Kỹ Năng

Phương pháp rèn luyện kỹ năng quan sát trong công việc

Kỹ năng quan sát trong công việc được hình thành sau quá trình dài luyện tập. Nó đòi hỏi nhân viên phải có các kỹ năng kèm theo: thu thập, xử lý, phân tích thông tin, đưa ra quyết định,… Để có được sự quan sát và nhận định chính xác nhất, nhân viên cần sử dụng hết các giác quan. Đó không chỉ là mắt, đó còn là sự cảm nhận về xúc giác, quan sát thái độ. Vậy có những phương pháp rèn luyện kỹ năng quan sát trong công việc nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới dây.

1. Cởi mở

Trước khi quan sát một vấn đề nào đó bạn cần có tinh thần cởi mở, hãy có niềm tin tích cự rằng luôn có nhiều điều mà chúng ta sẽ học được từ mọi người và thế giới xung quanh. Khi quan sát bằng niềm tin bạn sẽ dễ dàng có được những kết quả như mong muốn. Ngược lại việc bạn thiếu niềm tin vào sự việc đó cũng khiến việc quan sát của bạn không đạt được kết quả khả quan.

kỹ năng quan sát trong công việc, rèn luyện kỹ năng quan sát, kiến thức, kỹ năng, kỹ năng mềm, phương pháp rèn luyện kỹ năng quan sát trong công việc

Kỹ năng quan sát trong công việc là một kỹ năng quan trọng

Sự cởi mở cũng sẽ khiến bạn có cái nhìn rộng hơn. Nó sẽ khiến bạn có cái nhìn bao quát, từ nhiều khía cạnh từ đó có thể đưa ra các nhận định một cách chính xác hơn. Hãy chủ động đón nhận nhiều điều từ nhiều phía để có sự quan sát chính xác.

2. Có mục đích

Với tinh thần cởi mở bạn đang chuẩn bị cho việc học hỏi được nhiều kiến thức mới từ vấn đề. Nhưng bạn cũng cần học hỏi một cách có chủ ý biết mục tiêu trong việc quan sát của mình là gì? Ví dụ bạn là nhân viên văn phòng làm về kế toán thì bạn cần quan sát và học hỏi gì từ những điều xung quanh và những điều cần tránh để mặc sai lầm khi làm việc ở lĩnh vực này. Nếu bạn có mục đích rõ ràng trong quá trình quan sát bạn sẽ tập trung hơn và ý thức hơn từ đó nâng cao cơ hội tìm ra những thông tin hữu ích cho bản thân mình.

3. Để ý đến các chi tiết nhỏ

Những vấn đề lớn được xây dựng từ những chi tiết nhỏ nhất, bởi vậy trong quá trình quan sát một việc hay sự vật nào đó bạn không nên bỏ qua những chi tiết nhỏ nhất. Thói quen quan sát những chi tiết nhỏ là tiền đề để bạn trở thành một người quan sát tốt.

Tại nhiều nơi làm việc, nhiều người ít khi để ý đến những chi tiết nhỏ, nhưng bạn có biết những chi tiết nhỏ này nó là kết nối các chi tiết này với sự kiện hoặc con người giúp chúng ta có được suy luận chính xác. Hãy để ý nhiều hơn đến các chi tiết nhỏ và bạn sẽ thấy sự khác biệt trong chất lượng công việc của bạn.

kỹ năng quan sát trong công việc, rèn luyện kỹ năng quan sát, kiến thức, kỹ năng, kỹ năng mềm, phương pháp rèn luyện kỹ năng quan sát trong công việc

Hãy tập kỹ năng quan sát bằng tất cả các giác quan của mình

4. Chậm lại

Quan sát cần sự chậm rãi nếu bạn luôn trong tình trạng vội vã hấp tấp thì sẽ không đạt được hiệu quả. Để quan sát tốt bạn bạn cần dừng lại, nhìn, lắng nghe và sẵn sàng đối diện với những điều xung quanh. Không có sự tĩnh lặng, phần lớn sức mạnh của sự quan sát sẽ biết mất. Bạn sẽ bỏ lỡ nhiều thông tin bởi chỉ lướt qua bề mặt của các sự vật, sự việc mà bạn quan sát.

5. Đa giác quan

Để quan sát được mọi thức bạn cần sử dụng tất cả các giác quan như đôi mắt, tai, trái tim vào những gì bạn muốn biết, có khi bạn cần đến cái mũi và cái chạm tay mới biết được vấn đề. Quan sát là một bài tập sử dụng đa giác quan, không chỉ phải nghe những gì người khác nói mà còn chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của họ từ ánh mắt, cử chỉ, giọng điệu. Hãy quan sát toàn diện và sử dụng tất cả giác quan, điều này giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về các vấn đề, hoặc tình huống trải nghiệm.

.

kỹ năng quan sát trong công việc, rèn luyện kỹ năng quan sát, kiến thức, kỹ năng, kỹ năng mềm, phương pháp rèn luyện kỹ năng quan sát trong công việc

Hãy chú ý đến các chi tiết nhỏ mỗi khi quan sát

6. Không phán xét

Việc phán xét sẽ khiến bạn mang có cái nhìn không bao quát và định kiến về vấn đề. Dẫn đến việc đánh giá thông tin dễ bị phiến diện. Đừng đưa ra các cảm xúc cá nhân trong khi quan sát bởi điều đó sẽ tạo ra sự thiên vị.

Khi cảm xúc cá nhân hoặc định kiến bị kéo vào, bạn sẽ không còn nhìn thấy những gì đang diễn ra mà bạn chỉ thấy các sự việc, sự vật bị bóp méo theo nhận thức của bạn. Một người quan sát tốt sẽ bỏ qua cảm xúc cá nhân và nhìn mọi thứ theo cách chúng đang diễn ra.

Kỹ năng quan sát cũng như bất cứ kỹ năng nào khác đều cần luyện tập để có kết quả tốt. Thông qua việc thực hành thường xuyên, bạn có thể rèn luyện não bộ và biến việc quan sát thành thói quen.

7. Loại bỏ các yếu tố gây phiền nhiễu

Trong quá trình quan sát bạn nên loại bỏ những yếu tố gây phiền nhiễu đến quá trình quan sát của bạn. Một nghiên cứu cho rằng phải mất 15 phút để lấy lại sự tập trung sau khi bị quấy nhiễu. Vì vậy bạn hãy rèn luyện sự tập trung khi quan sát bằng việc bỏ ngoài tai những lời nói, công việc không liên quan để có thể quan sát và tiếp nhận những thông tin tốt nhất.

Thật khó để có thể quan sát khi bạn luôn trong tình trạng vội vã. Để quan sát tốt đòi hỏi bạn phải dừng lại, nhìn, lắng nghe và sẵn sàng đối mặt những trải nghiệm xung quanh. Không có sự tĩnh lặng, phần lớn sức mạnh của sự quan sát sẽ biết mất. Bạn sẽ bỏ lỡ nhiều thông tin bởi chỉ lướt qua bề mặt của các sự vật, sự việc mà bạn quan sát.

Trên đây chúng tôi đã bật mí đến bạn đọc phương pháp rèn luyện kỹ năng quan sát trong công việc một cách hiệu quả nhất. Bạn đọc quan tâm, hãy nhanh tay đăng ký khoá học thay đổi bản thân để có thêm nhiều kiến thức kỹ năng tốt áp dụng vào trong công việc hơn.

Cảm ơn và chúc bạn thành công!

Đăng bởi: Ngọc Đào

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก