Gia Đình

Shoplifters (2018): chúng ta có thể lựa chọn gia đình?

Trong tương lai, liệu rằng chúng có thể được chọn gia đình mà mình muốn sống không, hay bởi vì ràng buộc dòng máu mà cứ phải cam chịu bạo hành cho đến cuối đời?

Review phim Shoplifters (2018):

  • Đạo diễn: Hirokazu Koreeda
  • Biên kịch: Hirokazu Koreeda
  • Diễn viên chính: Lily Franky, Sakura Andô, Kirin Kiki, Mayu Matsuoka, Jyo Kairi, Miyu Sasaki

Thế nào mới được coi là một gia đình? Trả lời cho câu hỏi ấy, mỗi người sẽ có một định nghĩa khác nhau. Nhưng với Koreeda, gia đình trong Shoplifters lại rất đặc biệt. Họ là những kẻ không cùng huyết thống, mỗi người lại là một mảnh đời bất hạnh, cùng gắn kết để tạo nên một gia đình.

điện ảnh, review phim, shoplifters (2018): chúng ta có thể lựa chọn gia đình?

Một đôi vợ chồng nghèo, một bà lão bị chồng phản bội, cô gái làm tại câu lạc bộ tình dục, cậu nhóc bị bỏ rơi, và cuối cùng là cô bé bị cha mẹ bạo hành. Dẫu có sống trong căn nhà lụp xụp, ăn tạm bợ những thứ trộm được từ cửa hàng, họ vẫn giữ được niềm hạnh phúc ấm áp nhỏ nhoi trong cảnh đời bất hạnh.

Đối với Juri, tập thể đó giống một gia đình hơn cái nhà mà em từng sống, với một người cha tàn bạo và một người mẹ không muốn sinh con.

điện ảnh, review phim, shoplifters (2018): chúng ta có thể lựa chọn gia đình?

Không gào thét, nhấn mạnh vào bi kịch bị bạo hành của các nhân vật, Shoplifters vẫn khơi dậy sự thương cảm qua những chi tiết nhỏ. Juri xin lỗi liên tục khi đã đái dầm như một phản ứng tự nhiên trong mỗi lần bị đánh. Hay như Juri không thích được mua quần áo mới, dù em đã từng khen mẹ tốt vì mua quần áo cho mình, nhưng cái tốt đó lại chỉ là vỏ bọc cho hành động tàn bạo phía sau.

– “Cô bị bỏng bàn là.”

– “Con cũng vậy.”

Cảm xúc trào dâng khi Juri xoa vết bỏng trên tay Nobuya như thể hiện sự đồng cảm. Cô bảo nó không còn đau nữa rồi, nhưng Juri vẫn lắc đầu vì em vẫn cảm thấy đau. Nhưng vết bỏng trên tay em không còn là nỗi đau thể xác nữa, mà đã thành vết sẹo trong tâm hồn.

điện ảnh, review phim, shoplifters (2018): chúng ta có thể lựa chọn gia đình?

“Họ đánh con không phải là vì con hư. Nếu họ nói đánh con vì họ yêu con thì đó là nói dối. Nếu họ thực sự yêu con, thì đây là điều họ sẽ làm: cho con một cái ôm thật chặt.”

Cảnh Nobuya ôm Juri đã trở thành chi tiết đắt giá nhất trong phim, khi máu mủ trở nên lạnh lẽo, thì tình thương lại nảy mầm giữa những kẻ không cùng ruột thịt. Cùng huyết thống chưa chắc đã thành một gia đình, điều này càng được Nobuya khẳng định trong lúc bị thẩm vấn: “Chỉ vì cô sinh con đâu khiến cô trở thành một người mẹ?.”

Trên thực tế, đã có rất nhiều đứa trẻ bất hạnh sinh ra không được yêu thương. Chúng bị bạo hành bằng nhiều cách, về cả thể xác lẫn tinh thần, dưới vỏ bọc là tình thương và sự dạy dỗ của bậc làm cha mẹ. Nhưng đối với chúng, đó chỉ là cái lồng giam chứ không phải là một gia đình. Nhưng không phải ai cũng có thể phản kháng, hay lựa chọn, hay may mắn được rơi vào một gia đình khác như Juri.

“Trẻ em không được lựa chọn gia đình. Nhưng nếu được lựa chọn, tình cảm sẽ trở nên gắn kết hơn.”

điện ảnh, review phim, shoplifters (2018): chúng ta có thể lựa chọn gia đình?

Cái kết buồn và ám ảnh của Juri như đã dấy lên nỗi lo lắng trong lòng người xem, rằng pháp luật hiện giờ có thực sự an toàn cho trẻ em? Chúng nên được bảo vệ thế nào trước những kẻ cùng huyết thống đã ngược đãi chúng? Trong tương lai, liệu rằng chúng có thể được chọn gia đình mà mình muốn sống không, hay bởi vì ràng buộc dòng máu mà cứ phải cam chịu bạo hành cho đến cuối đời?

Theo: In The Mood For Film.

Trailer Shoplifters (2018)

Đăng bởi: Châu Hồng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก