Quán Cà Phê

Kinh nghiệm mở quán cà phê rang xay từ A-Z cho người mới

Tiềm năng mở quán cà phê rang xay

Trước khi bắt đầu kinh doanh quán cà phê rang xay tại chỗ, bạn cần phải hiểu về tiềm năng phát triển cũng như những hạn chế của mô hình này. Từ đó, có những kế hoạch kinh doanh phù hợp hơn.

Ưu điểm của mô hình kinh doanh cà phê rang xay

Kinh doanh cà phê rang xay có những ưu điểm như sau:

  • Các dòng cà phê rang xay có hương vị đậm đà, tinh tế. Nhờ vào việc giữ được mùi vị nguyên chất, không pha thêm các thành phần bên ngoài mà cà phê rang xay được nhiều người yêu thích.
  • Đối với loại cà phê rang xay, người dùng có thể lựa chọn hương vị theo sở thích cá nhân. Bạn có thể chọn lựa các loại hạt, mức độ rang, nồng độ cafein…
  • Khách hàng sẽ có sự an tâm khi được tận mắt nhìn quy trình rang xay cà phê tại quán.

kinh nghiệm, kinh doanh, kinh nghiệm mở quán cà phê rang xay từ a-z cho người mới

Ưu điểm khi kinh doanh quán cà phê rang xay

Nhược điểm của việc kinh doanh cà phê rang xay

Nhược điểm cần lưu ý khi lựa chọn loại hình kinh doanh này là:

  • Người pha chế các loại cà phê rang xay cần phải có kỹ năng tốt. Không chỉ yêu cầu về kỹ năng pha mà người thực hiện còn cần phải có kỹ năng xay, nén, ủ bột. Hạt cà phê sau khi qua quá trình rang xay sẽ cần phải giữ được hương vị cũng như chất lượng ban đầu.
  • Do giá nguyên liệu đầu vào khi kinh doanh cà phê rang xay tương đối cao, vậy nên so với hầu hết sản phẩm cùng loại, một ly cà phê rang xay thường cũng đắt hơn, khó tiếp cận đại đa số người dùng.

Các mô hình kinh doanh cà phê rang xay phổ biến 

Mô hình kinh doanh cà phê rang xay phổ biến hiện nay gồm 3 kiểu là: take-away, quán cà phê cóc và coffee factory. Đối với mỗi một mô hình sẽ có những điều kiện, vấn đề khác nhau.

Mô hình cafe take-away

Take-away là mô hình được nhiều người lựa chọn bởi tính linh động cao mà nguồn vốn đầu tư thấp. Hình thức kinh doanh này không đòi hỏi quá lớn về chi phí mặt bằng, các loại trang thiết bị hay nhân sự.

Tuy nhiên, mở quán cà phê rang xay theo mô hình take-away sẽ có hạn chế là không có chỗ ngồi. Do đó, hãy cân nhắc về chất lượng sản phẩm, khả năng phục vụ để bù đắp lại giới hạn kể trên, mang đến sự hài lòng cho khách hàng.

Mô hình Coffee Factory

Coffee Factory là mô hình được nhiều nhà kinh doanh lựa chọn nhất. Khách hàng đến với quán không chỉ bị thu hút bởi chất lượng cà phê mà còn bởi không gian của quán. Hệ thống pha chế của quán được trang bị các loại máy móc hiện đại, khách hàng có thể xem được quy trình làm ra một cốc cà phê từ đầu tới cuối.

Nhìn chung, đây là mô hình kinh doanh sẽ thu hút nhiều khách hàng. Đồng thời dễ dàng xây dựng niềm tin với khách hàng khi họ có thể chứng kiến toàn bộ quá trình pha chế đồ của quán. Nhưng chi phí đầu tư cho mô hình này tương đối lớn.

kinh nghiệm, kinh doanh, kinh nghiệm mở quán cà phê rang xay từ a-z cho người mới

Mô hình cà phê rang xay Factory

Mô hình cafe rang xay quán cóc

Đối với mô hình quán cà phê rang xay tại chỗ, chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định đến khả năng thành công của quán. Phong cách thiết kế quán thường khá đơn giản, sẽ phù hợp với những ai chỉ đơn thuần muốn thưởng thức hương vị cà phê, không chú trọng về không gian kiến trúc.

So với take-away, mô hình này sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn bởi có chỗ ngồi cố định. Đồng thời, doanh thu cũng ổn định hơn mà chi phí mở quán cũng không cần quá nhiều như Coffee Factory.

Chi phí để mở quán cà phê rang xay

Có rất nhiều yếu tố quyết định đến chi phí mở quán cà phê. Với mỗi một sự lựa chọn của bạn đều sẽ tương ứng với một mức vốn nhất định. Cụ thể như:

Chi phí mặt bằng 

Chi phí mặt bằng luôn là yếu tố chiếm khá nhiều nguồn vốn trong kinh doanh cà phê. Khi lựa chọn mặt bằng kinh doanh, bạn cần phải lưu ý về 2 yếu tố: diện tích và vị trí của quán.

Đối với loại hình kinh doanh cà phê rang xay, diện tích yêu cầu cũng phải từ 60-80m2. Những địa điểm quán ở mặt phố thường có giá thuê cao hơn trong ngõ. Chi phí thuê mặt bằng sẽ dao động trong khoảng 10-12 triệu/tháng.

Tuy nhiên, chúng ta sẽ phải đặt cọc từ 3-6 tháng. Vậy nên, thời gian đầu, bạn sẽ cần phải bỏ ra từ 50-60 triệu đồng cho việc thuê mặt bằng.

Chi phí thiết bị, thiết kế quán

Dù tốn kém nhưng việc đầu tư các loại máy móc là rất quan trọng khi mở quán cà phê rang xay. Vậy nên, bạn bắt buộc phải đầu tư. Một số loại thiết bị cần phải trang bị để phục vụ cho việc kinh doanh như:

Dụng cụ, thiết bị

Chi phí
Trang thiết bị, dụng cụ 7 – 10 triệu 
May xay hạt cà phê 25 – 30 triệu
Phin cà phê 500.000 – 600.000 đồng
Bàn (15-20 chiếc) 8 – 10 triệu
Ghế (30-50 chiếc) 6 – 8 triệu
Hệ thống quạt, âm thanh, điều hóa.. 10 – 12 triệu
May xay sinh tố, máy ép trái cây, máy lọc nước 3 – 4 triệu
Các loại ly 1,5 – 2 triệu
Muỗng, thìa, ống hút.. 600.000 – 800.000 đồng
Bình lắc, hũ lắc.. 400.000 – 600.000 đồng
Khay bưng, thùng đá.. 500.000 – 700.000 đồng

Có thể thấy, tổng chi phí dành cho thiết bị, dụng cụ của quán cà phê rang xay sẽ rơi vào khoảng từ 70 – 90 triệu.

kinh nghiệm, kinh doanh, kinh nghiệm mở quán cà phê rang xay từ a-z cho người mới

Đầu tư thiết bị cho quán cà phê

Chi phí nguyên vật liệu

Nguyên liệu dành cho quán cà phê rang xay thường có giá thành khá cao vì đây là dòng cà phê nguyên chất, không pha trộn. Thêm vào đó, những loại nguyên liệu phục vụ cho việc pha chế như siro, húng quế, bạc hà… cũng không thể thiếu. Theo đó, tổng chi phí dành cho nguyên liệu thường sẽ dao động khoảng 10-14 triệu khi quán mới mở.

Chi phí thuê nhân viên

Số lượng nhân viên của một quán cà phê rang xay tại chỗ sẽ phụ thuộc vào quy mô của quán. Nếu quán có một quy mô nhỏ thì trong khoảng thời gian đầu sẽ không cần quá nhiều nhân viên. Thay vào đó, bạn có thể tự làm để tiết kiệm chi phí thuê người.

Còn với những quán có quy mô lớn hoặc bạn không có thời gian, hãy lưu ý một số vị trí như: nhân viên phục vụ, người pha chế, thu ngân. Từng vị trí sẽ có những mức lương khác nhau. Tuy nhiên, trung bình bạn sẽ cần phải trả cho mỗi vị trí từ 5 – 7 triệu/tháng.

Chi phí khác

Ngoài các chi phí trên, việc hoạt động của một quán cà phê rang xay cũng bao gồm những khoản chi phí sau:

Chi phí để quán duy trì hoạt động 

Ngoài số vốn cố định ban đầu, bạn sẽ cần phải lưu ý đến khoản duy trì quán hàng tháng. Bao gồm các loại tiền như: tiền điện, nước, internet, tiền thưởng… Trung bình, mỗi tháng các khoản này sẽ rơi vào khoảng 5 – 6 triệu/tháng.

Chi phí khác phát sinh

Kinh doanh quán cà phê rang xay tại chỗ cũng sẽ có những vấn đề phát sinh. Như vậy, bạn cần phải dự trù các khoản vốn của mình để có thể tránh các rủi ro xảy ra như:

  • Sửa thiết bị, dụng cụ hỏng hóc: 10 – 15 triệu.
  • Quà tặng dành cho đối tác, khách hàng, nhà cung cấp: 5 – 10 triệu.
  • Khoản dự phòng những tháng kinh doanh đầu: 100 – 150 triệu

Chi phí phần mềm quản lý quán

Một quán cà phê rang xay có rất nhiều vấn đề cần phải quản lý trong suốt quá trình hoạt động. Nếu bạn không thể dành quá nhiều thời gian cho quán, tình trạng thất thoát nguyên liệu, tính toán sai giờ làm của nhân viên, nhầm chương trình khuyến mãi… rất dễ xảy ra.

kinh nghiệm, kinh doanh, kinh nghiệm mở quán cà phê rang xay từ a-z cho người mới

Kinh nghiệm kinh doanh quán cà phê rang xay thành công

Để có thể mở quán cà phê rang xay thành công, thì dưới đây là một số kinh nghiệm dành cho bạn.

Nghiên cứu thị trường trước khi kinh doanh

Việc nghiên cứu thị trường trước khi mở quán cà phê bạn cần phải lưu ý 2 yếu tố như sau: Đối thủ cạnh tranh và khách hàng tiềm năng.

Khách hàng mục tiêu sẽ là yếu tố đầu tiên bạn cần phải quan tâm khi bắt đầu việc kinh doanh. Đây cũng là yếu tố giúp bạn định hình được mô hình kinh doanh, màu sắc chủ đạo của quán.

Ngoài việc tìm ra được khách hàng tiềm năng của mình thì đối thủ cạnh tranh cũng là câu chuyện phải tìm hiểu. Bạn hãy khảo sát xem loại cà phê mà đối thủ đang sử dụng để “thu hút” khách hàng là gì? Yếu tố nào khiến quán của đối thủ đông khách tới vậy? Họ đang thực hiện chiến dịch marketing thế nào?

Từ những thông tin đó, bạn có thể xác định được thị trường ngách cho riêng mình. Xa hơn, bạn sẽ rút ra được những bài học để khắc phục điểm yếu của đối thủ.

Hồ sơ, thủ tục để mở quán cà phê 

Việc mở quán cà phê rang xay sẽ cần phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật hiện hành. Về cơ bản, các loại giấy tờ bạn cần chuẩn bị sẽ bao gồm:

  • Giấy phép kinh doanh lĩnh vực quán cà phê, dịch vụ.
  • Giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Xác định những loại thuế cần phải nộp theo quy định của nhà nước.

Cách tìm những nhà cung cấp cà phê uy tín

Các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào của một quán cà phê rang xay vô cùng cần thiết. Khi bạn lựa chọn được nhà cung cấp uy tín, giúp sản phẩm chất lượng và giá thành hợp lý, việc kinh doanh của bạn sẽ tốt hơn.

Để có thể tìm được đơn vị cung cấp tốt, bạn nên trực tiếp liên hệ với họ, trao đổi việc gửi mẫu cà phê rang xay nguyên chất. Dựa vào kinh nghiệm nhận biết cà phê cũng như khả năng đánh giá chất lượng của mình để đưa ra sự lựa chọn chính xác.

kinh nghiệm, kinh doanh, kinh nghiệm mở quán cà phê rang xay từ a-z cho người mới

Nhà cung cấp phải thật uy tín

Cách lên menu đồ uống cho quán

  • Loại cà phê truyền thống: cà phê phin, cà phê sữa.
  • Loại cà phê theo xu hướng mới: cà phê kem bơ, cà phê dừa, cà phê trứng.
  • Cà phê theo phong cách nước Ý: Espresso, Cappuccino, Latte.

Cách thức quản lý và chăm sóc khách hàng

Việc quản lý và chăm sóc khách hàng là yếu tố không thể thiếu nếu bạn muốn thành công trong kinh doanh. Bạn cần phải có cho mình một quy trình quản lý thật tốt để tối ưu được chi phí và mang đến sự hài lòng cho khách hàng.

Khi bạn có một chế độ lương, thưởng cụ thể và phù hợp, nhân viên sẽ có niềm tin với quán và cống hiến hết mình. Còn đối với khách hàng, hãy tìm hiểu những đánh giá chân thành của họ về chất lượng cà phê, phong cách phục vụ… Từ đó, rút ra bài học cho mình và cải thiện cho phù hợp.

FAQ 

Rủi ro khi mở quán cà phê rang xay là gì?

Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng tiềm tàng rủi ro, đối với mở quán cà phê rang xay cũng vậy. Việc mở quán cà phê rang xay, nếu không có chính sách phát triển, kinh nghiệm trong việc cạnh tranh sẽ rất khó để quán thành công.

Hầu hết, rủi ro mà các quán cà phê gặp phải thường sẽ liên quan tới nguồn vốn, vì vậy trước khi lựa chọn mô hình này, bạn cần phải xác định về nguồn vốn của mình. Ví dụ, ngân sách đủ để mở và duy trì quán cà phê trong 3-6 tháng đầu mà không có lãi?

Ngoài ra, không thể bỏ qua các rủi ro mang tính khách quan. Cụ thể như xu hướng tiêu dùng, dịch bệnh,…

Kinh doanh quán cà phê rang xay có cần phải đăng ký kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm hay không?

Để mở quán cà phê rang xay, bạn cần phải đăng ký kinh doanh và nên đăng ký với hình thức hộ gia đình. Ngoài giấy phép kinh doanh, bạn cũng phải đăng ký về việc vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là những yêu cầu cơ bản và cần phải đảm bảo.

Đặc biệt, với giấy đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm, nó còn giúp lấy được sự tin tưởng từ khách hàng. Với loại giấy này, bạn có thể để ở nơi khách hàng có thể dễ dàng thấy.

Đăng bởi: Khảo Đông

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก