Kỹ Năng

Tổng hợp những kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả nhất

Giải quyết vấn đề là một trong số những kỹ năng mềm vô cùng cần thiết đối với tất cả mọi người. Trong kinh doanh, kỹ năng giải quyết vấn đề tốt  giúp các nhà lãnh đạo giải quyết công việc một được thuận lợi và suôn sẻ hơn. Bên cạnh đó không phải ai cũng có kỹ năng giải quyết vấn đề một cách thấu đáo. Trong bài viết dưới đây UNICA sẽ chi tiết đến bạn kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh chóng mà hiệu quả. Cùng theo dõi nhé!

1. Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?

– Kỹ năng giải quyết vấn đề hay còn gọi là Problem solving Skills được hiểu là khả năng xử lý tình huống và đưa ra những quyết định khi gặp những tình huống bất ngờ.

kỹ năng giải quyết vấn đề, cách giải quyết vấn đề, kiến thức, kỹ năng, kỹ năng mềm, tổng hợp những kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả nhất

– Cuộc sống luôn có những đổi xung quanh và các tình huống bất ngờ sẽ xảy ra ở những chiều hướng khác nhau đòi hỏi bạn phải linh hoạt. Vậy nên bạn phải thường xuyên trau dồi kiến thức, kỹ năng sống.

– Đây là kỹ năng quan trọng ứng dụng trực tiếp vào cuộc sống, tránh trường hợp bạn rơi vào tính huống khó như lúng túng không có câu trả lời.

2. Những bước để rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề

1. Xác định vấn đề

Đây được coi là bước cực kỳ quan trọng và không thể bỏ qua trước khi bạn bắt tay vào giải quyết một công việc nào đó. Tuy nhiên, nhiều nhà quản lý vẫn thường “vội” bỏ qua bước này để đi đến luôn bước giải pháp trong khi vẫn chưa xác định rõ vấn đề là gì. Lời khuyên dành cho bạn là trước khi “cố” tìm hướng giải quyết vấn đề, trước tiên hãy xem xét kỹ mọi việc bằng cách tự đặt ra câu hỏi: “chuyện gì sẽ xảy ra nếu?”, “nếu như vấn đề này không thực hiện được thì?”. Từ đó, bạn sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề đã xảy ra để có một giải pháp thích hợp, hiệu quả

2. Đề ra mục tiêu

– Việc này giúp bạn xác định được mục tiêu cuối cùng mà bạn phải chinh phục, để có hướng đi đúng đắn cho mình. Nếu bạn làm việc không có mục tiêu sẽ rất dễ đi theo hướng không tốt làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc

3. Tìm ra một người có năng lực để giải quyết vấn đề

Trong trường hợp, bạn không am hiểu nhiều về lĩnh vực hay vấn đề đó, hãy xem xét vấn đề ở mọi góc độ và từng khía cạnh khác nhau để tìm ra một người cùng bạn giải quyết vấn đề thích hợp. Bởi nếu bạn không có quyền hạn hay năng lực để giải quyết thì việc tìm một sự trợ giúp từ người khác sẽ nhanh chóng tìm ra được nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời.

4. Chọn giải pháp phù hợp

– Sau khi đã tìm ra được nguyên nhân cốt lõi của vấn đề, bạn hãy nhanh chóng tìm ra một giải pháp phù hợp để có thể khắc phục vấn đề sớm nhất, tránh gây nên những tổn thất nặng nề về kinh tế cũng như tiền bạc.

– Cách tốt nhất, bạn hãy cố gắng đưa ra nhiều giải pháp cụ thể và chỉ ra ưu, nhược điểm của từng giải pháp để so sánh. Và bạn cũng đừng quên ghi chép thật tỉ mỉ để đánh giá mức độ khả thi của từng giải pháp đó.

– Cuối cùng, sau khi đã tổng hợp, bạn hãy đưa ra kết luận cuối cùng để đưa ra một giải pháp tối ưu nhất.

kỹ năng giải quyết vấn đề, cách giải quyết vấn đề, kiến thức, kỹ năng, kỹ năng mềm, tổng hợp những kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả nhất

Lưu ý rằng, giải pháp bạn chọn phải đáp ứng được 3 yếu tố:
– Có tác dụng giải quyết vấn đề trong thời gian dài
– Có tính khả thi
– Có tính hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao
– Có tính sáng tạo

5. Thực thi giải pháp và theo dõi

– Khi bạn tin rằng mình đã hiểu được vấn đề và biết cách giải quyết nó, bạn có thể bắt tay vào hành động. Tuy nhiên, để đảm bảo các giải pháp được thực thi hiệu quả, nhà quản lý cần phải xác định ai là người có liên quan đến dự án này? ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi giải pháp, thời gian để thực hiện là bao lâu, những nguồn lực sẵn có khác,…

– Các nhà lãnh đạo có thể được kêu gọi để chỉ đạo những người khác thực hiện giải pháp, “bán” giải pháp hoặc hỗ trợ việc thực hiện với sự giúp đỡ của những người khác. Lôi kéo những người khác tham gia vào việc thực hiện là một cách hiệu quả để thu hút sự ủng hộ và hỗ trợ cũng như giảm thiểu khả năng xảy ra những thay đổi tiếp theo.

– Bất kể giải pháp được triển khai như thế nào, các kênh phản hồi phải được tích hợp vào quá trình triển khai. Điều này cho phép theo dõi và kiểm tra liên tục các sự kiện thực tế so với mong đợi. Giải quyết vấn đề và các kỹ thuật được sử dụng để đạt được sự rõ ràng, sẽ hiệu quả nhất nếu giải pháp vẫn được duy trì và được cập nhật để đáp ứng với những thay đổi trong tương lai.

6. Đánh giá hiệu quả và rút kinh nghiệm

Đây được coi là bước cuối cùng sau khi đã đưa giải pháp vào thực hiện. Việc đánh giá hiệu quả sẽ giúp bạn nhìn nhận được vấn đề một cách tốt nhất. Đồng thời, nó cũng là một bài học kinh nghiệm khi bạn thực hiện những vấn đề khác sẽ không gặp phải những trường hợp tương tự.

Một vài lời khuyên dành cho bạn khi giải quyết vấn đề:
– Cần bình tĩnh và tỉnh táo để tìm ra được nguyên nhân của vấn đề thay vì quá lo lắng
– Không nên than vãn, khó chịu và bực bội sẽ ảnh hưởng đến công việc
– Cởi mở và không được nản chí “thất bại là mẹ thành công”

Hy vọng, với 5 bước chúng tôi đã chia sẻ trên đây sẽ là động tác giúp các bạn có một kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả nhất. Có thể nói rằng kỹ năng mềm đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và công việc. Một người có kỹ năng mềm tốt họ sẽ thường gặt hái được nhiều thành công và tự tin hơn. Để làm được điều này bạn cần thường xuyên trau dồi học hỏi kiến thức thực tế hoặc tham gia các khóa học kỹ năng mềm online tại các công ty đào tạo trực tuyến.

Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi!

Đăng bởi: Ánh Thúy

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก