Kỹ Năng

Hiểu thế nào cho đúng về phương pháp giáo dục kỹ năng sống

Vấn đề giáo dục kỹ năng sống (KNS) hiện nay đang được xã hội và các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm. Nhiều phụ huynh khi đến tìm hiểu thông tin giáo dục của các trường thường đặt ra những câu hỏi như: “Trường có tổ chức dạy Kỹ năng sống không? Thời lượng bao nhiêu tiết một tuần?”. Nhiều nhà tuyển dụng cũng thường đặt câu hỏi với các ứng viên: “Anh/ chị có biết Kỹ năng sống nào không?”…

Vậy KNS bao gồm những kỹ năng nào và cần được truyền dạy như thế nào cho hiệu quả?

kỹ năng, hiểu thế nào cho đúng về phương pháp giáo dục kỹ năng sống

Khóa học giáo dục kỹ năng sống

Phân biệt kỹ năng và kiến thức

Khi giáo viên hỏi các học sinh: kiến thức và kỹ năng khác nhau như thế nào, các em trả lời rất đơn giản: “Kiến thức là hiểu biết, kỹ năng là làm”. Như vậy nhà tuyển dụng hỏi: “Biết kỹ năng nào?” là chưa đúng. Cho nên cách dạy kỹ năng thường được thực hiện chưa đầy đủ. Bởi vì để thành thạo kỹ năng thì chúng ta phải hiểu biết và thực hành liên tục. Một hai tiết học hay vài ngày học chỉ giúp học sinh nhận diện được kỹ năng chứ chưa thể thực hành được.

Những kỹ năng nào được gọi là Kỹ năng sống?

Thật sự đến bây giờ vẫn chưa có một danh sách cụ thể nào liệt kê đầy đủ các kỹ năng sống. Các kỹ năng tự phục vụ, tự chăm sóc bản thân, tự bảo vệ được coi là những KNS cơ bản nhất cần được rèn luyện từng bước từ lứa tuổi mầm non.

Tài liệu của UNICEF về các kỹ năng sống đưa ra ba nhóm kỹ năng lớn thuộc về tâm lý và tương tác cá nhân bao gồm:

  • Các kỹ năng giao tiếp và tương tác cá nhân.
  • Các kỹ năng ra quyết định và tư duy phê phán.
  • Các kỹ năng mô phỏng và quản lý bản thân.

Trong mỗi nhóm lại gồm khoảng 10 kỹ năng khác nhau từ xác định mục tiêu, tư duy tích cực… đến quản lý bản thân, đối phó với thất bại, mất mát…

kỹ năng, hiểu thế nào cho đúng về phương pháp giáo dục kỹ năng sống

Hướng dẫn kỹ năng giao tiếp ứng xử cho trẻ nhỏ

Tổ chức rèn luyện kỹ năng sống như thế nào?

Với sự đa dạng của các kỹ năng sống trong xã hội hiện nay, các hình thức tổ chức rèn luyện cũng cần phải phong phú và xuyên suốt các hoạt động của trường học và cả gia đình. Hoạt động ngoại khóa giúp các em thực hành rất nhiều kỹ năng, nhưng một tiết học bất kỳ cũng cho các em điều kiện thực hành kỹ năng tư duy tích cực, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề…

Có hai điểm mấu chốt trong cách dạy kỹ năng sống đó là:

  • Thứ nhất là luôn luôn thực hành.
  • Thứ hai là mỗi học sinh đều phải có cơ hội thực hành nên không tổ chức lớp quá đông (dưới 20 em /lớp là hợp lý).

Ngoài ra, đối với học sinh phổ thông, các kỹ năng cần được rèn luyện thường xuyên và có tính hệ thống, không thể chia ra lớp 3 học kỹ năng giao tiếp, lớp 8 học kỹ năng đàm phán. Tuy nhiên các hoạt động phát triển kỹ năng cần được áp dụng phù hợp với từng lứa tuổi.

Bạn đọc quan tâm

Sự thành công của các nhà giáo dục là tổ chức được một chương trình phát triển kỹ năng toàn diện và hiệu quả xuyên suốt các hoạt động của nhà trường, giúp các em học sinh năm bắt được nhiều kỹ năng sống hữu ích và phần nào hiểu hơn giá trị cuộc sống.

Đăng bởi: Wang Xing

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก