Kỹ Năng

Kỹ năng ứng xử trong cuộc sống thông minh nhất

Trong cuộc sống, muốn thành công và hạnh phúc không thể thiếu đi kỹ năng mềm. Cho dù bạn có thông minh, học sâu hiểu rộng thế nào, nhưng nếu bạn thiếu những kỹ năng cơ bản thì bạn cũng không thể đạt được mục đích mà mình mong muốn. Một trong những kỹ năng sống quan trọng nhất của mỗi con người đó chính là kỹ năng giao tiếp – ứng xử. Bạn đã biết đến những kỹ năng giao tiếp nào rồi? Để tìm hiểu thêm về những kỹ năng ứng xử cần thiết, chúng tôi mời bạn cùng tham khảo 10 kỹ năng ứng xử trong cuộc sống thông minh nhất mà bất cứ ai cũng nên có. Bạn đừng vội bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết của chúng tôi nhé.

kỹ năng, kỹ năng ứng xử trong cuộc sống thông minh nhất

Kỹ năng ứng xử là điều mà ai cũng cần có

Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp ứng xử

Mỗi ngày, cho dù có muốn hay không thì bạn vẫn phải dùng đến kỹ năng ứng xử, giao tiếp của mình. Tuy nhiên, đối với nhiều người, họ luôn gặp phải vấn đề trong giao tiếp ứng xử. Chính những trở ngại trong cách ứng xử, giao tiếp có thể khiến bạn mất thiện cảm trong mắt mọi người, làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong xã hội.

Kỹ năng ứng xử trong cuộc sống đóng vai trò quan trọng, nó giúp bạn có sức hút hơn trong các cuộc giao tiếp, nhanh chóng chiếm được tình cảm của người đối diện.

Kỹ năng ứng xử thông minh còn là cầu nối đưa bạn đến gần hơn với mọi người, rút ngắn khoảng cách và tạo dựng cho mình nhiều mối quan hệ tốt.

Đồng thời, cách ứng xử thông minh còn giúp vị thế của bạn trong mắt người khác được nâng lên ở một tầm mới. Mọi lời mà bạn nói ra đều có sức thuyết phục hơn.

10 kỹ năng ứng xử trong cuộc sống ai cũng nên trang bị

Cuộc sống có muôn hình vạn trạng với hàng tỷ tình huống bất ngờ có thể đến với mỗi chúng ta. Hãy trang bị 10 kỹ năng ứng xử thông mình này, chắc hẳn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đấy.

  1. Đối với những việc gấp, hãy nói thật chậm rãi

Thông thường, khi bạn có công việc gấp, bạn bận rộn để hoàn thành một điều gì đó bạn sẽ rất nôn nóng nói câu chuyện của mình thật nhanh. Tuy nhiên, bạn càng nói nhanh, bạn càng khiến người khác khó hiểu, thời gian để lặp lại câu nói còn lâu hơn rất nhiều. Không những thế, người nghe còn cảm thấy có chút khó chịu.

kỹ năng, kỹ năng ứng xử trong cuộc sống thông minh nhất

Không nên nói chuyện quá nhanh, đặc biệt là khi đang có việc gấp

Thay vì nói thật nhanh khi gặp công việc gấp. bạn có thể dành cho mình vài giây hít thở thật sâu, bình tĩnh để nói rõ mọi chuyện một cách chậm rãi nhất. Đây cũng là cách để người nghe có thể bình tĩnh tiếp nhận câu chuyện, tránh tình trạng kích động. đặc biệt, thái độ từ tốn, chậm rãi của bạn còn giúp mọi người tin tưởng hơn về tính chất câu chuyện.

  1. Pha chút hài hước, vui vẻ cho những vấn đề nhỏ nhặt

Trong cuộc sống, không ít những lần bạn gặp phải vấn đề nhỏ nhặt. Tuy nhiên, nếu bạn muốn khuyên răn hay nhắc nhở ai để họ cải thiện tốt hơn. Cũng là một lời nhắc nhở, tuy nhiên bạn chỉ cần pha một chút yếu tố hài hước, vui vẻ thì sẽ khiến người nghe cảm thấy bớt áp lực và khó chịu. Trong lời nhắc nhỏ đó, vẫn mang đến sự thoải mái, tiếng người nhưng đồng thời bạn cũng ngầm thông báo điều mà bạn muốn họ sửa đổi.

Bạn đọc quan tâm

kỹ năng, kỹ năng ứng xử trong cuộc sống thông minh nhất

Bạn nên pha chút hài hước để giảm bớt tính cứng nhắc trong câu chuyện

  1. Những việc không biết rõ – Cẩn trọng khi nói

Trong văn hóa ứng xử, bạn cần lưu ý đến việc trao đổi những vấn đề mà mình không biết rõ một cách cẩn trọng. Chính thái độ cẩn trọng của bạn sẽ làm cho tính chất câu chuyện thêm phần đáng tin hơn. Khi bạn không biết rõ một chuyện gì đó, nếu nói quá tùy tiện sẽ khiến mọi người mất lòng tin vào bạn.

  1. Chú trọng khi nói chuyện về người khác

Một trong những kỹ năng ứng xử thông minh đó là nên chú trọng đến những lần nói chuyện về người khác. Bạn không nên đưa ra những đánh giá, bình luận chuyện của người khác như mình đang rất hiểu rõ về họ và những gì họ làm, họ trải qua. Vì như thế, sau cuộc nói chuyện không khiến bạn trở thành người “thông thái” , mà bạn chỉ là người “nhiều chuyện”, “ăn nói hàm hồ”.

  1. Đừng tùy tiện nói bừa về những việc chưa xảy ra

Khi bạn đưa lời đồn đoán về một việc gì đó chưa xảy ra, đây là một cách ứng xử hoàn toàn “dại dột”. Vì như thế sẽ khiến mọi người xung quanh thiếu đi sự tin tưởng với bạn.

  1. Không nói những điều làm tổn thương người khác

Lời nói của con người còn có sức tàn phá, tổn thương người khác hơn so với mũi dao. Vì thế, trong văn hóa ứng xử, dù như thế nào thì cũng không nên dùng lời nói để làm tổn thương người khác.

kỹ năng, kỹ năng ứng xử trong cuộc sống thông minh nhất

Không nói chuyện gây tổn thương người khác

  1. Không hứa hẹn tùy tiện những điều mình chẳng thể làm

Trong giao tiếp ứng xử, bạn đừng vội hứa hẹn những gì mà mình không thể làm được, ngoài khả năng của mình. Vì “nói được không làm được” chỉ khiến người khác mất lòng tin vào bạn. Bạn hãy hứa những điều mà mình làm được để người khác có thể tin tưởng và tìm đến bạn cho những lần tiếp theo.

  1. Những việc đau buồn – Đừng kể với nhiều người

Hầu như khi gặp chuyện đau lòng, tổn thương thì ai cũng muốn tìm người để kể ra. Đôi khi, việc đem chuyện buồn của mình kể cho tất cả mọi người mình gặp chưa hẳn đã là điều tốt. Có thể chính câu chuyện buồn của bạn lại là sự khơi gợi nỗi buồn, áp lực cho người khác. Hoặc nỗi buồn của bạn chính là sự thỏa mãn, vui thú cho những người ganh ghét bạn. Vì thế, đừng chia sẻ chuyện với quá nhiều người.

  1. Lắng nghe những điều người khác nói về mình

Trong cuộc sống, đôi khi lắng nghe ý kiến người khác nói về mình cũng là một điều xấu. Một trong những nguyên tắc ứng xử thông minh là hãy lắng nghe bản thân mình từ người khác. Thái độ lắng nghe của bạn sẽ tạo cho mọi người cảm giác bạn là người khiêm tốn, hiểu lý lẽ. Không những thế, đó có thể là cách giúp bạn nhìn nhận lại bản thân mình và hoàn thiện bản thân mỗi ngày.

kỹ năng, kỹ năng ứng xử trong cuộc sống thông minh nhất

Lắng nghe về bản thân mình qua người khác

  1. Đối với việc của người lớn, nghe nhiều nói ít

Một trong những kỹ năng ứng xử thông minh cuối cùng mà bạn cần lưu ý, đó chính là các vấn đề của “trưởng bối”, ta nên nghe nhiều nói ít. Đại đa số người lớn tuổi sẽ không hài lòng chuyện các “hậu bối” lên tiếng quá nhiều. Đây là điều giúp bạn thể hiện mình là người biết kính trọng người lớn, biết khiêm tốn học hỏi.

Trên đây là những chia sẻ về 10 kỹ năng ứng xử trong cuộc sống mà bất cứ ai cũng nên trang bị cho bản thân mình. Hy vọng với những thông tin trên, bạn có thể hình thành cho mình thói quen ứng xử thông minh và khéo léo nhất.

Đăng bởi: Đặng Xuân Báu

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก