Thành cổ này đã “sống” hơn 1300 năm, là nơi sinh sống của hơn 28 dân tộc thiểu số như Miêu, Hồi, Thổ Gia, Hán…

Trấn cổ này thu hút du khách tour du lịch Phượng Hoàng cổ trấn bởi sự đơn sơ, trầm mặc của “ngõ nhỏ, phố nhỏ”. Từng mái nhà, cây cầu ở Phượng Hoàng đều toát lên nét cổ kính như trong những bộ phim cổ trang, khiến du khách muốn đến đây bất cứ khi nào thấy ngột ngạt với phố thị.

kinh nghiệm đi du lịch phượng hoàng cổ trấn, trung quốc

Thế nhưng chặng đường đến đây như nào mới hợp lý, không quá mệt để bạn vẫn có sức “quẩy” Phượng Hoàng? Hãy để chúng mình hướng dẫn sơ qua nhé:

Tùy vào nơi bạn xuất phát mà bạn có thể phải dành đến 1 ngày đi và 1 ngày về. Nếu đi từ một số tỉnh gần Hồ Nam đến Phượng Hoàng thì chỉ mất vài tiếng thôi còn từ Việt Nam, những Tour Phượng Hoàng cổ trấn từ TpHCMhay từ Hà Nội thường mất đến 1 ngày di chuyển đi và 1 ngày về. Hơn nữa, tùy vào bạn chọn phương tiện đibằng máy bayhay đường bộ mà thời gian cũng thay đổi nữa.

kinh nghiệm đi du lịch phượng hoàng cổ trấn, trung quốc

Mọi người thường sẽ đến Trương Gia Giới trước vì ở đây có cả nhà ga đường sắt, trạm xe bus lẫn sân bay nên chọn phương tiện di chuyển tiện hơn. Chơi ở Trương Gia Giới xong mới về Phượng Hoàng.

Đi bằng máy bay

Bạn có thể đặt tour Phượng Hoàng cổ trấn máy bay hoặc tự đặt vé bay từ Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh đến sân bay Hà Hoa ở Trương Gia Giới (DYG). Từ sân bay này:

  • => về ga Trương Gia Giới => đi tàu về Cát Thủ (Jishou – 吉首) => đổi sang đi bus về Phượng Hoàng: đi 3 tiếng rưỡi, hết khoảng 122 tệ ~ 435.000đvnđ.
  • => về ga Trương Gia Giới => đi bus về Phượng Hoàng: đi khoảng 4 tiếng, 82 tệ ~ 290.000vnđ.

Còn cách khác là đi taxi nhưng đắt hơn nhiều, khoảng 370 – 450 tệ cơ! Nên đi bus vẫn hợp lý hơn bạn nhé!

Tuy nhiên có một số trường hợp nếu không bay thẳng đến Trương Gia Giới, bạn có thể bay từ Sân bay Bạch Vân (CAN) ở Quảng Châu sang Trương Gia Giới rồi đi bus về Phượng Hoàng.

kinh nghiệm đi du lịch phượng hoàng cổ trấn, trung quốc

Sân bay Trương Gia Giới

Đi bằng tàu hỏa 

Nếu ở phía Bắc Việt Nam, muốn trải nghiệm ngắm cảnh bên đường và có nhiều thời gian hơn thì bạn có  thể đi theo đường bộ. Theo cách này, bạn có thể:

Đi tàu hỏa từ Gia Lâm đến Nam Ninh => chuyển tiếp từ ga Nam Ninh đi ga Cát Thủ (Trương Gia Giới). Quãng đường này mất khoảng 15 tiếng nên đến Trương Gia Giới có lẽ đã tối muộn. Bạn nên ở lại đây 1 đêm rồi hôm sau bắt bus đi Phượng Hoàng cổ trấn như hướng dẫn trên phần máy bay.

Giá tàu từ Nam Ninh đến Cát Thủ khoảng 215 – 315 tệ ~ 760.000vnđ – 1.120.000vnđ tùy giường cứng hoặc mềm.

Đi bằng xe khách

Đi xe khách lên cửa khẩu Hữu Nghị (khoảng 200.000vnđ) rồi đi xe điện (12.000vnđ/người) sang biên giới làm thủ tục xuất cảnh. Xuất trình hộ chiếu, Visa Trung Quốc và điền tờ khai nhập cảnh xong bạn ra bến bus, đón xe đi từ cửa khẩu Trung Quốc => ga Nam Ninh => ga Cát Thủ như lịch trình trên. Đây là lịch trình thường thấy trong các tour Phượng Hoàng cổ trấn đường bộ.

kinh nghiệm đi du lịch phượng hoàng cổ trấn, trung quốc

Ga Cát Thủ

Tóm lại, nếu đi theo đường bay thì chỉ mất khoảng nửa ngày thôi. Còn nếu đi theo đường bộ thì dù đi tự túc hay đi tour bạn cũng mất nguyên 1 ngày. Thế nhưng đi đường bộ thì phải di chuyển, chuyển chặng khá nhiều nên nếu không biết tiếng Trung hoặc không tự tin “đánh lẻ” thì bạn nên chọn một lịch trình tour Phượng Hoàng cổ trấn từ Hà Nội rồi đi theo tour cho nhẹ đầu đỡ phải nghĩ nhé!

Đi Phượng Hoàng cổ trấn mùa nào?

Phượng Hoàng cổ trấn mùa nào cũng có một nét quyết rũ riêng, tùy vào cách bạn cảm nhận.

kinh nghiệm đi du lịch phượng hoàng cổ trấn, trung quốc

Mùa đông khách nhất ở trấn cổ này là tầm tháng 5 – 11. Còn lại là thời gian ít khách hơn, bạn có thể thong thả ngắm cảnh tùy ý hơn.

Nếu thích “săn” tuyết, thích vẻ đẹp mùa đông thì bạn có thể đi vào mùa đông. Ngoài ra thời điểm này đồ ăn, dịch vụ ở đây cũng rẻ hơn nên nếu không ngại trời rét thì bạn có thể đến vào thời gian này nhé!

Còn nếu thích nắng ấm áp, không chịu được lạnh thì có thể đi vào hè, hoặc đi vào mùa xuân thì thời tiết hơi se se lạnh nhưng có nhiều hoa cỏ khá lãng mạn.

Mùa thu có lá vàng rơi cũng khá đẹp nhưng vẻ đẹp của Phượng Hoàng gần như dồn hết cho kiến trúc nơi đây rồi, hoặc lên núi bạn mới thấy nhiều lá vàng. Chứ nếu muốn check-in con đường lá vàng thì không có đâu nhé!

kinh nghiệm đi du lịch phượng hoàng cổ trấn, trung quốc

Mùa thu ở Phượng Hoàng

Ngoài ra, bạn nên cân nhắc tránh một số ngày lễ này ra, bởi thời điểm đó người Trung Quốc được nghỉ, đi du lịch nội địa khá nhiều, giá dịch vụ cũng đắt hơn, như những ngày lễ ở Việt Nam vậy. Đặc biệt thời gian diễn ra Quốc khánh Trung Quốc cũng hạn chế visa du lịch Trung Quốc hơn.

  • Mùa nghỉ hè: Tháng 7 – tháng 8.
  • Ngày lễ Lao Động: 1 – 3 tháng 5.
  • Quốc Khánh Trung Quốc: 1 – 7 tháng 10.
  • Tết Nguyên Đán: cuối tháng 1 – giữa tháng 2 (như Việt Nam).

 

Phượng Hoàng cổ trấn có địa điểm nào đẹp?

kinh nghiệm đi du lịch phượng hoàng cổ trấn, trung quốc
 

Cả thành cổ Phượng Hoàng như một “bảo tàng sống” lưu giữ ký ức ngàn năm. Đến ngay cả những khách sạn, quán bar mới mở ở đây cũng bài trí sao cho không mất đi phong cách “đồng phục” với kiến trúc toàn cảnh Phượng Hoàng. Một số điểm nổi tiếng nhất ở đây mà kể cả chỉ có 1 ngày ngắn ngủi ghé qua trấn trong một tour du lịch Trung Quốc bạn cũng nên đến chính là cầu Hồng Kiều, cầu Đá, phố cổ Phượng Hoàng, Bắc Môn cổ thành, Dương gia từ đường. Nếu có nhiều thời gian hơn, hãy trải nghiệm ngồi thuyền xuôi dòng Đà Giang cũng như ngắm những thắng cảnh khác. Chi tiết hãy cùng chúng mình xem nhé:

Sông Đà Giang – Con đường ven sông 

Đà Giang hay sông Đà, hoặc khách tour Phượng Hoàng từViệt Nam thường gọi là sông Đà Giang để không nhầm với sông Đà nhà mình. Dòng sông này được ví như “cội nguồn trấn Phượng Hoàng”. Mọi sinh hoạt, đi lại cũng như kỷ niệm của người dân Phượng Hoàng đều gắn với dòng sông này suốt bao năm tháng.

kinh nghiệm đi du lịch phượng hoàng cổ trấn, trung quốc

Những điểm tham quan và lưu trú cũng chia theo khu vực thượng lưu, trung lưu và hạ lưu dòng sông. Du khách thường sẽ theo đường lớn đi vào cổng Nam Hoa. Cầu Nam Hoa và Tuyết kiều nằm ở phía thượng lưu là nơi tốt nhất để ngắm toàn cảnh trấn cổ và cũng khá yên tĩnh. Khu vực trung lưu, nơi có cầu Đá, cầu Hồng tập trung nhiều thắng cảnh tham quan, nơi lưu trú cũng như quán bar nên khá nhộn nhịp. Còn phía hạ lưu có cung Vạn Thọ, tháp Vạn Danh và vài cây cầu như cầu Gió, cầu Sương… nhưng cảnh chỉ đẹp vào một vài thời điểm trong ngày thôi và cũng không đẹp như cảnh ở khu trung tâm nên bạn có thể bỏ qua, hoặc đến đây nếu có nhiều thời gian nhé.

kinh nghiệm đi du lịch phượng hoàng cổ trấn, trung quốc

Khách du lịch tour Phượng Hoàng cổ trấn có thể mua riêng vé ngồi thuyền hoặc mua combo vé tham quan những điểm quy định + trải nghiệm đi thuyền trên Đà Giang trong 15 phút. Dịch vụ ở đây có thêm cả lựa chọn tour ngày hay tour thuyền đêm nữa, cho bạn thoải mái giờ giấc để trải nghiệm nhé!

Nếu không xuống thuyền thì chỉ đi dọc bờ sông cũng đủ cho bạn cảm nhận được vẻ đẹp sống động của trấn Phượng Hoàng rồi. Bên này có thím đang giặt đồ, bên kia có ông chú đang im lặng câu cá. Bên này có hàng rong bán xiên tép, giữa dòng sông lại có anh trai đang quăng lưới, bên kia nữa lại có vài ba du khách đang check-in, cười đùa vui vẻ. Tất cả đều sẽ khiến bạn như được “F5” khỏi cuộc sống bộn bề thường ngày nơi phố thị.

kinh nghiệm đi du lịch phượng hoàng cổ trấn, trung quốc

Thả lưới trên sông Đà Giang

Phố cổ Phượng Hoàng 

Bên cạnh dòng sông, những ngõ ngách trong Phố cổ Phượng Hoàng cũng là điểm thu hút chính đối với du khách Phượng Hoàng cổ trấn tour. Nếu bạn đã từng mê mẩn những bộ phim thời Trung Hoa dân quốc với ngõ nhỏ, phố nhỏ, nhà gỗ mộc mạc với những dãy tường xám xanh…thì Phượng Hoàng chính là nơi đưa bạn quay ngược thời gian về thời kỳ đó. Hãy thử cầm một xiên đồ nướng, xiên bánh tép hay một cốc đậu phụ ăn vặt rồi lang thang quanh phố cổ, trải nghiệm cuộc sống chân thực nơi này bạn nhé!

kinh nghiệm đi du lịch phượng hoàng cổ trấn, trung quốc

Những cây cầu Phượng Hoàng cổ trấn

Nhắc đến Phượng Hoàng cổ trấn không thể không nhắc đến những cây cầu, từ cổ kính đến mới được xây dựng. Bên cạnh việc phục vụ sinh hoạt, đi lại, những cây cầu chính là điểm nhấn khiến du khách nhớ đến trấn cổ nhất. Những cây cầu ở Phượng Hoàng cổ trấn nổi tiếng nhất là cầu Hồng, cầu Tuyết, cầu Đá, cầu Gỗ nằm ở thượng lưu và trung lưu rồi đến những cây cầu ở hạ lưu như cầu Sương, cầu Gió, cầu vô danh.

kinh nghiệm đi du lịch phượng hoàng cổ trấn, trung quốc

Cầu Hồng Kiều

Cầu Hồng Kiều hay Hồng Kiều Phong Vũ Lầu là cái tên mỹ miều người ta đặt cho cây cầu nằm ngay ở trung lưu dòng Đà Giang. Cây cầu này đồ sộ, cao 2 tầng, trông như tửu lâu nằm giữa dòng sông. Khách du lịch Phượng Hoàng cổ trấn có thể tìm cho mình những món đồ lưu niệm, đồ ăn ưng ý ở những ki-ốt tầng 1, cũng là lối đi lại. Còn tầng 2 là không gian văn hóa, trưng bày những sản phẩm nghệ thuật về Phượng Hoàng. Từ cửa sổ lầu 2, bạn cũng có thể ngắm toàn cảnh Đà Giang. Tuy nhiên có một lưu ý, lầu 2 phải có vé mới vào được nên nếu thấy không đủ hấp dẫn, bạn có thể bỏ qua. Còn nếu mua vé combo 9 cảnh đẹp Phượng Hoàng thì sẽ có cả vé vào lầu 2.

kinh nghiệm đi du lịch phượng hoàng cổ trấn, trung quốc

Cầu Đá

Cầu Đáhay cầu Đá nhảylà cây cầu được check-in nhiều nhất ở trấn Phượng Hoàng bởi kết cấu lạ mắt, chỉ là những cột trụ hình vuông cách nhau 1 bước chân, đều tăm tắp giữa dòng Đà Giang. Nếu đi cùng người khác, bạn có thể bảo người đó chụp thẳng từ bên cầu Gỗ bên cạnh. Với khung cảnh cổ trang của Phượng Hoàng, cộng thêm “background” cầu Hồng Kiều phía sau cầu Đá thì dù bạn tạo dáng kiểu gì cũng cực kỳ đẹp đấy! Tuy nhiên cầu chỉ là những cột trụ, không có lan can bám gì đâu nên nếu…gan bé thì đừng dại ra đây lúc đông người nhé! Cẩn thận ngã bạn nhé!

kinh nghiệm đi du lịch phượng hoàng cổ trấn, trung quốc

Tuyết Kiềulà cây cầu mảnh mai, thanh thoát như nàng tiên mùa đông, nằm ngay thượng lưu Đà Giang. Đây cũng là một trong 4 cây cầu “Tuyết – Vũ – Vụ – Phong” làm nên tên tuổi của họa sĩ đương đại Hoàng Ngọc Vĩnh. Cũng với kết cấu 2 tầng nhưng Tuyết Kiều sẽ cho bạn cảm giác khác hẳn so với Hồng Kiều.

Bắc Môn cổ thành 

kinh nghiệm đi du lịch phượng hoàng cổ trấn, trung quốc

Bắc Môn cổ thành xưa kia có tên gọi là Bích Huy Môn (壁辉门), là một tòa thành được xây dựng từ thời Minh với mục đích quân sự và điều phối đê điều chống lụt. Còn ngày nay, tòa thành trầm mặc bên cầu Đá trở thành điểm thu hút khách tour du lịch Phượng Hoàng cổ trấn đến tham quan, check-in.

Tháp Vạn Dân 

kinh nghiệm đi du lịch phượng hoàng cổ trấn, trung quốc

Tháp Vạn Dân hay chùa Vạn Dân (万名塔) là chùa tháp được xây dưới thời Minh và được trùng tu lại gần đây. Tòa tháp là khối kiến trúc lục giác, xây bằng gạch đỏ với 7 tầng. Dưới thời nhà Thanh, tháp được dùng làm nơi đốt vàng mã, tiền giấy nhưng sau đó được họa sĩ Hoàng Vĩnh Ngọc và trưởng trấn Đà Giang kêu gọi quyên góp, xây lại thành tòa tháp 7 tầng như ngày nay. Tháp hiện nay được trang trí bằng những bức họa, tượng, khung cửa bán nguyệt theo kiến trúc Hồ Nam. Du khách xuôi thuyền tham quan Đà Giang tới chỗ ngoặt xuống hạ lưu sẽ thấy ngay tháp, tạo điểm nhấn khiến nơi này cổ kính hơn.

Cung Vạn Thọ 

kinh nghiệm đi du lịch phượng hoàng cổ trấn, trung quốc
 

Cung Vạn Thọ nằm ngay phía sau cầu Hồng Kiều. Khác với suy nghĩ của nhiều người rằng cung này sẽ là nơi thờ cúng ai đó. Tuy nhiên không phải nhé! Ngày nay cung Vạn Thọ là Bảo tàng Nghệ Thuật Phượng Hoàng, nơi trưng bày những bức tranh về trấn cổ này từ nghệ nhân, họa sĩ khắp cả nước. Vé vào tham quan là 40 tệ nhưng điểm này thường có kèm trong các gói combo tham quan nhiều cảnh khác nên bạn có thể mua vé combo cho tiện nhé!

Núi Nam Hoa 

kinh nghiệm đi du lịch phượng hoàng cổ trấn, trung quốc
Ngọn núi này nằm ngay bên phải cầu Hồng Kiều nếu đi từ phía thượng lưu xuống. Chỉ cần bước chân lên núi, bạn sẽ cảm nhận ngay không gian yên tĩnh khác hẳn với sự nhộn nhịp ở trung tâm trấn cổ. Trên núi có con đường dù đỏ vô cùng lãng mạn cùng nhiều điểm tâm linh đáng tham quan khác. Từ núi Nam Hoa, khách tour Phượng Hoàng cổ trấn cũng có thể dễ dàng ngắm cảnh nơi này ở một góc độ cực kỳ bình yên.

Những ngôi nhà cổ 

kinh nghiệm đi du lịch phượng hoàng cổ trấn, trung quốc

Nhà cổ Hùng Hi Linh

Nếu thích tìm hiểu văn hóa, lịch sử, hoặc chỉ đơn giản là muốn đến tham quan, ngắm cho hết cảnh ở nơi mình đi qua thì hãy ghé đến những ngôi Nhà cổ Phượng Hoàng cổ trấn bạn nhé! Từ đường nhà họ Dương (Dương gia từ đường), nhà cũ của nhà văn Thẩm Tùng Văn (nổi tiếng với tác phẩm “Biên Thành”) hay nhà cũ của Hùng Hi Linh (thủ tướng chính phủ Bắc Dương) sẽ là những ngôi nhà cổ mà bạn nên ghé qua.

Những điểm đến khác gần Phượng Hoàng cổ trấn 

Ngoài Phượng Hoàng cổ trấn, nếu đã đến đây rồi thì bạn nên ghé thăm cả những thắng cảnh dưới đây để có chuyến đi trọn vẹn nhé:

Vũ Lăng Nguyên

kinh nghiệm đi du lịch phượng hoàng cổ trấn, trung quốc

Vũ Lăng Nguyên là khu thắng cảnh thiên nhiên rộng lớn ở thành phố Trương Gia Giới, với vùng lõi là vườn Quốc Gia Trương Gia Giới và Viên Gia Giới. Nơi này nổi tiếng với những cột sa thạch cao vút như chọc trời, từng trở thành cảm hứng thiết kế những ngọn núi bay trong phim điện ảnh “Avatar” đình đám một thời.

Công viên Quốc Gia Trương Gia Giới

Rừng Quốc Gia Trương Gia Giới nằm trong vùng lõi của Vũ Lăng Nguyên với những thắng cảnh kỳ vĩ. Đến đây, khách Tour Phượng Hoàng cổ trấn giá rẻsẽ không khỏi quyến luyến khi trở về thành phố bởi không khí trong lành, thanh bình và tĩnh lặng.

kinh nghiệm đi du lịch phượng hoàng cổ trấn, trung quốc

Cầu kính Trương Gia Giới

Ở Trương Gia Giới, bạn có thể ngồi bus luân chuyển để đến Kim Tiên Khê – suối Roi Vàng, ngắm cảnh vài tiếng rồi theo bus đi đến cáp treo Hoàng Thạch Trại. Ngắm cảnh ở Hoàng Thạch Sơn khoảng 1 giờ. Nếu thích cảm giác mạnh, bạn có thể ghé qua khu vực Đại Hiệp Cốc và trải nghiệm Cầu Kính Trương Gia Giới – cây cầu trong suốt khiến bạn có cảm giác như đứng giữa mây trời.

Thiên Môn Sơn

kinh nghiệm đi du lịch phượng hoàng cổ trấn, trung quốc

Cổng trời Thiên Môn Sơn

Tùy tour du lịch Phượng Hoàng cổ trấn mà lịch trình sẽ đến Thiên Môn Sơn hay Trương Gia Giới vì điểm đến này nằm ngoài khu du lịch Vũ Lăng Nguyên dù có thể đi cáp treo từ khu này sang khu Trương Gia Giới. Ở đây nổi tiếng nhất phải kể đến cổng trời Thiên Môn Sơn – điểm đặc biệt tạo nên cái tên “Thiên Môn” – Cổng trời. Tiếp đó là con đường kính ven vách núi – Sạn Đạo Kính – dù không to như cầu kính ở Trương Gia Giới nhưng cũng đủ làm du khách tour Trương Gia Giới kinh hãi nếu sợ độ cao, nhưng vẫn đủ để tha hồ sống ảo đấy! Thiên Môn Sơn còn nổi tiếng với 99 khúc cua nguy hiểm nhưng cũng cực kỳ đẹp mắt nữa. Vậy nên nếu không say xe, hãy thử trải nghiệm vượt qua 99 khúc cua lên núi này nhé!

Phù Dung Trấn

kinh nghiệm đi du lịch phượng hoàng cổ trấn, trung quốc

Phù Dung trấn từng có tên là thôn Vương. Đến năm 1986, bộ phim “thị trấn Phù Dung” được quay ở đây thì trấn cũng đổi tên mình thành Phù Dung và được biết đến trên bản đồ du lịch Trung Quốc. Điểm độc đáo của trấn cổ này là ngoài những khu phố cổ gần giống với Phượng Hoàng cổ trấn ra thì Phù Dung trấn nằm “treo” trên một con thác, nhìn xa trông thơ mộng cực kỳ.

Ở đâu khi đến Phượng Hoàng? 

Phượng Hoàng cổ trấn có đủ các dịch vụ từ homestay, hostel, khách sạn 2-3 sao và cả 4-5 sao, tùy vào mức chi tiêu mà bạn có thể chọn chỗ phù hợp. Tuy nhiên, nên đặt phòng sớm trước 2-3 tháng để tránh bị giá quá cao hoặc hết phòng vì đây là điểm du lịch nổi tiếng nên thường xuyên “cháy” phòng khách sạn, đặc biệt là vào mùa cao điểm.

kinh nghiệm đi du lịch phượng hoàng cổ trấn, trung quốc
kinh nghiệm đi du lịch phượng hoàng cổ trấn, trung quốc

Tuy nhiên Phượng Hoàng cổ trấn là một vùng miền núi, không nhiều người dân biết tiếng Anh. Nếu bạn đi tự túc mà không biết tiếng Trung thì giao tiếp khá khó khăn, nhất là trong trường hợp có vấn đề với việc đặt phòng. Còn có “một ngàn lẻ một lý do” nữa mà khách đi tour Phượng Hoàng được khuyến khích nên đi theo tour đấy!

Chi phí đi như nào? Có gì cần chuẩn bị?

Dựa theo các tour Phượng Hoàng cổ trấn có sẵn thì giá tour thường dao động trong khoảng 8.000.000đ – 15.000.000đ tùy theo đi 4 ngày 3 đêm, 5 ngày 6 đêm; đi đường bộ hoặc máy bay; hoặc những điểm đến khác đi kèm. Trong đó, tiền làm visa Trung Quốc mất khoảng 1.400.000đ.

kinh nghiệm đi du lịch phượng hoàng cổ trấn, trung quốc

Visa Trung Quốc

Mình thì thường chọn đi tour hơn đi tự túc vì giá đã trọn gói tour rồi, chỉ có tip cho hướng dẫn viên, hoặc tiền tự mua đồ ăn, đồ lưu niệm cá nhân nữa thôi.

Số tiền riêng này bạn có thể mang 2000, 3000 hoặc 5000 tệ thôi là quá đủ chơi bét nhè rồi!

  •  Vé combo 8 điểm tham quan + đi thuyền sông Đà Giang ban đêm: 135 tệ/người (480.000đ). Các điểm tham quan trong combo bao gồm: cố cư Thẩm Tùng Văn, cố cư Hùng Hi Linh, Dương gia từ đường, bảo tàng cổ thành, Sùng Đức Đường, Đông Môn cổ thành, lầu 2 cầu Hồng Kiều, cung Vạn Thọ, đi thuyền sông Đà Giang buổi tối 15 phút.

*Lưu ý: mỗi điểm tham quan chỉ có hiệu lực vào cửa 1 lần trong thời hạn hiệu lực. Hiệu lực là 2 ngày kể từ ngày sử dụng được quy định.

kinh nghiệm đi du lịch phượng hoàng cổ trấn, trung quốc

Thuyền tham quan Đà Giang 

  • Vé 8 điểm tham quan (như trên) + đi thuyền ban ngày: 125 tệ/người (445.000đ).
  • Vé lẻ đi thuyền: 85 tệ/người (302.000đ)
    • Ban ngày: 15 phút/lượt. Đón khách ở bến Bắc Môn cổ thành từ 8h – 17h.
    • Ban đêm: 10 phút/lượt. Đón khách ở bến Bắc Môn từ 18h – 21h30.
  • Trải nghiệm mặc Hán phục: 188 tệ/người ( 670.000đ) (9h – 21h).
  • Vé vào núi Nam Hoa: 78 tệ/người (8h – 17h).

 

Chuẩn bị gì trước khi đi?

  1. Việc đầu tiên chắc chắn bạn phải làm để sang được Trung Quốc chính là xin visa Trung Quốc. Không giống như việc chỉ “tạt qua” cửa khẩu chơi một tí thì dùng giấy thông hành đâu. Bạn phải có visa mới được đi nhé! Nếu đi theo tour Phượng Hoàng cổ trấn thì bạn chỉ việc đăng ký đầy đủ tên tuổi, chụp bản sao chứng minh thư, hộ chiếu, thêm ảnh thẻ nữa thôi, đưa cho nhân viên công ty lữ hành, người ta sẽ làm đầy đủ cho bạn, đảm bảo ngày đi chơi là bạn có visa rồi.
  2. Nên mua sim du lịch có sẵn “phá tường lửa” để bạn có thể lướt Facebook, Instagram, tra Google…thoải mái nhé! Đừng vì đi cùng hướng dẫn viên mà nghĩ không cần mua sim nhé! Đã có trường hợp du khách bị lạc trong khi tự do tham quan nhưng không có sim để gọi về, không có mạng để dùng app thông dịch mà cũng không biết tiếng Trung rồi đó!

kinh nghiệm đi du lịch phượng hoàng cổ trấn, trung quốc

SIM du lịch Trung Quốc

  1. Phòng trường hợp bị lạc như trên, bạn nên viết ra  giấy hoặc note trong điện thoại một vài câu tiếng Trung thông dụng, tên khách sạn, số điện thoại khách sạn mình đang ở để nếu không nói được tiếng Trung thì giơ note ra “khua tay múa chân” với người bản địa nhé!
  2. Lưu ý nên mua hàng ở những cửa hàng có đông người cùng vào mua hoặc bấm số ở app máy tính trên điện thoại mặc cả với người bán (nếu không biết tiếng Trung) để không bị chặt chém nhé!
  3. Nếu đi vào mùa đông thì nên mang quần áo giữ nhiệt, áo khoác lót lông và miếng dán giữ nhiệt (loại dán áo và dán trong giày). Ngoài ra nên đi giày bệt, giày thể thao đế mềm để đi lại cho thuận tiện.

Đặc sản có gì ngon?

kinh nghiệm đi du lịch phượng hoàng cổ trấn, trung quốc

Đồ nướng ăn vặt ở Phượng Hoàng

Phượng Hoàng cổ trấn cũng giống như nhiều vùng lạnh ở Trung Quốc đều ăn các món nhiều dầu mỡ, có vị cay nồng để chống rét. Cũng bởi vậy mà khách du lịch Phượng Hoàng cổ trấn nhiều khi phải mang đồ ăn liền từ Việt Nam đi vì sợ ăn không hợp khẩu vị. Tuy nhiên nếu đi theo tour, hoặc đi tự túc nhưng biết chút tiếng Trung, bạn cứ mạnh dạn nói với hướng dẫn viên tour, hoặc nhân viên nhà hàng cho giảm bớt cay và dầu mỡ đi nhé! Một số món Đặc sản Phượng Hoàng cổ trấn mà bạn nên thưởng thức có thể kể đến như lẩu cá cay thơm nồng ăn kèm cơm; vịt hầm tiết mềm nhừ, bùi bùi ngọt ngọt.

kinh nghiệm đi du lịch phượng hoàng cổ trấn, trung quốc

Lẩu cá cay

Hoặc khi lang thang trên những con phố cổ, bạn có thể thử ăn vặt những món ăn vặt ở Phượng Hoàng cổ trấn như bánh tép với những con tép tươi được vớt ngay từ Đà Giang; đậu phụ thối – nghe bốc mùi nhưng ăn cực bùi; kẹo gừng được làm bởi những nghệ nhân “kéo sợi gừng”; bánh dày Tương Tây hay những xiên đồ nướng thơm sực nức như ở Sapa.

kinh nghiệm đi du lịch phượng hoàng cổ trấn, trung quốc

Đậu phụ thối

Lịch trình nào hợp lý?

kinh nghiệm đi du lịch phượng hoàng cổ trấn, trung quốc

Ngày 1: Đi từ Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh => Trương Gia Giới.

Đi đường bộ: từ Hà Nội lên cửa khẩu Hữu Nghị – Lạng Sơn (Nếu đi từ các tỉnh miền Trung, miền Nam xa hơn thì nên nghỉ lại Hà Nội 1 đêm rồi sáng sớm theo xe khách hoặc xe tour lên cửa khẩu). Làm thủ tục xuất cảnh sang Trung Quốc => đi Nam Ninh bằng tàu cao tốc => chuyển tàu đi Trương Gia Giới. Nghỉ đêm trên tàu.

Đi đường bay: bay từ sân bay Nội Bài (HN) hoặc sân bay Tân Sơn Nhất (HCM) đi Trương Gia Giới (sân bay Hà Hoa). Nghỉ đêm tại khách sạn ở Trương Gia Giới.

Ngày 2:  tham quan Thiên Môn Sơn: đi cáp treo hoặc đi ô tô qua 99 khúc cua => tham quan Cổng Trời, Sạn Đạo Kính) hoặc đến Trương Gia Giới, Viên Gia Giới, cầu kính Trương Gia Giới.

Nghỉ đêm tại Vũ Lăng Nguyên và thưởng thức show “Rạng rỡ Tương Tây”.

Ngày 3: đi Phù Dung Trấn tham quan trụ đồng Khê Châu, viện bảo tàng phong tục tập quán Tương Tây, biểu diễn múa Mao-cu-sư. Về Phượng Hoàng cổ trấn tầm chiều tối. Nghỉ đêm tại Phượng Hoàng.

Ngày 4: tham quan Phượng Hoàng cổ trấn theo bản đồ và những địa điểm đã nêu trên.

Ngày 5: trải nghiệm buổi sáng ở Phượng Hoàng cổ trấn.

Đường bộ quay về: ăn trưa xong di chuyển về ga Cát Thủ (Trương Gia Giới) => về Nam Ninh (nghỉ đêm trên tàu)

Đường bay: về Trương Gia Giới => bay về Việt Nam.

Ngày 6: (đường bộ) về cửa khẩu Hữu Nghị, làm thủ tục nhập cảnh Việt Nam => quay về Hà Nội.

kinh nghiệm đi du lịch phượng hoàng cổ trấn, trung quốc

Vậy là chúng mình đã chia sẻ những thông tin cơ bản nhất cho một chuyến du lịch Phượng Hoàng cổ trấn đỡ “ngố”. Còn bạn có kinh nghiệm gì muốn chia sẻ nữa không? Hãy cho chúng mình biết bằng cách bình luận bên dưới nhé! Chúc bạn có một chuyến đi Phượng Hoàng vui vẻ!

Ngọc Thúy

Đăng bởi: Đào Đào

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก