Hà Nội

Mách bạn kinh nghiệm đi lễ Thăng Long tứ trấn đầu năm ĐÚNG CÁCH

Người Hà Nội xưa có truyền thống đầu năm đi lễ nhất định phải đến Thăng Long tứ trấn: Đền Bạch Mã trấn phía Đông; Đền Voi phục trấn phía Tây; Đền Kim Liên trấn phía Nam; Đền Quan Thánh trấn phía Bắc. Việc đi lễ này đã trở thành một nét đẹp trong truyền thống văn hóa tâm linh, nhưng lễ sao cho đúng cách, nên cầu gì, kiêng gì ở mỗi ngôi đền? Cùng chúng mình tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

1. Nên chuẩn bị gì trước khi đi lễ Tứ trấn Thăng Long vào dịp đầu năm

Trước khi đi lễ, bạn nên tham khảo một số gợi ý dưới đây để chuyến đi suôn sẻ, mang nhiều may mắn, khởi đầu một năm vạn sự như ý.

  • Về thời gian đi lễ: Bạn có thể sắp xếp thời gian đi vào những ngày đầu năm đẹp nhất là khoảng từ ngày mùng 1 – 15 tháng Giêng. Nếu muốn tránh đông, bạn có thể đi vào khoảng mùng 5 Tết lúc này tại các điểm lễ đã bớt người.

hà nội, mách bạn kinh nghiệm đi lễ thăng long tứ trấn đầu năm đúng cách

Thời gian đi lễ Tứ trấn Thăng Long vào những ngày đầu năm đẹp nhất là khoảng từ ngày mùng 1 – 15 tháng Giêng

  • Chuẩn bị đồ lễ: Một số đồ lễ bạn có thể chuẩn bị trước khi đi đó là :
    • Lễ chay: hương, hoa quả tươi, oản, xôi chè
    • Lễ mặn: có thể dâng gồm gà, giò, chả, rượu, trầu cau.

Hai loại lễ vật này bạn đều có thể cung tiễn khi đến Tứ Trấn Thăng Long. Đi các đền có thể chuẩn bị tiền giấy âm phủ và hương. Tiền lẻ, tiền “giọt dầu”  để vào hòm công đức

hà nội, mách bạn kinh nghiệm đi lễ thăng long tứ trấn đầu năm đúng cách

Chuẩn bị đồ lễ khi đi lễ Tứ trấn Thăng Long

hà nội, mách bạn kinh nghiệm đi lễ thăng long tứ trấn đầu năm đúng cách

Cách đi lễ Tứ Trấn Thăng Long đúng thứ tự

2. Trấn phía Bắc: Đền Quán Thánh

  • Địa chỉ: 49 Thanh Niên, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội
  • Nhận chỉ đường đến Đền Quán Thánh
  • Giá vé: 10.000 vnđ/vé người lớn, 5.000 vnđ/vé sinh viên, trẻ nhỏ
  • Giờ mở cửa:
    • 8am đến 5pm hàng tuần, riêng giao thừa đền mở hết đêm.
    • Ngày mồng 1 và ngày rằm: 6am đến 8pm.

Đền Quán Thánh còn gọi là Trấn Vũ Quán, được tạo dựng từ đời vua Lý Thái Tổ (1010 – 1028) để thờ thánh Trấn Vũ – vị thần trấn giữ phương bắc, quản về mây mưa gió. Vì thế, còn có tên là Đền Trấn Võ, Quan Thánh Trấn Võ, hay Quán Thánh. Quán Trấn Vũ quen gọi là đền Quán Thánh do đọc chệch chữ Quán Thánh mà ra.

hà nội, mách bạn kinh nghiệm đi lễ thăng long tứ trấn đầu năm đúng cách

Trấn phía Bắc Thăng Long: Đền Quán Thánh

Vậy đến đền Quán Thánh cầu gì có khác gì với các điểm còn lại của Thăng Long tứ trấn? Theo nhiều người, dịp đầu năm người dân thường đến đền để cầu mong hóa giải, trừ tà ma, xua đuổi những điềm xấu, cầu cho mưa thuận gió hòa. Dân gian tin rằng thánh Huyền Thiên Trấn Vũ rất thiêng nên cứ hễ đầu năm du xuân hay là rằm mồng 1 thì mọi người phải chờ nhau xếp hàng để xoa bằng được chân tượng thần bằng đồng đen được dựng ở đền để lấy may mắn bình an.

hà nội, mách bạn kinh nghiệm đi lễ thăng long tứ trấn đầu năm đúng cách

Tượng thánh Huyền Thiên Trấn Vũ tại đền Quán Thánh

Ngoài ra, cũng vào dịp đầu xuân, bạn có thể tham gia Lễ hội Đền Quán Thánh được tổ chức vào ngày mùng 1 tháng Giêng. Các nghi lễ truyền thống gồm có: Giáng bút, cầu mộng và cầu lộc. Đáng nói nhất là lễ Giáng Bút  được hiểu như hiện tượng “nhập thần” trong đó thực hiện nghi lễ cầu giáng bút, với hàng vạn bài thơ, bài văn. Ý nghĩa của nghi lễ này là chuyển các thông điệp bằng văn thơ có nội dung khuyên bảo, răn dạy, kêu gọi của Thánh, Thần phù hộ cho con người trên cõi trần gian.

hà nội, mách bạn kinh nghiệm đi lễ thăng long tứ trấn đầu năm đúng cách

Đền Quán Thánh ngày lễ hội

Bạn cùng nên lưu ý thứ tự lễ trong đền: Trước nhất là lễ ở Cổng Tam Quan → bái đường nơi đặt tượng Trấn Vũ →  hậu cung. Phải nói rằng cứ độ mỗi dịp xuân về, đường Thanh Niên – đoạn trước cửa đền chật cứng người đi dâng lễ, rồi công đức vào đền. Đặc biệt du khách thập phương về lễ bái cũng xếp hàng đợi ngoài cổng để xin thư pháp mang về treo.

hà nội, mách bạn kinh nghiệm đi lễ thăng long tứ trấn đầu năm đúng cách

Viết thư pháp ở đền Quán Thánh ngày đầu năm

Ngoài ra, khi lễ xong tại đền bạn có thể tranh thủ du xuân tại các điểm du lịch gần đền Quán Thánh như: Hoàng thành Thăng Long, Lăng Bác, Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam, Bảo tàng Quân Sự Việt Nam, Thành cổ Hà Nội, quần thể kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám.

3. Trấn phía Tây: Đền Voi Phục

  • Địa chỉ: Số 306B Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
  • Nhận chỉ đường đến Đền Voi Phục
  • Giá vé: Tự do
  • Giờ mở cửa:
    • 8am đến 5pm hàng tuần, riêng giao thừa đền mở hết đêm.
    • Ngày mồng 1 và ngày rằm: 6am đến 8pm.

Đền Voi Phục (hay còn gọi là đền Thủ Lệ) là trấn giữ phía tây của thành Thăng Long, thờ Linh Lang đại Vương. Tương truyền, Thần đã nhiều lần âm phù giúp nhà Trần trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, và nhà Lê trong cuộc phục hưng.

hà nội, mách bạn kinh nghiệm đi lễ thăng long tứ trấn đầu năm đúng cách

Cổng đền Voi Phục

Không chỉ vào ngày Tết, hầu hết các dịp mọi người đến đền thì cầu may mắn bình an. Hoặc đi vãn cảnh đền, tìm hiểu bia hạ mã và đôi voi chầu phục (hiện mới được xây thêm nghi môn tứ trụ  ở sát với đường lớn). Với các đồ lễ khi chuẩn bị đến thăm đền bạn cũng có thể chuẩn bị tương tự như khi đến đến Quán Thánh.

hà nội, mách bạn kinh nghiệm đi lễ thăng long tứ trấn đầu năm đúng cách

Không chỉ đi lễ bạn có thể vãn cảnh quanh đền Voi Phục

Bạn nên lưu ý thứ tự hành lễ trong đền: khi đi từ cổng vào nên thắp hương cho hai chú voi nằm phủ phục trước đền như một sự xin phép được vào đền. Xong đi vào Tam Quan, Tiền tế đến Trung đường và Hậu cung ( chú ý gian chính giữa ở vị trí sâu và cao nhất là pho tượng đức Linh Lang Đại vương dâng hương trước).

hà nội, mách bạn kinh nghiệm đi lễ thăng long tứ trấn đầu năm đúng cách

Bạn nên lưu ý thứ tự hành lễ trong đền Voi Phục

Khác với đền Quán Thánh, hoạt động lễ hội của Đền được diễn ra vào khoảng 9-11 tháng 2 âm lịch. Nhưng vào các ngày Tết Nguyên Đán ngoài hoạt động cúng, lễ tại đền cũng có tổ chức một số hoạt động dân gian. Còn vào ngày chính hội vào tháng 2 âm lịch, du khách đến vào dịp này sẽ được trải nghiệm một số hoạt động như: lễ rước kiệu, lễ tế, múa rồng, múa lân, dâng hương, đấu cờ, đập niêu, chọi gà, biểu diễn văn nghệ…

hà nội, mách bạn kinh nghiệm đi lễ thăng long tứ trấn đầu năm đúng cách

Bên trong đền Voi Phục

Lễ hội đền Voi Phục là một cuộc sinh hoạt văn hoá thường niên, mang tính chất mở, vượt ra ngoài không gian đất Thủ Lệ, ít nhất là vùng Thuỵ Khuê, Thủ Lệ, Vạn Phúc rồi vùng Thập tam trại và cả Bồng Lai (Đan Phượng – Hà Tây). Lễ hội chính của đền Voi Phục diễn ra vào ngày 10 tháng hai âm lịch. Bạn có thể tham khảo lịch trình lễ hội ngay dưới đây:

  • Mùng 9-2: là ngày tế cáo yết để báo và thỉnh thánh về dự lễ cùng dân làng.
  • Ngày 11-2: Tổng hạ Hào Nam rước long đình lên đền Voi Phục lễ giải.
  • Ngày 12-2: dân làng Thủ Lệ tổ chức rước long đình lên Tổng thượng Thụy Chương lễ giải. Ngày 13-2, dân làng Thủ Lệ tổ chức rước long đình xuống Tổng hạ Hào Nam lễ giải.
  • Ngày 14-2: tế giã (kết thúc hội) tại đền Voi Phục.

4. Trấn phía Nam: Đình Kim Liên

  • Giá vé: Tự do
  • Giờ mở cửa:
    • 8am đến 5pm hàng tuần, riêng giao thừa đền mở hết đêm.
    • Ngày mồng 1 và ngày rằm: 6am đến 8pm.

Đình Kim Liên ( còn gọi là đền Cao Sơn), là trấn phía nam của kinh thành Thăng Long. Đình Kim Liên vốn ban đầu là ngôi đền thờ Thần Cao Sơn – theo tín ngưỡng dân gian, thì đây là một người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ, sau theo mẹ lên núi có công trong việc trấn giữ xua đuổi tà ma cho dân chúng phía Nam thành Thăng Long. Mọi người đến Trấn phía Nam trong Tứ Trấn Thăng Long này để cầu mọi việc xuôi chèo mát mái, mã đáo thành công.

hà nội, mách bạn kinh nghiệm đi lễ thăng long tứ trấn đầu năm đúng cách

Trấn phía Nam Thăng Long: Đình Kim Liên

Đến thăm đền, ngoài việc dâng hương bạn cũng đừng bỏ qua dịp chiêm ngưỡng di vật quan trọng nhất tại đình Kim Liên là tấm bia đá “Cao sơn Đại Vương thần từ bi minh” do sử thần Lê Tung soạn năm 1510 nói về công lao của thần Cao Sơn trong việc ngầm giúp vua Lê giành lại ngai vàng từ tay ngoại thích và hệ thống 39 đạo sắc phong cho thần Cao Sơn Đại Vương.

hà nội, mách bạn kinh nghiệm đi lễ thăng long tứ trấn đầu năm đúng cách

Tấm bia đá “Cao sơn Đại Vương thần từ bi minh” tại đình Kim Liên

Khi vào đình Kim Liên trấn phía Nam của Thăng Long Tứ Trấn, bạn nên lưu ý đến thự tự dâng hương trong đình đó là: Từ nghi môn, Đại bái (đình ngoài và trung đình) cuối là Hậu cung (gian cuối cùng là nơi thờ Cao Sơn Đại Vương bạn cũng có thể dâng hương trước).

hà nội, mách bạn kinh nghiệm đi lễ thăng long tứ trấn đầu năm đúng cách

Khi vào đình Kim Liên, bạn nên lưu ý đến thự tự dâng hương trong đình

Ngày nay lễ hội đình Kim Liên được tổ chức vào 2 ngày là 15 và 16 tháng 3 âm lịch hàng năm, ngày 16 là ngày hội chính – đây là ngày sinh của thần Cao Sơn.Lễ vật đặc biệt ở đình Kim Liên là mâm cỗ bảy tầng được chế biến rất cầu kỳ. Ngoài lễ chính còn các lễ Sóc Vọng hàng tháng, lễ Kỳ An .Những ngày này lễ hội diễn ra cũng rất tưng bừng. Trong lễ hội có nhiều trò chơi dân gian: đẩy gậy, đập niêu, liên hoan ca múa nhạc, chọi chim, cờ người, bóng bàn, thi đấu võ thuật… thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài vùng tham gia.

hà nội, mách bạn kinh nghiệm đi lễ thăng long tứ trấn đầu năm đúng cách

Lễ hội đình Kim Liên

5.Trấn phía Đông: Đền Bạch Mã

  • Địa chỉ: 76 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Giá vé: Tự do
  • Giờ mở cửa:
    • Từ 7h – 17h từ thứ 2 đến thứ 5 và từ 7h – 22h thứ 6 đến Chủ Nhật
    • Riêng giao thừa đền mở hết đêm.

Bạch Mã là trấn giữ phía Đông Thăng Long, được xây dựng từ thế kỷ 9 để thờ thần Long Đỗ (Rốn Rồng) – vị thần gốc của Hà Nội cổ. Đền Bạch Mã trấn giữ phía đông thành Thăng Long, thờ thần Long Đỗ, người đã có công giúp Vua Lý Thái Tổ xây thành Đại La. Ngoài là một di tích lịch sử, Đền Bạch Mã còn là một điểm đến linh thiêng để cầu thần diệt trừ tai ác, bệnh tật trong Thăng Long tứ trấn.

hà nội, mách bạn kinh nghiệm đi lễ thăng long tứ trấn đầu năm đúng cách

Trấn phía Đông Thăng Long: Đền Bạch Mã

Khi đi lễ tại đền Bạch Mã, bạn nên lưu ý đi theo thứ tự sau: Tam Quan, Phương Đình (sân trước), Đại Bái (đình ngoài), Thiêu Hương, Cung cấm( trong cung cấm là nơi thờ tượng thần Bạch Mã)

hà nội, mách bạn kinh nghiệm đi lễ thăng long tứ trấn đầu năm đúng cách

Khi đi lễ tại đền Bạch Mã, bạn nên lưu ý đi theo thứ tự

Lễ hội tại đền Bạch Mã diễn ra vào 12 – 13/2 âm lịch hằng năm để tưởng nhớ công ơn của của thần Long Đỗ. Trong lễ hội thường có đoàn rước kiệu truyền thống. Ðoàn rước gồm những người tiêu biểu nhất đại diện cho các ngành, các giới trong trang phục truyền thống đẹp, nhiều màu sắc lộng lẫy, vui tươi phấn khởi tham gia lễ hội.

hà nội, mách bạn kinh nghiệm đi lễ thăng long tứ trấn đầu năm đúng cách

Tượng Bạch Mã

Ghé thăm đền Bạch Mã, du khách còn có thể lựa chọn những điểm đến tiếp theo như lượn một vòng quanh Hồ Hoàn Kiếm ngắm tháp Rùa, nhà Thờ, nhà Hát Lớn, thưởng thức món ăn đặc sản Hà Nội như kem Tràng Tiền, kem Thủy Tạ, hay những món ăn bình dân như bún chả, bánh cuốn, bánh đa cua,…

5. Những điều cần lưu ý khi đi Thăng Long tứ trấn

  • Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Tiền Đường, tức là nơi thờ tự chính của ngôi đền.
  • Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.
  • Đi các đền có thể chuẩn bị tiền giấy âm phủ và hương. Tiền “giọt dầu” hãy để vào hòm công đức, không đặt lên tay các thần.
  • Khi bước đi không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy. Muốn làm lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương.

Hi vọng với những kinh nghiệm trên bạn và gia điình sẽ có chuyến đi lễ, du xuân đầu năm suôn sẻ, cầu được sự bảo hộ của 4 vị thần trấn giữ đất kinh kỳ, những người đã mang đến sự yên bình và cuộc sống ấm no cho người dân ở Tứ trấn Thăng Long. Đừng quên chia sẻ với chúng mình những trải nghiệm đáng nhớ của bạn về chuyến du xuân Tết Kỷ Hợi năm nay ngay dưới phần bình luận nhé!

Đăng bởi: Tô Mỹ Hướng

YOLO! Khám phá các quận/huyện ở Hà Nội

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก