Kỹ Năng Kỹ Năng Mềm

Phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Bạn vẫn thường nghe nói tới kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, nhưng bạn đã hiểu về 2 kỹ năng này được bao nhiêu phần trăm? Tầm quan trọng của kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là gì? Cách phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cùng UNICA tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé

1. Tầm quan trọng của kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

– Tầm quan trọng của kỹ năng cứng và kỹ năng mềm phụ thuộc vào ngành nghề bạn làm việc. Nếu bạn làm một công việc như lễ tân, bán hàng, người dẫn chương trình thì kỹ năng mềm đặc biệt quan trọng. Còn nếu bạn là bác sĩ, lập trình viên thì kỹ năng cứng lại vô cùng quan trọng. Nếu bạn là luật sư, giáo viên thì bạn phải giỏi cả kỹ năng mềm và kỹ năng cứng.

kỹ năng cứng, kỹ năng mềm, kỹ năng mềm là gì, phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, kiến thức, kỹ năng, kỹ năng mềm, phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

– Đặc biệt, kỹ năng mềm là yêu cầu không thể thiếu đối với các vị trí lãnh đạo, quản lý. Vị trí càng cao thì đòi hỏi bạn phải có một kỹ năng mềm cũng như kỹ năng ứng xử, kỹ năng quản trị nhân sự tốt, bạn thường xuyên phải trau dồi kiến thức qua thực tế, sách vở hoặc tham gia các khoá học kỹ năng mềm tại các trung tâm.

2. Phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

1. Khái niệm

– Kỹ năng mềm là những kỹ năng như: Kỹ năng ứng xử, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống. Kỹ năng mềm không phải là những kỹ năng chỉ gắn với một công việc cụ thể như kỹ năng cứng và không thể đánh giá kỹ năng mềm thông qua cách giải quyết, xử lý một tình huống cụ thể trong công việc. Thực tế cho thấy, người có kỹ năng cứng tốt chưa chắc đã giỏi hơn người có kỹ năng mềm.

– Kỹ năng cứng là những kỹ năng giúp thực hiện những công việc cụ thể. Kỹ năng cứng có thể được đánh giá bằng các bằng cấp, chứng chỉ hay qua một bài kiểm tra. Ví dụ như: kỹ năng đánh máy, kỹ năng soạn thảo văn bản

2. Lĩnh vực hoạt động

– Kỹ năng cứng: Sử dụng các phương tiện hỗ trợ với các bảng tính, đánh máy, sự thành thạo trong sử dụng các phần mềm ứng dụng, khả năng vận hành máy móc, tính toán, khải năng ngoại ngữ

– Kỹ năng mềm: bao gồm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tư duy hiệu quả, kỹ năng quản lý xung đột, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đàm phán.

3. Vai trò

kỹ năng cứng, kỹ năng mềm, kỹ năng mềm là gì, phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, kiến thức, kỹ năng, kỹ năng mềm, phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

– Kỹ năng cứng: là tiền đề, công cụ cốt lõi để xây dựng và duy trì công việc, tạo ra thu nhập đảm bảo đời sống.

Kỹ năng mềm: phương tiện rút ngắn quá trình tiến gần với sự chuyên nghiệp trong công việc; là nền tảng thành đạt của bất cứ ngành nghề nào, nó rất ít thay đổi, vì vậy, phải được tôi luyện thật kỹ, thật rắn chắc, thật cứng.

4. Tính chất

Kỹ năng cứng: tính cứng ngắt, cố định và ít thay đổi.

– Kỹ năng mềm:  có tính linh động, có thể tùy biến theo hoàn cảnh và môi trường.

5. Môi trường rèn luyện

– Kỹ năng cứng tích lũy qua các môn học đào tạo chính khóa từ tiểu học đến đại học, trau dồi kiến thức và nâng cao kỹ năng chuyên môn bằng việc tiếp thu kiến thức bằng việc trải nghiệm thực tế đời sống và thị trường kinh doanh.

– Kỹ năng mềm được lĩnh hình thành chủ yếu qua nếp sống, thoái quen sinh hoạt, ảnh hưởng từ người xung quan hay những bài học xương máu từ thực tế hoặc có thể học ở các trung tâm do nhu cầu kỹ năng mềm ngày càng được trú trọng

6. Tiêu chuẩn đánh giá

–  Kỹ năng cứng: đánh giá qua trình độ chuyên môn và năng lực nghề nghiệp hoặc những bằng cấp, chứng chỉ liên quan.

– Kỹ năng mềm: không có tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng, phụ thuộc chính vào quan điểm của mỗi người.

7. Đối tượng

– Kỹ năng cứng: bất kỳ ai cũng cần rèn luyện kỹ năng này.

– Kỹ năng mềm: Ai cũng cần phải có nhưng ở mỗi vị trí, công việc sẽ có mức độ khác nhau. Kỹ năng mềm được sử dụng rộng rãi trong đời sống và công việc.

3. Những kỹ năng mềm cho sinh viên buộc phải biết

Ngoài những kĩ năng cứng để quyết định thành công của một công việc cụ thể. Unica gợi ý bạn 3 kỹ năng mềm cho sinh viên cần phải được trang bị ngay sau khi ra trường để bổ trợ cho công việc diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

kỹ năng cứng, kỹ năng mềm, kỹ năng mềm là gì, phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, kiến thức, kỹ năng, kỹ năng mềm, phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Kỹ năng thuyết trình

– Thuyết trình là một kỹ năng mềm có thể nói là quan trọng nhất mà khi ngồi trên ghế nhà trường bạn cần trau dồi. Thuyết trình là việc bạn đứng trước đám đông và nói về một chủ đề nào đó, hoặc bày tỏ quan điểm của mình với mọi người. Thuyết trình tốt mang lại nhiều cơ hội trong học tập và trong công việc

– Trọn bộ kỹ năng thuyết trình ấn tượng và chuyên nghiệp được xem như một cuốn cẩm nang giúp bạn trở nên tự tin, hiểu rõ tâm lý người nghe, từ đó thành công truyền tải ý kiến và nội dung mà mình muốn truyền đạt. Giúp bạn trau dồi kỹ năng thuyết trình cũng như thuyết phục cao nhất với người nghe.

Kỹ năng về tin học

– Rèn luyện kỹ năng cứng và kỹ năng mềm giúp chúng ta giải quyết công việc được dễ dàng hơn và mang lại thành công cho bản thân, doanh nghiệp, tổ chức. Hiện nay công nghệ 4.0 đang thay thế cho con người trong việc xử lý các số liệu, các con số, cách thức làm việc sẽ chủ yếu trên máy móc hiện đại. Vậy mà rất nhiều sinh viên không có kỹ năng này. Tin học văn phòng không chỉ là biết cách sử dụng máy tính, các phần mềm mà còn biết cách biến chúng trở thành công cụ hữu ích theo ý muốn của mình.

Kỹ năng về ngoại ngữ

– Các doanh nghiệp nước ngoài hiện nay đầu tư rất nhiều tại Việt Nam, việc liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài trong thời đại mở cửa có tác dụng giúp thúc đẩy kinh tế đi lên một cách nhanh chóng. Ngoại ngữ trở thành một phương tiện giúp giao tiếp được thuận tiện. Tuy vậy, hầu hết sinh viên sau khi ra trường không thành thạo ngôn ngữ này. Có rất ít số sinh viên sở hữu 2 loại ngôn ngữ. Nhiều sinh viên còn chia sẻ rằng rất sợ môn học này khi ngồi trên ghế nhà trường.

– Việc học thêm một ngôn ngữ mới không có gì là khó khăn đối với mỗi người. Không chỉ giúp bạn trở nên tự tin, có thêm một loại ngôn ngữ mới bạn sẽ có thể nâng cao mức thu nhập của mình gấp 3 thậm chí gấp 5 lần so với mức lương bình quân của một sinh viên ra trường có 1 – 2 năm kinh nghiệm.

Đăng bởi: Phương Vũ

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก