Ẩm Thực Món Ngon

Sự tích và ý nghĩa của bánh nướng, bánh dẻo dịp Tết Trung Thu

Tết Trung Thu là một trong những dịp đặc biệt đối với những người dân Việt. Không chỉ là tết thiếu nhi, Trung Thu còn được xem là tết đoàn viên. Khi nhắc đến Trung Thu nhiều người liên tưởng ngay đến những chiếc bánh dẻo, bánh nướng thơm ngon. Chúng ta thường quây quần với nhau để thưởng thức bánh Trung Thu và uống trà vào dịp rằm tháng 8.

Vậy câu chuyện về sự tích và ý nghĩa của bánh nướng, bánh dẻo dịp Trung Thu như thế nào? Hãy cùng Eatgo News khám phá qua những chia sẻ dưới đây nhé!

Sự tích của bánh Trung Thu

Trong truyền thuyết xưa có kể lại rằng trong một ngôi làng nọ bỗng xuất hiện hạn hán kéo dài. Điều này khiến cho cây cỏ, hoa màu, mọi vật đều kiệt quê, con người đói khát. Một bà mẹ vì thương 2 đứa con thơ và người dân trong làng mà đi tìm Thần Mặt Trời. Bà cứ đi mãi và khi đến một núi thì kiệt sức và ngã quỵ. Thỏ trắng tình cờ thấy bà gặp nạn nên đã tìm nước cho bà uống.

sự tích và ý nghĩa của bánh nướng, bánh dẻo dịp tết trung thu

Rằm tháng Tám không thể thiếu những chiếc bánh dẻo, bánh nướng

Sau khi nghe bà kể lại chuyện, thỏ trắng thương cảm nên đã giúp bà đi tới chỗ của Thần Mặt Trời. Khi gặp Thần bà đã kể về nỗi thống khổ nhân gian đang phải chịu suốt một thời gian dài qua. Cầu xin Thần có thể xua tan bớt cái nắng và làm cho mưa rơi để mọi người có cuộc sống bình an, hoa màu tươi tốt.

Thần Mặt Trời bèn vén màn mây để xem thực khư và thật kinh ngạc khi thấy ruộng đồng tiêu điều, vạn vật sống cầm cự trong cái nắng khô hạn. Thần buồn rầu bèn sai nắng lui về. Tuy nhiên, Thần bảo để cứu dân chúng bà phải hóa thân thành thứ ánh sáng dịu êm soi sáng mọi người trong đêm tối.

Nghe đến đây, bà đồng nhưng vẫn xin thần về hội ngộ cùng các con lần cuối. Hôm đấy là rằm tháng 8, bà và các con làm bánh nướng, bánh dẻo ăn uống, trò chuyện vui vẻ với nhau. Sau đó bà tiến ra trước nhà, hướng ánh nhìn về phía mặt trời. Cơ thể bà dần nhẹ tênh và bay bổng vào không trung biến thành thứ ánh sáng lung linh. Từ trên cao tỏa ánh sáng xuống tạo thành bà có thể chiếu sáng cho cả nhân gian. Có thể nhìn thấy căn nhà nhỏ và những đứa con yêu quý của mình.

sự tích và ý nghĩa của bánh nướng, bánh dẻo dịp tết trung thu

Tết Trung Thu – Tết đoàn viên sum vầy

Thứ ánh sáng huyền ảo đó được gọi là ánh trăng và sẽ tỏa sáng nhất vào đêm 15-16 âm lịch. Chính là ngày hội ngộ của mẹ con họ. Kể từ đó, trong rằm tháng Tám luôn có bánh nướng, bánh dẻo để nhớ về người mẹ, sau này được gọi là bánh Trung Thu.

Ý nghĩa của bánh nướng, bánh dẻo

Vào rằm tháng Tám người ta thường chuẩn bị những chiếc bánh dẻo, bánh nướng tặng nhau. Đây như là một lời chúc ý nghĩa mong muốn một cuộc sống viên mãn, tròn đây. Chiếc bánh giờ đây không chỉ là một món ăn quen thuộc mà còn là món quà tinh thần không thể thiếu trong ngày tết Trung Thu. Ở Việt Nam, có hai loại bánh chính là bánh dẻo và bánh nướng.

sự tích và ý nghĩa của bánh nướng, bánh dẻo dịp tết trung thu

Tặng bánh Trung Thu như một lời chúc của sự tròn đầy viên mãn

Bánh dẻo được làm từ bột trắng tinh đem nhồi cùng đường và nước hoa bưởi. Sau đó đúc trong khuôn gỗ hay nhựa tùy ý. Phần nhân sẽ được làm từ hạt sen hay đậu tán nhuyễn. Hình tròn của bánh dẻo chính là biểu tượng thể hiện cho vầng trăng thu. Còn màu trắng bên ngoài mang ý nghĩa của sự “đoàn viên”. Ngoài ra, còn thể hiện tình yêu bền chặt của các vợ, chồng đối với nhau.

sự tích và ý nghĩa của bánh nướng, bánh dẻo dịp tết trung thu

Bánh dẻo được làm từ bột trắng tinh đem nhồi cùng đường và nước hoa bưởi

Bánh nướng là món bánh này gồm 2 phần là vỏ bánh và thân bánh. Phần vỏ được làm bằng bột mì cùng mẹn, trứng gà và thêm một chút đường nấu chảy. Phần nhân có thể sử dụng nhiều loại khác nhau như đậu xanh, khoai môn, hạt sen tán nhuyễn,….

Bao bọc lấy phần trứng muối được làm có mùi vani hoặc sầu riêng. Tuy nhiên chiếc bánh truyền thống phải kể đến bánh trung thu nhân thập cẩm. Phần nhân thập cẩm gồm nhiều nguyên liệu như thịt lợn, dừa, hạt dưa, lạp xưởng, mứt bí,…. Đặc biệt một gia vị không thể thiếu đó chính là lá chanh. Mùi thơm của lá chanh kết hợp cùng mùi nồng của rượu mai quế lộ chính là cách giúp chiếc bánh trung thu giữ được hồn riêng.

sự tích và ý nghĩa của bánh nướng, bánh dẻo dịp tết trung thu

Bánh nướng thơm ngon, hấp dẫn

Những nguyên liệu khác nhau hòa quyện trong chiếc bánh mang đến hương vị mặn, ngọt xen kẽ. Điều này khiến chúng ta liên tưởng dù trong cuộc sống có nhiều khổ cực đắng cay thì vẫn có người thân bên cạnh ta. Bao bọc và che chở ta trong cuộc sống nhiều sóng gió.

Người xưa thường gọi bánh nướng, bánh dẻo là Nguyệt Bính hay bánh Vầng Trăng. Vào dịp này phụ nữ sẽ trổ tài khéo léo bày cỗ trông trăng, trổ tài cắt tỉa hoa quả, làm bánh nướng, bánh dẻo,…

sự tích và ý nghĩa của bánh nướng, bánh dẻo dịp tết trung thu

Dù có đi xa tới đâu, nhưng mọi người thường cố gắng thu xếp để về quây quần cùng gia đình vào dịp tết Trung Thu. Tặng nhau những hộp bánh thơm ngon đậm đà hương vị và kể nhau nghe về sự tích và ý nghĩa của bánh nướng, bánh dẻo trong Tết Trung Thu. Đây là ngày lễ có giá trị truyền thống lớn, thể hiện tình cảm, yêu thương của các thành viên trong gia đình đối với nhau.

Đăng bởi: Mỹ Duyên

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก