Huế Thừa Thiên Huế

Tìm hiểu Lăng Tự Đức – Nơi yên nghỉ của vị vua tài đức tại cố đố Huế xưa

Lăng Tự Đức hay Khiêm lăng là lăng mộ của vua Tự Đức (1829 – 1883), vị vua thứ 4 của Nhà Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam. Năm 1993 công trình vinh dự được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Khung cảnh sơn thủy hữu tình, thanh tạo đậm chất nho giáo của lăng khiến nhiều du khách vương vấn mãi không quên.

Lăng Tự Đức dù đã bị thời gian “bào mòn” nhiều đường nét không còn tỏ tương nhưng vẫn toát nên được vẻ đẹp uy nghi, trầm mặc vốn có. Với gần 50 công trình kiến trúc Khiêm Lăng nằm hài hòa giữa khung cảnh hữu tình của non nước nơi đây và toát nên được phong thái riêng không thể lẫn vào đâu được; vừa cổ kính, trầm mặc lại rất đỗi thu hút.

Lăng Tự Đức cùng với Lăng Minh Mạng, Lăng Gia Long là một trong những công trình kiến trúc nổi bật của triều đại phong kiến Việt Nam (triều Nguyễn). Cùng với Kinh Thành Huế là những công trình mang giá trị kiến trúc, văn hóa và nhân văn nổi bật mà du khách không thể bỏ lỡ khi đến với vùng đất Cố Đô.

Địa chỉ lăng Tự Đức nằm ở đâu?

Nơi yên nghỉ của vua Tự Đức nằm tại một thung lũng nhỏ, được bao quanh bởi một rừng thông bát ngát thuộc địa phận thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế. Lăng nằm cách trung tâm thành phố chỉ chừng 8km về phía Nam nên bạn có thể đi xích lô, taxi hoặc xe máy đều khá tiện.

  • Đối với các bạn di chuyển bằng xe máy thì gửi ngay cạnh Lăng chỉ với chi phí là 4.000VNĐ/ 1 xe.
  • Nếu các bạn đi xích lô thì tùy thuộc vào khoảng cách bắt đầu đi đến Lăng, thông thường dao động từ 30.000VNĐ đến 80.000 VNĐ.

tìm hiểu lăng tự đức – nơi yên nghỉ của vị vua tài đức tại cố đố huế xưa

Hình ảnh Lăng Tự Đức

Lưu ý khi tham quan lăng Tự Đức

Một số lưu ý, quy định giá vé  – giờ mở cửa tham quan Lăng du khách nên biết trước khi bắt đầu chuyến đi của mình.

Giờ mở cửa tham quan tại lăng: 

Lăng sẽ mở cửa từ 7 giờ sáng đến 17 giờ 30 chiều tất cả các ngày trong tuần, kể cả những ngày lễ, tết

Giá vé lăng Tự Đức:

  • Người lớn: 150k/ khách
  • Người lớn tuổi từ 60 tuổi trở lên: 75k/ khách
  • Trẻ em từ 7-12 tuổi: 30k/ khách
  • Giá vé tham quan lăng ở trên áp dụng cho mọi khách, không phân biệt người Việt hay người nước ngoài. Đặc biệt vào những dịp ngày lễ, tết (Chỉ áp dụng khi có thông báo bằng văn bản hoặc trên phương tiện truyền thông) thì tham quan lăng Tự Đức giá vé miễn phí. Một số đối tượng khách khách cũng sẽ được miễn phí hoặc là giảm giá khi mua vé vào cổng, riêng với khách địa phương Huế khi mang theo giấy tờ hợp lệ sẽ được giảm 50%.

Kinh nghiệm thăm quan Lăng Tự Đức:

  • Khu vực này có nhiều các bậc thang lên xuống và dốc, du khách tốt nhất nên đi giày hoặc dép quai hậu để dễ dàng di chuyển. Tuyệt đối không đem theo đồ ăn vào, chỉ nên mang theo nước uống. Vì Lăng Tự Đức có diện tích khá rộng và phải di chuyển nhiều khi tham quan, du khách nên đem theo nón đội đầu hoặc ô dù che mưa nắng
  • Lăng có diện tích tương đối rộng và chia thành nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau, nếu muốn khám phá trọn vẹn vẻ đẹp trang nghiêm và tinh tế hài hòa, bạn sẽ cần đến 3 đến 4 giờ đồng hồ.

tìm hiểu lăng tự đức – nơi yên nghỉ của vị vua tài đức tại cố đố huế xưa

Khám phá lăng Tự Đức

Khiêm Lăng là một di tích lịch sử trong quần thể di tích cố đô Huế được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây là nơi chôn cất vua Tự Đức của triều đình nhà Nguyễn. Ông là vị vua trị vì lâu nhất của nhà Nguyễn với 36 năm (từ năm 1847 – 1883), nổi tiếng với trình độ cao về học vấn Đông Dương, đặc biệt là Nho Học.Lăng Tự Đức xây dựng năm nào?Lăng được khởi công từ 1864, dưới sự tham gia công sức của hơn 6000 lính và thợ để đào hào, đắp lũy, xây thành quách và lăng mộ. Lăng ban đầu được vua Tự Đức lấy tên là Vạn Niên Cơ nhưng sau cuộc khởi nghĩa Chày Vôi, ông đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi vua mất, mọi người gọi là Khiêm Lăng.
Toàn thể khu lăng mộ được chia làm 2 phần: khu tẩm điện và khu lăng mộ.

Khu tẩm điện tại lăng Tự Đức

Khu vực tẩm điện tại lăng có diện tích rộng lớn và rợp bóng cây xanh cùng những con đường đi uốn lượn quanh co.

Hồ Lưu Khiêm

Bước qua cửa Vụ Khiêm – cửa chính dẫn vào quần thể lăng tẩm, bạn  sẽ gặp hồ Lưu Khiêm rộng lớn và đầy ắp hoa sen trên mặt hồ. Trước kia, hồ Lưu Khiêm vốn là một con suối nhỏ, sau này được đào rộng hơn và trở thành hồ nước như bây giờ với mục đích bổ sung yếu tố phong thủy cho khu lăng tẩm. Ngay trên bờ hồ, có 2 nhà thủy tạ, tên là  Xung Khiêm tạ và Dũ Khiêm tạ. Xung Khiêm tạ là nơi vua thường ghé đến để nhìn ngắm khung cảnh trữ tình hồ Lưu Khiêm trong lúc ngâm thơ và đọc sách. Dũ Khiêm tạ chỉ đơn giản là 1 bến thuyền dành cho vua Tự Đức.
Giữa hồ trong lăng Tự Đức là một hòn đảo nhỏ được đặt tên là Tịnh Khiêm, vốn trước kia là nơi để vua Tự Đức trồng hoa và nuôi các loại thú nhỏ. Từ đảo Tịnh Khiêm, có 3 cây cầu gỗ đều dẫn đến một đồi thông tươi tốt.

tìm hiểu lăng tự đức – nơi yên nghỉ của vị vua tài đức tại cố đố huế xưa

Hồ Lưu Khiêm trong Lăng Tự Đức

Khiêm Cung Môn

Khiêm Cung Môn với cổng Tam quan hai tầng, là công trình kiến trúc dạng vọng lâu được xây dựng trên nền cao, đối diện với hồ Lưu Khiêm. Khiêm Cung Môn với mái ngói vàng tươi, uốn cong về 4 phía. Phần nóc được chạm khắc hình ảnh rồng, mặt trời,…rất tinh tế.

tìm hiểu lăng tự đức – nơi yên nghỉ của vị vua tài đức tại cố đố huế xưa

Khiêm Cung Môn trong Lăng Tự Đức

Điện Hòa Khiêm tại khu tẩm điện lăng Tự Đức

Bước qua Khiêm Cung Môn, bạn sẽ thấy Điện Hòa Khiêm, từng là nơi làm việc của vua, sau này được dùng để đặt bài vị thờ cúng của vua và hoàng hậu. Trong điện còn lưu giữ các bức tranh gương được vua Tự Đức chép các bài thơ của cha mình, vua Thiệu Trị. 
Hai bên trái, phải điện Hòa Khiêm là Pháp Khiêm Vu và Lễ Khiêm Vu, từng là nơi nghỉ ngơi của các quan văn, võ khi đến đây.

tìm hiểu lăng tự đức – nơi yên nghỉ của vị vua tài đức tại cố đố huế xưa

Điện Hòa Khiêm trong Lăng Tự Đức

Điện Lương Khiêm tại lăng Tự Đức

Nằm phía sau điện Hòa Khiêm là điện Lương Khiêm. Nơi này trước kia là nơi mẹ của vua – bà Từ Dũ nghỉ dưỡng khi còn sống. Sau khi bà qua đời, vua Tự Đức đã dành điện Lương Khiêm làm nơi thờ phụng vong linh bà. Bên phải điện Lương Khiêm là Ôn Khiêm đường, nơi cất giữ các món đồ ngự dụng. Bên trái chính là Minh Khiêm đường, dấu ấn đặc biệt nhất trong khu tẩm điện.

Minh Khiêm đường là một nhà hát với kiến trúc ba gian hai chái làm bằng gỗ theo phong cách truyền thống với các hoa văn trang trí như rồng, hoa lá. Khi còn sống, vua Tự Đức thường đến Minh Khiêm đường để thưởng thức các tiết mục ca hát. Minh Khiêm đường là nhà hát cổ thứ hai trong quần thể kiến trúc cung đình Huế, đồng thời là một trong những nhà hát cổ nhất Việt Nam.

tìm hiểu lăng tự đức – nơi yên nghỉ của vị vua tài đức tại cố đố huế xưa

Điện Lương Khiêm trong Lăng Tự Đức

Khu vực lăng Tự Đức

Khác với khu vực tẩm điện được làm từ gỗ, khu vực lăng của vua Tự Đức được làm toàn bộ bằng đá quý với nền móng lát gạch Bát Tràng, bỏ vỉa bằng đá Thanh.

Bái Đình

Bái Đình là một sân chầu với hai hàng tượng đá khắc họa sống động các hình ảnh quan văn quan võ, ngựa, voi, quân lính.

tìm hiểu lăng tự đức – nơi yên nghỉ của vị vua tài đức tại cố đố huế xưa

Bái Đình trong Lăng Tự Đức

Bị Đình

Nằm phía sau Bái Đình là Bị Đình, nơi đặt một tấm bia đá khổng lồ, nặng đến 20 tấn, khắc nội dung bài Khiêm Cung Ký – vốn được xem là quyển tự truyện bằng chữ Hán của vua Tự Đức nói về chính cuộc đời mình với những công, tội rõ ràng.

Trong Khiêm Cung Ký, vua Tự Đức tự nhận tội của mình là: “Không sáng suốt trong việc biết người, ấy là của ta; dùng người không đúng chỗ, cũng là tội của ta, hàng trăm việc không làm được, đều là tội của ta cả…” Đồng thời, vua cũng bày tỏ thái độ nhường cho sử sách đời sau luận công trạng của mình.

Vào năm 2015, tấm bia tại Bị Đình chính thức được công nhận là Bảo vật Quốc gia Việt Nam, đồng thời giữ danh hiệu tấm bia có số lượng văn tự nhiều nhất  (4.935 chữ Hán).

tìm hiểu lăng tự đức – nơi yên nghỉ của vị vua tài đức tại cố đố huế xưa

Bị Đình tại Lăng Tự Đức

Hai bên Bị Đình là hai ngọn tháp được chạm khắc thủ công, tượng trưng cho hai ngọn nến thể hiện quyền uy cùng ý chí quật cường, kiên định của vua Tự Đức. Phần đỉnh của ngọn tháp trụ được tạc hình hoa sen – loài hoa biểu tượng của Phật giáo và thường được sử dụng trong các công trình thời Nguyễn.

Bửu Thành trong lăng Tự Đức

Từ Bị Đình, bạn đi qua một hồ bán nguyệt có tên là hồ Bửu Khiêm và tới được Bửu Thành – nơi đặt thi hài của vua Tự Đức. Bửu Thành được xây dựng hoàn toàn bằng gạch quý. Mộ phần của vua Tự Đức được xây dựng bằng đá, có hình dáng như một ngôi nhà nhỏ trên nền gạch không quá bằng phẳng. Tương truyền bên dưới nền gạch là hệ thống đường hầm với nhiệm vụ dẫn đưa quan tài của vua Tự Đức vào dưới mộ phần được xây từ trước.

tìm hiểu lăng tự đức – nơi yên nghỉ của vị vua tài đức tại cố đố huế xưa

Bửu Thành tại Lăng Tự Đức

Trải nghiệm địa điểm gần Lăng Tự Đức

Khiêm Thọ Lăng:

Sau khi khám phá trọn vẹn lăng, bạn có thể tiếp tục hành trình đến tham quan Khiêm Thọ lăng – nơi thờ bà Lệ Thiên Anh hoàng hậu – vợ vua Tự Đức và lăng Đồng Khánh, nơi yên nghỉ của vua Đồng Khánh.

Quần thể lăng tẩm này đã trở thành di tích lịch sử đầu tiên của Việt nam xuất hiện trong bảo tàng số hóa 3D của Google Arts & Culture – một dự án Di sản Mở do Google Arts & Culture, phối hợp cùng CyArk và Trung tâm Bảo tồn Di tích Huế phục dựng, mở ra cơ hội cho mọi người có thể khám phá di tích này ở không gian 3 chiều.

Lăng Tự Đức trải qua bao thăng trầm của thời đại, vẫn ở đó với một vẻ đẹp trang nghiêm, tinh tế là một minh chứng rõ nét nhất cho phong cách kiến trúc ấn tượng thời nhà Nguyễn. Đồng thời là di sản văn hóa mà vua Tự Đức – vị vua tài hoa với tâm hồn thi sĩ của triều Nguyễn để lại cho đời ngay cả khi đã tạ thế với những tác phẩm nổi tiếng như Từ Huấn Lục, Tự Học Giải Nghĩa Ca, v.v.

Đăng bởi: Hiếu Nguyễn

YOLO! Khám phá các huyện ở Thừa Thiên Huế

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก