Gia Đình Tâm Sự

Em và Trịnh: phim điện ảnh hay phim âm nhạc?

Có một vẻ đẹp đậm chất Music Video trong "Em và Trịnh"...

Mấy ngày gần đây, khi “Em và Trịnh” công chiếu, lời nhận xét chiếm đa số là: Phim rất đẹp.

Mặc dù có phần nhìn sang xịn, thế nhưng chúng ta sẽ cần phải cân nhắc khi nói đây là một bộ phim điện ảnh, hay một phim âm nhạc (chúng tôi nói thế vì trong phim có cảnh Trịnh cùng Michiko nhảy và hát ở Đà Lạt).

Về mặt tích cực, phim đã nỗ lực để thể hiện đây là một tác phẩm điện ảnh. Những nỗ lực đó tỉ dụ là: sử dụng lối kể chuyện song hành hiện tại – quá khứ.

Đầu tư trong xây dựng bối cảnh: tái hiện hàng chục bối cảnh Việt Nam xưa. Lời thoại cũng có những đoạn khá cảm xúc: “Anh nghĩ âm nhạc đã rời bỏ anh rồi”.

Thế nhưng tất cả những điều ấy cũng không thể cứu vãn được sự thật: đây không phải một bộ phim điện ảnh.

Bởi lẽ “Em và Trịnh” đã phạm phải một điều tối kỵ trong điện ảnh: kể một câu chuyện bằng ngôn ngữ của âm nhạc chứ không phải ngôn ngữ của hình ảnh.

điện ảnh, em và trịnh, review phim, top stories, em và trịnh: phim điện ảnh hay phim âm nhạc?

Điện ảnh, trước tiên là phải kể cho khán giả hiểu câu chuyện bằng ngôn ngữ hình ảnh cái đã. Khi phần hình đã kể được những gì nó cần kể, thì vai trò của âm thanh mới dần xuất hiện.

Ở châu Á, chúng ta có In the Mood for Love, một đại diện cho cái đẹp đến từ nội dung bên trong, thể hiện ra hình thức bên ngoài bằng thiết kế mỹ thuật, diễn xuất, góc máy,…

Ở trời Tây thì nhiều vô số kể, nhưng ta sẽ lấy tạm Brokeback Mountain. Một bộ phim chứa đầy những cảnh quay thiên nhiên hùng vĩ, để từ đó làm bật lên sự nhỏ bé của hai người đàn ông giữa vùng núi Brokeback bao la, và đồng thời thể hiện sự ngộp thở của họ trước một thế giới mà ở đó, tình yêu đồng giới là thứ gần như không được công nhận.

Không phải điện ảnh, vậy “Em và Trịnh” có phải một phim âm nhạc không? Không.

điện ảnh, em và trịnh, review phim, top stories, em và trịnh: phim điện ảnh hay phim âm nhạc?

Bởi bản chất của phim âm nhạc vẫn là phim điện ảnh. Hình ảnh vẫn là yếu tố tiên quyết được đạo diễn sử dụng để kể chuyện, chỉ có điều, bên cạnh hành vi và lời thoại, họ sử dụng yếu tố âm nhạc để khai thác sâu hơn bên trong tâm lý của nhân vật.

Âm nhạc trong những phim ca nhạc nổi tiếng như La La Land, The Greatest Showman hay Les Misérables luôn xuất hiện vào đúng thời điểm.

Khi khán giả đã được thưởng thức một “món ăn ngon” bằng hình ảnh, âm nhạc mới xuất hiện, hoàn thành vai trò phục vụ cho những “ý đồ” của đạo diễn, nhưng hoàn toàn không làm mất đi giá trị ngôn ngữ của hình ảnh.

Thế nhưng, trong những phân đoạn Trịnh Công Sơn và Khánh Ly cùng đi diễn ở Quán Văn và các hội quán khác, những ca khúc “Ta đã thấy gì trong đêm nay”, “Người con gái Việt Nam da vàng”, “Đại bác ru đêm” được sử dụng liên tục để minh họa cho cảnh bom rơi đạn lạc, cảnh nhà tan cửa nát vì chiến tranh thời bấy giờ.

Hay ở phân đoạn một đêm mưa gió không có ánh đèn điện, Trịnh Công Sơn viết thư cho Dao Ánh, kể lại cuộc sống buồn tẻ của mình ở B’Lao ra sao được minh họa trên nền giọng đọc của Trịnh Công Sơn và bài hát “Mưa hồng”.

Hầu hết thời lượng phim đều được thực hiện tương tự như thế, bằng tư duy cắt dựng hình ảnh theo nhịp điệu của âm nhạc, biến những shot hình tuy mạnh về cái đẹp nhưng lại vô cùng yếu ớt về mặt ý nghĩa.

Không thể phủ nhận “Em và Trịnh” là một sản phẩm được đầu tư mạnh tay về mặt chất lượng hình ảnh và âm thanh, tạo nên những cảnh quay đẹp “thơ mộng” cùng những bản nhạc hay.

Nhưng với chừng ấy yếu tố thôi thì vẫn chưa đủ để gọi đây là một bộ phim điện ảnh.

Theo: In The Mood For Film.

Đăng bởi: Khánh Đào Duy

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก