Gia Đình Tâm Sự

Lý thuyết xác suất trong đầu tư: điều quan trọng nhiều người bỏ qua

Người ta nói "leading is bleeding" - dẫn đầu là hộc máu.

đầu tư, kiến thức, tài chính, tài chính cá nhân, lý thuyết xác suất trong đầu tư: điều quan trọng nhiều người bỏ qua

Một tay buôn cổ phiếu ở phố Wall nói với tôi, khi cổ phiếu sụt 10%, hắn thường bán sạch. Tôi nói, nhà đầu tư lướt sóng thường mua những cổ phiếu sụt giá mạnh như những cơ hội mua rẻ.

“Khi tính hiệu quả đầu tư, người ta thường hay “quên” tính xác suất thành công. Trong trường hợp đặc biệt người ta quả có nghĩ đến chuyện đó, tuy không tính định lượng.

Chẳng hạn đánh bạc hay chơi xổ số, lợi nhuận gấp cả triệu lần, nhưng xác suất có thể một phần tỷ. Người ta thường nói “tôi không bao giờ được đâu” để không chơi. Trong khi đó nhiều người chơi có niềm tin mãnh liệt là họ sẽ được. Điều đó không đúng. Ai cũng có thể được, tuy khả năng thua nhiều hơn.

Tuy vậy trong nhiều trường hợp đầu tư khác, khi có nhiều phương án lựa chọn, người ta thường bỏ qua xác suất thành công của đầu tư. Thời gian hoàn vốn cũng là một tham số cần tính tới. Thời gian càng dài thì xác suất rủi ro càng lớn.

Nếu bạn có 2 phương án: Có 100 đồng đặt xuống, ngày mai ăn chắc có 110 đồng và đặt 100 đồng xác suất 5 ăn 5 thua trong ba tháng sau. Tôi khuyên bạn chọn phương án thứ nhất. Tất nhiên có nhiều người tính được như thế.

Đầu tư vào công nghệ hoặc mua nhà là một bài tính khác. Kết quả là rõ ràng nhưng vẫn rất nhiều tranh luận và đặc biệt có người làm ngược với tính toán.

Tôi không bao giờ đầu tư thời gian và tiền bạc vào công nghệ mới tinh, dù hay mấy hay người ta nói nhiều mấy. Công nghệ cực kỳ rủi ro, không phải chỉ vì giá trị thực tiễn của nó mà còn vì luôn có công nghệ thay thế.

Ý tưởng dù tốt, nhưng nếu có ý tưởng tốt hơn, coi như cũng thua.

Trên thị trường công nghệ chỉ có công nghệ tốt nhất thành công. Tôi thà đầu tư vào công nghệ tốt nhất trong một lĩnh vực hẹp, ít người quan tâm, vị thế tốt nhất được bảo đảm bằng thời gian công sức và kinh nghiệm chứ không phải ý tưởng đột phá.

Mua nhà cũng thế, các dự án mới mở thường mua được với giá gốc khá rẻ. Tuy nhiên có nhiều rủi ro: Khi lên khung rồi mới thấy được giá trị thật, các dự án và thị trường cạnh tranh và các cơ hội khác.

Vì vậy tôi thích khi giá ổn định mua lại vẫn an toàn và hiệu quả. Một dự án có giá mua lại thật đắt so với dự án lên giá ít, thường hứa hẹn đảm bảo giá hơn.

Tay này nói: “Điều đó không quan trọng với tôi vì hai lý do: thứ nhất tôi nắm rất nhiều cổ phiếu, không thể bán kiếm lời kịp, thứ hai rất ít khi có chuyện cổ phiếu sụt liên tục 10% trong một chuỗi sụt lại hồi phục lâu dài. Những tay buôn nhỏ sẽ mua lại của tôi, vì nếu không có họ, cổ phiếu sẽ sụt 20%.”

Điều đó không có nghĩa là không bao giờ đầu tư vào phương án rủi ro. Quyết định đầu tư còn phụ thuộc vào tuổi tác và các thời điểm kịch tính.

Tôi biết có một đại gia có 5 nghìn đô và một khẩu súng, đã đầu tư toàn bộ để sáng hôm sau có 100 nghìn hoặc sử dụng một viên đạn trong khẩu súng đó. Và anh đã thành công. Nếu không có bước đường liều mạng đó đã không có anh ngày hôm nay.

Thông điệp đó không còn là tính nữa mà là lựa chọn giữa một cuộc đời xuất phát với 5 nghìn đô để trở thành người bình thường 100% hoặc một xác suất nào đó để có 100 nghìn đô để bước vào hành trình đến ngày hôm nay.

Tôi không tin anh ta sẽ sử dụng viên đạn đó. Với tay trắng, anh ta sẽ lại bốc vác làm thuê để có lại 5 nghìn và một khẩu súng khác.

Điều quan trọng khi đó anh còn rất trẻ, đầy năng lượng và ý tưởng. Đó cũng là một bài toán xác suất khác bài toán mà tôi đang đặt ra.

Đó là bài toán cá nhân. Bài toán chính sách lại khác. Ví dụ như một quốc gia còn nghèo thì không có lý do để đầu tư vào việc dẫn đầu về công nghệ. Người ta nói “leading is bleeding” (dẫn đầu là hộc máu).

Người ta không thể mang quỹ nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe ra để đầu tư bất động sản hay chứng khoán vì lý do tương tự. Chỉ vì “nếu không như vậy thì sao”. Một dân tộc không thể dùng một khẩu súng. Phải tốn rất nhiều viên đạn chỉ là một lý do. Nhỏ nhất.”

Trên đây là bài viết của nhà vật lý gạo cội Nguyễn Ái Việt. Một đề tài vẫn luôn thời thượng và có ích cho những người làm kế hoạch hay triển khai dự án. Tôi rất tâm đắc với ý kiến của tác giả, chỉ khác một chút rằng: tôi luôn luôn ưu tiên cho những dự án hay ý tưởng công nghệ mới. “Đó là bài toán cá nhân…”.

Đăng bởi: Hùng Hoàng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก