Khám Phá Kinh Nghiệm Tâm Sự

Kinh nghiệm khám phá đỉnh thiêng Yên Tử từ A đến Z

 du lich (87),  lifestyle (1428), kinh nghiệm khám phá đỉnh thiêng yên tử từ a đến z

“Sườn non Yên Tử cheo leo/Xanh xanh núi thẳm mây đèo giăng giăng”. Cứ mỗi độ xuân về, đất Phật Yên Tử lại trở thành điểm đến của du khách lẫn phật tử đến tham quan, chiêm bái. Đặc biệt, từ mồng 10 tháng Giêng đến tháng 3, non thiêng Yên Tử lại chứng kiến rất nhiều hoạt động lễ hội sôi động. Beautiesvietnam sẽ hướng dẫn bạn những kinh nghiệm leo Yên Tử trong mùa hành hương sắp tới nhé!

ĐÔI NÉT VỀ NÚI YÊN TỬ

Yên Tử là một địa danh nổi tiếng gắn liền với tín ngưỡng Phật Giáo Việt Nam, khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng lên Núi Yên Tử tu hành, lập ra dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Khu di tích Yên Tử gồm hệ thống chùa, am, tháp và rừng xen kẻ, kéo dài từ dốc Đỏ đến núi Yên Tử theo chiều cao dần. Danh thắng này thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long khoảng hơn 40 km, cách thị xã Uông Bí khoảng 14 km.

 du lich (87),  lifestyle (1428), kinh nghiệm khám phá đỉnh thiêng yên tử từ a đến z

ĐẾN YÊN TỬ MÙA NÀO TRONG NĂM?

Mặc dù lễ hội Yên Tử được tổ chức hằng năm đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch), tuy nhiên theo mình, đây lại là thời gian cao điểm khiến việc du ngoạn, khám phá của bạn không được trọn vẹn. Hàng ngàn người chen chúc để đến đỉnh chùa Đồng trên đỉnh núi sẽ khiến bạn dễ ngộp thở và khó chịu, bù lại, bạn có thể sẽ được tham gia nhieuè hoạt động lễ hội đầu năm đặc sắc ở đây.

 du lich (87),  lifestyle (1428), kinh nghiệm khám phá đỉnh thiêng yên tử từ a đến z

Nếu đến Yên Tử vào thời gian khác, bạn sẽ được ngắm nhìn vẻ đẹp thanh tịnh, không gian yên tĩnh với không khí trong lành mát mẻ của địa danh này.

CÁC ĐIỂM THAM QUAN ĐẶC SẮC Ở YÊN TỬ

Khám phá Yên Tử, bạn có thể sắp xếp lịch trình 2 ngày (có dịch vụ lưu trú quanh khu du lịch), hoặc đi về trong ngày tùy theo quỹ thời gian. Cũng theo đó, bạn có thể lựa chọn các điểm tham quan phù hợp với đoàn:

  • Chùa Trình, hay còn gọi là chùa Bí Thượng: Chùa nằm ở cửa ngõ Yên Tử, là nơi du khách thập phương thực hành tín lễ “đi trình về tạ” mỗi khi hành hương về Yên Tử.  

 du lich (87),  lifestyle (1428), kinh nghiệm khám phá đỉnh thiêng yên tử từ a đến z

  • Suối Giải Oan: đây là con suối với một cây cầu đá xanh nối hai bờ. Cầu dài 10m, mặc dù có kiến trúc không cầu kì nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp cổ kính, vững chãi. Tương truyền, khi vua Trần Nhân Tôn đến Yên Tử tu hành, có 300 cung tần mỹ nữ theo hầu. Khi đến Yên Tử, do không được theo vua tu hành nên các cung nữ lâm vào cảnh khó xử. Các cung nữ đã trầm mình xuống con suối giữa đại ngàn Yên Tử để giữ trọn đạo quân vương. Thượng hoàng Trần Nhân Tôn đau xót, cho lập đàn cũng tế và đặt tên con suối là suối Giải Oan. Ngoài suối Giải Oan, cũng có cầu Giải Oan và chùa Giải Oan. 

 du lich (87),  lifestyle (1428), kinh nghiệm khám phá đỉnh thiêng yên tử từ a đến z

  • Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử: đây không phải nơi thờ cúng, mà là nơi để tu học của các nhà sư và cư sĩ,bạn có thể ghé vào tham quan trước khi leo núi.
  • Tháp Huệ Quang: đây là nơi cất giữ một phần xá lị của vua Trần Nhân Tông, phần còn lại được thờ ở khu đền Trần tại Nam Định. Tại đây, bạn có thể chứng kiến những cây tùng, cây đại có tuổi hàng trăm năm vươn tán lá che nắng che mưa cho các tháp. 
  • Chùa Hoa Yên: được mệnh danh là chùa trung tâm lớn nhất khu di tích Yên Tử. Chùa Hoa Yên vốn có tên là Vân Yên với hàm ý: chùa tận trên núi cao quanh năm mây phủ, mây trắng lững lờ trôi, tựa như mây khói trên núi. Vua Lê Thánh Tông từ khi lên vãn cảnh, thấy sắc hoa tươi đẹp nên cho đổi là chùa Hoa Yên. 

 du lich (87),  lifestyle (1428), kinh nghiệm khám phá đỉnh thiêng yên tử từ a đến z

  • Chùa Bảo Sái: đay là ngôi chùa được mang tên vị đệ tử thân tín nhất của Vua Trần đã từng tu hành tại đây. Nơi đây chỉ có am trong động thời kỳ Vua Trần tu hành.
  • Chùa Vân Tiêu: nơi các vị tăng sỹ An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông tu luyện, có bức tượng Phật Hoàng bằng đồng rất lớn và bức tượng của một vị tu sĩ hóa đá.
  • Chùa Một Mái: Vốn là động Thanh Long, tương truyền Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông lập am Ly Trần để làm nơi saonj kinh và đọc sách. Sau khi đức Điều Ngự viên tịch, am xưa được dựng thành ngôi chùa Bồ Đà, một nửa mái chùa phô ngoài trời, một nửa mái chùa là vòm động, nên chùa có tên là Bán Thiên, Bán Mái, ngày nay gọi là chùa Một Mái. Ngôi chùa mặc dù nhỏ nhưng lại rất độc đáo vì vẫn giữ nguyên hệ thống tượng thờ, đồ thờ trong chùa toàn bằng đá trắng có niên đại cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn. 

 du lich (87),  lifestyle (1428), kinh nghiệm khám phá đỉnh thiêng yên tử từ a đến z

Chùa Thiên Trúc (chùa Đồng): Qua thời gian, ngôi chùa đã bị hư hỏng nhiều, chùa nhỏ ở dạng một khối đồng hình chữ nhật, cao 1,35m, dài 1,4m, rộng 1,1m. Ngày 23-10-2005, UBND tỉnh và Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh đã làm lễ khởi công xây dựng lại chùa Đồng với diện tích khoảng 20m2, hoàn toàn bằng chất liệu đồng với khoảng 70 tấn đồng; chiều cao từ cột nền tới mái là 3,35m, 4 cột chùa, mỗi cột nặng 1 tấn, mỗi viên ngói nặng khoảng 4 kg. Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã trao bằng xác lập kỷ lục: Thiên Trúc Tự – ngôi chùa bằng đồng lớn nhất Việt Nam trong Đại lễ khánh thành chùa Đồng, trước hàng ngàn Chư tôn đức Tăng Ni, quan khách, Phật tử và du khách tham dự.

 du lich (87),  lifestyle (1428), kinh nghiệm khám phá đỉnh thiêng yên tử từ a đến z

LEO NÚI YÊN TỬ NHƯ THẾ NÀO?

Đường lên đỉnh thiêng Yên Tử (chùa đồng) dài khoảng 6km, với hàng ngàn bậc đá len lỏi dọc đường rừng, các núi đá chênh vênh. Tuy nhiên, do có tuyến cáp treo, nên bạn có thể leo núi nhẹ nhàng hơn và rút ngắn hành trình của mình.

  • Đi bộ: Hình thức này phù hợp với những ai có thể lực và thích khám phá, trải nghiệm. Từ bãi đỗ xe, bạn đi khoảng 300m đến suối Giải Oan. Sau đó, bạn sẽ leo qua đường Tùng cổ hơn 700 năm tuổi để đến Tháp Tổ, chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, chùa Đồng. Thời gian cho cuộc hành trình sẽ mất chừng 6 – 8 tiếng nếu đường thuận lợi, không quá đông người trong mùa lễ hội.  

 du lich (87),  lifestyle (1428), kinh nghiệm khám phá đỉnh thiêng yên tử từ a đến z

  • Đi cáp treo: Nếu đi bằng cáp treo, thời gian cho cuộc hành trình khám phá đỉnh thiêng Yên Tử của bạn sẽ mất khoảng 3 – 4 tiếng tùy theo thể lực và lượng người đi lại. Với đoàn nào có người lớn tuổi, người bị bệnh tim hoặc cao huyết áp, bạn nên chọn đi cáp treo sẽ tiện hơn nhé. Ngoài ra, việc đi cáp treo cũng giúp bạn dễ dàng nhìn ngắm những rừng cây hùng vĩ từ trên cao.

Trên đường đi có các bảng hướng dẫn chỉ đến các điểm tham quan và cáp treo, bạn cũng có thể hỏi thăm các anh chị bán hàng, hoặc hướng dẫn viên thêm nếu sợ bị lạc đường.

CHUẨN BỊ GÌ KHI KHÁM PHÁ ĐỈNH THIÊNG YÊN TỬ?

  • Quần áo: Yên tử là nơi đất phật nên tránh ăn mặc phản cảm, bạn nên mặc trang phục gọn nhẹ, mùa đông nên mang áo ấm nhưng vẫn phải nhẹ.
  • Giầy dép: tránh mang giày cao gót rất dễ đau chân, nên mang giày leo núi, giày thể thao đế mềm để việc leo núi 6km ở Yên tử dễ dàng.
  • Đồ đạc: mang những vật dụng cần thiết, hạn chế mang quá nhiều đồ. Nói chung là bạn nên đơn giản hóa và gọn nhẹ mọi thứ để có thể giảm bớt mệt mỏi dọc đường, đừng mang quá nhiều đồ ăn và nước. 
  • Tiền: Bạn mang theo số tiền đủ dùng, tránh bị kẻ gian móc túi những ngày đông. 
  • Gậy: Nếu bạn đi bộ nên mua một chiếc gậy tre dưới chân núi. Có cây gậy này bạn leo đỡ mất sức, đặc biệt khi xuống sẽ không bị đau khớp gối.
     

 du lich (87),  lifestyle (1428), kinh nghiệm khám phá đỉnh thiêng yên tử từ a đến z

GIÁ VÉ DỊCH VỤ

Ở Khu di tích Yên Tử, dịch vụ du lịch khá tốt, sạch sẽ. Có xe đưa đón khách, hệ thống nhà hàng khách sạn hiện đại. Giá dịch vụ mình thấy cũng khá ổn.

  • Giá vé xe điện từ bãi đỗ xe vào chân núi: 10.000 đồng/ lượt (nên chọn mua 2 chiều vì đường đi khá xa đấy các bạn, còn dưỡng sức để leo núi nữa).
  • Phòng ngủ riêng: từ 150.000 đến 500.000 đồng/ phòng.
  • Phòng ngủ tập thể: từ 100.000 đến 180.000 đồng/ giường
  • Dịch vụ nhà hàng: từ 40.000 đến 80.000 đồng/ suất ăn (có cả ăn chay và ăn thường).

 du lich (87),  lifestyle (1428), kinh nghiệm khám phá đỉnh thiêng yên tử từ a đến z

GIÁ VÉ CÁP TREO

  • Mùa lễ hội (Âm lịch từ tháng 1 đến tháng 3): từ 5h đến 20h hàng ngày.
  • Ngoài mùa lễ hội (Âm lịch từ tháng 4 đến tháng 12): Từ 7h đến 18h hàng ngày.

Nếu đi cáp treo bạn nên mua trọn 2 tuyến, đi cáp treo thì cũng chỉ lên đến tượng An Kỳ Sinh vẫn phải leo bộ một đoạn khoảng 200 m đường mòn. Cách mà mọi người thường đi nhất là leo bộ lên chùa Đồng rồi mua cáp treo 1 chiều xuống, lời khuyên là không nên mua cáp treo giữa đường vì giá đắt.

  • Tuyến 1 (Giải Oan – Hoa Yên): Một chiều 120.000 đồng/ người – Khứ hồi 200.000 đồng/ người
  • Tuyến 2 (Một Mái – An Kỳ Sinh): Một chiều 120.000 đồng/ người – Khứ hồi 200.000 đồng/ người
  • Đi cả 2 tuyến: Một chiều 120.000 đồng/ tuyến/ người – Khứ hồi: 280.000/ người

Lưu ý: Miễn phí vé cho người già trên 70 tuổi (mang theo giấy tờ tùy thân), trẻ em dưới 6 tuổi (cao dưới 1m2), tăng ni, thương binh (xuất trình thẻ).

 du lich (87),  lifestyle (1428), kinh nghiệm khám phá đỉnh thiêng yên tử từ a đến z

Yên Tử một điểm đến du lịch thách thức lòng thành tâm của các thiện nam tín nữ, đây là một trong những trung tâm Phật giáo của cả nước gắn liền với nhiều kiến trúc cổ qua các thời kỳ lịch sử khác nhau. Mong là những chia sẻ trên đây có thể giúp các bạn có một chuyến đi tuyệt vời, đừng quên theo dõi những bài viết khác của Beautiesvietnam nhé!

Đăng bởi: Hiền Nguyễn Trần Minh

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก