Top 453+ bài viết bánh trung thu đầy đủ và chi tiết nhất - Phần 3

  1. Những món bánh trung thu hấp dẫn của năm nay
  2. Độc đáo bánh trung thu ở các nước Châu Á
  3. Đặc sắc ẩm thực bánh trung thu của các nước châu Á
  4. Hình dáng và ý nghĩa của từng loại bánh trung thu
  5. Bánh trung thu phiên bản các nước Châu Á
  6. Ngon thật đấy nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "BÉO" cỡ nào không?
  7. Ai không nên ăn bánh Trung thu?
  8. Giá bánh trung thu 2020: Kinh Đô, Thu Hương, Givral, Long Đình…
  9. Bánh trung thu yến sào Khánh Hòa thơm ngon 2017
  10. Bánh trung thu Bảo Phương phố Thụy Khuê: Địa chỉ, giá cả, các vị bánh
  11. Muôn sắc màu bánh trung thu vòng quanh châu Á
  12. Cách làm nhân bánh Trung thu đơn giản mà hấp dẫn cực kỳ!
  13. Cách làm bánh trung thu hoa sen đẹp mắt không cần lò nướng
  14. Cách làm bánh trung thu ngàn lớp đầy mới lạ, hấp dẫn
  15. Cách làm bánh trung thu Đài Loan nhân mochi ruốc thơm ngon, mới lạ
  16. Cách làm bánh trung thu dẻo lạnh vị trà đào cực mới lạ
  17. Cách làm bánh trung thu rau câu nhân flan ngon giòn đẹp mắt
  18. “Bắt trend” Tiktok: Thử ngay công thức làm bánh trung thu từ bánh mì sandwich cực đơn giản
  19. Top 3 công thức làm bánh trung thu siêu ngon tại nhà trong mùa dịch Covid-19
  20. Top 10 địa chỉ bán bánh trung thu cao cấp chính hãng ngon TPHCM 2020
  21. 5 loại bánh trung thu truyền thống tiêu biểu không thể bỏ qua ở Trung Quốc
  22. Khám phá nguồn gốc bánh trung thu: Chiếc bánh nhỏ xinh mang theo tinh hoa ẩm thực ngàn năm
  23. Top 5 bánh trung thu ngon khó cưỡng nổi danh xứ Trung Hoa
  24. Top 5 là bánh trung thu ngon khó cưỡng nổi danh xứ Trung Hoa
  25. Có gì trong bánh trung thu 'chọc trời' xa xỉ của Vinpearl Luxury Landmark 81?
  26. Lưu gấp những địa chỉ bánh trung thu ngon nhất ở TP Hồ Chí Minh
  27. Điểm danh loạt địa chỉ mua bánh trung thu được tín đồ ẩm thực Huế ưa chuộng
  28. Top 7 địa chỉ bánh trung thu được các tín đồ ẩm thực Hà Nội yêu thích
  29. Cùng “nếm” thử 5 loại bánh trung thu độc, lạ nhất 2019
  30. Top 7 Thương Hiệu Bánh Trung Thu Ngon 2019 Chuẩn Hương Vị Việt Nhất Định Phải Thử!
  31. Bánh trung thu đắt nhất thế giới? Một hộp 230 USD nâng sự sang chảnh lên tầm cao mới
  32. Gần 2 triệu đồng để thưởng thức bánh trung thu đèn lồng đẹp lung linh
  33. Cách làm bánh dẻo trung thu khoai lang tím thơm ngon
  34. Hướng dẫn làm bánh dẻo trung thu đơn giản, thơm ngon tại nhà
  35. Trung Thu nên mua bánh gì chỉ với 500k mà vẫn ngon, đẹp, ý nghĩa?
  36. Bánh Dẻo Tết trung thu
  37. Bánh dẻo trung thu (màu củ dền)
  38. Cách Làm Bánh Dẻo Trung Thu Nhân Đậu Xanh Đơn Giản
  39. Bánh trôi nước ngon tuyệt cho mùa trung thu đoàn viên
  40. Cách làm bánh dẻo trung thu nhân khoai lang tím
  41. Cách làm bánh nướng trung thu thơm ngon, đơn giản tại nhà
  42. Sự tích và ý nghĩa của bánh nướng, bánh dẻo dịp Tết Trung Thu
  43. Bật mí cách làm bánh dẻo trung thu ngon chuẩn vị
  44. Học cách làm bánh dẻo trung thu nhân thập cẩm
  45. Công thức làm bánh dẻo trung thu ngon chuẩn như ngoài tiệm
  46. Hướng dẫn cách làm bánh dẻo trung thu đậu xanh
  47. Cách làm bánh dẻo trung thu thơm ngon đơn giản nhất
  48. Hướng dẫn chi tiết cách nấu nước đường bánh nướng trung thu tại nhà
  49. Bánh Lava Sầu riêng Malaysia sốt xình xịch mùa trung thu năm nay
  50. Làm bánh dẻo tuyết nhân đậu đỏ ngày trung thu
  51. Trung Thu Rộn Ràng - Nhận Ngàn Deal Hot - Nhận Bánh Miễn Phí
  52. Thả đèn trời, ăn bánh gạo và các phong tục truyền thống dịp Trung thu ở các nước châu Á
  53. Vì sao Trung Thu có bánh nướng, bánh dẻo?

Nhiều người yêu thích trung thu không phải vì thích ngắm trăng hay thích rước đèn lồng mà là vì mong chờ được ăn những chiếc bánh trung thu thơm ngon. Hãy cùng điểm qua những loại bánh hấp dẫn của năm nay nhé. Bánh trung thu các loại hạt Cứ nhắc đến bánh trung thu, ta không khỏi nghĩ ngay đến bánh nhân đậu xanh. Thế nhưng năm nay, bạn hãy thử đổi khẩu vị bằng những món bánh làm từ các loại hạt khác như mè đen, đậu đỏ thử nhé. Mùi vị vừa thơm, vừa bùi, vừa beo béo chắc chắn sẽ làm bạn “ngất ngây”. Mua ở đâu? Thương hiệu Đại Phát là nơi bạn nên thử loại bánh Trung Thu mè đen cực ngon. Bánh trung thu kem lạnh Không có gì tuyệt vời bằng món ngọt phương Tây kết hợp cùng phong vị Á Đông. Hãy thử cảm giác kem chảy cực “hay ho” vì phần bánh nướng cổ truyền vốn nóng hôi hổi nay có thể làm mát lạnh không khí trung thu. Với loại bánh kem lạnh đặc biệt này, bạn sẽ không thấy”ngán” chỉ sau một miếng như bình thường nữa đâu. Mua ở đâu? Haagen-Dazs, Baskin Robbin, Bud’s đều là những thương hiệu ngon và nổi tiếng, trước khi mua hãy xem xét về giá cả và nhu cầu của bản thân nhé, bánh kem lạnh thường có giá khá “chát” đấy. Bánh trung thu rau câu nhân bánh flan Tạm biệt những vỏ bánh trung thu nướng và làm quen với sự mát mịn của rau câu cùng sự ngọt ngào, béo ngậy của nhân bánh flan bên trong. Hình dáng bên ngoài thì chẳng khác gì một chiếc bánh trung thu truyền thống nhưng khi ăn chắc chắn bạn sẽ hoàn toàn bất ngờ. Đây có thể gọi là “bình cũ rượu mới” của món bánh này.. Mua ở đâu? Một số thương hiệu như Kinh Đô, Đại Phát cận ngày rằm đều có bán món bánh này nhưng cần đặt trước hoặc nhanh chân mua vì rất mau hết hàng. Bên cạnh đó, nhiều cửa hàng online cũng đang rao bán bánh trung thu rau câu nhưng độ vệ sinh có thể khiến bạn “hồi hộp”. Một gợi ý cho bạn là hãy thử sức làm món bánh đặc biệt nhưng đơn giản này để đãi gia đình nếu như bạn có “đam mê” với bếp núc và muốn tạo ra hương vị theo ý thích của bản thân. Bánh trung thu tiramisu Lại một sự kết hợp thú vị giữa hương vị truyền thống và hiện đại. Tuy nghe có vẻ “khó tin” nhưng đảm bảo với bạn rằng, chỉ cần một lần thử chiếc bánh trung thu tiramisu này, bạn sẽ bị “ghiền” ngay. Mùi vị thơm lừng của vỏ bánh nướng truyền thống kết hợp với cái bùi bùi,béo béo, đậm đà của socola và kem phô mai sẽ cho ra một hương vị ấn tượng. Mua ...

Trung thu là một trong những ngày tết truyền thống của người Châu Á. Và bánh Trung thu được coi là biểu tượng của sự phúc lành, đoàn tụ. Tuy nhiên, mỗi nước có một loại bánh trung thu khác nhau, nhưng đều rất độc đáo và đặc trưng cho truyền thống ẩm thực của dân tộc trong dịp Tết trông trăng. 1. Bánh trăng khuyết Songpyeon (Hàn Quốc) Người Hàn Quốc cũng có một loại bánh đặc biệt dành cho ngày trung thu là Songpyeon – bánh gạo hình bán nguyệt. Songpyeon được dùng cho ngày Tết Chuseok (tết Trung thu hay lễ Tạ ơn), ngày lễ lớn nhất ở Hàn Quốc. Nếu như người Việt Nam, Trung Quốc xem trăng tròn là biểu trưng cho sự hạnh phúc viên mãn thì người Hàn Quốc lại xem trăng khuyết mới là hình ảnh lý tưởng. Bởi “trăng khuyết rồi sẽ tròn” như là sự sinh sôi, nảy nở. Và đó là lý do tại sao những chiếc bánh songpyeon được nặn theo hình lưỡi liềm. Vào đêm Chuseok, cả gia đình sẽ tập họp lại với nhau để làm songpyeon. Người Hàn có câu truyền tụng rằng, thiếu nữ nào làm bánh songpyeon vừa ngon lại vừa đẹp sẽ gặp được ý trung nhân như ý, phụ nữ có gia đình sẽ sinh được con gái xinh xắn. Chính vì thế mà phụ nữ Hàn Quốc dành rất nhiều tình cảm, tâm trí cho việc làm bánh songpyeon. 2. Tsukimi Dango, chiếc bánh trung thu dễ thương của Nhật Bản Dango là tên gọi chung của loại bánh bao được làm từ bột gạo (mochiko). Loại bánh này khá giống mochi (là một loại bánh gạo của Nhật), thường được dùng chung với trà. Dango là món ăn được dùng quanh năm, nhưng có nhiều loại dango khác nhau và được dùng theo từng mùa. Vào ngày rằm trung thu, người Nhật thường ăn bánh Tsukimi Dango. Bánh Tsukimi Dango được bày theo hình tam giác trên một chiếc kệ gỗ, bên cạnh là bình cỏ susuki, và cũng có thể có thêm một số loại hoa quả nữa. Sau đó những chiếc bánh được đặt kế lên hiên nhà hoặc cạnh cửa sổ, bất cứ chỗ nào có thể nhìn thấy trăng rõ nhất, để vừa ăn, vừa ngắm trăng. Ở một số nơi người ta cho rằng bánh dango sau khi cúng xong để bên ngoài hiên nếu trẻ con tự ý đến lấy thì là một điều may mắn. 3. Bánh trung thu Đoàn viên (Trung Quốc) Trong phong tục của người Trung Quốc, tết Trung thu còn gọi là tết đoàn viên. Đây là thời điểm mọi thành viên trong gia đình tụ họp với nhau. Bất cứ ai làm ăn ở xa xôi ở đâu, vào ngày này cũng trở về quê hương để gặp lại gia đình, họ hàng và cùng ăn bữa cơm đoàn viên. Chính bởi vậy, bánh trung thu của ...

Không chỉ riêng Việt Nam, Tết Trung thu còn là lễ hội truyền thống ở nhiều nước châu Á khác như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines…Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia lại có những bản sắc, phong tục cũng như ẩm thực riêng. Bánh trung thu Việt Nam Người Việt thường thưởng thức bánh nướng ( bánh trung thu ) và bánh dẻo hay bánh pía vào dịp Tết trung thu. Bánh nướng có lớp vỏ vàng ươm với nhân làm từ nhiều nguyên liệu mặn, ngọt vô cùng hấp dẫn. Bánh nướng gồm hai phần: vỏ bánh và nhân bánh. Vỏ bánh làm bằng bột mì dậy men trộn với trứng gà và chút rượu, nhân thì có thể thuần tuý thường làm bằng đậu xanh, khoai môn, hay hột sen tán nhuyễn bao bọc lấy một hay hai tròng đỏ trứng vịt muối có mùi vani hay sầu riêng hoặc là nhân thập cẩm gồm đủ thứ như dăm bông, thịt quay, vi yến, dừa, hạt dưa, vỏ quýt, ngó sen, bí đao. Phần vỏ bánh với các hoa văn trang trí bắt mắt. Bánh dẻo có lớp vỏ mềm dai, ngọt ngào, tượng trưng cho mặt trăng. Bánh trung thu Trung Quốc Tương tự người Việt, mâm cỗ thưởng trăng của người Trung Quốc không thể thiếu được hai loại bánh truyền thống là bánh nướng và bánh dẻo. Tuy nhiên, tùy theo từng vùng miền mà người ta có các loại bánh mang hương vị đặc trưng riêng. Bánh trung thu Nhật Bản Ngày nay, người Nhật không còn sử dụng lịch âm lịch, tuy nhiên Tết Trung thu vẫn được tổ chức rầm rộ và được gọi là Lễ ngắm trăng – Otsukimi. Vào ngày Otsukimi này, người Nhật thường bày bánh Tsukimi Dango theo hình tam giác trên một kệ gỗ, bên cạnh là bình cỏ susuki sau đó đặt mâm bánh ở bất cứ nơi nào có thể ngắm trăng rõ nhất, để vừa ăn bánh, vừa ngắm trăng. Bánh Tsukimi Dango là loại bánh được làm từ bột gạo, bánh tròn mềm, với xốt mặn, ngọt đặc trưng, thường được xiên vào que tre và uống kèm trà xanh. Bánh trung thu Hàn Quốc Bánh trung thu Hàn Quốc gọi là Songpyeon. Nguyên liệu để làm bánh Songpyeon khá đơn giản bột gạo, đậu xanh, đường và lá thông. Bánh có hình trăng khuyết hoặc hình bán nguyệt chứ không phải hình tròn hoặc vuông như bánh trung thu ở nhiều nước châu Á. Ngoài màu trắng truyền thống, bánh còn được biến tấu với màu hồng, xanh đậm, vàng từ rau, củ, quả… Nhân bánh có đậu xanh mịn bên trong. Bánh được hấp cùng với lá thông, bánh thành phẩm dẻo, dai ngọt thanh thanh, nhẹ nhàng và đặc biệt mang hương vị của lá thông tươi. Bánh trung thu Philippines Bánh trung thu Philippines được gọi là Hopia. Tuy Hopia không nhiều màu sắc hay hoa văn ...

Tuy không xuất xứ từ Việt Nam, nhưng từ rất lâu, những chiếc bánh trung thu đã trở thành món ăn truyền thống trong dịp Tết Trung Thu hằng năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết được nguồn gốc và ý nghĩa của bánh trung thu. Hãy theo dõi bài viết sau đây để khám phá những điều thú vị về món bánh truyền thống này nhé.     Với những chiếc bánh trung thu đầy ý nghĩa, bạn có thể sử dụng chúng như là món quà ấm áp vào dịp Tết Trung Thu. Bánh trung thu nướng truyền thống Chiếc bánh trung thu nướng với mẫu khuôn truyên thống (hình tròn hoặc vuông) làm bằng bột mì dậy men trộn với trứng gà và chút rượu, có nhân thuần túy làm bằng đậu xanh, khoai môn, hạt sen tán nhuyễn bao bọc lấy một hay hai lòng đỏ trứng vịt muối nướng trong nhiệt độ cao, để qua hai đến ba ngày mới ăn ngon mang ý nghĩa dù trải qua bao khó khăn, khắc nghiệt trong công việc thì vẫn có người thân luôn bên cạnh, chở che. Chiếc bánh nướng có vị mặn và ngọt khác nhau làm ta nhớ đến hương vị của cuộc sống dù nếm trải bao nhiêu thì khi về gia đình thì vẫn luôn ngọt ngào, ấm áp, đậm đà tình thân. Ngoài ra bánh trung thu nướng còn có nhân mùi vani hay sầu riêng hay nhân thập cẩm với các loại thịt chà bông, mứt bí, hạt dưa, thịt quay, mỡ… Bánh trung thu hình cá chép Bên cạnh việc sử dụng cá chép để làm lồng đèn, người ta còn làm ra những chiếc bánh trung thu hình cá chép loại dẻo hay nướng, có nhân đủ loại thơm ngon, hấp dẫn. Cá chép là biểu tượng của sự đoàn kết, sức mạnh và cao quý. Hình ảnh cá chép hóa rồng thể hiện sự kiên định và nỗ lực không ngừng. Khi mang tặng cho người trưởng thành những chiếc bánh trung thu hình cá chép, cũng đồng nghĩa với việc gửi tặng lời chúc thành công, thăng tiến trong công việc dành tặng cho họ. Còn với trẻ nhỏ, cá chép là biểu tượng cho sự vươn lên, đạt được những nấc thang trong nhận thức, học tập và thi cử. Bánh trung thu hình con heo Cùng với những chiếc bánh trung thu hình tròn hay hình cá chép, ngày nay người ta còn làm ra những chiếc bánh có hình dáng động vật ngộ nghĩnh, đáng yêu, trong đó có hình những chú heo. Hình ảnh những chú heo con kế bên heo mẹ thể hiện tình thân gia đình ấm áp, ước nguyện về một cuộc sống no đủ, sung túc. Người ta thường tặng hộp bánh trung thu hình heo cho gia đình, bạn bè hay người thân quen như lời chúc gia đình êm ấm, cuộc sống được sung túc, ...

Khi nhắc đến ẩm thực ngày Tết trung thu, không thể nào không nhắc đến những chiếc bánh trung thu huyền thoại, món ăn đong đầy những kỷ niệm của tuổi thơ, mang hương vị ấm áp của gia đình ngày đoàn viên. Tuy nhiên, không chỉ có mỗi Việt Nam có Tết trung thu thôi đâu, nào cũng khám phá những chiếc bánh trung thu phiên bản các nước Châu Á nhé.      Trung Quốc Ảnh: VCG Đối với người Trung Quốc, Trung thu là Tết đoàn viên, là dịp để mọi người trong gia đình sum họp. Do đó, loại bánh sử dụng trong dịp này thường là bánh nướng có hình tròn. Trên bánh, họa tiết có thể có hoặc không. Gần như mỗi vùng miền lại có một phong cách, hình dáng và hương vị bánh khác nhau. Nổi bật nhất là bánh trung thu theo phong cách Quảng Đông, Bắc Kinh, Triều Sán, Vân Nam, Tô Châu, Ninh Ba, Thượng Hải, Hong Kong và Đài Loan. Hàn Quốc Ảnh: Conde Nast Traveler Trung Thu là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm ở xứ sở kim chi. Trong dịp này, người ta làm món bánh truyền thống, gọi là songyeon. Bánh trung thu của Hàn Quốc mang hình bán nguyệt và không tròn như của Trung Quốc. Người Hàn Quốc quan niệm trăng khi tròn khi khuyết giống như cuộc đời của con người, luôn biến đổi để đạt đến hoàn mỹ. Ngày nay, loại bánh này không chỉ có màu trắng. Người ta đã biến tấu songyeon với nhiều màu sắc như hồng, tím, xanh và vàng, trông rất bắt mắt. Nhật Bản Ảnh: Lv Lâm Vào Tết Trung thu, người Nhật làm món bánh Tsukimi Dango truyền thống từ bột gạo nếp. Họ tin rằng thỏ ngọc sống trên mặt trăng. Khi ngắm trăng, họ thường tưởng tượng những chú thỏ đang ăn bánh bao hoặc giã bánh Tsukimi Dango. Tùy vào văn hóa và phong tục của từng vùng miền, Tsukimi Dango mang các hình dạng khác nhau. Nơi nặn bánh hình chữ nhật, nơi ép dẹt nhưng phổ biến nhất vẫn là hình tròn. Malaysia Ảnh: Rebecca Saw Bánh Trung Thu ở Malaysia đặt sự sáng tạo lên hàng đầu. Do đó, hình dạng bánh ở quốc gia này rất đa dạng. Ngoài bánh truyền thống có hình tròn giống bánh trung thu theo phong cách Quảng Đông của Trung Quốc, bánh trung thu ở Malaysia còn có hình sò biển, bông hoa hoặc ngôi sao. Ngoài hình dạng phong phú, màu sắc bánh trung thu tại Malaysia cũng rất bắt mắt. Philippines Ảnh: Pepper.ph Bánh Trung Thu truyền thống của Philippines có tên gọi hopia. Đây là loại bánh nướng đơn giản, không nhiều màu sắc hay hoa văn cầu kỳ nhưng phần nhân rất phong phú và hấp dẫn. Thông thường, nhân bánh hopia là đậu xanh, khoai môn, đậu đỏ, khoai lang tím, sầu riêng ...

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8. Nhưng dù cho bạn có dặn lòng “ăn thật ít, thật ít” thôi thì điều đó không có nghĩa là vòng bụng, cân nặng của bạn ở mức an toàn đâu nhé! Vì sao ư, bởi bản thân 1 chiếc bánh trung thu đã đầy ứ ự calories rồi. Trong khi đó, Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chế độ ăn của một người trưởng thành chỉ vào khoảng 2.000 calo/ngày.  Nếu bạn ăn thừa quá nhiều calo/ngày, bạn rất dễ mắc bệnh béo phì; trong khi đó ăn ít hơn calo quy định cũng không thật tốt với sức khỏe. Thế nên, nếu bạn là “fan cuồng” của bánh trung thu thì hãy làm 1 phép tính nho nhỏ để có thể biết được ta đã nạp bao nhiêu calories vào người và phải làm gì để tẩu tán chúng nhé!  Quy định: Mỗi chiếc bánh trung thu là loại 250gr. Tốc độ chạy bộ 10km/h. Đùi gà rán hay bánh nướng đều là món khoái khẩu của nhiều người. Thế nhưng, nếu bạn lỡ thưởng thức 1 chiếc bánh nướng nhân sen nhuyễn thì bạn cần phải “trả giá” bằng 70 phút chạy bộ để tiêu hao hết được nó đấy! Bánh nướng thêm quả trứng muối nữa thì tuyệt cú mèo, thế nhưng đổi lại bạn sẽ nạp vào cơ thể gần 800 calo – gần 1/2 lượng calo cho phép tiêu thụ trong ngày rồi. Thế nên, sẽ chẳng có gì lạ nếu bạn phải chạy tới quãng đường dài tới 12km – khoảng 7 vòng hồ Hoàn Kiếm. Sự thật là bánh nướng nhân thập cẩm rất ngon nhưng bạn có hay chúng đã thêm vào cơ thể 800 – 900 calo không? Làm sao để vứt bỏ lượng calo thừa thãi này? Hãy tự nguyện chạy bộ 90 phút thôi nào. Bánh nhân đậu đỏ thơm ngon tuyệt cú mèo thật đấy nhưng chúng sẽ tặng bạn 825 calo nếu ăn hết 1 chiếc. Để “xả” sạch lượng calo này thì bạn hãy cố chạy bộ từ Sân bay Tân Sơn Nhất về tới quận 1 rồi quay lại nhé! Fan trứng muối thì khó lòng bỏ qua bánh nướng sen nhân 2 trứng rồi. Và lượng calo trong chiếc bánh này tương đương với việc bạn ăn 3 miếng pizza đó. Cố gắng chạy bộ 1,5 tiếng mà đừng than thở gì nhé! Hamburger pho mai thì miễn chê, thế nhưng tiêu thụ 2,5 chiếc bánh này thì mới gần bằng lượng calo có trong 1 chiếc bánh nướng sen 4 trứng cơ. Với lượng calo khủng như vậy, thì bạn lên dây cót chạy 10 vòng chiều dài Hầm Thủ Thiêm đi nha. Trà sữa thực sự rất mê, nhưng uống 2 cốc trà sữa vẫn chưa thể sánh được bằng việc bạn nạp 1 lượng calo khủng ...

Bánh Trung thu, món ăn truyền thống ngày Rằm tháng Tám. ẢNH: TL Đa dạng chủng loại Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Trung thu. Trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm bánh Trung thu phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, các chủng loại bánh sử dụng cho đối tượng riêng biệt (như người tiểu đường, thừa cân béo phì, tăng huyết áp). Các sản phẩm này thông thường được sản xuất từ 3 nguồn: Bánh Trung thu của các công ty (hãng), của các nhà sản xuất tư nhân (thủ công), của các gia đình tự sản xuất (gọi là bánh home-made). Nếu trước đây chỉ có bánh dẻo và bánh nướng nhân thập cẩm theo truyền thống thì bây giờ các loại bánh rất đa dạng: Gà quay, lạp xưởng, bào ngư, nấm đông cô, hải sâm, trứng… đến khoai môn, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, hạt sen, sữa dừa, rau câu, táo tàu, mứt bí, hạt dưa, hạt điều, mè… và một số loại bánh chay, bánh cho người ăn kiêng: Tiểu đường, thừa cân béo phì,… Bánh Trung Thu cổ truyền thường có độ ngọt cao và chất béo nhiều, giữ được nét truyền thống, lại là bánh gia truyền nên được người lớn tuổi và trẻ nhỏ hâm mộ. Ngoài ra các loại bánh home-made cũng đang rất thịnh hành, bánh này hình thức chưa thực sự đẹp nhưng ghi điểm bằng sự sáng tạo, mới lạ cũng như nguồn gốc rõ ràng. Những người trẻ thường thích các loại bánh hiện đại của các công ty sản xuất theo dây chuyền. Bánh Trung thu: Ai cần thận trọng khi ăn? Về thành phần dinh dưỡng của bánh Trung thu, bánh Trung thu rất ngọt và béo ngậy, do vậy nó cung cấp nhiều năng lượng. Vì bánh giàu năng lượng từ đường và chất béo, với những trẻ gầy còn đỡ, với trẻ thừa cân béo phì và những người mắc bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng thì là một mối nguy cơ lớn tới sức khỏe. Những trẻ gầy lại ít thích ăn, trẻ thừa cân béo phì sẵn sàng thanh toán gọn ghẽ, thậm chí bánh càng ngọt càng béo chúng lại càng thích. Vì vậy, sau tết Trung thu, bao nhiêu công tập luyện, chế độ ăn kiêng trước đó coi như vô ích. Trong bánh có rất nhiều đường và chất béo, trừ một vài loại dành cho người ăn kiêng, ngoài tạo nên hương vị đặc trưng còn là một biện pháp để bảo quản. Về thành phần dinh dưỡng của một chiếc bánh dẻo nhân thập cẩm khoảng 170gam, nó cung cấp 566kcal, 16,3g đạm, 6,6g lipid, 110,2g glucid; một bánh dẻo một trứng đậu xanh khoảng 176g chứa 648 Kcal (năng lượng gấp 2 – 2,5 lần bát phở bò). Còn trong một bánh nướng 176g thập cẩm cung cấp 706kcal, 18g đạm, 31,5g lipid ...

Nội dung chính Bảng giá bánh trung thu Kinh Đô Bảng giá bánh trung thu Thu Hương Bảng giá bánh trung thu Givral Bảng giá bánh trung thu Long Đình Bảng giá bánh trung thu Hữu Nghị Bảng giá bánh trung thu Đồng Khánh Bảng giá bánh trung thu Bibica Không khí trung thu đang đến gần, đây cũng là thời điểm mọi người có nhu cầu mua sắm bánh trung thu cho gia đình hay biếu tặng người thân, bạn bè. Sau đây là giá bánh trung thu mới nhất năm 2020 của những thương hiệu uy tín như Kinh Đô, Thu Hương, Givral, Long Đình… để các bạn tham khảo và lựa chọn. Bảng giá bánh trung thu Kinh Đô Kinh Đô là một trong những thương hiệu bánh được nhiều người yêu thích nhất. Với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất bánh trung thu, Kinh Đô biết cách làm thể nào để đem đến cho mọi người không khí tết Trung Thu đoàn viên và ấm áp nhất. Các nguyên liệu làm bánh luôn tươi ngon, được chọn lọc kỹ càng cùng dây chuyền làm bánh tiên tiến, hiện đại nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng. Dưới đây là bảng báo giá bánh trung thu Kinh Đô: Bảng giá bánh trung thu Kinh Đô năm 2020 Bấm  để xem kích thước phóng to của ảnh. Bảng giá bánh trung thu Thu Hương Ra đời từ năm 1996, đến nay Thu Hương đã dần khẳng định được tên tuổi của mình trong lòng người dân thủ đô cũng như nhiều tỉnh thành trên cả nước. Bánh trung thu Thu Hương được sản xuất trên dây chuyền hiện đại kết hợp cùng những bí quyết gia truyền đã tạo nên những sản phẩm không chỉ hấp dẫn về hình thức mà còn giữ được hương vị bánh đậm đà bản sắc dân tộc. Dưới đây là bảng báo giá bánh trung thu Thu Hương Bảng giá bánh trung thu Thu Hương Bảng giá bánh trung thu Givral Với tiêu chí “Vì sức khỏe người tiêu dùng”, các dòng bánh của Givral luôn là dòng bánh tươi, không có chất bảo quản hay phụ gia có hại ảnh hưởng đến sức khỏe. Qua bàn tay khéo léo giàu kinh nghiệm của các nghệ nhân, bánh trung thu Givral mang đến cho khách hàng hương vị thơm ngon từ các nguyên liệu tinh khiết được chọn lọc kỹ càng. Đặc biệt lớp vỏ bánh mỏng vàng bao bọc lấy lớp nhân ngọt, beo béo một cách tinh tế tạo một nên hương vị đặc trưng rất riêng. Dưới đây là bảng giá bánh trung thu Givral: Bảng giá bánh trung thu Givral Bảng giá bánh trung thu Long Đình Mang đậm hương vị Hồng Kông, bánh trung thu Long Đình không chỉ nổi bật về hương vị mà các hộp bánh còn được chăm chút kĩ lưỡng về vẻ ngoài khiến chúng trở nên trông cực kỳ trang trọng ...

Mùa thu – mùa của những hàng cây hoa sữa thi nhau tỏa hương ngào ngạt, mùa của tiếng trống giòn giã thôi thúc các em nhỏ chào đón ngày tựu trường, mùa của những gánh cốm xanh tươi được gói trong lớp lá sen già vẫn còn ấm hương lúa mới… Mùa thu là mùa đem lại cho người ta cảm nhận về những điều dịu dàng lãng mạn nhất. Thế nhưng mùa thu chưa thật trọn vẹn nếu không nhắc tới Tết Trung thu – Tết của sự đoàn viên. Theo câu chuyện thuở ấu thơ được bà được mẹ kể lại, vào ngày rằm tháng Tám, mặt trăng sẽ to tròn, đẹp và sáng nhất trong năm. Khi ấy ngước lên bầu trời sẽ thấy bóng dáng chị Hằng Nga hay Chú Cuội ngồi dưới gốc cây đa trong sự tích. Bởi vậy, không chỉ có các em nhỏ mới mong đến trung thu để được nhìn thấy những nhân vật trong truyện cổ tích, mà ngay cả người lớn cũng không khỏi háo hức mỗi dịp thu về. Bởi lẽ, đây là lúc các thành viên trong gia đình dù ở nơi đâu xa cũng tranh thủ về nhà, cùng nhau sum họp sau bữa cơm tối ấm áp, vừa thưởng trăng trong làn gió mát lành, vừa nhâm nhi tách trà sen thơm ngon với miếng bánh trung thu ngọt dịu. Bánh trung thu là món quà không thể thiếu vào mỗi dịp Tết đoàn viên. Cách thưởng thức bánh trung thu chuẩn nhất là kết hợp với trà sen thơm nóng. Người ta nhận ra Tết Trung thu sắp tới là khi trên khắp các con phố bắt đầu bày bán những chiếc bánh nướng, bánh dẻo vuông vắn in hoa văn bắt mắt. Ngoài các loại nhân truyền thống như đậu xanh, thập cẩm, bánh trung thu nay có thêm nhiều vị mới hơn để phù hợp với nhu cầu của khách hàng như nhân trứng muối, trà xanh, đậu đỏ… Thị trường bánh trung thu hiện nay có thêm nhiều loại nhân mới. Thế nhưng bạn có từng nghĩ rằng, yến sào – thứ đặc sản cao cấp của vùng đất Khánh Hòa, cũng được dùng làm nguyên liệu chế biến ra những chiếc bánh nướng, bánh dẻo thơm ngon hay chưa? Món đặc sản nổi tiếng của vùng đất biển thơ mộng nay được giới thiệu đến rộng rãi người tiêu dùng hơn thông qua thức quà cổ truyền quá đỗi quen thuộc. Cái vị là lạ mà lại quen quen của bánh trung thu yến sào chắc chắn sẽ là một trải nghiệm thú vị đánh thức vị giác của bạn. Bánh trung thu yến sào. Bánh trung thu yến sào Khánh Hòa là một món ăn khá mới lạ. Yến sào được dùng làm nhân bánh và pha vào bột bánh tạo ra vị ngọt vô cùng tinh tế. Với nguyên liệu là yến sào và một số đặc ...

Nội dung chính Địa chỉ cửa hàng bánh trung thu Bảo Phương ở đâu? Các hương vị và giá bánh trung thu Bảo Phương Đậm đà hương vị truyền thống bánh trung thu Bảo Phương Có thể nói bánh trung thu Bảo Phương là đặc sản Hà Nội được lòng rất nhiều người bởi hương vị truyền thống khó có thể tìm thấy ở những hộp bánh được sản xuất công nghiệp. Chính vì thế mà mỗi khi đến dịp trung thu hay cúng lễ, người ta lại chẳng hề thấy lạ lùng cảnh mọi người “rồng rắn” xếp hàng trước cửa hàng Bảo Phương để cố gắng mua cho mình một vài hộp bánh trung thu mang về. Địa chỉ cửa hàng bánh trung thu Bảo Phương ở đâu? Cửa hàng bánh Bảo Phương có hai cơ sở ở số nhà 183 và 201A đều cùng nằm trên phố Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội. Cửa hàng bánh Bảo Phương số 183 Thụy Khuê (ảnh sưu tầm) Các hương vị và giá bánh trung thu Bảo Phương Mang hương vị cổ truyền, thế nên những chiếc bánh trung thu ở cửa hàng Bảo Phương vẫn giữ nguyên những loại nhân truyền thống như thập cẩm, đậu xanh, sen… thay vì những loại nhân lạ lẫm socola, trà xanh hay bào ngư… của những loại bánh hiện đại. Bánh ở đây không sử dụng chất bảo quản nên có thời hạn sử dụng khá ngắn, 7 ngày đối với bánh dẻo và 15 ngày với bánh nướng. Giá mỗi chiếc bánh trung thu Bảo Phương từ 40.000đ – 65.000đ tùy từng loại. BẢNG GIÁ BÁNH TRUNG THU BẢO PHƯƠNG Thập cẩm lạp xườn 300g : 50k/ chiếcThập cẩm jam bông hạt dưa : 60k/ chiếcThập cẩm jam bông trứng muối : 70k/ chiếcThập cẩm jam bông gà quay trứng mặn : 80k/ chiếc Đậu xanh hạt dưa : 40k/ chiếcĐậu xanh hạt dưa trứng muối : 50k / chiếcSen nhuyễn hạt dưa trứng muối : 70k/ chiếcĐậu xanh trứng muối vỏ sôcôla : 70k/ chiếc Dẻo chay : 25k/ chiếcBánh chả 180g : 20k/ góiBánh xú dừa : 50k/ gói 5 chiếcBánh khảo : 15k/ góiBánh cắt nhân thập cẩm nhỏ : 20k/ chiếc Bánh trung thu Bảo Phương (ảnh Zing.vn) Đậm đà hương vị truyền thống bánh trung thu Bảo Phương Nhìn dòng người nườm nượp xếp hàng trước những cửa hàng Bảo Phương dịp trung thu có lẽ cũng phần nào giúp bạn trả lời câu hỏi “Bánh trung thu Bảo Phương có ngon không?”. Có lẽ chưa từng thấy ở một cửa hàng nào khác người Hà Nội lại kiên trì nhẫn nại như vậy để mua những hộp bánh nướng, bánh dẻo. Đặc biệt vào những ngày cận rằm trung thu thì lượng người đổ về đây mua bánh càng đông khiến tiệm không phục vụ kịp. Bánh trung thu ở đây cực kỳ hợp vị. Dù trải qua mấy chục năm nhưng vị bánh của Bảo ...

Tết Trung thu có xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng từ lâu lễ hội này đã trở thành truyền thống của nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Một trong những đặc trưng của ngày hội trăng rằm là chiếc bánh trung thu hình tròn mang ý nghĩa gia đình đoàn viên. Ngày nay, đáp ứng nhu cầu của thời đại, bánh trung thu đã “cách tân” thành rất nhiều loại, nhiều dạng độc đáo. Hãy cùng khám phá những chiếc bánh trung thu sáng tạo của các nước ở châu Á nào! Bánh trung thu là một loại bánh đặc trưng của Tết Trung thu có xuất xứ từ Trung Quốc. Bánh thường có hình tròn là hình ảnh tượng trưng cho sự tụ họp, đoàn viên của gia đình. Các thành viên dù sống xa nhau cách mấy nhưng đến ngày rằm tháng 8 âm lịch sẽ trở về nhà sum họp với gia đình. Dù ở quốc gia nào Trung thu cũng mang một thông điệp ý nghĩa như thế. Bánh trung thu truyền thống có lớp nhân ngọt bên trong, vỏ bọc bên ngoài mỏng, có màu nâu đậm của bánh nướng và ít mùi vị. Dường như ngày xưa, phương pháp duy nhất để làm bánh trung thu là nướng, khi mà bếp củi, bếp than còn thông dụng. Ngày nay, bánh trung thu hiện đại đa phần là sự “cách tân hợp mốt” với thời đại ưa chuộng mẫu mã đẹp, nguyên liệu của nhân bánh cũng đa dạng hơn. Nào là bánh nhân gà quay, jambon,… trà xanh là loại nhân đang hot hiện nay. Thập kỷ 1980 ở nhiều nước đã xuất hiện các kiểu bánh trung thu được làm lạnh (bánh dẻo lạnh), nhưng nước ta thì chỉ mới “debut” (ra mắt) vài năm gần đây. Còn có loại bánh trung thu chay, dành cho người ăn kiêng nữa. Thị trường bánh ngày càng trở nên phong phú. Thị trường bánh trung thu phát triển mạnh ở những nơi mà Tết Trung thu có tầm ảnh hưởng lớn như Trung Quốc, Việt Nam, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc. Hãy cùng dạo “quầy bánh” các nước nhân dịp Trung thu cùng Bloganchoi nhé! Việt Nam Ở nước chúng ta, bánh trung thu bao gồm 2 loại: bánh nướng và bánh dẻo. Bánh làm theo truyền thống thường có nhân đậu xanh trứng muối (hay hạt sen) có vị ngọt thanh hoặc nhân thập cẩm (jambon, lạp xưởng, lá chanh, mứt bí,…) nhai sừng sực rất vui. Nhân đậu xanh trứng muối (Ảnh: Internet) Nhân thập cẩm (Ảnh: Internet) Ngày nay, càng ngày càng xuất hiện nhiều mẫu mã bánh vô cùng bắt mắt, hương vị phong phú, mọi người có nhiều sự lựa chọn hơn. (Ảnh: Internet) Bánh trung thu vị trà xanh (Ảnh: Internet) Trung Quốc Tết Trung thu ở Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn đến phong tục nước này. Chính bởi hình ảnh gia đình ...

Thu tới, cũng là lúc nhiều chị em muốn trổ tài làm bánh Trung thu nhưng lại băn khoăn không biết làm thế nào để nhân bánh ngon, dẻo, thơm… Hãy để BlogAnChoi giúp bạn với cách làm các loại nhân bánh Trung thu dưới đây đảm bảo ai cũng phải tấm tắc khen ngon nhé! Vì trong cách làm bánh Trung thu truyền thống, các công đoạn khá cầu kỳ nên BlogAnChoi hướng dẫn cách làm phần nhân bánh trước nhé! Giá trị dinh dưỡng của nhân bánh Trung thu Bạn có biết nhân đậu xanh, thập cẩm hay sữa dừa trong chiếc bánh Trung thu mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe? Nếu đậu xanh tốt cho tim mạch, ngăn ngừa ung thư dạ dày, tăng cường hệ miễn dịch thì sữa dừa mang axit béo có lợi, còn “thập cẩm” với đầy đủ dưỡng chất của các loại nguyên liệu quyện hòa. Bánh Trung thu nhân thập cẩm đầy đủ dinh dưỡng (ảnh: internet) Bánh Trung thu nhân dừa sữa (ảnh: internet) Chính các loại nhân khác nhau làm nên các hương vị khác nhau của bánh Trung thu (dùng cho nhân của cả bánh dẻo và bánh nướng). Các loại nhân bánh Trung thu ngày càng đa dạng và phong phú: nhân thập cẩm, nhân đậu xanh, nhân sữa dừa, khoai môn, trứng muối,… Một số loại nhân bánh Trung thu được giới thiệu trong bài (nguồn: internet) Sau đây, BlogAnChoi xin chia sẻ với bạn cách làm một số loại nhân bánh Trung thu dễ làm và phổ biến nhất. Nhân đậu xanh Nhân đậu xanh là nhân cơ bản nhất của bánh Trung thu nhưng chưa bao giờ là “lỗi thời” bởi nó vẫn được nhiều người yêu chuộng. Nguyên vật liệu để làm nhân đậu xanh Đậu xanh đã xát vỏ: 200 gam Đường kính: 100 gam Mạch nha:1 muỗng nhỏ (có thể không có) Bột nếp bánh dẻo: 10 gam Dầu ăn: 80 gam Các bước làm nhân đậu xanh cho bánh Trung thu Bước 1: Ngâm đậu xanh Đậu xanh khi mua về lấy đem ngâm vào chậu ngập nước, cho thêm chút muối vào ngâm cùng trong khoảng 4 tiếng (có thể để qua đêm) để đậu nở ra, khi sên đậu sẽ nhuyễn, tơi, không bị khô hay rời rạc. Ngâm đậu xanh (nguồn: internet) Bước 2: Rửa sạch đậu đã ngâm Đậu sau khi ngâm no nước thì nở to gấp đôi, trọng lượng lúc này đạt 400 gam. Tiến hành đổ đậu đã ngâm ra rổ, bỏ nước cũ và vo lại 2 – 3 lần bằng nước cho sạch hẳn. Bước 3: Nấu đậu xanh Cho đậu vào một cái nồi inox to, đổ khoảng 1lít nước vào cùng, bắc nồi lên bếp và đun lửa vừa đến khi sôi thì hớt bọt. Cứ khoảng 5-7 phút thì khuấy để đậu không bị cháy, khê. Chú ý thêm nước nếu cạn, đổ nước ...

Mùa trung thu năm nay bạn đã có ý tưởng nào để dành tặng cho bạn bè và gia đình của mình chưa? Một chiếc bánh trung thu hoa sen đầy mới lạ và chứa đựng nhiều ý nghĩa sẽ là gợi ý tuyệt vời nhất dành cho bạn trong dịp tết đoàn viên sắp tới. Hãy cùng BlogAnChoi khám phá ngay cách làm bánh trung thu hoa sen sau đây nhé! Giá trị dinh dưỡng của bánh trung thu hoa sen Không chỉ gây được ấn tượng mạnh với người đối diện nhờ vào vẻ ngoài đẹp mắt và độc đáo, bánh trung thu hoa sen còn chứa đựng nguồn dinh dưỡng vô cùng tuyệt vời và rất tốt cho sức khỏe. Bánh trung thu hoa sen không chỉ trông rất đẹp mắt mà còn giàu dưỡng chất (ảnh: Facebook Chấn Ngô) Mỡ là một loại nguyên liệu rất đặc biệt tạo nên hương vị và giá trị dinh dưỡng cho bánh trung thu hoa sen. Trong mỡ chứa một lượng đạm dồi dào và protein. Bên cạnh các loại vitamin A, C thì trong mỡ còn có các loại khoáng chất như sắt, canxi… Đậu xanh cũng là một nguyên liệu chính để làm nhân bánh trung thu hoa sen. Với một nguồn protein lớn cùng các loại vitamin B, C thì đậu xanh đem đến cho cơ thể chúng ta một nguồn dưỡng chất rất dồi dào. Đặc biệt hơn, đậu xanh còn có tác dụng giải nhiệt, tốt cho tim mạch… Ngoài đậu xanh và mỡ, bánh trung thu hoa sen còn sử dụng các loại nguyên liệu bổ dưỡng khác như dừa, đường xay hay bột mì… Tất cả các loại nguyên liệu đã có sự kết hợp rất tuyệt vời để có thể làm nên bánh trung thu hoa sen bổ dưỡng. Bạn hãy sẵn sàng khám phá ngay cách làm bánh trung thu hoa sen sau đây nhé! Nguyên liệu cần dùng để làm bánh trung thu hoa sen Với phần nguyên liệu được sử dụng trong công thức, bạn có thể làm ra được phần bánh trung thu hoa sen dành cho 4 – 5 người ăn. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi lượng nguyên liệu để phù hợp với nhu cầu của mình. Nguyên liệu cần dùng để làm phần bột nước 100gram bột cake flour 50ml nước Phẩm màu hồng 2 muỗng cà phê đường xay mịn 20gram mỡ Nguyên liệu cần dùng để làm phần bột mỡ 100gram bột cake flour 53gram mỡ Nguyên liệu phần nhân bánh Nhân đậu xanh đã sên Nhân dừa Các dụng cụ cần thiết để làm bánh trung thu hoa sen Tô trộn (Bạn có thể đặt mua tô trộn tại đây) Cây cán bột (Bạn có thể đặt mua cây cán bột tại đây) Màng bọc thực phẩm (Bạn có thể đặt màng bọc thực phẩm tại đây) Chảo sâu Cách làm bánh trung thu hoa sen Cách làm bột nước ...

Ngay khi nhắc tới bánh trung thu ngàn lớp, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất tò mò và muốn khám phá ngay món bánh trung thu độc đáo này. Nếu vậy, bạn đừng bỏ lỡ cách làm bánh trung thu ngàn lớp nhân đậu xanh trứng muối mà BlogAnChoi gợi ý ngay sau đây nhé! Giá trị dinh dưỡng của bánh trung thu ngàn lớp nhân đậu xanh trứng muối Không hề thua kém các loại bánh trung thu truyền thống, bánh trung thu ngàn lớp ngoài hình thức bắt mắt còn có giá trị dinh dưỡng rất tuyệt vời. Chắc chắn, loại bánh trung thu hiện đại này sẽ làm bạn cảm thấy rất thích thú. Bánh trung thu ngàn lớp nhân đậu xanh trứng muối không chỉ có hương vị hấp dẫn mà còn rất giàu dưỡng chất (ảnh: Facebook Chấn Ngô) Đậu xanh là một trong những nguyên liệu chính để làm nhân bánh và nó cũng góp một phần quan trọng tạo nên hương vị hấp dẫn của bánh trung thu ngàn lớp. Đậu xanh sở hữu hàm lượng dinh dưỡng rất lớn, giàu protein, các loại vitamin và các khoáng chất như kali, canxi… Đặc biệt, đậu xanh còn giúp giải nhiệt, tăng cường sức khỏe tim mạch, giúp giảm cân… Trứng muối cũng là nguyên liệu tạo nên giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của bánh trung thu ngàn lớp nhân đậu xanh trứng muối. Trứng muối chứa một lượng lớn vitamin B1, B2… và các khoáng chất như photpho, sắt, canxi. Nhờ vậy, trứng muối giúp cơ thể phòng ngừa được các bệnh về mắt và rất tốt cho não bộ… Bên cạnh trứng muối và đậu xanh thì món bánh trung thu ngàn lớp này còn sử dụng rất nhiều nguyên liệu bổ dưỡng khác như bột mì, đường mịn… Tất cả đã có sự kết hợp hoàn hảo với nhau để tạo nên món bánh trung thu ngàn lớp vô cùng bổ dưỡng. Bạn còn chần chừ gì mà không khám phá cách làm bánh trung thu ngàn lớp ngay sau đây thôi nào! Nguyên liệu cần dùng để làm bánh trung thu ngàn lớp  Với số lượng nguyên liệu được sử dụng trong công thức, bạn có thể làm ra được phần bánh dành cho 6- 7 người ăn. Tuy nhiên, bạn có thể tăng hoặc giảm lượng nguyên liệu để phù hợp với mục đích sử dụng của mình hơn. Nguyên liệu cần dùng để làm nhân bánh 6 quả trứng vịt muối Nhân đậu xanh đã sên Nguyên liệu cần dùng để làm phần vỏ bánh Nguyên liệu cần dùng làm phần bột nước 150gram bột mì 20gram đường mịn 60gram mỡ 100ml – 120ml nước Nguyên liệu cần dùng làm phần bột mỡ 150gram bột mì 90gram mỡ Màu thực phẩm Các dụng cụ cần thiết khi làm bánh trung thu ngàn lớp nhân đậu xanh trứng muối Cách làm bánh trung thu ngàn lớp nhân ...

Không chỉ có bánh nướng hay bánh dẻo mà bánh trung thu Đài Loan cũng đang là cái tên rất “hot” được mọi người tìm kiếm và lựa chọn trong thời gian gần đây. Và nếu bạn cũng yêu thích loại bánh mới lạ này thì hãy tham khảo ngay cách làm bánh trung thu Đài Loan nhân mochi ruốc vô cùng đơn giản mà BlogAnChoi gợi ý sau đây nhé! Giá trị dinh dưỡng của bánh trung thu Đài Loan nhân mochi ruốc Không chỉ thu hút nhờ vào hương vị mới lạ hay tạo hình ấn tượng mà bánh trung thu Đài Loan nhân mochi ruốc còn được mọi người ưu ái lựa chọn vì giá trị dinh dưỡng vô cùng tuyệt vời. Và chắc chắn, bạn sẽ rất bất ngờ khi tìm hiểu về nguồn dưỡng chất đặc biệt của loại bánh trung thu này. Bánh trung thu Đài Loan nhân mochi ruốc sở hữu rất nhiều dưỡng chất tuyệt vời (ảnh: Facebook Trần Thắm) Để làm bánh trung thu Đài Loan bạn cần sử dụng rất nhiều bột mì. Đặc biệt là trong bột mì chứa một lượng lớn chất xơ và cả protein. Ngoài ra, bột mì còn cung cấp cho cơ thể chúng ta một lượng khoáng chất lớn như canxi, kẽm, calo… cùng nhiều loại vitamin như A, B, D… Phần nhân bánh trung thu Đài Loan nhân mochi ruốc được làm từ rất nhiều nguyên liệu bổ dưỡng trong đó đáng kể đến nhất là đậu xanh. Đậu xanh chứa nhiều vitamin, ngoài ra còn có lượng lớn protein. Chính vì vậy, đậu xanh có tác dụng rất tốt tới hệ tim mạch, giúp giải nhiệt… Sự kết hợp hài hoà của tất cả nguyên liệu không chỉ tạo nên hương vị hấp dẫn mà còn tạo nên nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho bánh trung thu Đài Loan nhân mochi ruốc. Nguyên liệu cần dùng để làm bánh trung thu Đài Loan nhân mochi ruốc Với số lượng nguyên liệu được sử dụng trong công thức bạn có thể làm được lượng bánh dành cho 3-4 người thưởng thức. Nếu số bánh chưa phù hợp bạn hãy tăng hoặc giảm lượng nguyên liệu nhé! Nguyên liệu phần vỏ bánh 150gram bột mì đa dụng 30gram đường 35gram bơ nhạt 1 lòng đỏ trứng vịt 40-50gram sữa tươi không đường Nguyên liệu phần bột ruột 65gram bơ nhạt 135gram bột mì đa dụng Nguyên liệu phần nhân 150gram sữa tươi 100gram bột gạo nếp 15gram dầu ăn 20gram mạch nha Nhân đậu xanh đã sên Dụng cụ cần thiết để làm bánh trung thu Đài Loan nhân mochi ruốc Cách làm bánh trung thu Đài Loan nhân mochi ruốc Các bước nhào bột Bước 1: Trộn đều các nguyên liệu phần vỏ bánh lại với nhau, sau đó dùng màng bọc thực phẩm bọc lại và để bột nghỉ khoảng 30 phút. Phần bột làm vỏ bánh (ảnh: Facebook Trần Thắm) Bước ...

Bánh trung thu đã là món bánh truyền thống trong mỗi mùa Trung Thu với mọi nhà. Nếu nhàm chán với bánh trung thu truyền thống thì hãy cùng BlogAnChoi học cách làm bánh trung thu dẻo lạnh vị trà đào ngon như ly trà đào nhé ! Nội dung chính Bánh trung thu dẻo lạnh là gì? Bánh trung thu dẻo lạnh được gọi rất nhiều tên gọi như bánh dẻo tuyết, bánh trung thu da tuyết… Loại bánh xuất xứ từ Hồng Kông này có điểm đặc trưng và khác biệt hơn so với bánh trung thu truyền thống nhờ vào lớp vỏ nếp và được giữ đông lạnh, hương vị đặc biệt, ít chất béo và sử dụng rất ít hay có thể không sử dụng dầu ăn nên rất được cộng đồng ưa chuộng. Bánh trung thu dẻo lạnh dễ dàng biến tấu ra những màu sắc, hương vị khác nhau nên rất được cộng đồng ưa chuộng (nguồn: Internet) Bánh trung thu dẻo lạnh có công thức có thể thay đổi linh hoạt và biến tấu dễ dàng ra những màu sắc, hương vị khác nhau cũng như phần nhân có thể tùy biến vào sự sáng tạo của người làm bánh để cho ra các hương vị mới mẻ, bớt ngọt hơn lại hòa tan trong cái man mát vẫn còn vương lại sau khi lấy khỏi tủ lạnh, được mọi người hiện nay rất yêu thích và thưởng thức. Giá trị dinh dưỡng của bánh trung thu dẻo lạnh vị trà đào Nghe tên bánh bạn cũng có thể biết được các thành phần như bột mì, bột gạo, đường… cung cấp một lượng chất béo và tinh bột vô cùng dồi dào. Tuy nhiên, trong món bánh này có chứa 2 thành phần đặc biệt là trà đen vào đào. Trà đen và quả đào được xem là một sự kết hợp tuyệt vời bởi hương vị thanh ngọt và chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe. Bánh trung thu dẻo lạnh vị trà đào thơm ngon lạ miệng và có giá trị dinh dưỡng cao (nguồn: Lam Mau TV) Trà đen có giá trị dinh dưỡng cao giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa thiệt hại trong cả máu và tại thành động mạch, hỗ trợ tiêu hóa, có lợi cho hệ thống miễn dịch, giảm nếp nhăn và dấu hiệu lão hóa cho da. Đào có những tác dụng tuyệt vời như tránh được táo bón và điều chỉnh nhu động ruột, ngăn ngừa thiếu máu, tốt cho mắt và ngăn ngừa ung thư. Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị khi làm bánh trung thu dẻo lạnh vị trà đào Nguyên liệu Với lượng nguyên liệu trong công thức , bạn có thể làm ra được 4 chiếc bánh trung thu dẻo lạnh vị trà đào. Bạn có thể gia giảm số lượng nguyên liệu để phù hợp với nhu cầu của mình nhé. Lớp vỏ 20g bột nếp ...

Vào mỗi dịp rằm tháng 8, bánh trung thu lại là món quà quen thuộc và ý nghĩa dành tặng những người thân yêu. Bạn cũng có thể tự làm bánh trung thu tại nhà vừa ngon vừa rẻ để chiêu đãi gia đình và bạn bè. Ngoài bánh dẻo, bánh nướng truyền thống thì hôm nay BlogAnChoi sẽ hướng dẫn cách làm bánh trung thu rau câu nhân flan mới lạ, bắt mắt lại có hương vị thơm ngon không kém đâu nhé! Giá trị dinh dưỡng của bánh trung thu rau câu nhân flan Món bánh trung thu này không chỉ ngon miệng, đẹp mắt mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Trong đó, bột rau câu giòn không chỉ là nguyên liệu phổ biển để làm thành các món mát lạnh giúp giải nhiệt ngày hè, mà còn chứa nhiều khoáng chất như sắt, canxi, phospho,…có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, còn có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, ngừa táo bón, thải độc, giảm hàm lượng cholesterol,… Bánh trung thu rau câu nhân flan vừa ngon vừa đẹp lại giàu dinh dưỡng (Nguồn: Góc Bếp Nhỏ) Còn nhân bánh flan được làm từ hai nguyên liệu chính giàu dưỡng chất đó là trứng gà và sữa. Như vậy, sẽ cung cấp hàm lượng các chất đạm, acid amin, vitamin và chất béo cần thiết cho cơ thể. Đồng thời có công dụng tăng cường sức khỏe, hạ huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giảm căng thẳng,… Nguyên liệu để làm bánh trung thu rau câu nhân flan Với số lượng nguyên liệu này sẽ rất thích hợp cho 3 – 4 người thưởng thức bánh trung thu rau câu. Ngoài ra, bạn cũng có thể điều chỉnh số lượng cho phù hợp với số thành viên trong gia đình nhé! Phần rau câu Bột rau câu giòn agar: 1 gói 25g (Bạn có thể đặt mua bột rau câu tại đây) Sữa đặc: 100g Đường: 300g Nước cốt dừa: 100ml (Bạn có thể đặt mua nước cốt dừa tại đây) Nước lọc: 1,5 lít Nước cốt lá dứa, chanh dây và thanh long đỏ để tạo màu Có thể sử dụng các màu thực phẩm khác tùy thích (Bạn có thể đặt mua màu thực phẩm tại đây) Phần nhân bánh flan Trứng gà: 4 quả Sữa tươi: 100ml Sữa đặc: 150g Đường: 30g Nước sôi: 200ml Nguyên liệu làm bánh trung thu rau câu nhân flan (Nguồn: Internet) Dụng cụ cần thiết cho bánh trung thu rau câu nhân flan Khuôn làm bánh trung thu rau câu (Bạn có thể mua khuôn bánh trung thu tại đây) Cách làm bánh trung thu rau câu nhân flan Bước 1: Cho vào nồi 30g đường, 30ml nước lọc rồi bắc lên bếp đun đến khi sôi đều và sệt lại thì cho phần nước đường vào khuôn làm bánh flan và để nguội. Nấu nước đường cho ...

Trung thu thì không thể thiếu bánh trung thu mà mùa dịch thế này thì hãy cùng BlogAnChoi thử ngay công thức làm bánh trung thu từ bánh mì sandwich cực đơn giản tại nhà nhé! Bánh trung thu từ bánh mì: Tưởng không thể mà có thể Bánh trung thu là một món không thể thiếu mỗi dịp Tết đoàn viên. Những ngày chưa dịch, bánh trung thu có đủ loại, đủ nhân, đủ màu sắc và có thể dễ dàng tìm mua ở nhiều tiệm bánh. Thế nhưng những ngày ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, đôi khi muốn thưởng thức một chiếc bánh trung thu cũng là điều vô cùng xa xỉ. Đừng lo, BlogAnChoi sẽ mách bạn công thức làm bánh trung thu từ bánh mì sandwich cực dễ và nguyên liệu cực đơn giản, phù hợp tình hình khó khăn, khan hiếm mùa dịch nhé! Bánh trung thu nhân phô mai tan chảy. (Ảnh: Internet) Nguyên liệu và dụng cụ làm bánh trung thu từ bánh mì Nguyên liệu làm bánh trung thu Nguyên liệu làm bánh trung thu từ bánh mì. (Ảnh: Internet) Bánh mì sandwich: 04 lát Đường: 02 muỗng canh Bột ca cao: 02 muỗng canh Sữa tươi: 5 ml Trứng muối: 02 cái (chỉ lấy lòng đỏ) Phô mai: 01 hộp Phần nguyên liệu này đủ để làm 04 cái bánh trung thu (loại 100 gam/cái) nên tùy theo nguyên liệu có sẵn, bạn có thể cân đối cho phù hợp nhé! Dụng cụ làm bánh trung thu Khuôn làm bánh trung thu. Bạn có thể đặt mua khuôn làm bánh trung thu trên Shopee tại đây. Giấy nến. Bạn có thể đặt mua giấy nến trên Shopee tại đây. Các bước sơ chế khi làm bánh trung thu từ bánh mì Nếu bạn sử dụng nhân trứng muối thì cần sơ chế trứng muối bằng cách tách lấy lòng đỏ đem ngâm trong rượu hoặc giấm cho bớt tanh. Sau đó quét chút dầu mè cho thơm (nếu không có dầu mè bạn có thể bỏ qua bước này) rồi đem nướng ở 150ºC trong 10 phút cho nhân chín đều. Các bước làm bánh trung thu từ bánh mì Bánh sandwich cắt hoặc xé vụn thành các mẫu nhỏ rồi cho vào cối xay sinh tố cùng với đường, bột ca cao, sữa tươi theo tỉ lệ như trên và xay nhuyễn trong 5 – 7 phút. Nếu hỗn hợp thu được hơi nhão thì bạn có thể cho thêm một ít bột mì vào trộn đều. Cắt nhỏ hoặc xé vụn bánh mì trước khi cho vào cối xay nhuyễn. (Ảnh: BlogAnChoi) Chia hỗn hợp thành 04 phần bằng nhau và vo thành viên tròn sau đó cán dẹt và cho nhân phô mai hoặc nhân trứng muối lại rồi bọc kín nhân. Cho bánh vào khuôn và nhấn giữ trong khoảng 1 phút để tạo hình bánh. Sau đó, nhẹ nhàng rút khuôn ra và làm ...

Hằng năm Tết Trung thu các bạn thường làm gì? Trung thu năm nay dù các bạn có thể ở nhà hay chưa thể về đoàn tụ với gia đình thì BlogAnChoi hy vọng 3 công thức làm bánh trung thu tại nhà trong mùa dịch Covid-19 sẽ giúp các bạn có một ngày Tết Đoàn viên trọn vẹn hơn nhé! 1. Làm bánh trung thu từ bánh Oreo Bánh trung thu cùng bánh oreo không cần lò nướng (Ảnh: Internet) Nguyên liệu làm bánh trung thu từ bánh Oreo Bánh Oreo: 548 g (tương đương 4 cây bánh), tùy vào sáng tạo của mình các bạn có thể chọn bánh oreo truyền thống hay các mùi vị oreo khác mà mình yêu thích nhé. Bơ lạt: 40 g Khuôn in bánh Cách chế biến bánh trung thu từ bánh Oreo Bước 1: Tách phần bánh Oreo. Tách vỏ bánh và phần kem bánh ra làm 2 tô riêng. Vo tròn nhân kem thành 2 viên, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh tầm 15 phút. Bước 2: Trộn vỏ bánh trung thu oreo Cho vỏ bánh vào máy xay sinh tố, xay cho thật nhuyễn mịn. Tiếp theo dùng hãy đun chảy 40g bơ lạt, sau đó cho từ từ vào phần bột vỏ bánh theo từ ít một. Dùng tay trộn đều đến khi bột kết dính, vo thành viên vừa ăn. Bước 3: Tạo hình bánh Cho một ít bột vỏ bánh vào khuôn- tầm ½ khuôn, đặt viên nhân vo khi nãy vào giữa phần vỏ bánh. Các bạn có thể rồi thêm 1 lớp bột vỏ bánh lên trên. Sau đó, dùng tay ấn thật chặt khuôn để tạo hình mình mong muốn nhé. Bạn có thể tham khảo lựa chọn một số khuôn bánh tại đây. Để bánh vào tủ lạnh khoảng 10 phút là có thể dùng được rồi nhé! Bước 4: Thành phẩm bánh trung thu từ bánh Oreo sẽ có lớp vỏ đắng nhẹ của bánh oreo, chút béo của bơ lạc, vị ngọt béo của nhân bánh. Đây chắc chắn sẽ là chiếc bánh trung thu vừa có chút truyền thống về hình dáng nhưng lại mang hương vị hiện đại. Món bánh này sẽ giúp bạn chinh phục được mọi vị giác từ ông bà, cha mẹ và cả trè em. Xem thêm cách làm bánh trung thu Oreo trong video sau: 2. Bánh trung thu khoai lang nhân thơm (dứa) Bánh trung thu khoai lang nhân thơm (Ảnh: Internet) Nguyên liệu làm bánh trung thu khoai lang Khoai lang: 5 củ Thơm (dứa): 1 Trái Đường: 2 muỗng Khuôn in bánh Cọ quét bánh Cách chế biến Bánh trung thu khoai lang nhân thơm Bước 1: Khoai lang gọt vỏ thái thành miếng vừa, đem rửa sạch. Sau đó mang hấp cách thủy đế khi chín Bước 2: Cho 1 muỗng đường vào tán đến khi khoai nhuyễn, nhớ là tán khi khoai còn nóng Bước 3: ...

Bánh Trung thu là món quà không thể thiếu trong ngày Tết Đoàn viên, việc tìm chọn các nhà cung cấp bánh trung thu cao cấp, chính hãng để làm quà tặng bạn bè, đối tác là vấn đề vô cùng nan giải. Sau đây Foodi.com.vn tổng hợp chia sẻ Top 10 địa chỉ bán Bánh Trung thu chính hãng để bạn tham khảo. Đại lý Bánh Trung thu Chính hãng SANGIA VN Với nhiều chính sách cùng chương trình khuyến mãi tốt trong dịp Lễ Trung thu 2020, SANGIA VN mang đến cho Khách hàng những dòng Bánh Trung thu chính hãng và Cao cấp nhất đến từ các nhãn hiệu lớn: Kinh Đô, Như Lan, Lafeva, Givral, Brodard, Đại Phát,… Nếu bạn đang tìm nhà cung cấp các dòng Bánh Trung thu có chiết khấu cao thì SANGIA VN là địa điểm tuyệt vời cho bạn lựa chọn. Hiện tại, SANGIA VN đang có chương trình “Mua bánh trung thu – Tặng bộ ấm trà Minh Long mạ vàng” cùng nhiều mức ưu đãi khác cho các khách hàng liên hệ sớm. Xem ngay Bảng giá bánh Trung thu 2020 Thông tin liên hệ Công ty Quà Tặng Doanh Nghiệp SanGia VN Địa chỉ: 316 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, TPHCM Điện thoại: 0915 039 109 (Zalo) Email: [email protected] Website: https://www.sangia.vn Đại lý Bánh Trung thu – Trung thu Việt Trung thu Việt là đại lý chuyên cung cấp Bánh Trung thu chính hiệu với giá cạnh tranh tại TP.HCM, Bình Dương, Long An và các tỉnh lân cận. Với mức chiết khấu tốt, giao hàng tận nơi, có xuất hóa đơn đỏ theo yêu cầu, đảm bảo an toàn về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm. Trung Thu Việt chuyên cung cấp các dòng sản phẩm từ các thương hiệu lớn như Kinh Đô, Như Lan, Givral, Đồng Khánh. Thông tin liên hệ Văn phòng: số 10 Tôn Thất Thuyết, Phường 18, Quận 4, Tp.HCM. Điện thoại:  0908 640 639 (Zalo) – 0346 357 368 Nhà phân phối Bánh Trung thu MIENTAYZONE MIENTAYZONE cùng với các dòng sản phẩm phong phú của mình sẽ trở thành bạn đường đáng tin cậy, thay cho những tính cảm tri ân, sự kính trọng đến với người thân, gia đình, đồng nghiệp, đối tác kinh doanh của bạn. Cùng với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo và các chính sách ưu đãi và mức chiết khấu hấp dẫn sẽ làm hài lòng tất cả những vị khách khó tính nhất. Thông tin liên hệ Địa chỉ: 2 Lê Đức Thọ, Phường 7, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh Điện thoại:  0946.775.859( Ms.Trúc) / 0823.6666.24 (Ms.Linh) / 0856.5555.38( Ms.Trúc) / 0901.055.599 (Ms.Trâm) Bánh Trung thu cao cấp Sông Đáy MoonCake Sông Đáy là nhà cung cấp bánh Trung thu chất lượng với 12 năm kinh nghiệm, đảm bảo chính hãng và an toàn cho người tiêu dùng. Sông Đáy MoonCake phân phối bánh với chiết khấu cao cho các ...

Những ngày sát rằm tháng tám, người người nhà nhà lại nô nức sắm sửa đèn hoa, hào hứng chuẩn bị phá cỗ Tết Trung Thu. Đặc biệt, dịp này không thể thiếu những chiếc bánh trung thu thơm ngon, hấp dẫn trên bàn thờ - thứ ẩm thực làm nên nét đặc sắc cho ngày Tết Đoàn Viên. Chúng ta ăn bánh trung thu hàng năm, thế nhưng bạn có biết nguồn gốc bánh trung thu thực sự?

Tết Trung Thu là một trong những ngày lễ lớn nhất ở Trung Quốc. Người Trung Hoa cũng hào hứng đón Tết Đoàn Viên với đèn hoa rực rỡ, với thức bánh trung thu tròn vị. Ở đất nước hình chữ S thân yêu, chúng ta có thể dễ dàng kể tên một vài cái tên vàng trong làng bánh trung thu ngon, thế nhưng bạn có biết những loại bánh trung thu ngon khó cưỡng nổi danh xứ người anh em láng giềng?

Tết Trung Thu là một trong những ngày lễ lớn nhất ở Trung Quốc. Người Trung Hoa cũng hào hứng đón Tết Đoàn Viên với đèn hoa rực rỡ, với thức bánh trung thu tròn vị. Ở đất nước hình chữ S thân yêu, chúng ta có thể dễ dàng kể tên một vài cái tên vàng trong làng bánh trung thu ngon, thế nhưng bạn có biết những loại bánh trung thu ngon khó cưỡng nổi danh xứ người anh em láng giềng?

Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến tết trung thu khiến ai ai cũng háo hức và mong chờ. Mà tết thì nhất định không thể thiếu những chiếc bánh trung thu. Hãy cùng khám phá ngay top các địa chỉ bánh trung thu ngon ở Sài Gòn để dành tặng những người thân yêu nhé.

Lại một mùa trung thu nữa lại sắp đến, bên cạnh tết Nguyên Đán thì tết Trung thu đã trở thành một dịp lễ đặc biệt không thể thiếu đối với người dân Việt. Cũng vì thế, chiếc bánh trung thu đã trở thành vật không thể thiếu tạo nên không khí của ngày lễ. Ngày nay, bánh trung thu được chế biến cầu kỳ và có nhiều loại hơn để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Hãy cùng Wecheckin tìm hiểu thử 5 loại bánh trung thu độc, lạ nhất năm 2019 nhé. 1. Bánh trung thu trà sữa 2. Bánh trung thu Zen 3. Bánh trung thu 3D 4. Bánh trung thu nhân sâm – đông trùng hạ thảo 5. Bánh trung thu tỏi đen 1. Bánh trung thu trà sữa Những tín đồ “cuồng” trà sữa chắc hẳn rất vui mừng khi giờ đây có hẳn bánh trung thu trà sữa. Ngay sau khi được bán trên thị trường, bánh trung thu trà sữa đã trở thành một đề tài nóng hỏi được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội. Bánh trung thu trà sữa trân châu Những chiếc bánh trung thu độc, lạ này không phải là bánh dẻo, không phải là bánh nướng mà phần vỏ bánh được làm từ bột nén. Nhân bánh có 2 vị đó là: vị trà sữa trân châu và trà sữa kem mặn. Người ta nói vui rằng trà sữa mà không có trân châu thì không khác gì đám cưới mà không có cô dâu nên chiếc bánh trung thu cũng không thể thiếu topping này được. Giá cả: 2. Bánh trung thu Zen Bánh trung thu độc, lạ thứ 2 đó là bánh trung thu Zen. Bánh là một sản phẩm độc đáo được sáng tạo bởi thương hiệu mỹ phẩm cao cấp của Nhật Bản thiết kế dành tặng riêng cho khách hàng Vip nhân dịp trung thu. Ngày trung thu trong tiềm thức người Việt là một ngày lễ sum họp, đoàn viên nên mỹ phẩm Menard đã thiết kế nên những chiếc bánh trung thu độc đáo để bày tỏ tấm lòng tri ân khách hàng. Bánh trung thu Zen là cuộc giao duyên sáng tạo của hương vị Việt Nhật, gìn giữ đúng khẩu vị tinh tế của người Việt kết hợp với những thành phần, nguyên liệu được chọn kỹ lưỡng từ Nhật Bản. Bánh trung thu Zen có khả năng cung cấp năng lượng nguyên bản cho cơ thể, chống lão hóa và làm đẹp cân bằng từ bên trong. 3. Bánh trung thu 3D Bánh trung thu 3D được biến tấu từ bánh trung thu truyền thống thay vì họa tiết in chìm thì bánh 3D có tạo hình in nổi lên trên bề mặt của bánh. Với hình dạng bắt mắt, ngay sau khi được tung ra thị trường, loại bánh này đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều người. Bánh trung thu 3D ...

Không khí trung thu 2019 đã rộn ràng khắp mọi nẻo đường, và thị trường bánh trung thu cũng trở nên phong phú hơn bao giờ hết. Hàng loạt những loại bánh với sức sáng tạo cực cao và hương vị cực “bắt trend” đã ra đời mang sức cạnh tranh cao khiến người tiêu dùng vô cùng thích thú. Nhưng đứng trước nhiều sự lựa chọn cũng chính là một “nỗi khổ”! Nếu như bạn vẫn đang đau đầu tìm kiếm một thương hiệu bánh trung thu ngon 2019 chuẩn hương vị Việt nhưng vẫn mang đến sự mới lạ và giá cả hợp lý thì hãy đọc hết bài viết này nhé! Tên Thương Hiệu Giá bán Bánh trung thu Kinh Đô 40.000 – 460.000 đồng/chiếc Bánh trung thu Phúc Long 88.000 – 110.000 đồng/chiếc Bánh trung thu Đông Phương 65.000 – 450.000 đồng/chiếc Bánh trung thu Moon n Sun 500.000 – 3.250.000/hộp Bánh trung thu Madame Hương 399.000 VNĐ – 1.839.000.000 VNĐ/hộp Bánh trung thu Bảo Phương 40.000- 70.000/chiếc Bánh trung thu Soya Garden 95.000 đồng/chiếc 1. Bánh trung thu ngon 2019 – Kinh đô 2. Bánh trung thu Phúc Long 3. Bánh trung thu Đông Phương 4. Bánh trung thu ngon 2019 của Moon n Sun 5. Bánh trung thu Madame Hương 6. Bánh trung thu Bảo Phương 7. Bánh trung thu ngon 2019 của Soya Garden 1. Bánh trung thu ngon 2019 – Kinh đô Nhắc tới bánh Trung thu, chắc chắn không thể không kể đến Kinh Đô – thương hiệu bánh quá đỗi quen thuộc và nổi tiếng tại Việt Nam. Các dòng bánh trung thu Kinh Đô với truyền thống lâu đời luôn được yêu thích bởi mọi đối tượng. Bánh trung thu cũng không ngoại lệ. Bánh được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao, đồng bộ, cùng với đó được sử dụng các nguyên liệu tươi ngon, được chọn lọc kỹ càng, không chất phụ gia. Đặc biệt, mức giá đa dạng và phù hợp với nhiều đối tượng. Với thị trường bánh trung thu, Kinh Đô luôn được yêu thích bởi nó có đủ sản phẩm từ bình dân đến cao cấp cho nhiều đối tượng và mục đích. Đặc biệt trung thu 2019, với mong muốn mở rộng tệp khách hàng mục tiêu, Kinh Đô bổ sung thêm vào danh mục sản phẩm dòng bánh dành riêng cho những người ăn kiêng, ăn chay. Bánh được đặt trong bao bì màu xanh mát mắt, thiết kế nhẹ nhàng, tinh tế, sử dụng 100% nguyên liệu thực vật tự nhiên cao cấp. Bánh được thay thế 70% đường tinh luyện bằng đường ăn kiêng Maltitol và Isomalt. Bánh Trung thu Xanh Kinh Đô thanh tao thuần khiết, hứa hẹn sẽ là lựa chọn phù hợp cho những người muốn thưởng thức bánh Trung thu nhưng đang ăn chay, ăn kiêng. Giá bán: 40.000 – 460.000 đồng/chiếc 2. Bánh trung thu Phúc Long Phúc Long là thương hiệu trà ...

Trong nhiều tháng qua, các nhà hàng Hồng Kông đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19. Nhưng có nhiều người hy vọng mọi chuyện sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhờ Tết Trung thu – năm nay rơi vào ngày 1/10 – khi các gia đình quây quần bên nhau để ngắm trăng và ăn bánh trung thu. Đặc biệt khi đó là chiếc bánh trung thu đắt nhất thế giới.

Nguyên liệu Cách chọn khoai lang tím ngon, không xơ Cách chế biến Nấu đậu xanh Sơ chế và hấp khoai lang tím Nghiền khoai lang tím Xay nhuyễn đậu xanh Sên nhân đậu xanh Đóng khuôn bánh Thành phẩm Cách bảo quản bánh: Hôm nay hãy cùng chúng mình vào bếp để làm bánh trung thu khoai lang tím ngon dẻo dễ làm tại nhà nào bạn ơi! Bánh dẻo trung thu khoai lang tím màu sắc bắt mắt, vừa dẻo vừa mềm quyện cùng vị thơm bùi của nhân đậu xanh chắc chắn sẽ làm mùa trung thu của gia đình bạn thêm tròn đầy. Nguyên liệu – Khoai lang tím 500g. – Đường 80g. – Đậu xanh 100g (không vỏ). – Muối 1 muỗng cà phê. Cách chọn khoai lang tím ngon, không xơ – Mua những củ khoai lang có bề ngoài lành lặn, không bị nứt, sứt mẻ. Cầm khoai lên thấy nặng tay, cứng, không bị dập. – Cẩn thận khi thấy khoai có màu đen hoặc bị rỗ, đó là dấu hiệu cho thấy khoai lang đã hỏng. – Chọn những củ khoai có dáng tròn lẳn hoặc thuôn dài, không có eo, hõm, bóp nhẹ thấy không quá cứng, những củ này thường ít xơ, nhiều bột và ăn rất ngọt. – Càng không nên chọn củ quá nhỏ, dài, có eo hay hõm vì sẽ có nhiều xơ. Cách chế biến Nấu đậu xanh – Ngâm trước đậu xanh với nước khoảng 3 – 4 tiếng để đậu mềm, khi nấu sẽ nhanh hơn. – Đậu xanh sau khi ngâm, vo sạch cho vào nồi, thêm vào 300ml nước nấu trong khoảng 45 – 50 phút đến khi chín mềm. Sơ chế và hấp khoai lang tím – Khoai lang mua về gọt vỏ, rửa sạch và để ráo nước. Rồi cắt khoanh tròn khoảng 1cm để khi hấp khoai sẽ mau chín hơn. – Tiếp đến, chuẩn bị 1 tô nước, cho vào 1 muỗng cà phê muối khuấy đều cho muối tan hết. Sau đó, cho phần khoai lang đã cắt nhỏ vào ngâm khoảng 10 phút cho khoai ra hết chất mủ. – Kế đến, cho vào nồi cơm điện 300ml nước rồi để khoai lang vào rây hấp và bỏ vào trong nồi cơm điện. – Đậy nắp nồi, bật nút cook và hấp khoai trong khoảng 10 phút cho chín mềm. Nghiền khoai lang tím – Cho khoai đã hấp chín ra tô, thêm vào 40g đường dùng muỗng nghiền nhuyễn. – Tiếp theo, cho khoai vào chảo sên với lửa nhỏ trong khoảng 5 phút cho khoai khô làm vỏ bánh sẽ ngon hơn. – Khoai sau khi sên để nguội, cho vào rây nghiền thêm lần nữa để khoai được mịn hơn. – Sau khi rây xong, viên khoai thành từng viên tròn để làm phần vỏ. Sẽ viên được 6 vỏ bánh. Xay nhuyễn đậu xanh Đậu xanh sau khi hấp chín ...

1/ Bánh Trung Thu Cộng Cà Phê 2/ Bánh Trung Thu Maison 3/ Bánh Trung Thu của Khách sạn InterContinental Landmark 72 4/ Bộ sưu tập bánh Đông Phương Trung Thu này, cầm 500 nghìn đồng vẫn xông xênh mua hộp quà bánh xịn sò là có thật! Không chỉ ngon, bánh còn có nội dung truyền tải vô cùng ý nghĩa, thiết kế cực bắt mắt lại còn cộp mác thương hiệu đình đám. Nào, cùng xem chúng ta có gì nha! 1/ Bánh Trung Thu Cộng Cà Phê Cộng Cà Phê xứng đáng là gợi ý quà bánh Trung Thu đầu tiên được nhắc đến. Không chỉ quá nổi tiếng với giới trẻ với tư cách là chuỗi cà phê đậm đà tinh thần Việt, Cộng Cà Phê còn luôn gây được sự chú ý và tò mò trong mọi hoạt động sáng tạo của mình. Tiếp tục hành trình “Cộng kể chuyện Việt Nam”, Cộng Cà Phê đã cho ra mắt bộ sưu tập bánh Trung Thu lấy cảm hứng từ trò chơi dân gian “Phỗng Đất Làng Hồ“. Credit: Cộng Cà Phê. Phỗng đất vốn là món đồ chơi ưa thích của trẻ em Việt xưa, cũng thường xuất hiện trong mâm cỗ Trung Thu. Ngày nay, phỗng đất đã dần bị mai một, lãng quên trong “cuộc đua” với bao món đồ chơi hiện đại, sắc màu. BST bánh của Cộng như muốn gợi nhớ lại sự tồn tại của nét văn hóa Việt này. Credit: Cộng Cà Phê. Với 4 sắc màu tương ứng 4 hương vị, Cộng mang đến cho chúng ta: Vị cà phê bạc xỉu (màu đen): Nhân cà phê Việt cùng hương cốt dừa thơm ngậy, cùng vỏ bánh làm từ tinh than tre đậm đà. Vị chè xanh hạt sen (màu xanh): Nhân chè xanh tươi hòa quyện cùng hạt sen và đậu. Vỏ bánh đậm màu sắc tự nhiên từ trà xanh Nhật Bản. Vị hồng Trà (màu đỏ): Nhân hồng trà Việt tươi mát, đặc trưng, bao bọc bởi lớp vỏ từ lá trà tươi xay nhuyễn. Vị thập cẩm truyền thống: Nhân bánh nướng quen thuộc với lạp xưởng, mỡ phần, hạt bí, lá chanh, hạt điều, đậu xanh,.. Có 2 lựa chọn hộp bánh gồm: Hộp 2 bánh: tùy chọn giữa Hộp Truyền Thống (Cà Phê Bạc Xỉu và Thập Cẩm) hoặc Hộp Đổi Mới (Chè Xanh Hạt Sen và Hồng Trà). Giá 200,000đ/hộp. Hộp 4 bánh: gồm đầy đủ các vị. Giá 400,000đ/hộp. Credit: Cộng Cà Phê. 2/ Bánh Trung Thu Maison Thương hiệu Maison đã có 10 năm bền bỉ mang vị bánh Hong Kong đến với người Việt. Với bao bì chỉn chu, chất lượng hoàn hảo, đậm dấu ấn riêng, giá cực phải chăng, Maison xứng đáng là cái tên thứ 2 được nhắc đến trong danh sách đáng mua này. Credit: Maison. Thiết kế hộp bánh đậm chất Hong Kong, đa dạng với 11 mẫu để chúng ta lựa ...

Nguyên Liệu 100 g đường cát trắng 100 g đường phèn trắng 200 ml nước 200 g bột nếp chín 150 g đậu xanh tách vỏ 30 ml dầu ăn 3 g bột trà xanh hoặc lá trà thái Vài giọt tinh dầu bưởi 3 ml nước cốt chanh 150 g mạch nha Các bước 1. Phần nước đường làm vỏ bánh 100 g đường phèn + 100g đường trắng + 200ml nước + 1/2 thìa nước cốt chanh đun cho đường tan hết, hạ lửa nhỏ nhất đun thêm 10p. Khi đun xong chia đôi 2 phần, 1 phần đổ ra bát cho nguội, 1 phần thả túi lọc đựng lá trà thái vào ngâm để lấy màu xanh (nếu dùng bột trà xanh thì bỏ qua gđ này) 2. Phần nhân – Đậu xanh ngâm nước nóng 2h, rửa sạch, cho vào nồi cơm điện nấu mềm, dùng máy xay nhuyễn – Cho vào chảo chống dính + 10ml dầu ăn + 150g mạch nha rồi sên nhỏ lửa – Sên khoảng 5-10p pha 20ml dầu ăn với 20g bột rồi đổ vào chảo sên tới khi đỗ xanh quyện thành 1 khối k dính chảo là đạt 3. Nhào bột – 150ml nước đường + 75g bột + vài giọt tinh dầu bưởi + 1/3 thìa con dầu ăn nhào thành khối bột màu trắng, ủ bột 20-30p – 150ml nước đường màu xanh + 75g bột + vài giọt tinh dầu bưởi + 1/3 thìa con dầu ăn nhào thành khối bột màu xanh, ủ 20-30p – Nếu dùng bột trà xanh thì theo ct 150ml nước đường + 3g bột trà xanh + 72g bột nhé mọi ng – Lưu ý khi nhào nên đeo găng tay nilon rồi bôi chút dầu ăn sẽ k bị dính 2.4. Nặn bánh & đóng khuôn – Chia bột và nhân thành từng khối nhỏ, cán dẹt bột, cho nhân vào giữa bọc kín – Phủ 1 lớp bột áo vào khuôn rồi gõ cho bột rơi ra hết chỉ để lại lớp thật mỏng trong khuôn, cho bánh đã nặn vào khuôn rồi đóng bánh, phủ 1 lớp bột áo dưới đáy bánh cho khỏi dính rồi cho vào khay – Bọc nilon lại để ngăn mát tủ lạnh sau 1 ngày ăn là ngon nhất Chúc các mẹ thành công ???

Nguyên Liệu ? Phần vỏ bánh: 240 gram đường 240 gram nước 200 gram bột bánh dẻo(bột nếp rang chín) 1 quả chanh vàng 1 củ dền 1/2 muỗng cà phê tinh dầu hoa bưởi ? Phần nhân bánh: 150 gram đậu xanh đãi vỏ 1 ống Vani Đường trắng Các bước Tạo màu: lấy củ dền cắt nhỏ, cho khoảng 1/2 chén nước luộc lên rồi lấy phần nước củ dền nè Nước đường bánh dẻo: cho 240 gram nước và 240 gram đường trắng khuấy cho tan rồi cho lên bếp nấu đến khi nước sôi thì vắt nước cốt chanh vào, tắt bếp, để nguội. Nước đường nguội, cho vào 1/2 muỗng cà phê tinh dầu bưởi, cho chén nước củ den vào,cho 140 gram bột vào nước đường, đổ bột từng muỗng khuấy đều rồi đổ bột tiếp nhé. 60 gram bột còn lại, 30 gram đổ ra khay rồi cho bột đã trộn vào, tiếp đó rắc thêm 30 gram bột còn lại phía trên và để bột nghỉ khoảng 45 phút. Chia bột thành từng miếng nhỏ(10 phần), cho nhân đậu xanh vào rồi cho vào khuôn nhấn là có như hình nè.(phần nhân: nấu như nấu chè xanh đánh, đến khi đậu chín nhuyễn thì thêm đường vào vừa ăn, cho 1 ống vani vào, xong cho nhân lên chảo, cho 2 vá dầu ăn và sên lửa nhỏ đến khi nhân đạt không dính tay thì chia nhỏ nhân nhé( 10 phần) Xong rồi đó, bạn có thể ăn liền nhưng để bánh dẻo 1 ngày sau khi làm ăn sẽ ngon hơn nhé.

Dịp Trung thu tới là lúc các cửa hàng trưng bán rất nhiều loại bánh truyền thống khác nhau. Trong các mâm cỗ Trung thu, bên cạnh những chiếc bánh nướng truyền thống có màu vàng ươm thì không thể thiếu những chiếc bánh dẻo trắng trong, ngọt dịu và thơm mùi bột nếp. Tuy nhiên, nếu thích loại bánh dẻo, thay vì mua sẵn ở ngoài cửa hàng thì các bạn có thể tự tay chế biến những chiếc bánh này dành tặng cho gia đình. Cách làm bánh dẻo không cầu kì và phức tạp. Nếu không tính thời gian làm nhân bánh thì chỉ 1 lúc là bạn có ngay những chiếc bánh dẻo hấp dẫn. Chính vì vậy, hôm nay sweets.vn sẽ giới thiệu đến các bạn cá‎ch làm bánh dẻo truyền thống vô cùng đơn giản bởi bạn không phải đợi ủ bột hay đợi nướng bánh.. Tết Đoàn viên mà bạn không có lò nướng nhưng vẫn muốn làm những chiếc bánh trung thu thơm ngon thì hãy lưu ngay công thức làm bánh dẻo dưới đây nhé! 1. Chuẩn bị nguyên liệua. Vỏ bánh– 12g dầu ăn– 6g nước hoa bưởi– 200g bột bánh dẻo Bắc (bột nếp rang)b. Nhân bánh– 200g đậu xanh đã xát vỏ– 80g đường– 70-80g dầu dừa hoặc dầu ăn thông thường– 9g bột mì đa dụng– 270ml nướcc. Nước đường làm bánh– 300g đường tinh luyện trắng– 300g nước– 5ml nước cốt chanh d. Lưu ý chọn khuôn và chia tỉ lệ– Khuôn 50g: Chia với tỉ lệ 20g vỏ bánh, 30g nhân– Khuôn 75g: Chia với tỉ lệ 30g vỏ bánh, 45g nhân– Khuôn 125g: Chia với tỉ lệ 50g vỏ bánh, 75g nhân– Khuôn 150g: Chia với tỉ lệ 60g vỏ bánh, 90g nhân– Khuôn 200g: Chia với tỉ lệ 80g vỏ bánh, 120g nhân 2. Cách thực hiệna. Chuẩn bị nhân bánhBước 1:– Đậu xanh rửa sạch, ngâm khoảng 3 tiếng cho đậu nở rồi vớt ra nồi, thêm đường và 200 ml nước nóng rồi đun đến khi đậu chín. Bước 2:– Sau khi đậu đã chín, đổ đậu vào máy xay sinh tố và cho thêm 200ml nước, 80g đường, bật máy xay nhuyễn. Bước 3:– Bắc chảo lên bếp, cho đậu đã xay nhuyễn và dầu ăn vào, bật lửa nhỏ, dùng sạn lật đảo đều đậu cho đến khi hỗn hợp hòa quyện với nhau.– Khi hỗn hợp đậu chuyển đặc hơn thì từ từ đổ hỗn hợp bột mì hòa tan với 70 ml nước vào chảo đậu và khuấy liên tục. Tiếp tục sên đậu ở lửa nhỏ cho đến khi nhân khô, dẻo, không bị chảy và không dính chảo.– Nhân đã đạt thì tắt bếp và để hơi nguội rồi chia nhân thành các phần bằng nhau. Viên tròn nhân và bọc lại để tránh bị khô trong quá trình làm vỏ bánh. b. Trộn bột làm vỏ bánhBước 1:– Cho vào nồi 300g đường, 300ml nước nóng, khuấy đều trên bếp với lửa vừa cho đường tan. Khi nước sôi, bạn cho ...

Trung Thu là Tết đoàn viên và bánh trôi nước là một trong những biểu tượng cho sự tròn vẹn ấy. Bánh trôi nước hay chè trôi nước là món ăn truyền thống được người Việt Nam ưa thích, nhất là vào dịp Rằm tháng 8. Một chút mùi thơm cay của gừng cùng vị ngọt lịm của nước đường sẽ khiến gia đình bạn yêu món bánh trôi nước ngay từ lần trải nghiệm đầu tiên. Các bạn hãy cùng khám phá cách làm bánh trôi nước ngay bây giờ nhé. Nguyên liệu 400gr bột nếp 200gr đậu xanh xát vỏ 300gr đường thốt nốt hoặc đường hoa mai 2 muỗng canh hành tím băm nhỏ 100gr gừng 4 muỗng canh dầu ăn 1 muỗng canh vừng rang vàng 2 muỗng cà phê muối 1 muỗng cà phê đường 100gr hành tím phi vàng Cách làm Bánh trôi nước được chia làm ba phần quan trọng: Nước đường, nhân bánh và vỏ bánh. Phần 1: Nước đường Gừng làm sạch, cắt nhỏ xong đập dập. banh troi nuoc – Gừng băm nhỏ Cắt đường thốt nốt hoặc đường hoa mai thành từng phần nhỏ. Nếu dùng đường thốt nốt sẽ có vị ngọt mát và tốt hơn cho sức khỏe nhé mọi người. Bắc nồi nhỏ lên bếp, đổ 500 ml nước cùng đường và gừng vào. Để lửa nhỏ vừa, sau đó bạn dùng muỗng canh khuấy cho đường tan. Cho thêm một 1 muỗng cà phê muối vào nồi. Vặn lửa to chờ nước sôi. Nước đường sôi, vặn nhỏ lửa để khoảng 10 phút. Để sao cho dậy lên mùi thơm của gừng còn nước đường hơi sệt lại một chút. Phần 2: Nhân bánh Rửa đậu xanh nhiều lần cho đến khi nước đậu xanh trong. Sau đó bạn cho vào một cái tô lớn, ngâm đậu cùng 500ml nước trong 30 phút. Cho đậu xanh đã ngâm vào nồi cơm điện. Đổ nước sao cho sâm sấp ngang mặt đậu nấu chín. Khi đậu xanh đã chín, bạn chuyển ra một tô lớn. Ngay khi đậu còn đang nóng, bạn tán nhuyễn sao cho đậu xanh đã tán nhìn mềm và mịn. Đậu xanh đã tán nhuyễn xong cho thêm 1 muỗng cà phê đường và 100gr hành tím phi vàng trộn đều tay. Dùng muỗng canh múc đậu và nặn thành từng viên tròn nhỏ. Làm lặp lại cho đến khi hết phần đậu xanh tán nhuyễn. Ước lượng được khoảng 8 viên nhân. Phần 3: Vỏ bánh Cho từ từ 300ml nước sôi cùng 4 muỗng canh dầu ăn vào 350gr bột nếp. Vừa cho từ từ vừa trộn đều tay bột nếp. Khuấy cho đến khi nào hỗn hợp bột rất dính và ướt. Đậy kín trong 15-30 phút. Bước này nhằm mục đích khiến bột thấm vào nước, nở ra và ít nước hơn. Rắc một ít bột áo lên mặt bàn, chuyển bột đã nhào lên trên. Nhào một ...

Nếu đã quá quen thuộc các loại bánh dẻo ngọt sắt trăm vị như một ngoài hàng, các chị em có thể tự làm mẻ bánh dẻo cho mâm cúng gia đình đêm rằm trung thu thêm phần hấp dẫn hơn. Với công thức cách làm bánh dẻo trung thu nhân khoai lang tím dưới đây mang đến món bánh dẻo ngon lạ miệng mà lại vô cùng đẹp mắt. Bánh dẻo trung thu Nguyên liệu Hướng dẫn Bánh dẻo trung thu Phục vụ: N/A Thời gian nấu: 50 phút Độ khó: Dễ In công thức Nguyên liệu 200g khoai lang tím 300g bột nếp rang (bột nếp dẻo) 720g đường 40ml dầu ăn Nước hoa bưởi 1/2 quả chanh Muối Khuôn hình làm bánh Hướng dẫn Làm nhân bánh Khoai lang rửa sạch, lột vỏ cắt miếng, rắc chút muối lên khoai và cho vào xửng hấp chín. Khoai chín còn đang nóng, cho vào máy cùng nước cốt dừa xay nhuyễn. Cho khoai xay nhuyễn cho vào chảo không dính, cùng với đường, bột nếp rang, bắc lên bếp sên với lửa vừa. Sên cho đến khi khoai dẻo, quyện thành một khối không dính chảo mới tắt bếp. Thời gian khoảng hơn 30 phút. Chờ khoai hơi nguội thì viên nhân. Làm nước đường Cho 350ml nước cùng 500g đường, thêm nước cốt chanh để không bị lại đường rồi bắc lên bếp nấu cho đến khi đường tan hết. Sau khi đường tan, để lửa nhỏ và nấu thêm 5 phút, tắt bếp và để nguội. Làm vỏ bánh Cho phần nước đường đã nấu vào tô lớn, cho thêm 1 muỗng cà phê nước hoa bưởi. Tiếp đến, cho 300g bột bánh dẻo vào, trộn nhẹ nhàng. Để bột nở khoảng 15 phút. Đóng bánh Cho bột áo ra bàn, đem bột vỏ bánh trong tô ra nhào lại cho đều, chia đều vỏ bánh theo tỷ lệ 2 phần vỏ bánh, 1 phần nhân. Dàn mỏng vỏ bánh, cho nhân vào và viên tròn sao cho khối bột bao tròn bên ngoài phần nhân. Tiếp theo đặt khối bột vào khuôn, nên cho một chút bột áo vào để tránh việc bánh bị dính. Úp khuôn xuống và ấn mạnh tay để khối bột đóng lại thành hình

1 Cách làm bánh nướng 1.1 Phần nước đường bánh nướng  1.2 Phần trứng muối 1.3 Phần vỏ bánh 1.4 Cách nướng bánh trung thu 1.5 Chuẩn bị hỗn hợp quét mặt bánh 1.6 Các lưu ý khi làm bánh 2 Cách thưởng thức bánh trung thu với các thực phẩm đi kèm làm dậy nên hương vị 3 Cách bảo quản bánh trung thu tự làm Cách làm bánh nướng Phần nước đường bánh nướng  Chú ý : (Nước đường nên nấu càng sớm càng tốt, thậm chí, năm nay nấu cho năm sau.).Nước đường cần nấu trước ít nhất là 1 tháng, thông thường thì nên nấu trước 3 tháng, và nếu có điều kiện thì nên nấu trước 1 năm, bánh sẽ lên màu đẹp và vỏ bánh cũng ngon hơn. Nước đường nấu chuẩn để 1 năm cũng không lại đường, lúc mới nấu nước vàng nhẹ, càng để lâu màu cánh gián, trong rất đẹp. Nguyên liệu(A)1kg đường600ml nước nóng2 lát chanh(B)200gr đường50ml nước Thực hiện Cho nguyên liệu (B) vào nồi nhỏ, bắc lên bếp đun lửa trung bình Trong một nồi khác, đun sôi 600ml nước Trong quá trình đun đường caramel, các bạn chú ý TUYỆT ĐỐI KHÔNG KHUẤY nhé, chỉ cầm vào 2 quai nồi, lắc qua lắc lại thôi nhé, nếu ko sẽ bị hiện tượng lại đường. Khi đường chuyển qua màu caramel đậm thì đổ 600ml nước sôi vào nồi caramel ( chú ý không bỏng nhé, vì lúc này hơi nước bốc lên rất mạnh và có thể bắn nước ra ngoài nữa), cho thêm 1kg đường và 2 lát chanh vào. Khi sôi, vặn nhỏ lửa và đun khoảng 45~60 phút, tới khi nước sánh lại Khi nguội, cho vào chai, để dành tới khi cần dùng. Phần trứng muối Nguyên liệuTrứng vịt tươi: 50 quảMuối hạt: 1 kgNước lã: 3 lítĐường: 30gRượu trắng ngon: 60ml (hoặc 1 thìa canh to)Hoa hồi, quế chi, thảo quả: Mỗi thứ vài nhánh/quả Thực hiện Trứng vịt rửa sạch, để khô nước hoàn toàn. Xếp trứng vào lọ sạch. Hoà muối, đường với nước, khuấy cho tan bớt muối. Bắc lên bếp đun, vừa đun vừa khuấy cho tan hết đường. Cho hoa hồi, quế chi, thảo quả vào đun cùng, khi nước sôi vặn nhỏ lửa, đun liu riu, hớt bỏ bọt. Tắt bếp, để nguội hoàn toàn. Cho rượu vào khuấy đều. Đổ nước muối đã đun sôi để nguội vào lọ đã xếp trứng, chèn vỉ nan để trứng luôn ngập nước. Cất lọ trứng vào chỗ mát. Trứng muối có thể lấy ra dùng khi đã ngâm ít nhất 3 tuần. Thông thường để ngâm 1 tháng là vừa ngon. Trứng sau khi chín, các bạn đập ra, bỏ lòng trắng lấy lòng đỏ ngâm rượu trắng + gừng khoảng 10 phút. Sau đó cho vào nướng ở 100-125*C khoảng 20′. Trứng nướng sẽ giữ được màu đẹp hơn hấp. Để nguội cất ngăn đông ...

Tết Trung Thu là một trong những dịp đặc biệt đối với những người dân Việt. Không chỉ là tết thiếu nhi, Trung Thu còn được xem là tết đoàn viên. Khi nhắc đến Trung Thu nhiều người liên tưởng ngay đến những chiếc bánh dẻo, bánh nướng thơm ngon. Chúng ta thường quây quần với nhau để thưởng thức bánh Trung Thu và uống trà vào dịp rằm tháng 8. Vậy câu chuyện về sự tích và ý nghĩa của bánh nướng, bánh dẻo dịp Trung Thu như thế nào? Hãy cùng Eatgo News khám phá qua những chia sẻ dưới đây nhé! Sự tích của bánh Trung Thu Trong truyền thuyết xưa có kể lại rằng trong một ngôi làng nọ bỗng xuất hiện hạn hán kéo dài. Điều này khiến cho cây cỏ, hoa màu, mọi vật đều kiệt quê, con người đói khát. Một bà mẹ vì thương 2 đứa con thơ và người dân trong làng mà đi tìm Thần Mặt Trời. Bà cứ đi mãi và khi đến một núi thì kiệt sức và ngã quỵ. Thỏ trắng tình cờ thấy bà gặp nạn nên đã tìm nước cho bà uống. Rằm tháng Tám không thể thiếu những chiếc bánh dẻo, bánh nướng Sau khi nghe bà kể lại chuyện, thỏ trắng thương cảm nên đã giúp bà đi tới chỗ của Thần Mặt Trời. Khi gặp Thần bà đã kể về nỗi thống khổ nhân gian đang phải chịu suốt một thời gian dài qua. Cầu xin Thần có thể xua tan bớt cái nắng và làm cho mưa rơi để mọi người có cuộc sống bình an, hoa màu tươi tốt. Thần Mặt Trời bèn vén màn mây để xem thực khư và thật kinh ngạc khi thấy ruộng đồng tiêu điều, vạn vật sống cầm cự trong cái nắng khô hạn. Thần buồn rầu bèn sai nắng lui về. Tuy nhiên, Thần bảo để cứu dân chúng bà phải hóa thân thành thứ ánh sáng dịu êm soi sáng mọi người trong đêm tối. Nghe đến đây, bà đồng nhưng vẫn xin thần về hội ngộ cùng các con lần cuối. Hôm đấy là rằm tháng 8, bà và các con làm bánh nướng, bánh dẻo ăn uống, trò chuyện vui vẻ với nhau. Sau đó bà tiến ra trước nhà, hướng ánh nhìn về phía mặt trời. Cơ thể bà dần nhẹ tênh và bay bổng vào không trung biến thành thứ ánh sáng lung linh. Từ trên cao tỏa ánh sáng xuống tạo thành bà có thể chiếu sáng cho cả nhân gian. Có thể nhìn thấy căn nhà nhỏ và những đứa con yêu quý của mình. Tết Trung Thu – Tết đoàn viên sum vầy Thứ ánh sáng huyền ảo đó được gọi là ánh trăng và sẽ tỏa sáng nhất vào đêm 15-16 âm lịch. Chính là ngày hội ngộ của mẹ con họ. Kể từ đó, trong rằm tháng Tám luôn có bánh nướng, bánh ...

Nguyên liệu cần chuẩn bị Cách làm bánh dẻo trung thu như sau Lời kết Một trong những loại bánh truyền thống của người Việt Nam chúng ta từ xa xưa đến nay đấy chính là loại bánh trung thu dẻo nhân đậu xanh. Khác với loại bánh nướng truyền thống thì loại bánh dẻo có một hương vị rất khác lạ. Hơn nữa, khi ăn bánh dẻo rất thơm và ăn cảm giác dẻo nên lại thêm ngon nữa. Đều là các loại bánh trung thu truyền thống nhưng nếu nói về độ lâu dài thì có lẽ loại bánh nướng vẫn có truyền thống từ xa xưa hơn các loại bánh dẻo. Tuy nhiên, các loại bánh dẻo lại được người tiêu dùng lựa chọn nhiều hơn. Chính vì thế, ngay bây giờ mình sẽ bật mí cho các bạn cách làm bánh dẻo trung thu nhân đậu xanh ngon chuẩn vị nhất nhé. Bắt đầu thôi nào. Nguyên liệu cần chuẩn bị Phần nước đường 250 gram đường 250 gram nước ấm 1/8 thìa bột cream of tartar (hoặc 1/8 muỗng canh nước chanh) Nguyên liệu làm nhân 100 gram đậu xanh 300ml nước nóng 45 gram đường 40 – 45 gram dầu dừa (có thể thay thế bằng dầu đậu nành hoặc dầu ăn) Nguyên liệu làm vỏ 400g nước đường (phần A) 200 gram bột bánh dẻo 1/2 muỗng cà phê tinh dầu hoa bưởi Cách làm bánh dẻo trung thu như sau Bước 1: Phế nước đường làm bánh dẻo Cho đường và nước vào chảo. Khuấy đều để hòa tan đường. Đun sôi ở nhiệt độ cao. Thêm vào bột tartar cream rồi tiếp tục đun sôi trong khoảng từ 1 – 2 phút cho đến khi nước đường sôi lên. Tắt bếp và đổ nước đường ra bát để nguội. Bước 2: Làm vỏ bánh dẻo Cho nước đường và ½ muỗng cà phê tinh dầu hoa bưởi vào bát. Dùng phới trộn đều liên tục trong khi thêm bột gạo nếp, cho dần dần từng muỗng canh bột một. Hãy chắc chắn bột được trộn đều trước khi cho những muỗng tiếp theo vào trộn. Khi bột khá giầy bạn có thể dùng thìa thay thế để trộn dễ dàng hơn. bột bưởi lên bát. Tiếp tục trộn cho đến khi 2/3 (140 gram) bột đã được thêm vào, bột trở nên đặc nhưng vẫn còn ướt và dính. Rắc 30 gr bột còn lại lên thớt, đặt bột lên trên và phủ lên mặt bột 1 thìa bột mì rồi để bột nghỉ trong 15 phút. Nhào bột nhẹ nhàng. Bột sẽ dần dần trở nên rắn hơn. Khi bột được trộn đều nó sẽ trở nên mịn và không dính vào tay nữa. Chia bột ra từng phần tròn nhỏ mỗi phần 110 gram. Bọc lại để bột không bị khô. Bước 3: Làm nhân bánh dẻo Rửa sạch đậu xanh, nếu muốn đậu xanh nấu nhanh nhừ hơn ...

Nguyên liệu làm bánh dẻo trung thu nhân thập cẩm Cách làm bánh dẻo trung thu nhân thập cẩm Lời kết Tết trung thu là tết của người đông Á, trong đó có Việt Nam. Mỗi người chúng ta đề trải qua cảm giác mong đợi đến Tết trung thu vì thường được người lớn mua cho đèn ông sao, mặt nạ, tò he, súng phun nước… và đặc biệt được ăn bánh nướng, bánh dẻo. Hôm nay, thay vì mua những chiếc bánh trung thu đã được làm sẵn, hãy cùng chúng mình học cách làm bánh dẻo trung thu nhân thập cẩm để tự mình làm ra những chiếc bánh trung thu vô cùng ý nghĩa đón tết trông trăng nào. Nguyên liệu làm bánh dẻo trung thu nhân thập cẩm Làm vỏ bánh: 500g đường cát trắng 400ml nước sạch 1 thìa tinh dầu hoa bưởi 150g bột dẻo Nhân bánh 50g mứt bí 10g bột dẻo 20g lạp xưởng 10g hạt dưa 5g hạt vừng 1/2 thìa tinh dầu hoa bưởi Cách làm bánh dẻo trung thu nhân thập cẩm Bước 1 Nấu nước đường: 400ml nước sạch và 500g đường, khuấy đều, nấu lửa nhỏ trong 5 phút, tắt bếp để nước nguội. Hạt vừng rang chín để nguội Mứt bí thái nhỏ Lạp xưởng rán chín, thái hạt lựu Bước 2 Làm vỏ bánh: dùng một bát to, cho lần lượt vào bát 500ml nước đường, 1 thìa tinh dầu hoa bưởi,dùng máy đánh trứng trộn đều lên. Thêm 150g bột bánh dẻo và tiếp tục trộn đến khi bột quên lại thành 1 dạng đồng nhất. Dùng màng bọc thực phẩm bọc bát bột lại, để bột nghỉ 20-30 phút Làm nhân bánh: dùng 1 bát to, cho làn lượt vào bát 10g bột dẻo, 50g mứt bí, 20g lạp xưởng, 10g hạt dưa, 5g hạt vừng, trộn đều lên rồi tiếp tục thêm nửa thìa cà phê tinh dầu hoa bưởi, trộn đều để phần nhân bánh có độ kết dính. Đeo găng tay và nặn nhân bánh thành từng viên nhỏ để ra đĩa. Bước 3 Lúc này bột đã nghỉ được 20 phút. Chuẩn bị 1 chiếc mâm nhôm hoặc bàn đá có bề mặt phẳng, rắc một chút bột dẻo lên mặt mâm rồi lấy bột ra nhào qua, chia bột thành 6 phần bằng nhau tương ứng với 6 cái bánh. với mỗi phần bột, dùng tay ấn vào giữa tạo 1 chỗ để cho nhân vào, miết xung quanh cho bột che kín nhân hoàn toàn. Chọn 1 khuôn phù hợp( khuôn hình tròn dễ làm nhất), rắc một chút bột dẻo khô vào khuôn để chống dính, cho bột vừa nặn vào khuôn và ấn xuống để bột vừa vặn khuôn là được. Và bây giờ chúng ta lấy bánh cho ra đĩa là được thưởng thức rồi. Lời kết Mình vừa chia sẻ cách làm bánh dẻo trung thu nhân thập cẩm vô cùng đơn ...

Nguyên liệu làm bánh dẻo trung thu gồm có Công thức làm bánh dẻo trung thu nhân đậu xanh như sau Lời kết: Bánh dẻo trung thu là một món bánh được khá nhiều người ưa chuộng hiện nay. Bởi hương vị của bánh dẻo trung thu khá là thơm, vị ngọt nhẹ đậm đà là cho ai cũng thấy thích khi ăn lần đầu. Nhưng muốn có một chiếc bánh trung thu ngon không phải đơn giản, người thợ làm bánh phải trải qua biết bao nhiêu công đoạn mới tạo ra được những chiếc bánh như ý muốn của người tiêu dùng. Vậy hôm nay mình sẽ bật mí công thức làm bánh dẻo trung thu cho cả các bạn cùng biết nhé. Nguyên liệu làm bánh dẻo trung thu gồm có + Nguyên liệu làm nước đường 250 gram đường 250 gram nước ấm 1/8 thìa bột cream of tartar (hoặc 1/8 muỗng canh nước chanh) + Nguyên liệu làm vỏ bánh 400g nước đường (phần A) 200 gram bột bánh dẻo 1/2 muỗng cà phê tinh dầu hoa bưởi + Nguyên liệu làm nhân bánh 100 gram đậu xanh 300ml nước nóng 45 gram đường 40 – 45 gram dầu dừa (có thể thay thế bằng dầu đậu nành hoặc dầu ăn) Công thức làm bánh dẻo trung thu nhân đậu xanh như sau Bước 1: Làm nước đường Đầu tiên, bạn cho đường và nước nóng vào chảo rồi khuấy đều để hòa tan đường. Tiếp đó, cho thêm vào bột tartar cream rồi tiếp tục đun sôi trong khoảng từ 1 – 2 phút cho đến khi nước đường sôi lên thì tắt bếp. Để nướng đường nguội thì chúng ta tiến hành lam vỏ bánh. Bước 2: Làm vỏ bánh Cho nước đường và ½ muỗng cà-phê tinh dầu hoa bưởi vào bát. Dùng phới trộn đều liên tục trong khi thêm bột gạo nếp, cho dần dần từng muỗng canh bột một. Hãy chắc chắn bột được trộn đều trước khi cho những muỗng tiếp theo vào trộn. Khi bột khá dầy bạn có thể dùng thìa thay thế để trộn dễ dàng hơn. Tiếp tục trộn cho đến khi 2/3 (140 gram) bột đã được thêm vào, bột trở nên đặc nhưng vẫn còn ướt và dính. Rắc 30 gr bột còn lại lên thớt, đặt bột lên trên và phủ lên mặt bột 1 thìa bột mì rồi để bột nghỉ trong 15 phút. Chia bột ra từng phần tròn nhỏ mỗi phần 110 gram. Bọc lại để bột không bị khô. Trong khi chờ đợi thì chúng ta tiến hành làm nhân bánh. Bước 3: Làm nhân bánh Đậu xanh sau khi đã rửa sạch, cho vào nồi cùng 130 ml nước nóng ngâm trong 1 đến 1 tiếng rưỡi. Sau đó thêm 45 gram đường và thêm một chút nước nóng vào đậu rồi đun đến khi sôi thì hạ nhiệt xuống mức thấp. Khuấy đều và thêm ...

Nguyên liệu gồm có cho món bánh trung thu dẻo nhân đậu xanh là: Cách làm bánh dẻo trung thu đậu xanh như sau Lời kết Bánh trung thu dẻo hiện nay đang được rất nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là giới trẻ bây giờ. Hương vị thơm ngon từ những chiếc bánh dẻo nhân đậu xanh làm ta không thể quên được chúng. Khác với những chiếc bánh trung thu nướng cổ truyền thì loại bánh này không cần phải nướng, cũng không cần phải làm kì công như các loại bánh khác. Để biết rõ hơn về điều này thì ngay bây giờ hãy cùng mình tìm hiểu về cách làm bánh dẻo trung thu đậu xanh thơm ngon nhất nhé. Bắt đầu thôi. Nguyên liệu gồm có cho món bánh trung thu dẻo nhân đậu xanh là: Phần nước đường: 250 gram đường 250 gram nước ấm 1/8 thìa bột cream of tartar (hoặc 1/8 muỗng canh nước chanh) Phần nhân bánh: 200 gram đậu xanh không vỏ 150 gram đường 50 gram dầu ăn 50 gram mạch nha 30 gram bột bánh dẻo Nước hoa bưởi hoặc vani. Phần vỏ bánh: 700 gram nước đường bánh dẻo 1 thìa nhỏ dầu ăn 1/2 thìa cà phê nước hoa bưởi 350 gram bột bánh dẻo Khuôn bánh 150 gram. Cách làm bánh dẻo trung thu đậu xanh như sau Bước 1: Phế nước đường làm bánh dẻo Cho đường và nước vào chảo. Khuấy đều để hòa tan đường. Đun sôi ở nhiệt độ cao. Thêm vào bột tartar cream rồi tiếp tục đun sôi trong khoảng từ 1 – 2 phút cho đến khi nước đường sôi lên. Tắt bếp và đổ nước đường ra bát để nguội. Bước 2: Làm nhân bánh Đậu xanh vo sạch, ngâm nước 2 tiếng cho đậu nở ra để khi nấu nhanh được nhừ hơn. Sau đó cho đậu vào nồi và đổ nước ngập, nấu cho tới khi chín mềm. Trong khi nấu đậu, lưu ý không đậy nắp vung để tránh bị trào. Đổ đậu vào chảo chống dính và thêm đường, bật bếp sên lửa nhỏ và đảo liên tục khoảng vài phút, cho dầu ăn vào sên tiếp. Khi thấy đậu bắt đầu đặc lại, lấy 30 gram bột bánh dẻo hòa tan với một chút nước rồi cho vào chảo đậu, khuấy đều và sên tiếp tới khi nhân đậu thành một khối. Lúc này bạn mới cho mạch nha vào đảo đều, cho thêm chút dầu hoa bưởi hoặc vani vào đảo đều là tắt bếp. Bạn chia đều nhân thành từng viên 50 gam, bọc kín rồi cất trong ngăn mát. Trong khi chờ nhân thì ta làm vỏ bánh nhé các bạn. Bước 3: Làm vỏ bánh Cho nước đường bánh dẻo vào tô sạch, thêm nước hoa bưởi và một chút dầu ăn rồi khuấy đều. Cho bột bánh dẻo vào trộn đều tới khi thấy bột đặc lại thì ...

Chỉ khoảng 2 tháng nữa là đã đến tết trung thu rồi, năm nay các bạn hãy cùng kênh cẩm nang đời sống gia đình a mẹo vặt của chúng tôi học cách làm bánh dẻo trung thu nhân thập cẩm thơm ngon và an toàn để chiêu đãi cho gia đình và bạn bè mình nhé. Vậy cách làm bánh trung thu dẻo này như thế nào? ngay bây giờ hãy cùng chúng tôi thực hiện cách làm bánh trung thu dẻo này nhé! Nguyên liệu làm bánh dẻo trung thu Cách làm bánh dẻo trung thu ngon Bước 1: Làm phần nhân bánh dẻo Bước 2: Làm phần vỏ bánh dẻo Bước 3: Cho bánh vào khuôn Bước 4: Hoàn thành và thưởng thức Cách làm bánh dẻo trung thu – Bánh trung thu dẻo nhân thập cẩm thơm ngon Nguyên liệu làm bánh dẻo trung thu Bột nếp rang: 450g Nước đường bánh dẻo: 320ml Hạt sen: 20g Mỡ đã ướp đường: 25g Mứt bí cắt hạt lựu: 30g Gà quay xé nhỏ: 40g Lạp sườn hấp chín: 40g Hạt dưa rang chín: 25g Mè rang: 20g 20 g rượu mai quế lộ Lá chanh 3 cái 3 ml nước hoa bưởi 1 quả chanh Nguyên liệu làm bánh trung thu Bí quyết ăn bánh trung thu không béo Cách làm bánh dẻo trung thu ngon Bước 1: Làm phần nhân bánh dẻo Đầu tiên bạn cho mỡ + hạt sen + mứt bí (cắt nhỏ hình hạt lựu) + đường vào một cái bát lớn trộn đều lại với nhau. Tiếp đến, bạn đem gà quay xé thành sợi nhỏ đều, còn lạp xưởng bạn đem luộc chín và cắt nhỏ thành hình hạt lựu. Cuối cùng, bạn đem hạt dưa + mè rang chín, đặc biệt mè bạn đem rang riêng với 20g rượu mai quế lộ và 20g nước đường. Cho tất cả các hỗn hợp này vào chung lại với nhau trộn đều để khoảng 15 phút cho toàn bộ thấm đều gia vị. Sau cùng nắn phần nhân này lại thành các phần bằng nhau. Cách làm bánh dẻo trung thu – Nhân bánh trung thu Bước 2: Làm phần vỏ bánh dẻo Để cho bánh dẻo thêm thơm ngon bạn chừa lại 50g bột nếp để làm bột áo. Bạn đem 400g bột nếp đã rang + 300g nước đường bánh dẻo + 30ml nước hoa bưởi + 1 muỗng nước chanh tươi vào trộn đều bột lên. Lưu ý: Mỗi loại bột nếp đều khác nhau nên bạn phải quan sát và cho nước đường vào từ từ và trộn đều bột lên cho đến khi bột thấm đều nước đường thì thôi, sau đó bạn lấy 50g bột chừa lại lúc đầu rắc vào bột và nhồi thật đều cho đến khi bột dẻo lại và không dính tay. Chanh tươi thì sẽ làm cho bánh dẻo có vị ngọt thanh mát vừa phải và bột bánh thơm ngon hơn. Sau khi trộn bột xong các bạn ...

Mỗi dịp tết trung thu về, mỗi nhà đều sắm sửa những vật dụng, bánh trái, đồ trang trí để chuẩn bị cho một mùa trăng rằm thật vui vẻ, đoàn viên, đặc biệt không thể thiếu đi những chiếc bánh trung thu óng ả và thơm lừng. Có những người chọn cách là mua bánh trung thu làm sẵn, cũng có những người lại thích tự tay làm những chiếc bánh nướng cho cả gia đình ăn hoặc biếu tặng. Làm bánh trung thu không hề khó, có thể khẳng định như vậy tuy nhiên vì nguyên liệu rất nhiều và công đoạn làm cũng nhiều thời gian nên hầu hết các bài hướng dẫn làm bánh trung thu đều khá dài. Một trong những nguyên liệu quen thuộc để làm bánh trung thu đó chính là nước đường – đây chính là nguyên liệu quan trọng và cần thiết để tạo nên màu sắc đẹp mắt cũng như vị thơm ngon, ngọt và mềm cho bánh trung thu, bánh nướng. Để nấu được nước đường ngon đòi hỏi bạn phải có sự tỉ mỉ và cẩn thận nếu không sẽ dễ gặp các lỗi sai sau: Lại đường Nước đường sau khi nguội bị đặc, cứng hoặc quá loãng Nước đường có màu quá sậm làm cho bánh trông như bị khét Hãy cùng xem hướng dẫn nấu nước đường cho bánh trung thu, bánh nướng qua bài dưới đây. Nguyên liệu (ra được khoảng 1 – 1.2 lít nước đường) 600ml nước nóng 1 quả chanh vàng (khoảng 60-70g) – Đường: Trong công thức này mình sử dụng 2 loại đường là đường nâu và đường trắng, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể dùng 1kg đường cát trắng vẫn được, tuy nhiên pha đường nâu / đường vàng vào sẽ tạo cho bánh có màu sắc đẹp hơn. Lưu ý không dùng đường thốt nốt vì sẽ làm cho bánh nhìn như bị khét. Lưu ý: Nên chọn loại đường sạch, khi nấu thì nước đường sẽ trong, hạn chế bị bọt và bụi bẩn. –  Chanh vàng: Bạn có thể thay bằng chanh ta hoặc quả dứa cũng được. Mục đích cho chanh vào để tránh hiện tượng bị lại đường. và tạo cho nước đường có vị thanh, thơm hơn rất nhiều. Ngoài ra trong một số công thức còn cho thêm mạch nha và nước tro tàu vào. Mạch nha và nước tro tàu sẽ giúp cho nước đường mềm, sánh từ đó vỏ bánh sẽ mềm hơn. Lưu ý: Nên mua 2 nguyên liệu này ở nơi uy tín, tránh mua ở cửa hàng không rõ nguồn gốc. Cách nấu nước đường bánh nướng trung thu tại nhà Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Chanh vàng bạn vắt lấy nước cốt, bỏ hạt, giữ lại vỏ chanh. Bước 2: Cách nấu nước đường bánh nướng Cho 500g đường nâu, 500g đường trắng cùng 600ml nước nóng vào nồi bắc lên bếp đun ...

Đến hẹn lại lên, cứ đến ngày Tết đoàn viên thì muôn vàn chiếc bánh trung thu với mùi vị phong phú liên tiếp được ra đời nhưng bánh trung thu Duria Lava Mooncake – thương hiệu bánh trung thu đến từ Malaysia chưa bao giờ đánh mất vị thế Tết Trung thu với nhiều cái “lần đầu tiên” thật đặc biệt Tết Trung thu đầu tiên phải đón một mình, Tết Trung thu đầu tiên ở nơi làm nhiệm vụ, Tết Trung thu đầu tiên bản thân chẳng được ra ngoài hít hà không khí mát mẻ dạo quanh phố đèn lồng nhộn nhịp… và còn đâu đó rất rất nhiều cái lần đầu tiên thật đặc biệt. Cũng chính những lúc này mà tình người, lòng yêu thương lại sáng tỏ hơn bao giờ hết: Những người hàng xóm mình vốn lạ mặt lại trở thành những người thân; Là dịp để những thành viên gia đình xích lại gần nhau hơn dù mỗi người ở một nơi; Cũng là dịp mà ta cùng nhau ôn lại những kỷ niệm tuổi thơ đáng nhớ… Đón một trong các ngày lễ mình mong chờ nhất mỗi năm đúng vào lúc cả đất nước phải giãn cách vì ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh phức tạp không thể tránh khỏi sự thiếu vắng của những hình ảnh đặc trưng ngày Trung thu như: Đèn lồng, lễ rước đèn, không khí náo nhiệt khắp đường phố, khoảnh khắc sum họp gia đình… Dù không thể chủ động những nét độc đáo làm nên ngày Tết đoàn viên như mọi năm nhưng không vì thế mà làm cho niềm mong chờ, háo hức của mỗi chúng ta vơi đi. Và tất nhiên, tình yêu tha thiết dành cho hương vị ngọt ngào, béo ngậy của chiếc bánh trung thu quen thuộc không thể nào bị bỏ qua. Đến hẹn lại lên, cứ đến ngày Tết đoàn viên thì muôn vàn chiếc bánh trung thu với mùi vị phong phú liên tiếp được ra đời phục vụ nhu cầu người thưởng thức: bánh trung thu nhân đậu xanh lá dứa, bánh nhân đậu đỏ, gà quay, bánh nhân thập cẩm, sữa dừa… Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường bánh trung thu nhưng Duria Lava Mooncake – thương hiệu bánh trung thu đến từ Malaysia với sự pha trộn độc đáo giữa truyền thống và phá cách chưa bao giờ đánh mất đi vị thế của mình trong lòng giới sành ăn. “Ngôi sao mới” chinh phục giới mộ điệu ngay từ lần thưởng thức đầu tiên Với hy vọng mang không khí trung thu đến từng tổ ấm bằng những món quà ngọt ngào, Shinrai Home cho ra mắt dòng bánh đặc biệt Duria Lava Mooncake – đặc sản đến từ đất nước Malaysia vô cùng nổi tiếng với những loại trái cây nhiệt đới hấp dẫn. Nếu như với đậu xanh truyền thống điểm nhấn đến từ ...

MỤC LỤC NỘI DUNG Hướng dẫn làm bánh trung thu dẻo tuyết Nguyên liệu làm bánh trung thu dẻo tuyết nhân đậu đỏ Bánh dẻo tuyết nhân đậu đỏ sẽ giúp đem hội trăng rằm của gia đình bạn thêm hương vị độc đáo. Nhân đậu đỏ ngọt ngào hòa quyện với lớp bánh dẻo mịn màng khiến ai cũng thích thú. Cùng bắt tay vào thực hiện thôi nào. Hướng dẫn làm bánh trung thu dẻo tuyết Nguyên liệu làm bánh trung thu dẻo tuyết nhân đậu đỏ Phần nhân bánh Đậu đỏ hấp chín, giã nhuyễn, sên với đường để làm nhân bánh. 300g Bột gạo nếp 1/2  chén Phần tạo màu bánh Bột trà xanh  1 muỗng cà phê Lá rau dền tía    1 chén nhỏ Phần vỏ bánh Bột gạo nếp 70g Bột gạo tẻ    40g Bột mì          30g Đường bột     40g Sữa đặc         180ml Dầu thực vật    20ml Cách làm bánh trung thu dẻo tuyết nhân đậu đỏ Bước 1: Bắc một chảo dày lên bếp, rang bột gạo nếp trên bếp với lửa nhỏ cho đến khi bột chuyển sang màu vàng nhạt. Cho bột ra tô, để nguội. Bước 2: Trộn tất cả các nguyên liệu làm vỏ bánh trong một tô lớn với lượng nước vừa đủ, sau đó hấp cách thủy với lửa trong khoảng 25 phút. Bước 3 : Sau khi hấp bột xong, bạn để bột nguội hẳn rồi nhồi bột đến khi thật mềm mịn và không dính tay, chia bột thành 15 phần bằng nhau, viên tròn. Chia nhân đậu đỏ cũng thành 15 phần nhỏ đều nhau. Bạn có thể làm các kiểu bánh dẻo tuyết với các mùi vị khác nhau. Với vị trà xanh, bạn nhào bột trà xanh cùng với bột làm vỏ bánh. Để được màu hồng, bạn luộc rau dền tía để lấy nước màu rồi nhào với bột nếp rang để tạo màu hồng. Rải một ít bột nếp khô lên mặt phẳng trước khi nặn bánh, cho nhân đậu đỏ vào giữa, bọc vỏ bánh bên ngoài. Cho chút bột nếp khô vào khuôn bánh rồi tạo hình bánh bằng khuôn lò xo. Bạn đã hoàn thành xong món bánh trung thu dẻo tuyết thật ngon và hấp dẫn. Vỏ bánh mềm dẻo, thơm ngậy mùi sữa, nhân bánh thơm lừng mùi đậu đỏ. Chúc bạn thành công khi học làm bánh trung thu nhé .

« Có tiền là phải vi vu Trung thu là phải có đôi bánh đầy » Mùa Trăng rằm năm nay, Du lịch Việt Hà Nội đem đến cho các bạn cơ hội được nhận những hộp bánh Trung thu miễn phí khi : Tặng 1 CẶP BÁNH TRUNG THU cho những khách hàng đặt tour Thái Lan khởi hành : 4,11,18,23/10, 16,17/2 Tặng 1 CẶP BÁNH TRUNG THU + GIẢM 300 NGHÌN cho những khách hàng đặt tour Myanmar khởi hành : 19/10, 16/11, 15/12 Tặng 1 CẶP BÁNH TRUNG THU + GIẢM 300 NGHÌN cho những khách hàng đặt tour Singapore – Malaysia khởi hành : 7,21/10, 11/11,23/12,20/1,10/3 Tặng 1 CẶP BÁNH TRUNG THU + GIẢM 500 NGHÌN  cho những khách hàng đặt tour Dubai khởi hành : 25/10,23/11 Tặng 1 CẶP BÁNH TRUNG THU + 1 VALI KÉO DU LỊCH VIỆT + GIẢM 700 NGHÌN  cho các khách hàng đặt tour Âu – Úc – Mỹ – GIẢM 200 NGHÌN cho TẤT CẢ các đường bay nội địa. Thời gian áp dụng đặt tour: Từ ngày 25.9 đến hết Tết Trung thu 4.10 (15.8 Âm lịch) Áp dụng tặng bánh Trung Thu đối với người lớn từ 12 tuổi trở lên. Trẻ em vẫn giảm giá như chương trình. ————————– « Có tiền là phải vi vu Trung thu là phải có đôi bánh đầy » ĐẶT TOUR NGAY cùng Du lịch Việt Hà Nội nào ! . => Xem thêm chi tiết tour: https://dulichviet.com.vn/du-lich-he-tu-ha-noi CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG DU LỊCH VIỆT Top 10 công ty Du lịch hàng đầu Việt Nam Top 100 Sao vàng Đất Việt Địa chỉ tại Hà Nội: 167 Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội SĐT: 024.3512.3388  Hotline:  – Châu Á: 0932.659.588  – Trong nước: 0932.759.388  – Âu – Úc – Mỹ: 0932.659.188  – Dịch vụ Visa: 0938.597.588

Trung thu là dịp lễ lớn ở hầu hết các quốc gia ở châu Á với những hoạt động, phong tục truyền thống mang ý nghĩa riêng. Ở Việt Nam, Trung thu được coi là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm. Nhiều người dân đã bắt đầu chuẩn bị cho lễ hội này từ đầu tháng 8 âm lịch. Trên khắp các con đường xuất hiện những quầy hàng bánh Trung thu, đèn lồng, đồ chơi rực rỡ. Và không chỉ ở Việt Nam, Trung thu còn là dịp lễ lớn của hầu hết các nước châu Á với những tục lệ và truyền thống độc đáo riêng. Trung Quốc Theo nhiều ghi chép lịch sử văn hóa Trung Quốc, Tết Trung thu xuất hiện từ thời nhà Chu. Sau này đến thời nhà Đường, Tống, Minh, Thanh, Tết Trung thu ngày một thịnh hành và có nhiều phong tục hơn. Ở Trung Quốc, trước đêm rằm 15/8, mọi người trong gia đình sẽ trở về nhà sum họp, vì thế nên ngày này còn được gọi là “Tết đoàn viên”. Ảnh: Independent. Đêm rằm tháng 8, người Trung Quốc không chỉ cùng nhau ngắm trăng mà còn tổ chức cúng bái Nguyệt thần, đặc biệt là các thiếu nữ sẽ tham gia lễ cúng trăng với mong muốn có vẻ đẹp thanh cao thuần khiết như Hằng Nga.  Ngoài rước đèn Trung thu, người Trung Quốc còn có tập tục thả đèn trời và đèn hoa đăng. Họ thường viết ước nguyện của mình lên đèn và thành tâm khẩn cầu để ước mong đó trở thành hiện thực.    Ảnh: AFP. Bên cạnh đó, trong dịp Trung thu còn tổ chức nhiều lễ hội linh đình với nhiều trò giải trí, ví dụ như giải câu đố được ghi trên đèn lồng. Đây là hoạt động có từ xa xưa rất được nam thanh nữ tú ưa chuộng, đồng thời cũng được coi là một dịp để ghép duyên.  Và giống như ở Việt Nam và nhiều nước khác, bánh Trung thu cũng là một phần không thể thiếu trong dịp lễ này ở Trung Quốc. Càng ngày nguyên liệu, hình dáng và cách trang trí trên chiếc bánh càng đa dạng, phong phú. Nhật Bản Ảnh: Japancheapo. Ở đất nước mặt trời mọc, có tới 2 dịp Trung thu trong một năm. Tết Trung thu đầu tiên gọi là Zyuyoga, tổ chức vào ngày trăng tròn giữa mùa thu (15/8 âm lịch), gắn với phong tục cổ truyền ‘Otsuki-m’. Đêm hội thứ hai có tên Zyusanya, thường diễn ra vào khoảng 13/10 âm lịch. Tương truyền rằng nếu ai đã ngắm trăng vào ngày 15/8 thì nhất định phải dự cả ngày thưởng trăng sau, nếu không sẽ gặp xui xẻo.    Ảnh: Pocketjapan. Theo quan niệm của người Nhật, trên mặt trăng có Thỏ ngọc sinh sống, chính vì thế nên món ăn truyền thống ở đây có hình tròn, màu trắng, được xếp chồng lên nhau ...

Người Trung Hoa có những món ăn lưu truyền trong dân gian, và có những sử tích kèm theo nó chẳng hạn như bánh Trung Thu, bánh chưng vào ngày Tết Đoan Ngọ (loại bánh chưng này gói có trứng trong đó khác với bánh chưng ngày Tết của VN), bột vò viên (giống như trôi nước của VN) vào Rằm Tháng Giêng … đều có những câu chuyện lý thú tương truyền trong dân chúng. Ý nghĩa và tên gọi của bánh trung thu Bánh trung thu được coi là biểu tượng của sự phúc lành, đoàn tụ. Mỗi năm vào ngày rằm tháng tám, người Trung Hoa đoàn tụ với gia đình, ăn bánh, trái cây, uống trà và thưởng ngoạn trăng rằm. Bánh trung thu người Tàu gọi là bánh Trăng (Nguyệt), ngày xưa còn gọi là bánh Hồ (bánh của người Hồ), bánh nhỏ, bánh đoàn (đoàn tụ), bánh đoàn viên. Những loại bánh trên người Tàu ngày xưa dùng để cúng tế, dần dần trở thành bánh dùng để cúng và ăn vào ngày trung thu. Lịch sử có chiếc bánh này Bánh Nguyệt có lịch sử lâu dài ở Trung Quốc, sử sách ghi chép từ thời Ân, Chu ở vùng Triết Giang đã có loại bánh kỷ niệm Thái Sư Văn Trọng gọi là bánh Thái Sư. Bánh này có thể coi như là thuỷ tổ của bánh trung thu. Vào thời Tây Hán, Trương Thiên đi Tây Vực mang về Trung Quốc hạt Mè, hạt Hồ đào dưa hấu làm nguyên liệu cho bánh Nguyệt thêm dồi dào. Thời đó hồ đào là nguyên liệu chính của bánh Nguyệt nên còn gọi là bánh Hồ Đào. Đến thời Đường trong dân gian có những người hành nghề làm bánh, ở thành phố Trường An có những tiệm bánh trứ danh. Tương truyền có một đêm trung thu, Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi ăn bánh Hồ Đào, thuởng ngoạn trăng rằm, Đường Huyền Tông chê tên bánh Hồ nghe không hay nên đặt tên là bánh Nguyệt cho thơ mộng hơn, nên từ đó về sau Bánh trung thu có tên là Bánh Nguyệt mà người Tàu dùng cho đến bây giờ. Đến thời nhà Tống, tập tục ăn bánh trung thu rất thịnh hành trong giới quý tộc. Thơ Tống có nhiều bài viết về việc ăn bánh trung thu, thưởng ngoạn Trăng vào ngày này. Tuy nhiên, trong dân gian việc ăn bánh trung thu mới trở thành phổ cập. Các nhà kinh doanh nghề bánh dùng câu chuyện Hằng Nga trên cung trăng để tăng thị hiếu. Tại sao gọi trung thu là Tết đoàn viên? Đối với người Việt Nam, tết trung thu hàng năm là dịp đoàn tụ, sum họp các thành niên trong gia đình. Trong mâm cỗ cúng tết trung thu cũng không thể thiếu những cái bánh nướng, bánh dẻo. Những ngày như tết trung thu là dịp để các thành viên trong ...

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก