Top 79+ bài viết món ăn miền tây đầy đủ và chi tiết nhất

  1. Top 10+ món ăn miền Tây ở Sài Gòn làm thực khách mê mẩn
  2. Các món ăn miền Tây độc đáo được nấu từ trái bần
  3. Danh sách 30 món ăn miền Tây hấp dẫn nhất định phải thử
  4. Điểm danh 12 món ăn miền Tây nổi tiếng, chinh phục mọi tín đồ ẩm thực
  5. Những món ăn miền Tây hấp dẫn nhất bạn không thể bỏ qua
  6. Điểm danh các món ăn miền Tây dân dã, bình dị
  7. 33 món ăn miền Tây Nam Bộ dân dã NHẤT ĐỊNH PHẢI THỬ
  8. [Top List] 59+ Món ăn miền Tây đậm tình người miền sông nước
  9. Chè bánh canh, món ăn miền Tây làm xiêu lòng thực khách
  10. Top 9 món ăn vặt ở miền Tây gợi nhớ ký ức tuổi thơ
  11. Food tour miền Tây - Gợi ý những món ăn dân dã đậm chất miệt vườn, sông nước Cửu Long
  12. Những món ăn vặt ngon nhất miền Tây sông nước
  13. Kho quẹt – Từ món ăn dân dã đến thức đặc sản miền tây ngon khó cưỡng
  14. Về miền Tây thưởng thức các món ăn ngon từ chuối
  15. Top 6 món ăn kinh dị ở miền Tây
  16. Top 8 món ăn từ đuông dừa hấp dẫn ở miền Tây
  17. Về miền Tây nếm thử ba món ăn kinh dị nhất hành tinh
  18. Về Miền Tây thử hết những món ăn mùa nước nổi dân dã mà ngon hết nước chấm 
  19. Khám phá đặc sản miền Tây với những món ăn ngon bậc nhất
  20. Những món ăn dân dã miền Tây cho buổi sáng tràn đầy năng lượng
  21. Top 8 món ăn đặc sản miền Tây Nam Bộ không thể không thử
  22. Top 12 món ăn ngon nổi tiếng Miền Tây
  23. Món ăn đặc Sản Miền Tây -chuột đồng Nướng Chao
  24. Top 5 món ăn làm nên danh tiếng ẩm thực miền Tây sông nước
  25. Du lịch ẩm thực miền Tây – Những món ăn hút hồn thực khách
  26. Điểm danh top 5 món ăn ngon nổi tiếng ẩm thực miền Tây
  27. Đặc sản miền Tây | Top những món ăn ngon mà bạn nên thử khi du lịch
  28. Những món ăn gây “nhớ nhung” ở miền Tây
  29. Cá lóc nướng trui - Món ăn đặc trưng khi du lịch Miền Tây
  30. Tổng hợp những món ăn ngon nổi tiếng tại miền Tây
  31. Khám phá những món ăn lạ của miền Tây Nam Bộ
  32. Thưởng thức mắm đu đủ – Món ăn đầy ấp ký ức của người miền Tây
  33. Cá Lóc Nướng Trui, Món ăn Bình Dị Của Mảnh đất Miền Tây
  34. Bồn Bồn đặc sản Miền Tây – Món ăn ngon tốt cho sức khỏe
  35. Những món ăn đặc sản Miền Tây mùa nước nổi từ bông điên điển
  36. Trái bần – Top 8 các món ăn độc đáo từ trái bần chua miền Tây (2022)
  37. Đặc sản miền Tây – Top 28 món ăn ngon nhất định phải thử (2022)
  38. Top 10 địa chỉ bán món ăn dân dã miền Tây nức tiếng tại Đồng Tháp
  39. Những món ăn mang đậm văn hóa ẩm thực miền Tây
  40. Cách nấu cháo cá lóc rau đắng miền Tây – Món ăn với công thức gia truyền cầu kì hấp dẫn
  41. Đậu hũ kẹp rau răm – Món ăn dân dã miền Tây bỗng dưng trở nên nổi tiếng trên mạng xã hội
  42. Tép rang khế đổi vị cuối tuần với món ăn dân dã miền tây
  43. 6 Món Ăn Vặt Miền Tây Được Yêu Thích Ở Sài Gòn
  44. 6 món ăn ngón đúng điệu miền Tây
  45. Miền Tây "trẩy" haloween cho món ăn
  46. 10 món ăn đặc sắc miền tây (P2)
  47. 10 món ăn đặc sắc miền tây (P1)
  48. Những món ăn không thể từ chối khi về với miền tây sông nước
  49. 12 Làng nghề và món ăn ngon nức tiếng nhất ở miền Tây
  50. Du lịch Miền Tây nên thử qua những món ăn đặc sản nào?
  51. Khám phá nét độc đáo từ những món ăn với trái Bần miền Tây
  52. Thưởng thức món ăn Cá Lau Kiếng - Đặc sản người miền Tây
  53. Trải nghiệm các món ăn được chế biến từ rắn mang hương vị miền Tây
  54. Tổng hợp các món ăn ngon từ cua đồng trong chuyến du lịch miền Tây
  55. Cá lóc nướng – món ăn dân dã của miền Tây
  56. 6 món ăn kinh dị miền Tây nhưng “hái” ra tiền
  57. 10 món ăn dân dã ngon nổi tiếng nhất miền Tây Nam Bộ
  58. Những món ăn đậm chất miền tây của du lịch Cần Thơ
  59. Điểm danh những món ăn không thể bỏ lỡ vào mùa nước nổi miền Tây
  60. Top 4 những món ăn ngon nhất đất miền Tây
  61. Lạ lẫm với món rau choại mọc dại trở thành món ăn đặc sản của người miền Tây với hương vị thơm ngon khó cưỡng
  62. 4 món ăn từ mắm ở miền Tây cứ ăn vào là ‘nghiện’ ngay
  63. 'Kinh dị' những món ăn từ đuông dừa của ẩm thực miền Tây
  64. Cá lau kiếng và những món ăn ngon ‘bá cháy’ của người miền Tây
  65. 'Ngon tuyệt cú mèo' 3 món ăn vị đắng của miền Tây
  66. 'Nuốt nước bọt' với món bánh ống lá dứa - món ăn vặt trứ danh của người miền Tây
  67. Top 10 những món ăn đặc sản miền Tây thu hút khách du lịch
  68. Tầm này Sài Gòn trời mưa lạnh, lại nhung nhớ mấy món ăn đậm đà từ mắm của người miền Tây
  69. Không kém Hải Phòng hay Huế, miền Tây sông nước cũng có thật nhiều những món ăn được người Hà Nội ưa chuộng
  70. Miền Tây đang vào mùa nước nổi, bạn có biết những món ăn nào được gọi tên nhiều nhất không?
  71. Những món ăn ngon ở miền Tây bạn nên thử một lần
  72. Cá lóc nướng trui – món ăn dân giã mà đặc sắc của miền Tây
  73. Du lịch Miền Tây – Món ăn dân dã thành đặt sản Bến Tre
  74. Top 8 món ăn dân dã miền Tây Nam Bộ cho bữa sáng hấp dẫn
  75. Dân dã với món ăn từ cá rô đồng Miền Tây
  76. Chế biến đa dạng món ăn từ dừa nước, đặc sản quý của người miền tây
  77. Tổng hợp 15 các món ăn vặt ngon nhất ở miền Tây sông nước
  78. Đừng bỏ lỡ 8 món ăn này khi đi tour khám phá miền Tây
  79. Về miền Tây đừng lỡ hẹn cùng những món ăn đặc sản

Hủ tiếu Bún mắm Lẩu mắm Bún cá Cháo cá lóc rau đắng Bánh xèo miền Tây Bánh cống Bánh tằm bì Miền Tây Nam Bộ được biết đến là vùng đất trù phú với nền văn hóa ẩm thực đa dạng. Ngay giữa lòng Sài Gòn, bạn cũng có thể tìm về hương vị miền Tây dân dã với hàng loạt món ăn ngon như: Hủ tiếu, bún mắm, bún cá, bánh xèo,… Mỗi món ăn sẽ mang một nét đặc sắc riêng khiến bạn nhớ mãi không quên. Cùng chúng mình điểm danh top 10+ món ăn miền Tây ở Sài Gòn làm thực khách mê mẩn. Hủ tiếu Nếu như phở là món ăn đặc trưng của ẩm thực Hà Nội thì hủ tiếu chính là nét đặc sắc trong ẩm thực miền Tây. Hủ tiếu là món ăn có nguồn gốc từ Campuchia du nhập vào Việt Nam. Theo thời gian thì món ăn này được biến tấu để phù hợp với khẩu vị của người Việt. Đây cũng là món ăn dân dã đặc trưng của ẩm thực miền Tây. Hủ tiếu miền Tây Ở miền Tây, hủ tiếu sẽ được chế biến theo nhiều kiểu khác nhau. Mỗi loại hủ tiếu sẽ mang một nét độc đáo riêng của địa phương. Hủ tiếu không chỉ là món đặc sản thơm ngon ở miền Tây mà còn tượng trưng cho nét đẹp của con người và ẩm thực miền sông nước. Hương vị thơm ngon của hủ tiếu thì không thể lẫn vào đâu được. Tô hủ tiếu chất lượng là sự hòa quyện hoàn hảo của các nguyên liệu. Phần nước dùng trong và đậm đà là điểm nhấn nổi bật của món ăn này. Topping ăn kèm cũng khá là đa dạng. Tại Sài Gòn thì không khó để bạn có thể bắt gặp quán hủ tiếu. Nhưng để thưởng thức quán hủ tiếu ngon chuẩn vị miền Tây thì bạn hãy ghé đến những địa chỉ sau nhé. Thông tin liên hệ Hủ tiếu Thanh Xuân: 62 Tôn Thất Thiệp, Phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM Hủ tiếu Hồng Phát: 389 – 391 Võ Văn Tần, P. 5, Quận 3, TPHCM Hủ tiếu Nam Vang Trung Còi: 80A Cao Thắng, Quận 3, TPHCM Sadec Quán: 154 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TPHCM Hủ tiếu Tài Anh: 494 Nguyễn Thị Thập, Phường Tân Quy, Quận 7, TPHCM Bún mắm Bún mắm là một trong số các món ăn đặc sản của miền Tây Nam Bộ. Cũng như hủ tiếu, món bún mắm cũng có nguồn gốc từ Campuchia. Khi sang Việt Nam, món bún này được nấu bằng mắm cá linh hay cá sặc, loại cá có nhiều tại các tỉnh miền Tây, đặc biệt là Trà Vinh và Sóc Trăng. Bún mắm miền Tây Món ăn miền Tây này rất được thực khách ở Sài Gòn yêu thích. Nét đặc trưng của loại bún này chính là phần nước dùng. Nước ...

Bần là một trong những loại trái được người dân miền Tây xem là “của Trời cho”, với vị chua vốn có đã tạo nên nguồn cảm hứng cho ra nhiều món ăn miền Tây độc đáo. Các món ăn miền Tây độc đáo được nấu từ trái bần Trái bần. Canh chua bần Ảnh minh họa: @arian_quynh. Trong các món ăn miền Tây, canh chua bần được cho là món ăn thượng hạng và có tên tuổi nhất. Chính vì tính chất chua của bần mà nó luôn được người dân miền Tây thích dùng để nấu canh chua. Khác với me, dùng trái bần nấu sẽ cho ra vị chua thanh và mùi thơm rất khác biệt. Nấu canh chua quả bần rất đơn giản. Chọn những trái bần chín và to nhất đem đi rửa sạch, bỏ vỏ lấy phần thịt bên trong. Khi nước sôi, bỏ trực tiếp bần vào. Sau đó bỏ cá và nêm gia vị. Cá chín rồi thì cho thêm các loại rau vào. Bạn nên dùng rau muống, rau nhút, bông súng, bạc hà để món ăn được chuẩn vị hơn. Bên cạnh đó, thêm vào ít lát dứa và cà chua sẽ giúp nồi canh đẹp mắt hơn. Ảnh minh họa. Cá kho bần Ảnh minh họa. Nhắc đến canh chua bần thì phải kèm theo món cá kho bần huyền thoại, loại cá dùng để kho với bần thường là cá lóc và cá bông lau. Đây là món hao cơm nhất, đến những vị khách khó chiều cũng phải mủi lòng trước vị đậm đà mà chua nhẹ của cá kho. Cá kho bần sẽ có hương vị chua chua, thịt cá ngọt và đậm vị, ăn cùng rau luộc sẽ vô cùng bắt vị. Lẩu bần chua Lẩu bần chua là một trong những món ăn được lòng thực khách phương xa mỗi khi đến miền Tây sông nước. Lẩu bần thường nấu cùng với cá tra, vị cá beo béo ăn cùng nước lẩu chua chua thanh vị. Tuỳ vào mỗi mùa, bạn có thể thay cá tra bằng các loại cá khác như basa, diêu hồng hay cá ngát. Thậm chí có thể dùng ba ba hay cua đồng để nấu với bần đều có vị ngon không cưỡng nổi. Ảnh minh họa. Bên cạnh đó, các loại rau ăn kèm với lẩu bần còn có bông so đũa, bắp chuối bào sợi, bông súng… Đặc biệt, bông điên điển không thể thiếu đối với món lẩu bần này. Cách nấu lẩu bần giống như cách nấu canh chua trái bần. Khác ở chỗ lẩu bần ăn ngon nhất phải dọn lên bếp, ăn tới đâu cho cá, rau vào đến đấy. Nóng hổi bừng bừng, bốc khói đến tận cuối bữa ăn. Bún ăn kèm cũng phải lựa bún sợi nhỏ mới đúng chuẩn dân miền Tây. Gỏi bông bần Ảnh minh họa: baobaclieu. Ảnh minh họa. Gỏi bông bần được chế biến bằng ...

Về miền Tây, bên cạnh việc tận hưởng không khí trong lành, được trải nghiệm nhiều hoạt động vui chơi giải trí đầy vui nhộn, bạn còn có cơ hội thưởng thức nhiều món ăn miền Tây siêu hấp dẫn mà ai cũng nhất định phải thử khi đặt chân đến. Danh sách 30 món ăn miền Tây hấp dẫn nhất định phải thử 1. Lẩu cá thác lác Lẩu cá thác lác là một trong những món ăn miền Tây “phát nghiện” của rất nhiều tín đồ ẩm thực. Ngoài nguyên liệu cá tươi ngon, món ăn này còn trở nên độc đáo hơn với vị tươi mát của khổ qua, vị ngọt lành của nước lẩu. Nước lẩu thơm, thanh thanh của vị cá thác lác ăn cùng khổ qua khiến cho món ăn trở nên bắt miệng và cuốn hơn rất nhiều so với những món lẩu khác. Chạm đũa ăn chỉ muốn ăn hoài ăn mãi không muốn phải dừng lại bất kì lúc nào. Ảnh: @varonica.ngo 2. Lẩu mắm miền Tây Đây là sự kết hợp hài hòa giữa mùi thơm ngon từ mắm và các nguyên liệu thả lẩu như: thịt ba rọi, hải sản, bông điên điển, hoa súng, rau kèo nèo, rau đắng và các loại nguyên liệu phong phú khác. Đây là món lẩu chiều lòng hầu hết các thực khách, kể cả những chiếc miệng sành ăn và có yêu cầu cao trong ẩm thực. Lẩu mắm rất thích hợp cho những mùa se lạnh cùng quay quần bên nồi lẩu và nhâm nhi. Ảnh: @mymy.0411_ Ảnh: @bachuaviahe 3. Lẩu cá kèo Sẽ đầy đủ hơn nếu như bạn đến miền Tây và trải nghiệm món lẩu cá kèo ngon trứ danh tại đây. Vị béo ngậy, ngọt dai của cá kết hợp vị chua thanh của nước lẩu và độ tươi ngon của các loại rau ăn kèm sẽ mang lại cho bạn cảm giác hoàn toàn hài lòng về món ăn này. Lẩu cá kèo khi ăn cùng với bún sẽ tạo thêm một hương vị thơm ngon cho món ăn này đấy nhé. Ảnh: @nguyenkhanhvan9290 4. Cơm cháy kho quẹt Món ăn này rất bình dị với phần cơm cháy vàng giòn, chấm với niêu kho quẹt thơm ngon. Ngoài ra, người dân địa phương còn ăn kèm với đĩa rau luộc thơm ngon tạo nên vị “ngon khó cưỡng” của món ăn này. Tuy bình dân nhưng ăn vào rất bắt miệng và mang đến cho thực khách nhiều cung bậc cảm xúc khác biệt. Ảnh: @nguyenvotoanh1998 Ảnh: @nguyenkhanhvan9290 5. Vịt nấu chao Vịt nấu chao là một trong số những món ăn được cho là đại diện ẩm thực miền Tây với nguyên liệu chính của món ăn này là vịt xiêm, trải qua khâu chế biến tỉ mỉ, tẩm ướp đúng vị, món ăn sẽ có mùi thơm nức mũi và hương vị rất khó quên. Vịt nấu chao thường phải lựa chao ngon thì mới ...

Lẩu mắm miền Tây Lẩu cá linh bông điên điển Đuông dừa Bún cá Châu Đốc Kho quẹt Bún mắm Hủ tiếu Sa Đéc Cá lóc nướng trui Chuột đồng chiên nướng Chuối nếp nướng Chè bánh lọt Bánh bò thốt nốt Lẩu mắm miền Tây Lẩu mắm miền Tây đặc biệt ở chỗ hương vị của nước dùng được làm từ mắm cá linh chỉ có ở miền Tây. Vị của mắm cá linh hòa quyện cùng với nước hầm xương và nước dừa tạo nên vị ngọt đậm đà, khó có thể tìm thấy được ở nơi khác. Lẩu mắm thường được ăn cùng với nhiều loại nguyên liệu khác từ thịt bò, sườn cho tới những món hải sản tươi ngon như cá, tôm, mực,… Lẩu mắm là một món ăn đặc sản ở Cần Thơ nhưng bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở bất kì nhà hàng nào ở miền Tây. Lẩu cá linh bông điên điển Bên cạnh lẩu mắm thì lẩu cá linh bông điên điển cũng là một trong các món ăn đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Vị lẩu ngọt thanh kết hợp với cá linh beo béo ăn cùng bạc hà, kèo nèo, cọng súng, bông điên điển,… sẽ khiến bạn không thể ngừng đũa.  Không phải ai cũng may mắn được thưởng thức món ăn này, bởi cá linh non dùng để nấu lẩu chỉ có vào mùa nước nổi  Đuông dừa Những con đuông dừa béo ngậy, mềm mềm có vị ngọt nhẹ chứa nhiều protein tốt cho sức khỏe. Người miền Tây thường chế biến nguyên liệu này theo nhiều cách khác nhau như: rang mặn, chiên bột, nướng muối ớt, hấp xôi, trộn gỏi,… Đuông dừa là món ăn miền Tây có hàm lượng dinh dưỡng cao   Bún cá Châu Đốc Món ăn này nổi tiếng ở An Giang thế nhưng thực chất chúng được bắt nguồn từ Campuchia. Sau nhiều năm du nhập vào miền Tây, hương vị của bún cá Châu Đốc có hương vị đặc trưng rất khác.  Nhiều nơi còn ăn kèm bún cá với thịt heo quay  Phần nước dùng được làm từ mắm cá linh và mắm ruốc, có màu trong veo hoặc màu vàng từ nghệ. Phần nước dùng này được chế biến rất cẩn thận, hạn chế dùng bột ngọt mà phải tận dụng phần đầu cá để tạo vị ngọt thanh cho nước. Thịt cá dai dai ăn kèm cùng với nhiều loại rau như bông điên điển, hoa chuối,… rất đậm vị. Kho quẹt Nguyên liệu chính của món kho quẹt có thể kể đến như tôm khô, tóp mỡ, hành tím, tiêu, thịt ba chỉ, đảo cùng với nước mắm và đường sau đó giữ lửa liu riu cho đến khi nước mắm sền sệt và có hương thơm đặc trưng. Kho quẹt ăn kèm với chén cơm trắng, rau luộc hoặc cơm cháy đều vô cùng bắt vị Bún mắm Giống với ...

Bánh cống Đại Tâm, Sóc Trăng – món ăn miền Tây hấp dẫn du khách Bún bò cay, Bạc Liêu – món ăn đặc sắc của ẩm thực miền Tây Bún cá Châu Đốc, An Giang Bánh xèo Mười Xiềm, Cần Thơ Hủ tiếu patê, Bến Tre – món ăn miền Tây hấp dẫn Khám phá ẩm thực miền Tây là một phần không thể thiếu trong hành trình của du khách. Bánh cống Đại Tâm, bún bò cay Bạc Liêu hay bánh xèo Mười Xiềm Cần Thơ là những món ăn miền Tây du khách không thể bỏ qua khi đến đây. Bánh cống Đại Tâm, Sóc Trăng – món ăn miền Tây hấp dẫn du khách Đây là món ăn khá phổ biến của người dân Sóc Trăng vào mỗi buổi chiều. Bánh cống được bày bán gần chợ Đại Tâm thuộc xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên. Chiếc bánh nhỏ có hình dạng như cái cống chứa nước mưa của người miền Tây nên dần dà người ta quen miệng gọi là bánh cống. Bánh gồm có thịt heo được xay cho mịn, cùng hành tím, đặc biệt không thể thiếu đậu xanh và vài con tôm sông. Chiếc bánh ngon khi thực khách ăn vào cảm nhận được vị giòn rụm, tan đều trong miệng, béo ngậy từ đậu xanh. Nước mắm chấm và rau cải cũng là thành phần không thể thiếu trong món bánh cống Đại Tâm. Địa chỉ: Quán bánh cống cô Nga, gần chợ Đại Tâm. Bún bò cay, Bạc Liêu – món ăn đặc sắc của ẩm thực miền Tây Đây là món ăn khá lạ miệng do người Hoa tạo nên. Tô bún bò cay đầy đủ gồm có vài miếng thịt bò cắt to, nhưng khi ăn vào rất giòn, mềm, không dai. Nước bún bò khá cay vì được nấu cùng nhiều ớt hòa tan ra thành nước lèo. Thực khách đến, chủ quán trụng sơ bún qua nước sôi, bỏ vài miếng thịt bò và chan nước ớt lên tô kèm ít ngò gai và lá quế. Thực khách ăn cùng một chén muối ớt hột cũng cay không kém. Du khách nào đêm quá chén, sáng làm một tô bún bò cay Bạc Liêu thì người khỏe ra liền. Bởi sau khoảng 2-3 muỗng đầu tiên. bạn sẽ chảy ròng nước mắt vì cay, toát mồ hôi và cảm thấy sảng khoái. Giá một tô bún bò khoảng 20.000 – 25.000 đồng tùy loại lớn nhỏ. Địa chỉ: đường Cao Văn Lầu, TP Bạc Liêu (chỉ bán buổi sáng). Bún cá Châu Đốc, An Giang Đây là một món ăn của người Campuchia, sau đó được người Việt biến tấu để trở thành món ăn sáng thường ngày. Nguyên liệu để làm bún cá rất dễ tìm như: cá lóc đồng, củ nghệ tươi, sả và không thể thiếu bún tươi. Món này thực khách ăn kèm với hoa chuối và rau muống. Ngoài ra ...

1. Lẩu mắm miền Tây  2. Bún mắm  3. Gà hấp rượu miền Tây  4. Cá lóc nướng trui  5. Kho quẹt miền Tây  6. Chuột đồng chiên nướng  Miền Tây sông nước luôn là điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. miền Tây không chỉ sở hữu khí hậu ôn hoà, những thắng cảnh đẹp mà còn có nền ẩm thực dân dã bình dị mà không kém phần đặc sắc. Trong bài viết dưới đây chúng mình sẽ giới thiệu top những món ăn dân dã miền Tây Nam Bộ để bạn tham khảo. 1. Lẩu mắm miền Tây  Nếu tham gia các tour miền Tây mà không thưởng thức lẩu mắm thì quả là một thiếu sót lớn. Lẩu mắm khác những loại lẩu ở các khu vực khác bởi hương vị mắm đặc trưng. Nước dùng được chế biến từ loại mắm cá linh chỉ có ở miền Tây cùng với nước hầm xương và nước dừa. Nhờ vậy, nước dùng trong, có vị ngọt thanh dịu nhẹ và mùi mắm cá đậm đà. Vào những ngày nước nổi mà được thưởng thức một nồi lẩu mắm nóng hổi thì quả là một điều tuyệt vời. Lẩu mắm miền Tây thường được ăn cùng với hải sản, thịt bò, sườn hay thịt ba chỉ. Ngoài ra, du khách sẽ được thưởng thức lẩu với những loại rau đặc trưng của miền Tây như bông điên điển, bông sua đũa, bông súng… Khi ăn, thực khách nhúng những loại thịt, hải sản tươi ngon rồi cho rau vào ăn kèm. Người dùng có thể cho bún, rau vào bát rồi chan nước dùng nóng hổi lên trên hoặc nhúng các loại rau vào nồi nước cho rau chín tái và thưởng thức. Mỗi cách ăn lại mang lại một hương vị khác biệt khó quên. 2. Bún mắm  Bún mắm là món ăn dân dã miền Tây Nam Bộ hấp dẫn du khách mùa nước nổi. Bún mắm cũng được chế biến bằng các loại mắm đặc trưng miền Tây. Nước dùng được chế biến từ nước hầm xương, thêm phần nước cốt mắm và nêm thêm gia vị đậm đà vừa ăn. Mắm được sử dụng trong món ăn này là sự kết hợp của mắm cá linh, mắm cá sặc theo từng tỷ lệ riêng để tạo ra sự khác biệt giữa các nhà hàng, quán ăn. Bún mắm miền Tây có thể sử dụng nhiều nguyên liệu khác nhau kết hợp với bún và nước dùng. Bún mắm ăn với thịt ba chỉ, heo quay, chả cá, tôm tươi, mực tươi, huyết và rau bông súng, hoa chuối… Sự kết hợp hài hoà giữa vị thơm nồng của mắm cùng sự mềm dai của bún và các loại thịt tạo nên hương vị đặc trưng, hấp dẫn mọi khách hàng. 3. Gà hấp rượu miền Tây  Nếu bạn đã quen với món hải sản hấp bia thì Saigon Star ...

Lẩu mắm miền Tây Lẩu cá linh bông điên điển Bún mắm Bún cá miền Tây Gà hấp rượu miền Tây Cá lóc nướng trui Cháo cá miền Tây Bò tùng xẻo Cá kho tộ miền Tây Đuông dừa Bánh xèo Kho quẹt miền Tây Chuột đồng chiên nướng Hủ tiếu Sa Đéc Bánh bò thốt nốt Chuối nếp nướng Cá kho tộ, gà hấp rượu, bún mắm, kho quẹt….là những món ăn miền Tây Nam Bộ dân dã nhưng cực ngon mà nhất định bạn phải thử một lần khi ghé tới đây. Cùng Msquare khám phá nét ẩm thực miền Tây với 33 món ăn ngon cực hấp dẫn chỉ nghe tên thôi cũng thấy “thòm thèm” dưới đây nhé! Lẩu mắm miền Tây Đã một lần đi du lịch miền Tây mà không được thưởng thức món lẩu mắm tuyệt đỉnh này thì quả thực là một thiếu sót rất lớn rồi đó! Lẩu mắm đặc biệt ở chỗ hương vị của nước dùng được làm từ mắm cá linh chỉ có ở miền Tây sau đó hòa quyện cùng với nước hầm xương và nước dừa nên hương vị có vị ngọt đậm đà, khó có thể tìm thấy được ở đâu. Lẩu mắm thường được ăn cùng với nhiều loại nguyên liệu khác như từ thịt bò, sườn cho tới những món hải sải tươi ngon như cá, tôm, mực…. Vốn là một món ăn đặc sản ở Cần Thơ thế nhưng bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở bất kì một nhà hàng nào ở miền Tây vậy đó! Lẩu cá linh bông điên điển Bên cạnh lẩu mắm thì lẩu cá linh bông điên điển cũng được xem là một trong các món ăn dân dã miền Tây Nam Bộ cực ngon mà bạn nhất định phải thưởng thức một lần khi ghé tới nơi đây. Khác với hương vị ngọt và thơm của lẩu mắm, nước dùng của lẩu cá linh thường có vị chua ngọt thanh mát, cực kì thích hợp trong những ngày nắng nóng của miền Tây rồi đó! Đúng như tên gọi, nguyên liệu chính của món lẩu này chính là cá linh. Thịt cá linh được lựa chọn tươi, khi cho vào lẩu thịt vẫn giữ được vị dai chứ không hề bị nát. Bấy nhiêu thôi vẫn chưa đủ đâu nhé! Để tăng thêm hương vị cho món ăn miền Tây này chắc chắn sẽ không thể thiếu bông điên điển và hoa súng – đây cũng chính là món rau đặc sản của vùng sông nước này đó! Bông điên điển có vị ngọt và bùi nên rất dễ ăn. Thay vì ăn cùng với mì gói như những nơi khác, món lẩu cá ở miền Tây thường được ăn cùng với bún nên rất mát đó! Bún mắm Cũng giống với lẩu mắm, món bún mắm miền Tây cũng được làm từ nguyên liệu chính là mắm thế nhưng hương vị đậm ...

I. Giới thiệu ẩm thực miền Tây II. 59 món ăn đặc sản Miền Tây 1. Bánh Tét Long An. 2. Canh Chua Cá Chốt 3. Cá Lóc Nương Trui 4. Thịt Lợn Muối Chua 6. Bún Gỏi Già Mỹ Tho 7. Chuối Quết Dừa 8. Cá Tai Tượng Chiên Xù – đặc sản Vĩnh Long 9. Chuột Đồng Nướng 10. Bánh Xèo Hến Cù Lao Dài 11. Bánh Tráng Nem Cù lao Lục Sĩ 13. Gà Hấp Rượu 14. Lẩu Cua Đồng 15. Cơm Dừa Bến Tre 17. Bánh Canh Bột Xắt 18. Đuông Dừa 19. Kẹo Dừa 20. Củ Hũ Dừa Bến Tre 21. Bì Cuốn Bến Tre 22. Bông Súng Mắm Kho Đồng Tháp 23. Các món ăn từ ếch đồng Đồng Tháp 24. Chuột đồng, chuột cống nhum Cao Lãnh Đồng Tháp 25. Hủ tiếu Sa Đéc Đồng Tháp 26. Vịt nướng Sa Đéc, Cao Lãnh Đồng Tháp 27. Lẩu cá linh bông điên điển Đồng Tháp 28. Bún nước lèo 29. Bún suông 30. Xôi phồng chợ Mới An Giang 31. Lẩu mắm Châu Đốc 32. Bánh bò thốt nốt An Giang 33. Bò bảy món Núi Sam An Giang 34. Bánh mì nem nướng 35. Bánh tráng cuộn, cơm cháy – Bánh tráng cô Hưng 36. Ốc hạt dẻ 37. Bánh cống 38. Bánh tằm bì Cần Thơ 39. Chè hẻm 40. Nem nướng Thanh Vân 41. Cháo lòng Cái Tắc 42. Bưởi Năm roi Phú Hữu 43. Chả cá thác lác Hậu Giang    44. Bánh ống – món ăn đặc sản người Khmer 45. Bánh pía – món bánh nổi tiếng của Sóc Trăng 46. Mì Sụa – Món ăn ngon Sóc Trăng có nguồn gốc dân tộc Hoa 47. Gỏi sò lông hoa chuối 48. Cà xỉu 49. Cơm ghẹ Phú Quốc 50. Bánh canh ghẹ chả 51. Chả Trứng Mực Đất Mũi 52. Cháo Cá Kèo Rau Đắng 53. Gỏi Nhộng Ong Rừng U Minh 54. Khô Cà Mau 55. Vọp Nướng Chấm Muối Tiêu 56. Bánh Tầm Cay 57. Lươn Um Rau Ngổ 58. Ốc Móng Tay Chúa 59. Đông Trùng Hạ Thảo Miền Tây hay còn được gọi là vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng cực Nam của Việt Nam. Miền Tây bao gồm có 12 tỉnh (An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Tiền Giang, Sóc Trăng, Long An, Hậu Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long) và 1 thành phố trực thuộc Trung ương (Cần Thơ). Nổi tiếng với nhiều kênh rạch chằng chịt, sông ngòi dày đặc, cùng với là nền văn minh lúa nước lớn nhất cả nước. Nơi đây mang nhiều nét văn hóa đặc sắc, giá trị văn hóa cùng với là những món ăn với những hương vị đặc sắc như hương vị thiên về vị ngọt.  I. Giới thiệu ẩm thực miền Tây Mâm thức ăn đặc trưng miền Tây Ẩm thực đặc trưng Miền Tây, Việt Nam Do đặc điểm địa hình và sinh hoạt ...

Nhắc đến miền Bắc thường người ta sẽ nhớ đến thói quen ăn nhạt và thanh, miền Trung lại thường ăn mặn và cay, còn miền Nam lại gắn liền với thói quen ăn ngọt. Thế mà đến cả bánh canh – một món mặn đặc trưng lại được người dân miền Nam biến tấu thành món chè ngọt độc lạ khó cưỡng.      Món ăn quen thuộc của người dân miền Tây Cùng nằm trên một dải đất hình chữ S, ẩm thực ba miền Bắc – Trung – Nam luôn mang lại nhiều hương vị đặc trưng cùng với phong cách ẩm thực riêng mỗi vùng. Chè bánh canh ngọt là món chè quen thuộc của những người dân miền thôn quê ở các tỉnh miền Tây sông nước. Món chè đươc kết hợp từ những sợi bánh canh bột gạo dai dai ngập trong nước đường thốt nốt và gừng sợi thơm lừng, không thể thiếu nước cốt dừa béo ngậy phía trên. Ăn vào vừa thấy lạ miệng vừa thấy quen thuộc hương vị thôn quê dân dã. Phải thật tỉ mỉ trong từng công đoạn chế biến Để làm được một mẻ bánh canh ngon, bột gạo phải được chọn cẩn thận, là loại thơm và dẻo nhất. Sau đó được trộn chung với một ít bột năng theo tỉ lệ 10:1. Hỗn hợp bột phải được khuấy với nước sôi cho đến khi hoà quyện lại thành một khối dẻo, trắng phau. Một ít muối sẽ được thêm vào để làm dịu vị ngọt của nước đường xuống. Sau khi được tỉ mỉ cắt thành từng sợi nhỏ và đem luộc chín, bột bánh canh sẽ được nấu lại trong nước đường phèn cùng với gừng sợi và lá dứa để tạo mùi thơm. Trong lúc đó, dừa nạo sẽ được vắt lấy cốt rồi nấu lên cùng với lá dứa và một ít muối. Để đảm bảo độ sệt và béo của nước dừa thì không nên cho thêm nước hoặc bột năng vào. Món ăn vặt quen thuộc của người miền Tây Ảnh: mulanbepnha.blogspot.com Không khó để gọi tên xuất xứ của món bánh canh ngọt khi nghe miêu tả về nó, đây được cho là đặc sản của vùng đất Long An. Khác với bánh canh bột lọc được ăn với thịt, bánh canh ngọt phải được làm từ bột gạo và nấu trong nước đường phèn. Chè bánh canh ngọt thường được ăn như một món chè vặt, múc ra chén ăn nóng kèm nước cốt dừa và một ít mè rang. Mùi thơm của lá dứa, vị ngọt thanh nước đường phèn, sự ấm nồng của gừng sợi, vị béo của nước dừa cùng sợi bánh canh dai sần sật chính là sự hoà quyện hoàn hảo và đầy ngọt ngào. Theo Nhu Nguyen (Wiki Travel)

Những món ăn vặt ở miền Tây tuy dân dã, bình dị nhưng lại chứa đựng cả bầu trời ký ức đẹp đẽ của thế hệ 8X, 9X đời đầu. Đặc biệt những thức quà ấy luôn mang đến hương vị ấn tượng, khó quên mỗi khi nhớ về. Top 9 món ăn vặt ở miền Tây gợi nhớ ký ức tuổi thơ 1. Kẹo kéo Kẹo kéo nằm trong danh sách những món ăn vặt ở miền Tây một thời. Đây là một món ăn quen thuộc của rất nhiều trẻ em. Kẹo kéo được làm từ những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm cùng vị ngọt thơm ấn tượng đã trở thành món ngọt ăn vặt hút khách hơn bao giờ hết. Món ăn gắn liền với hình ảnh người bán kẹo có bàn tay thoăn thoắt kéo kẹo. Để làm ra được những miếng kẹo thơm ngon, đẹp mắt, có lớp kẹo cứng ngọt bao bên ngoài, bên trong là lớp đậu phộng giòn, béo khi hòa quyện vào nhau tạo nên một hương vị vô cùng ấn tượng. Và để làm ra những thanh kẹo này đòi hỏi người làm phải thật khéo tay, đường dùng làm kẹo phải được đun lửa nhỏ, khuấy đều tay. Sau khi thấy vừa ăn có thể cho vào một ít nước cốt chanh để tránh hiện tượng “lại đường”. Đa phần món kẹo kéo sẽ có màu trắng, nhưng nhiều người muốn đẹp mắt sẽ trộn thêm nhiều màu khác nhau để tăng thêm sức hấp dẫn và đẹp mắt cho món ăn này. 2. Bánh mì kẹp kem Trong danh sách những món ăn vặt ở miền Tây, bánh mì kẹp kem chưa bao giờ hết “hot” đối với những người con miền sông nước. Món ăn đơn giản chỉ là bánh mì và cho phần kem lạnh vào bên trong bánh. Tưởng chừng không ngon nhưng lại vô cùng ấn tượng, vị mềm thơm của lớp vỏ bánh mì cùng phần kem lành lạnh, có chút beo béo của lớp đậu phộng và sữa đặc. Tất cả hòa quyện vào nhau khiến cho món ăn trở nên hấp dẫn hơn và mang đến hương vị khó phai. 3. Kẹo chỉ hồng Cũng giống như kẹo kéo, kẹo chỉ hồng cũng nằm trong top những món ăn vặt ở miền Tây, xuất hiện khá thường xuyên cùng với kẹo kéo. Để làm nên một phần kẹo chỉ hồng, đòi hỏi người làm phải vô cùng điêu luyện. Cho 1 muỗng cà phê dầu ăn vào một cái tô, dùng cái cọ quết đều phần dầu ra xung quanh tô. Đổ nước đường đã nấu vào tô. Đặt tô đường vào một cái thau nhỏ có chứa nước để làm nguội phần đường. Ăn kẹo chỉ tơ hồng cùng với bánh tráng ngọt. Khi đường còn ấm, đeo bao tay vào rồi lấy đường ra để kéo. Cứ lặp lại như vậy đến khi đường chuyển sang màu trắng ...

Món ăn vặt bánh bò Bánh tằm khoai mì Bánh bò thốt nốt Món ăn vặt miền Tây – Bánh da lợn Bánh chuối hấp Bánh cam Bánh ống lá dứa Bánh lá mít Nếu bạn dự định thực hiện chuyến du lịch đến miền Tây sông nước để trải nghiệm cuộc sống nhôn nhịp, dân dã của người dân Nam bộ thì đừng quên thưởng thức nền ẩm thực đa dạng ở đây, đặc biệt là các món ăn vặt trứ danh. Hãy cùng Vi Vu Việt Nam điểm danh các món ăn vặt để lưu lại và tận hưởng trong chuyến hành trình của mình nhé! Món ăn vặt bánh bò Bánh bò là món ăn vặt khá nổi tiếng ở miền Tây. Món ăn này cũng có mặt ở nhiều tỉnh thành khác nhưng bánh bò miền Tây lại có hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được. Bánh bò được làm từ hỗn hợp bột gạo, men, đường và nước. Sau khi hấp chín thì trên bề mặt sẽ có nhiều lỗ khí và bánh bông xốp hơn. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận vị ngọt thanh cùng vị béo ngậy của nước cốt dừa. Bánh bò Bánh tằm khoai mì Đây là món ăn vặt tuổi thơ của nhiều người Việt, bánh tằm khoai mì được làm chủ yếu từ khoai mì, đường và bột năng. Bánh dẻo dai và có vị ngọt bùi, mùi hương từ củ dền hay lá dứa hấp dẫn. Bánh tằm khoai mì Bánh bò thốt nốt Nếu đến An Giang, bạn đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức hương vị của bánh bò thốt nốt, một trong những đặc sản món ăn vặt miền Tây nổi tiếng. Bánh bò thốt nốt được làm từ bột gạo nàng Nhen, cơm rượu, nước cốt dừa và đường thốt nốt. Bánh có màu vàng bắt mắt, vị ngọt thanh, mềm mịn và bông xốp khiến bất kỳ ai cũng phải nghiện. Bánh bò thốt nốt Món ăn vặt miền Tây – Bánh da lợn Nhắc đến món ăn vặt trứ danh miền Tây thì không thể bỏ qua món bánh da lợn. Bánh được làm chủ yếu từ bột năng, đường trắng, lá dứa, nhân bánh  làm từ khoai môn hoặc đậu xanh hấp . Một số nơi sẽ làm nhân sầu riêng nên có vị đặc trưng hơn. Bánh da lợn có hương thơm dịu, vị ngọt và mềm mịn, béo ngậy. Đặc biệt, món ăn này có màu sắc bắt mắt với sự xen kẽ nhiều tầng bánh khác nhau. Bánh da lợn Bánh chuối hấp Món ăn vặt nổi tiếng tiếp theo mà chúng mình muốn giới thiệu đến bạn đó là món bánh chuối hấp. Món ăn này được làm từ chuối, ăn kèm nước cốt dừa béo ngậy. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận vị thơm, dẻo dai cùng vị ngọt đặc trưng của chuối và vị béo của nước cốt dừa. Bánh chuối hấp ...

Kho quẹt miền Tây – Món ăn mang đến nhiều giá trị tinh thần và kỷ niệm  Cách làm kho quẹt siêu ngon Chuẩn bị nguyên liệu làm Kho quẹt Cách nấu kho quẹt Kho quẹt miền tây món ăn thơm ngon cũng đầy đủ dinh dưỡng Bài viết tham khảo: Nét riêng của văn hóa ẩm thực miền Tây Nam Bộ Nếu bạn là một người đam mê ẩm thực thì bạn không còn xa lạ với món kho quẹt đặc sản của miền Tây Nam bộ. Cùng tìm hiểu xem món ăn này có gì đặc biệt khiến vạn người mê. Kho quẹt miền Tây – Món ăn mang đến nhiều giá trị tinh thần và kỷ niệm  Thứ đặc sản tưởng chừng rất đơn giản nhưng mang lại hương vị thơm ngon khó cưỡng Là món ăn có hương vị đặc trưng của ẩm thực miền tây nên hương là thứ làm nên chất riêng của nó. Được làm chủ yếu từ nước mắm kho cùng đường, thức đặc sản này có vị mặn của mắm, ngọt của đường kết hợp với nhau thành thứ nước chấm đặc sệt ăn rất đưa miệng. Thêm chút vị cay của tiêu xanh và ớt, chút béo bùi của tóp mỡ, tôm khô càng khiến món ăn này trở nên khó khó cưỡng. Để mà nói, kho quẹt đã quá đỗi quen thuộc và gắn liền với tuổi thơ cả nhiều người miền Tây trong thời kỳ trước, giai đoạn kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn. Tại thời điểm đó thì nhà đông con, cơm còn không có đủ để mà ăn, nhiều gia đình khi nấu cơm sẽ độn cơm độn sắn (khoai mì) để ăn chống đói. Lâu lâu có thêm ít tép khô, tóp mỡ thế là có thêm món kho quẹt Kho quẹt ăn cùng cơm nóng hay rau củ luộc cũng đều rất hấp dẫn Để ăn cùng cơm nóng, cơm cháy hay rau củ luộc, nghe bình thường là thế, nhưng chỉ cần là cơm trắng mà ăn với mắm kho quẹt thì chỉ chốc lát là hết sạch sành sanh cái nồi cơm. Là một món ngon đơn giản, dễ làm mà ăn ngon thì không lạ khi nó thường xuyên xuất hiện trong những bữa ăn, không có là thấy thiếu thấy nhớ. Từ đó mới thấy rằng, kho quẹt không chỉ đơn thuần là một món ăn bình dân mà còn chứa trong đó nhiều giá trị tinh thần, kỷ niệm, khi  nhắc đến chắc chắn nhiều người dân miền Tây Nam bộ lại nhớ về quê hương, về những mâm cơm đạm bạc, hình ảnh thuở còn khó khăn, bóng dáng người mẹ, người bà lom khom trong bếp làm nồi kho quẹt cho bữa cơm chiều. Hiện tại, khi kinh tế đã khấm khá hơn, đất nước đã phát triển hơn trước. Tuy không còn cảnh phải ăn uống kham khổ như ngày nào nhưng kho ...

Những món ăn ngon từ chuối tại miền Tây luôn gây nghiện không chỉ với người dân nơi đây mà còn đối với thực khách phương xa bởi vị ngọt thơm và đa dạng trong cách chế biến. Về miền Tây thưởng thức các món ăn ngon từ chuối Về miền Tây mà không thưởng thức những món bánh miền quê dân dã nơi đây thì chính là những điều thiếu sót cho hành trình của bạn. Đặc biệt, những món bánh miền Tây luôn được người dân yêu thích chính là các món ăn ngon từ chuối, nào là: chuối nướng, bánh chuối nước cốt dừa, chè chuối, kem chuối, bánh chuối chiên, chuối hầm dừa,… Mỗi một món bánh đều mang hương vị tuổi thơ gần gũi, mộc mạc mà chan chứa tình thương. Chuối nướng Ảnh: Báo Thanh Niên. Nhắc đến món ăn ngon từ chuối thì không thể bỏ qua món chuối nướng huyền thoại, vừa đơn giản vừa dễ làm nhưng lại vô cùng thơm ngon. Những quả chuối khi chín hườm hườm có thể tách được vỏ, đem nướng là vừa độ. Trong quá trình nướng chuối phải trở đều tay thì chuối mới thơm và vừa chín tới, chuối sau khi chín được tẩm lên một lớp dầu hành vừa thơm vừa béo khiến ai ăn món này cũng đều phát nghiện. Bánh chuối nước cốt dừa Món tiếp theo trong danh sách món ăn ngon từ chuối phải kể đến đó chính là bánh chuối nước cốt dừa thơm thơm béo béo gây nghiện. Món bánh chuối nước cốt dừa có nguyên liệu rất đơn giản, dễ kiếm cùng cách làm đơn giản, chỉ cần nắm được các bước thì ai cũng có thể làm được ngay. Nguyên liệu của món ăn bao gồm chuối chín, bột gạo, bột năng, dừa khô cùng các loại gia vị đường, muối, vani,… Bánh chuối khi hấp xong sẽ thơm vị chuối cùng mùi vani, bánh mềm dẻo khi ăn được cho lên lớp nước cốt dừa béo ngậy, cuối cùng là lớp đậu phộng giòn thơm ăn rất cuốn. Món bánh này khi ăn nóng sẽ cảm nhận được vị dẻo của bánh chuối hòa cùng nước dừa rất mềm và thơm, còn khi để nguội thì bánh sẽ trở nên dai dai, ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh trong từng miếng bánh. Bánh chuối chiênBánh chuối chiên là một trong những món bánh được bán ở hầu khắp các con chợ miền Tây, bánh chuối chiên thơm lừng và dẻo ngọt với nhân chuối bên trong, vỏ bột bên ngoài vàng giòn. Ngày nay, xuất hiện thêm một cách biến tấu mới cho loại bánh này chính là thêm mè đen cho bánh và có chỗ còn cho cả đậu xanh vào bên trong nhân cùng với chuối. Bánh mới chiên ra vừa nóng hổi vừa giòn thơm, cắn vào chỉ biết tận hưởng sự đặc biệt này, còn khi bánh ...

Miền Tây nổi tiếng với những món ăn độc lạ luôn gây thú vị cho thực khách. Bên cạnh đó cũng có những món ăn kinh dị khiến ai nhìn vào cũng đều sợ hãi. Top 6 món ăn kinh dị ở miền Tây 1. Đuông dừa Đuông dừa được cho là món ăn kinh dị ở miền Tây phải nhắc đến trong danh sách này bởi hình dị kì lạ của nó. Con đuông là một loài ấu trùng có hình dáng giống như con sâu, sống nhiều trong thân cây dừa, có màu trắng sữa và kích thước bằng ngón tay cái. Muốn bắt được đuông, người ta phải chặt bỏ cả một cây dừa, nên đây được xem là món ăn hiếm. Ảnh: @duong_dua_ben_tre. Đuông dừa có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như: đuông dừa nước mắm, cháo đuông dừa, gỏi đuông dừa, đuông dừa chiên giòn,… mỗi món mỗi vị nhưng nhìn chung ai ăn được đuông dừa cũng đều cho đây là món ăn ngon và hấp dẫn. Chỉ cần một chút gan dạ, gắp thật nhanh con đuông dừa sống rồi cho ngay vào miệng, cảm nhận vị béo ngậy, kết hợp với vị mặn nồng của nước mắm, vị cay của ớt, vị thơm của rau tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng. Ảnh: @truongminhhieu1111. 2. Rắn bông súng Ảnh minh họa. Nghe qua món rắn bông súng, chắc nhiều người sẽ cảm thấy sợ hãi nhưng đây lại là món ăn được nhiều người dân miền Tây yêu thích. Món ăn được chế biến từ thịt rắn rất nhiều và hầu như món nào cũng ngon, có thể kể đến món rắn nướng trui, rắn hầm sả, rắn nấu cháo đậu xanh… và dễ ăn nhất là rắn xào sả ớt. Thịt rắn cũng giống như thịt của các loài vậy khác nhưng sẽ ngọt thịt hơn và được chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon bổ dưỡng. 3. Thằn lằn, rắn mối Thằn lằn và rắn mối là hai món ăn kinh dị nhất ở miền Tây nhưng lại được bán vô cùng phổ biến. Rắn mối là một loài bò sát bốn chân, có lớp vảy bóng, màu nâu đen, sống quanh nhà, trong vườn và hay ăn mối. Ở miền Tây rắn mối có rất nhiều nên bà con hay bắt để chế biến thành món ăn; chỉ cần kiếm vài con tép trấu, móc vào lưỡi câu rồi đặt ngoài hiên nhà thế nào cũng bắt được rắn mối. Rắn mối có thể chế biến thành nhiều món ăn như: rắn mối nướng, rắn mối chiên, rắn mối xào sả ớt,… Khô rắn mối. Cũng giống như rắn mối, thằn lằn cũng được chế biến thành nhiều món ăn gây hút thực khách như: thằn lằn chiên giòn, thằn lằn phơi khô,… Khô thằn lằn được bán rất nhiều và bạn có thể tìm mua ở các chợ miền Tây, đặc biệt là tỉnh ...

Đuông dừa là một trong những cái tên khiến ai nấy đều phải rùng mình khi nhắc đến nhưng đây lại là món ăn được rất nhiều người dân miền Tây ưa chuộng với vị béo ngậy và hấp dẫn. Top 8 món ăn từ đuông dừa hấp dẫn ở miền Tây Đuông dừa “tắm” nước mắm cay Đuông dừa “tắm” nước mắm cay từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc của người dân miền Tây. Đuông dừa ăn vào sẽ cảm nhận được vị béo bùi, ăn cùng nước mắm sẽ kích thích thêm vị ngon cho món ăn này. Cách chế biến món ăn này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần bắt những con đuông dừa từ trên cây dừa xuống, rửa thật sạch với nước. Sau đó hãy đi làm một chén nước mắm ngon với tỏi, ớt cay nồng. Sau đó trực tiếp thả những con đuông dừa còn sống và béo ngậy vào phần nước mắm ngon vừa làm. Ảnh minh họa. Cháo đuông dừa Ảnh minh họa. Cháo đuông dừa được nấu với nước cốt dừa gồm những nguyên liệu đơn giản như: đuông dừa, thịt lợn, gạo, gừng, hành lá và gia vị, nước cốt dừa. Đây là một món ăn thơm ngon, chuẩn vị miền Tây, béo ngậy và giàu chất dinh dưỡng, giúp bồi bổ sinh lực. Tuy là món cháo đơn giản nhưng vị của món ăn này thì không thể bàn cãi. Gỏi đuông dừa Ảnh minh họa. Nhắc đến món ăn từ đuông dừa, trong đó có món gỏi đuông dừa cũng được rất nhiều người yêu thích. Món ăn được làm từ nguyên liệu như đuông dừa, củ hũ dừa kết hợp với thịt và tôm. Các nguyên liệu đã sơ chế được trộn đều lên với các loại gia vị như mù tạt, giấm, dầu olive,… sau đó được xếp ra đĩa. Gỏi đuông dừa ăn kèm với bánh phòng tôm và nước mắm chua ngọt. Xôi đuông dừa Xôi đuông dừa là một trong những món ăn độc lạ và gây ấn tượng với thực khách. Khi đồ xôi thì cho thêm vài đuông dừa bỏ trên mặt sau đó hấp cho chín. Khi ăn có thể đâm đuông dừa cho nước chảy ra và sau đó là ăn cùng xôi sẽ khiến cho vị xôi của bạn trở nên thơm ngon và dẻo hơn. Đuông dừa lăn bột chiên giòn Ảnh minh họa. Khi chế biến món này, bạn chỉ cần sơ chế đuông dừa thật sạch, sau đó có thể nhét 1 vài hạt lạc vào bên trong ruột của con đuông. Kế tiếp là lăn qua hỗn hợp trứng gà, bột, tiêu sau đó đem chiên với dầu nóng đến khi vàng đều là bạn đã có thể thưởng thức được món đuông dừa lăn bột chiên giòn vô cùng hấp dẫn. Vị béo ngậy như sữa từ con đuông dừa kết hợp với vị ngọt thơm từ lớp bột ...

Gọi tên những món ăn mùa nước nổi nức tiếng ở Miền Tây Lẩu cá linh  Bánh xèo bông điên điển  Bông súng chấm mắm kho Chuột đồng nướng lu  Cua đồng rang me  Rắn nướng  Du lịch Miền Tây mùa nước nổi, bạn không chỉ được ngắm nhìn khung cảnh đặc trưng của xứ sở này với bao la sóng nước mà còn có vô vàn sản vật đặc trưng chỉ xuất hiện duy nhất vào mùa này để thưởng thức luôn đấy. Khi những cơn mưa kéo dài cùng với dòng nước từ thượng nguồn Mekong ào ạt đổ về, cũng là lúc Miền Tây chính thức bước vào mùa nước nổi. Mùa nước nổi không chỉ khiến cho cảnh sắc thiên nhiên của Miền Tây đổi thay, mà còn mang đến vô vàn những sản vật quý, từ đó những món ăn mùa nước nổi nức tiếng cũng chính thức vào mùa khiến bao thực khách phải say đắm. Mùa nước nổi ở Miền Tây sẽ bắt đầu từ khoảng tháng 9 đến tháng 11 hằng năm và đây cũng là mùa lý tưởng để bạn làm một chuyến du ngoạn và thử hết ẩm thực Miền Tây dân dã nức tiếng chỉ có vào mùa này.   Về Miền Tây mùa nước nổi đừng quên thưởng thức đặc sản trứ danh chỉ có mùa này. Ảnh: soulbts Gọi tên những món ăn mùa nước nổi nức tiếng ở Miền Tây Lẩu cá linh  Tháng 9 âm lịch khi mùa nước nổi bắt đầu cũng là lúc cá linh vào mùa sinh sản. Loại cá này có kích thước chỉ bằng ngón tay nhưng hương vị rất ngon, xương mềm, tan hoà cùng với vị béo của thịt cá mang đến dư vị hấp dẫn. Người Miền Tây thường nấu lẩu cá linh và khiến nó trở thành một món ăn  đặc sản mùa nước nổi trứng danh khiến bất cứ du khách nào cũng muốn thưởng thức.   Lẩu cá linh luôn mê hoặc thực khách trong mùa nước nổi. Ảnh: vulcdaika Lẩu cá linh chế biến khác đơn giản, chủ cần kết hợp cá linh tươi cùng nước dùng thơm, bông điên điển non, thêm ngò gai, tỏ phi… là đã có một nồi lẩu thơm ngon ai cũng khó nỡ chối từ. Ngoài lẩu thì cá linh còn được chế biến thành rất nhiều món ngon khác như cá linh kho, cá linh chiên giòn…   Vị lẩu ngon, đa dạng khiến ai cũng mê mẩn. Ảnh: nhphuongnam   Bánh xèo bông điên điển  Nhắc đến món ăn mùa nước nổi của miền Tây thì chắc chắn không thể bỏ qua món bánh xèo bông điên điển.Người Miền Tây thường trồng điên điển ở những bờ sông, kè để chống sạt lở, đến mùa nước nổi những “cánh rừng” điên điển vàng rực trở thành hình ảnh đặc trưng. Điên điển là nguyên liệu để chế biến rất nhiều món ăn mùa nước ...

Lẩu mắm miền Tây Bún cá Châu Đốc Bánh pía Sóc Trăng Hủ tiếu Sa Đéc Bánh xèo miền Tây Dừa sáp Đuông dừa Cá lóc nướng trui Lẩu mắm miền Tây Lẩu mắm được xem là “linh hồn” của ẩm thực miền Tây Nhắc đến ẩm thực miền Tây là phải nhắc đến lẩu mắm trứ danh ngon nức tiếng. Món ăn được chế biến từ các loại mắm cá nổi tiếng của miền Tây, ăn cùng những loại hải sản phong phú ở đây như: cá basa, cá tra, nghêu, sò, tôm, mực,..Ngoài ra lẩu mắm còn được ăn kèm với các loại rau đặc trưng của miền Tây: bông điên điển, bông súng, rau nhút,… Bún cá Châu Đốc Bún cá Châu Đốc bắt nguồn từ An Giang nhưng lan rộng và trở thành đặc sản miền Tây Bún cá Châu Đốc là món ăn nổi tiếng lâu năm của vùng Châu Đốc, An Giang. Bún có vị ngọt thơm đậm đà từ cá lóc, ăn cùng với bún là các loại rau đặc trưng như: bắp chuối, bông điên điển,… Để tăng thêm hương vị cho món ăn cần phải rưới thêm chén mắm ớt chua cay mặn ngọt hấp dẫn. Bánh pía Sóc Trăng Bánh pía Sóc Trăng được du khách yêu thích mua dùng để làm quà biếu sau khi ghé thăm miền Tây Bánh pía là một thức quà phổ biến của khách du lịch mỗi lần ghé miền Tây. Bánh pía có nguồn gốc từ Sóc Trăng và phát triển rộng ra các tỉnh thành Nam Bộ. Bánh có nhiều lớp vỏ mềm, thơm, nhân bánh ngọt ngào thơm lừng mùi đậu xanh và sầu riêng. Ngoài ra, bánh pía còn có nhiều hương vị đa dạng như: lá dứa, kim sa, mè đen,… Hủ tiếu Sa Đéc Hủ tiếu Sa Đéc nổi tiếng bởi hương vị thơm ngon đậm đà cùng cách chế biến mới lạ độc đáo Hủ tiếu Sa Đéc là một trong những món ăn rất quen thuộc với người dân miền Tây. Để có một bát hủ tiếu Sa Đéc ngon, cần chuẩn bị và chế biến món ăn thật công phu với những nguyên liệu: thịt heo, bò viên, tim, lòng,.. cùng nước dùng được ninh từ xươngngọt lịm và trong vắt.  Bánh xèo miền Tây Bánh xèo miền Tây là một món ăn chiếm được nhiều sự yêu mến của du khách mỗi lần đến đây Bánh xèo có ở nhiều vùng miền trên cả nước, tuy nhiên, bánh xèo miền Tây sông nước chắc chắn sẽ để lại cho du khách những cảm nhận riêng biệt. Lớp bánh giòn được tráng mỏng, nhân bánh được làm từ củ sắn, cà rốt, nấm bào ngư, thịt heo và tôm.  Đặc trưng để phân biệt bánh xèo miền Tây với bánh xèo ở những nơi khác chính là ở đĩa rau ăn kèm gồm: lá cách, đọt chùm ruột non, lá lốt,…  Bánh xèo miền ...

1. Chuối nếp nướng – món ăn dân dã miền Tây cho buổi sáng tràn đầy năng lượng 2. Xôi bắp – món ăn dân dã miền Tây cực hấp dẫn 3. Bánh da lợn – Món ăn đặc sắc miền Tây 4. Bánh bò thốt nốt – món ăn dân dã miền Tây cực ngon miệng 5. Bánh còng, bánh cam – Món ăn sáng hấp dẫn Những món ăn dân dã miền Tây như bánh bò thốt nốt, bánh cam hay xôi bắp sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm thú vị với một buổi sáng du ngoạn tràn đầy năng lượng. 1. Chuối nếp nướng – món ăn dân dã miền Tây cho buổi sáng tràn đầy năng lượng Vị ngọt lịm của chuối chín quyện với vị béo ngậy của nước cốt dừa và đậu phộng rang tạo nên món ăn đơn giản của người miền Tây. Miền Tây có nhiều loại chuối nếp nướng khác nhau và cách nhận biết chủ yếu dựa vào lớp vỏ nếp bên ngoài. Có nơi dùng xôi nếp được hấp chín qua nước dừa để làm vỏ, nhưng ngon nhất là chuối bọc bột nếp trộn với nước cốt dừa, đem gói trong lá chuối rồi nướng. Người nướng phải trở bánh đều tay để không bị khét. Khi lá chuối cháy sém vàng và có mùi thơm là bánh chín. Chính cách làm này giúp bánh thêm phần đậm đà mà vẫn giữ được vị ngon. 2. Xôi bắp – món ăn dân dã miền Tây cực hấp dẫn Nếu xôi ngô miền Bắc thường có vị mặn thì xôi bắp ở miền Tây lại là xôi ngọt. Bắp và nếp được nấu cùng nước dừa đến nhão. Hạt bắp nở bung rất mềm, màu trắng, bên trên có lớp dừa nạo, muối mè và đậu phộng. Cách nấu xôi bắp thoạt nhìn thì đơn giản nhưng không kém kỳ công. Bắp được ngâm nước vôi trong trước khi nấu cho bong vỏ, hạt mềm. Sau đó bắp đã nấu chín đem đồ với đậu xanh, gạo nếp đến khi ngửi thấy mùi thơm nức tỏa ra thì cũng là lúc xôi chín tới. Món xôi dân dã này cũng được bày bán nhiều ở các khu chợ miền Tây, cũng có người đạp xe đi bán dọc đường. 3. Bánh da lợn – Món ăn đặc sắc miền Tây Ít ai biết được lí do vì sao món bánh miền Tây này lại được gọi bằng cái tên đậm chất Bắc đến thế. Bánh da lợn có nhiều lớp chồng lên nhau, chia tầng rõ rệt, được làm từ bột năng, bột nếp, đường và cốt dừa. Thông thường, người ta không dùng dao để cắt bánh da lợn vì sẽ làm bánh nát, dính vào lưỡi dao. Để chia bánh, người chế biến thường khéo léo dùng một sợi chỉ mảnh, dứt khoát xắn xuống, tạo ra những miếng nhỏ đều. Món này dễ ăn, thích hợp ...

Tây Nam Bộ là một vùng đất giàu văn hóa và tài nguyên thiện nhiên trù phú. Đến với Tây Nam Bộ ngoài việc có thể tham qua du lịch sông nước bạn còn có cơ hội thưởng thức những món đặc sản ngon và hấp dẫn khó tìm. Hãy cũng điểm qua các món ăn đặc sản miền Tây Nam Bộ không thể không thử.

Tôi không sinh ra và lớn lên ở Miền Tây nhưng có một tình yêu đặc biệt đối với mảnh đất này, Yêu những con người chân chất, mộc mà và thiệt tình đến lạ, Yêu những dòng sông quê chở nặng phù sa, yên cánh đồng lúa bao la thẳng cánh cò bay, yêu những vườn trái cây trĩu quả, yêu luôn cả hai mùa mưa nắng, mưa ngập cánh đồng, nắng cháy da. Hơn tất cả tôi yêu ầm thực miền tây với những món ngon giản dị, mộc mạc như chính những con người của người dân nơi đây. Những món ăn không cần chế biến cầu kỳ nhưng lại vô cùng hấp dẫn ăn một lần là sẽ nhớ mãi như: Lẩu mắm, bún cá, canh chua cá kho tộ.... Những món ăn đậm chất Nam Bộ. Sau rất nhiều lần đến Miền Tây và thưởng thức những món ngon khó cưỡng, tôi xin được chia sẽ 12 món ngon mà nhất định bạn phải thưởng thức khi ghé thăm Miền tây dưới đây :

Bắt chuột ở đâu Cách chế biến thịt chuột Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm món chuột đồng nướng chao: Cách chế biến món chuột đồng nướng chao: Ta nói đến với miền Tây thì có vô vàn những món ăn đặc sản. Nhưng trong số đó chuột đồng nướng chao là món ăn phải nói là siêu ngon luôn nhé. Đến với vùng đất sông nước này mà không thưởng thức món chuột đồng nướng chao, thì coi như chưa đến miền Tây. trình bày chuột đồng nướng chao ra đĩa Bắt chuột ở đâu Chuột đồng miền Tây thường sống nhiều trên những cánh đồng lúa. Chúng đào hang ở bờ ruộng làm nơi trú ẩn, sinh sôi và phát triển. Chuột đồng xuất hiện quanh năm tuy nhiên đông đúc nhất là vào mùa nước nổi. Lúc này nguồn thức ăn của chuột chủ yếu là lúa và các loại cây mầm non nên chúng rất to, lông bóng mượt, thịt đặc biệt thơm ngon. nướng thịt chuột Cách chế biến thịt chuột Những con chuột béo ngậy được làm sạch bỏ đầu và ruột, rồi tẩm ướp chút gia vị, Để khoảng 20-30 phút cho ngấm đều, sau đó cho lên bếp than. Chờ thịt chuột chín, mùi thơm bay ra thật hấp dẫn luôn. ướp thịt chuột đồng Thịt chuột được đảo đều tay, khi nào thấy thịt chuột hơi tái màu. Ta có thể phết thêm chao cho thấm và nướng tiếp. Khi thấy thịt có mùi thơm và cháy xém phần rìa là coi như thịt đã chín nha. Nếu nướng chuột bằng bếp than thì khi ra lò, thịt chuột sẽ dai, thơm, thấm đều vị beo béo của chao, một chút cay của sa tế và mùi thơm của than củi. Bày tấm lá chuối đã rửa sạch lên đĩa, cho thêm ít khế chua, dưa chuột, cà chua thái miếng, rau răm, rau thơm và cho chuột nướng chao vào giữa rồi từ từ thưởng thức. Đây đúng kiểu là món ăn đậm hương vị của miền Tây mà có lẽ bạn sẽ khó lòng quên được. Món ăn đặc sản chuột đồng nướng chao là một trong các món ngon. Thực khách có thể thưởng thức trong các quán nhậu miền Tây. Món ăn này chế biến khá đơn giản, chỉ cần vài bước thôi bạn sẽ có ngay một món chuột đồng nướng chao thật ngon miệng. Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm món chuột đồng nướng chao: Chuột đồng: 4 – 5 con nặng từ nửa ký trở lại. Gia vị ướp chuột: ngũ vị hương, tiêu, sả, ớt, đường, bột ngọt,… Bếp than dùng để nướng chuột. Cách chế biến món chuột đồng nướng chao: Chuột săn hay mua về, làm sạch, ướp cùng ngũ vị hương, tiêu, sả, ớt, đường, bột ngọt ướp cho ngấm. Độ 30 phút sau nướng chuột trên lửa than hồng, chao bóp nhuyễn, trộn ít mỡ heo, ...

Các loại mắm Các món lẩu Các món ngon từ chuột đồng Bánh xèo Nam Bộ Đuông dừa Các loại mắm Nhắc đến ẩm thực miền tây sông nước nơi được xem là “vương quốc mắm” với hàng loạt các loại mắm nổi tiếng. Và là nơi cho sản lượng mắm cá hàng đầu Việt Nam, hàng trăm nghìn tấn mỗi năm. Trong đó phải kể đến như: mắm sống, mắm thái cá lóc, mắm tép, mắm cá rô đồng, mắm ba khía, mắm rươi, mắm còng, mắm cá sặc,… Các loại mắm miền Tây vô cùng đa dạng, nhưng nhìn chung sẽ có 2 loại là mắm sống và mắm chín và đòi hỏi phải biết cách nấu mắm. Các loại mắm miền Tây sẽ khá khó ăn vì mùi nồng với những ai không quen ăn mắm, nhưng một khi đã thử sẽ khó quên. Các loại mắm thường được bày bán phổ biến ở chợ địa phương hay các khu chợ du lịch như: chợ nổi Cái Răng, chợ Châu Đốc, chợ Cần Thơ,… Các loại mắm đặc sản không thể bỏ qua khi đến Miền Tây Các món lẩu Nhắc đến ẩm thực miền tây sông nước ghi dấu ấn mạnh cho du khách khi đến đây chính là các món lẩu. Lẩu ở miền Tây được chế biến vô cùng đa dạng và điểm ấn tượng chính là các loại rau ăn kèm với lẩu. Các món lẩu nổi tiếng như: Lẩu mắm, Lẩu cá linh bông điên điển, Lẩu cá kèo, Lẩu lươn, lẩu vịt, lẩu cua đồng, lẩu cháo cá lóc,… Điểm nổi bật của các món lẩu miền Tây là hương vị đậm đà, sử dụng nhiều loại gia vị thiên nhiên, phong phú các loại topping đi kèm. Đặc biệt, các món lẩu thường ăn kèm với mâm rau chỉ có ở miền Tây như: điên điển, rau nhút, rau đắng, hoa so đũa, thèo nèo, rau càng cua, cọng bông súng,… Các món lẩu điểm thu hút du khách khi đến với Miền Tây Các món ngon từ chuột đồng Ngoài các món làm từ mắm, các món lẩu thì các món từ chuột đồng cũng là nét đặc trưng trong ẩm thực miền tây. Khi đi du khách sẽ thấy chuột đồng được bày bán khắp vùng Nam Bộ và được biến tấu với thành nhiều món ngon. Các món từ chuột đồng nổi tiếng như: thịt chuột luộc ép lá chanh, chuột đồng áp chảo, chuột đồng rang muối, chuột xào sả ớt, chuột quay lu, chuột khìa nước dừa, chuột nướng, chuột xào lá cách, chuột xào lăn,… Và món đặc trưng cho ẩm thực miền tây sông nước này chỉ có cũng như ngon nhất là sau mùa gặt. Với những ai lần đầu nhìn thấy sẽ khá sợ và lo lắng, tuy nhiên, chuột đồng ở miền Tây cực kỳ sạch hoàn toàn từ thiên nhiên. Thịt chuột sau khi chế biến, nêm nếm ...

Các món lẩu Các món ngon từ cá lóc Các món bún Các món ăn từ chuột đồng Bánh xèo Du lịch ẩm thực miền Tây mang một nét đặc trưng hoàn toàn khác biệt với các vùng miền khác. Nơi đây hội tụ rất nhiều món ngon đặc biệt. Kể cả nguyên liệu chế biến cũng độc đáo. Chúng tôi sẽ tổng hợp những món ngon miền Tây nên thưởng thức khi bạn đến với đất Phương Nam. Du lịch ẩm thực miền Tây – Những món ăn hút hồn thực khách => Đặt Tour du lịch miền Tây uy tín, chất lượng, giá rẻ <= Các món lẩu Hương vị thanh ngọt, nguyên liệu mang đặc trưng vùng miền đã khiến những món lẩu trứ danh này nức tiếng khắp Việt Nam và nước ngoài. Lẩu cá kèo, lẩu mắm, lẩu hải sản đều mang những hương vị đậm đà của miền Tây. Những món lẩu này chiều lòng được tất cả mọi thực khách ở mọi lứa tuổi, kể cả những người sành ăn và đòi hỏi khắt khe về ẩm thực. Lẩu mắm là món ăn đặc trưng nhất của ẩm thực miền tây. Ngoài đặc thù thơm ngon của mắm thì món lẩu này còn được kết hợp với nhiều loại ra đặc biệt như bông điên điển, bông súng thái sợi, rau đắng, thèo nèo… Lẩu cá linh nấu với bông điên điển là món lẩu được yêu thích tiếp theo. Loại lẩu này thường được thưởng thức nhiều nhất từ tháng 9 đến tháng 11. Đây là mùa hoa điên điển. Cá linh là loại cá xưởng nhỏ, mềm và thịt ngọt thơm nên khi nấu với bông điên điển sẽ có hương vị thơm ngon, ngọt và dậy mùi thơm dễ chịu. Lẩu cá kèo và lẩu lươn đồng, lẩu cá lóc cũng là một trong những lựa chọn nếu bạn muốn thưởng thức các món lẩu. Ẩm thực miền Tây mang nét độc đáo riêng biệt Các món ngon từ cá lóc Cá lóc nướng trui cuốn lá sen là món ngon được nhiều thực khách lựa chọn. Cá lóc đồng nướng lá sen giữ được hương vị thơm ngon của cá. Ngoài ra còn có cá lóc hấp, bún cá lóc và cá lóc nấu canh chua Các món bún Bún mắm, bún nước lèo, bún cá. Mỗi loại bún đều có một nguyên liệu riêng biệt. Đặc biệt nếu ăn bún cá nhất định phải thưởng thức tại Sóc Trăng. Món bún cá tại đây ngon hơn hẳn các nơi khác. Đến với miền Tây hãy dành nhiều thời gian để thưởng thức ẩm thực => Đền Thờ Nguyễn Trung Trực – Ghé thăm di tích lịch sử nổi tiếng của Kiên Giang <= Các món ăn từ chuột đồng Đây là một đặc sản của ẩm thực miền Tây. Chuột nướng, chuột áp chảo, chuột áp lá chanh, chuột quay lu, chuột xào lăn… Chuột đồng không ...

1. Lẩu cá linh bông điên điển 2. Chuột đồng  3. Đuông dừa chiên giòn 4. Gỏi sầu đâu 5. Bông súng mắm kho Con người miền Tây mộc mạc, chất phát bao nhiêu thì ẩm thực miền Tây cũng dân dã, bình dị bấy nhiêu. Những món ăn miền Tây không quá cầu kỳ nhưng luôn mang lại hương vị đậm đà, khó quên cho người thưởng thức. Trong bài viết dưới đây, chúng mình sẽ giới thiệu những món đặc trưng cho văn hoá ẩm thực miền Tây để bạn tham khảo. 1. Lẩu cá linh bông điên điển Chỉ cần nghe tên gọi là bạn đã có thể biết được đặc trưng của miền Tây trong chính món ăn này. Cá Linh là loại cá chỉ có ở khu vực miền Tây, đồng bằng Sông Cửu Long, bông điên điển cũng nở rộ khi mùa nước lên. Đây là món ăn mang đậm văn hoá ẩm thực miền Tây mà bạn không nên bỏ qua khi tới đây. Cá linh được lựa chọn là những con cá đầu mùa, xương mềm, bụng có mỡ để ăn béo và thơm hơn. Bông điên điển ăn kèm sẽ có vị bùi bùi làm giảm đi phần nào mùi tanh của cá. Nồi nước dùng được chế biến từ nước hầm xương cá, xương heo và thêm nước dừa để có vị ngọt thanh hơn. Cá linh được làm sạch, ướp với 1 chút muối để làm tăng thêm hương vị đậm đà. Các loại rau điên điển, bông súng, rau nhút, ngò gai… được rửa sạch và nhúng vào nước dùng cá. Khi dùng bữa, thực khách ăn chung cá với rau và bún hoặc cơm. Vào những ngày nước nổi, thời tiết mát mẻ, thưởng thức món lẩu cá linh nóng hổi sẽ là một trải nghiệm vô cùng thú vị. 2. Chuột đồng  Chắc hẳn, chỉ cần nghe cái tên thôi là bạn đã đủ cảm nhận được nền ẩm thực dân dã miền Tây rồi đúng không. Đây là một trong những món đặc sản được các hướng dẫn viên du lịch giới thiệu trong những tour miền Tây. Chuột đồng được người dân bẫy sau mùa vụ bởi chuột được ăn no nên béo, thịt ngọt thơm. Sau khi bẫy được chuột, người dân sẽ sơ chế sạch sẽ rồi chế biến thành món ăn. Chuột được làm rất cẩn thận và kỹ lưỡng khử sạch mùi tanh rồi đem ướp với các loại gia vị để nướng, xào lăn hoặc chiên giòn. Nổi tiếng nhất phải kể đến món chuột đồng nướng tỏi ớt. Chuột được ướp với muối đường,tỏi, ớt rồi hấp sơ và đem nước trên than hồng. Lửa than sẽ giúp món ăn thơm ngon hơn và mang lại lớp da vàng óng cực kỳ hấp dẫn. Chuột đồng nướng muối ớt sẽ ăn kèm với muối chanh để tăng thêm hương vị đậm đà. 3. Đuông dừa chiên giòn ...

Lẩu mắm miền Tây Bánh xèo Nam bộ Lẩu cua đồng Lẩu cá linh bông điên điển Lẩu cá kèo Cháo cá lóc rau đắng Cơm tấm Long Xuyên Bún mắm Bún nước lèo Bún cá Châu Đốc Bún nước kèn Bún gỏi dà Hủ tiếu Mỹ Tho Đuông đuông dừa Canh chua cá bông lau Bò giá tréo Bánh ống Sóc Trăng Bánh giá chợ Giồng Đặc sản miền Tây với những món ăn ngon đậm chất địa phương. Đó là ẩm thực hội tụ tinh hoa và lâu đời của người dân miền Tây. Những món ăn được hình thành từ nét văn hóa sinh hoạt lâu đời của nhiều đồng bào dân tộc khác nhau như Hoa, Chăm, Khmer, Kinh,… Hãy cùng miền Tây có gì điểm qua những món ăn đặc sản miền Tây nhé! 1Lẩu mắm miền Tây Lẩu mắm miền Tây Lẩu mắm miền Tây mang đậm chất hương vị mà những người con khó lòng quên được. Đặc biệt những ngày mưa, ăn lẩu mắm thêm 1 vài ly rượu đế cay nồng là vô cùng tuyệt vời. Nước dùng là 1 màu nâu đặc trưng bởi những loại mắm nấu cùng (Thường người ta sử dụng mắm cá sặc là nhiều, đặc biệt phải là mắm mua từ xứ Châu Đốc, An Giang về). Nước sánh lại thêm nhờ thêm món tỏi băm và sả, hương thơm và vị cay cay đặc trưng của sả và tỏi vô cùng hoàn hảo khi kết hợp cùng món mắm. Bên trong còn cho thêm cá thịt heo ba chỉ, tôm, mực và các loại cá như cá linh, cá ba sa,… Đặc biệt, thứ không thể thiếu là các loại rau vườn đi kèm như bạc hà, thèo lèo, rau muống, rau nhút,…. Đôi khi có hàng chục loại rau làm ta choáng ngợp khi ăn lẩu mắm ở miền Tây. 2Bánh xèo Nam bộ Bánh xèo Nam bộ Bánh xèo Nam bộ là một món ăn đặc sản miền Tây khá nổi tiếng ở trong và cả ngoài nước. Nó nhiều lần được xem là 1 món ăn đại diện Việt Nam ở nhiều cuộc thi quốc tế. Món bánh vàng vàng có nguyên liệu chính từ bột gạo, nước cốt dừa làm nhân bên ngoài. Bên trong là đậu xanh, giá, củ sắn, củ hủ dừa, tôm, thịt heo bằm, thịt bò bằm,… Một số nơi còn biến tấu với nấm kim châm, thịt ếch bằm, thịt vịt bằm bên trong. Bên ngoài là lớp bột vàng chiên mỏng hoặc hơi dày tùy vào nơi bán. Bánh xèo phải ăn kèm với nước chấm là nước mắm ngọt (Pha chế từ nước tương, nước lọc, chanh, đường, muối,…). Ăn kèm là nhiều loại rau sống khác nhau: xà lách, rau diếp cá, ngò, húng, cải xanh, kim thất, lá vông, đọt xoài, đọt cách, lá lốt, tía tô,… Đặc biệt khi đến An Giang hay các vùng lân cận, nhiều loại ...

Miền Tây không chỉ là một điểm du lịch sinh thái, tự nhiên hấp dẫn nhất cả nước, các tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ còn có rất nhiều các món ăn ngon đi vào lòng người, làm nên nét đẹp ẩm thực Tây Nam Bộ. Cùng khám phá những món ăn miền Tây Nam Bộ ăn ngon khó quên qua bài viết này các bạn nhé! NHỮNG MÓN ĂN NGON Ở LONG AN 1. Canh chua cá chốt Ở Long An có một món ăn hết sức độc đáo tên là canh chua cá chốt. Làm nên hương vị ngọt ngào cho món canh chua cá chốt thì không thể thiếu nguyên liệu chính là những chú cá chốt có phần thịt thơm ngon, phần trứng bùi và béo ngậy. Trong món ăn này, ngoài cá chốt thì du khách đừng quên gọi thêm bông thiên lý ăn kèm canh chua. Là một trong những món ăn miền Tây Nam Bộ ăn ngon “miễn chê” nên có nhiều quán ăn gia đình ở Long An có món canh chua cá chốt trong thực đơn của mình. Ngoài món canh chua cá chốt, một số quán còn bán thêm cá chốt kho và cá chốt chiên giòn… để phục vụ du khách. 2. Bánh tét Long An Bánh tét ở thị trấn Đức Hòa từ lâu đã trở thành một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng ở Long An. Bánh tét Đức Hòa ngon bởi vì để làm được 1 phần bánh tét Đức Hòa đòi hỏi người nấu bánh phải thật tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu gạo, thịt ba rọi, đậu xanh… để nấu bánh. Bên cạnh đó, bánh tét Long An ở thị trấn Đức Hòa còn có nhiều loại nhân đa dạng để du khách chọn lựa như nhân ngọt, nhân mặn, nhân dừa hay nhân chuối… Nếu từng một lần thưởng thức hương vị thơm ngon của món bánh tét Long An thì du khách chắc chắn sẽ muốn thưởng thức lại một lần nữa khi có dịp ghé thăm tỉnh Long An. NHỮNG MÓN ĂN NỔI TIẾNG Ở TIỀN GIANG 1. Hủ tiếu Mỹ Tho Về Tiền Giang mà chưa ăn món hủ tiếu Mỹ Tho thì coi như chưa hiểu hết nét đặc sắc trong ẩm thực của vùng đất này Hủ tiếu Mỹ Tho có sợi hủ tiếu mềm dai, nước dùng ngọt thanh nhã lại có thêm thịt, tôm tạo hương vị đậm đà cho món ăn nên du khách nào đến Tiền Giang cũng đều muốn thưởng thức món ăn này. Ăn kèm hủ tiếu Mỹ Tho còn có nhiều loại rau sống đặc trưng của vùng đất Tiền Giang. Đặc biệt, du khách khi ăn hủ tiếu Mỹ Tho có thể thêm một vài gia vị như chanh, ớt hay nước mắm để vừa miệng hơn. Nhiều du khách còn nói hương vị của hủ tiếu Mỹ Tho đặc biệt đến nỗi để lại cả ...

Bồn bồn nấu cá lóc Canh chua cá lóc Khi du lịch Miền Tây, bên cạnh những danh lam, thắng cảnh, địa điểm du lịch hấp dẫn, thì món ăn cũng là điều đặc biệt gửi gắm và gói ghém từ hương vị quê nhà nơi đây. Và món ăn đầu tiên đặc trưng mà du khách muốn tìm đến là Cá lóc nướng trui. Cùng Zoom Travel khám phá món ăn này nhé! 1. Cá lóc nướng trui – Đặc sản vùng Miền Tây sông nước Miền Tây được biết đến biết với vô vàn những món ăn ngon, bổ dưỡng. Đây được xem như là cái nôi sản sinh những loài cá nước ngọt, tôm, cua,…cộng thêm gia vị nêm nếm dân giả khiến Miền Tây trở thành điểm đến lý tưởng với các thực khách sành ăn. Trong vô số món ăn đặc biệt nên thưởng thức khi du lịch Miền Tây thì Cá Lóc nướng trui là cái tên nhắc đến đầu tiên. Cá lóc được biết đến là loại cá sống ở vùng nước ngọt phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, và cũng được sử dụng rất nhiều trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên để trải nghiệm được hương vị trọn vẹn nhất của cá lóc thì chỉ có duy nhất món cá lóc nướng trui và phải được chế biến tại vùng đất Miền Tây này trên khung cảnh đơn sơ, giản dị ở đây. Người xa khi đến nơi đây sẽ được người địa phương thỏ thẻ vào tai với câu: Bắt con cá lóc nướng trui – làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa. Sở dĩ có câu nói trên bởi lẽ người dân miền tây rất thân thiện và hiếu khách nên khi đến đây rồi, bên cạnh ẩm thực phong phú thì câu chuyện về con người mảnh đất nơi đây đủ để khiến du khách đến rồi không nỡ xa. Cá lóc được thu hoạch vào đầu tháng giêng hằng năm bởi mẻ cá ngon, tươi, và bơi thành từng dòng từ sông vào. Nếu chọn du lịch Miền Tây vào đúng dịp này bạn có thể tham gia các hoạt động dân gian Miền Tây như: tát nương, bắt cá, nghe đờn ca tài tử ở Cù lao Thới Sơn hoặc những hoạt động sinh hoạt sôi động khác, hứa hẹn sẽ kéo bạn về với sự giản dị cùng những con người nơi đây. 2. Cách làm cá lóc nướng trui Nguyên liệu chính làm món ăn nướng trui đặc biệt này là cá lóc đồng được bắt sống vì loại cá này dai và chắc thịt hơn so với loại cá lóc nuôi ở hồ. Khi chế biến cũng không cầu kì mổ bụng, cạo nhớt hay đánh vảy mà chỉ cần sơ chế đơn giản sạch sẽ xung quanh bề mặt cá, sau đó xiên thanh tre dọc theo thân cá, từ miệng đến đuôi rồi cắm xuống đất phủ ...

Bún mắm – món ngon độc đáo của miền Tây, đặc biệt về tên gọi, nổi tiếng về độ ngon Gỏi đu đủ ba khía – món ăn thú vị miền Tây Lẩu cá kèo – món ngon độc đáo của miền Tây Đuông dừa – món ăn độc và lạ miền Tây  [Những món ăn lạ của miền Tây] – Khác với ẩm thực ở vùng phía Bắc và miền Trung Việt Nam, các món ăn ở miền Tây Nam Bộ dường như được biết đến ít hơn. Nhưng không vì thế mà độ ngon và sự độc đáo của ẩm thực miền quê sông nước này kém hơn những nơi khác. Miền Tây được vun đắp lên mình độ phù sa màu mỡ của đồng bằng sông Cửu Long, mang trong mình sự phong phú và đa dạng của các loại cá nước ngọt như cá lóc, cá kèo, cá lăng, cá chích… cùng với nhiều loại rau đặc biệt khác như rau ngổ,bông điền điền,rau đắng,so đũa,lục bình,.. Từ nguyên liệu được vùng đất hoang sơ ấy ban tặng mà những con người phóng khoáng và dân dã ở đây đã tìm tòi,sáng tạo ra nhiều món ngon mang đậm dấu ấn ẩm thực phương Nam. Dưới đây là một số món ăn nổi tiếng được người dân miền Tây ưa chuộng cũng như thu hút được nhiều thực khách trong và ngoài nước thưởng thức. Cùng Focus Asia Travel khám phá nhé! Bún mắm – món ngon độc đáo của miền Tây, đặc biệt về tên gọi, nổi tiếng về độ ngon Chắc hẳn bạn đang tò mò về tên gọi của món ăn này? Cũng không khó hiểu khi bạn thắc mắc như vậy vì phổ biến hơn cả là bún thang, bún bò huế, bún hải sản đúng không nào? Bún mắm có nguồn gốc từ Campuchia, sau khi du nhập vào Việt Nam nó được chế biến khác đi. Nguyên liệu chính của món ngon của miền Tây này là con cá mắm và nước dùng thường được làm từ mắm cá linh hay cá sặc tùy theo mỗi người mà có sự nêm nếm khác nhau để món cá có mùi thơm đậm đà. Cá mắm thơm ngon Bún mắm thường được dùng với rau muống chẻ,cọng bông súng,rau đắng,bắp chuối,giá và rau diếp cá… Các loại rau ăn kèm với bún mắm Và sau để tăng độ phong phú và chiều lòng thực khách đến tham quan người ta đã cho  thêm vài miếng cá, tôm,mực và heo quay. Một tô bún mắm hoàn chỉnh Tuy chỉ là món ăn hương đồng gió nội của miền Tây nhưng những ai thưởng thức qua đều không thể nào quên được nét đặc biệt của nó. Bún mắm chinh phục người ăn ngay từ hương thơm thoang thoảng của nước lèo cùng với vị ngọt từ cá,vị mặn từ mắm và vị chua từ me và các loại rau ăn kèm. Có thể nói ...

Món ăn thân quen của người miền Tây Dễ làm nhưng đa dạng hương vị khác nhau Ngày nhỏ mỗi lần tới vụ lúa, tôi hay theo ngoại ra đồng bưng cơm xách nước cho mấy cô chú thợ gặt. Họ hay khen cơm nhà ngoại nấu ngon, ăn xong quên luôn mệt. Giữa trưa trải chiếu ngồi dưới bóng cây mát, gió thổi hiu hiu, dọn nồi cơm nóng, thêm tô canh củ hầm xương, đĩa thịt kho rệu, dưa hấu đỏ và không thể thiếu mắm đu đủ gắp chung với chuối chát cắt lát, nặn miếng chanh chua chua bên trên. Bữa cơm ngày mùa miền Tây có vậy nhưng ai cũng nhớ, cũng thèm. Món ăn thân quen của người miền Tây Dưa mắm đu đủ là món ăn dân giã được kết hợp từ nguyên liệu rất đỗi thân quen của người dân vùng sông nước Miền Tây đó là đu đủ và mắm cá linh gia truyền. Cái giòn giòn của đu đủ xanh hòa cùng vị thơm ngọt ngào từ mắm cá đã tự lâu đưa món ăn này trở thành đặc sản vùng sông nước hữu tình. “Mắm ngon níu giữ ân tình Thả thêm đu đủ đậm tình xứ xa Có qua ghé lại nơi này Mắm ngon đu đủ trứ danh miệt vườn” Thiên nhiên ưu đãi vùng đất Miền Tây sông nước nên những món ăn nơi đây mang đến cũng rất quen mà lạ. Vị dưa mắm đu đủ khi ăn vào là nhớ mãi. Nhưng có một điều không thể chối cãi là một khi đã ghiền thì sẽ dẫn đến nghiện cái hương vị chua chua cay cay, giòn giòn của sợi đu đủ, màu sắc hấp dẫn như một bản phối màu của các nguyên liệu kết hợp lại với nhau, màu vàng của đu đủ, màu xanh lá của các loại rau, màu tím của ba khía, màu đen của mắm ruốc, màu đỏ của thịt nướng và ớt, màu trắng của hột vịt. Tất cả hoà trộn lại với nhau tại thành đĩa đu đu đâm đặc sản của miền Tây sông nước. Dễ làm nhưng đa dạng hương vị khác nhau Mắm đu đủ hay còn gọi là mắm thái được bán rất nhiều ở chợ Châu Đốc, An Giang, được bày biện hấp dẫn, chất cao trên các sạp hàng, ai ghé thăm cũng muốn mua ít mang về làm quà. Những tỉnh khác như Hậu Giang cũng có, nhưng khác biệt chút về cách làm và tùy kinh nghiệm của từng người. Món mắm ngoài đu đủ là thành phần chính còn có thêm các loại mắm khác trộn cùng như mắm cá sặc, cá linh hay cá lóc. Riêng đu đủ, muốn mắm ngon phải chọn loại đu đủ mỏ vịt, trái chín hườm (chín tới), vỏ lốm đốm vàng vài chỗ, bên trong thì thịt màu hồng nhạt như mỏ vịt đồng, ăn giòn và có vị ...

Được thiên nhiên ưu đãi, miền Tây rất trù phú với vô vàn những loài cá nước ngọt, phải nói rằng đây là nơi cá đầy sông, tôm đầy ruộng. Phổ biến nhất trong các loại cá ở miền Tây, phải kể tới cá lóc. Cá lóc là loại cá nước ngọt rất phổ biến ở Việt Nam, cũng được người dân Việt Nam ưa chuộng và sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. 

Bồn bồn được xem là đặc sản của một số tỉnh miền Tây được người dân chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn. Có dịp du lịch miền Tây bạn nhớ thưởng thức các món ăn từ bồn bồn như: dưa chua bồn bồn, bồn bồn nấu canh dừa, bồn bồn xào tôm thịt, bồn bồn nấu lẩu, bồn bồn làm gỏi… Nếu từng một lần nếm thử, chắc hẳn bạn sẽ không thể quên vị giòn, mềm, chua lạ, như thể ngó sen và măng hòa quyện. Thu hoạch bồn bồn Bồn bồn hay thủy hương một loại cây thuộc họ lau sậy, thường mọc trên mặt nước nhiều phèn mặn, rễ thả nổi như rau muống và lá dài giống sả. Là cây mọc hoang và có phần ảnh hưởng đến việc đồng áng nhưng người dân nơi đây lại biết cách tận dụng bồn bồn để làm thức ăn cho bữa cơm gia đình. Bồn bồn là một loại thức ăn rất lành Bồn bồn gốc trắng lá xanh là một loại thức ăn rất lành vì dù mọc hoang hay được trồng đại trà thì nó vẫn là loài cây không cần chăm sóc, bón phân, chỉ lớn lên nhờ những dưỡng chất mỡ màu từ đất nên nó rất an toàn. Mùa bồn bồn thường bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm. Vào khoảng thời gian này, trên các cánh đồng chua, những vạt bồn bồn đua nhau phủ lên một màu xanh mướt. Người nông dân chỉ cần kéo lấy những ngọn bồn bồn trên mặt nước, giữ lại từ gốc lên khoảng 30cm rồi tách lấy lõi non bên trong là có ngay nguyên liệu để chế biến nhiều món ngon cho gia đình. Đơn giản mà chẳng phải cầu kỳ. Mang về tước bỏ phần lá bên ngoài rồi bẻ lấy lõi màu trắng bên trong Bồn bồn mang về sẽ được rửa sạch để chế biến thành nhiều món khác nhau. Nhanh nhất là lấy thân bồn bồn tươi, phần non và trắng cắt khúc vừa ăn đem nấu canh dừa. Khi đun chín tới cho phần lá bồn bồn đã sơ chế vào cùng gia vị vừa ăn. Sau cùng mới đổ nước cốt dừa đậm đặc vào đảo đều và múc ra bát. Bát canh thơm mùi dừa có vị béo ngọt cùng cái giòn tan của bồn bồn quả thật khó có thể quên. Bồn bồn được chế biến thành nhiều món ngon Bồn bồn có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau như tôm khô, thịt bò, thịt heo… để làm nên món xào dùng trong các bữa cơm gia đình. Tùy vào nguyên liệu và cách xắt sợi ngắn dài, dày mỏng khác nhau mà mỗi món có vị ngon riêng. Trong số đó, ngon nhất có lẽ là bồn bồn xào tép bạc. Đây là món dễ chế biến nhất và cũng là món giữ được vị ngọt đặc trưng của bồn bồn vì ...

Canh chua bông điên điển Lẩu Cá Linh Bông Điên Điển Món gỏi bông điên điển Bánh xèo bông điên điển Bông điên điển xào Bông điên điển muối chua Cứ vào khoảng tháng 7 đến tháng 10 âm lịch hằng năm, người dân miền Tây Nam Bộ lại đón nhận món quà từ thiên nhiên – mùa nước nổi về. Du lịch miền Tây vào mùa nước nổi, bạn sẽ cảm nhận sự căng tràn sức sống của thiên nhiên. Dòng nước Mê Kông mang theo phù sa màu mỡ tưới mát cho những cánh đồng khô cằn ở miền Tây. Cây cối được khoác lên mình tấm áo mới, thảm thực vật trở nên phong phú, thủy hải sản dồi dào đến không tưởng. Tất cả đã tạo nên một nguồn thực phẩm lớn làm giàu hơn cho kho tàng ẩm thực miền sông nước. Đây củng là thời điểm du khách được thưởng thức một thứ đặc sản đó là bông điên điển. Bông điên điển Nghe cái tên thôi đã thấy kỳ lạ chính người dân nơi đây cũng không nhớ rõ hoa có từ bao giờ và nguồn gốc xuất xứ như thế nào. Chỉ biết rằng cứ mỗi độ con nước về hoa lại nở vàng rực trên khắp những cánh đồng, triền đê. Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây, muốn hái bông điên điển  nên hái vào buổi chiều vì lúc đó bông vừa mới hé nhụy, tươi ngon. Còn hái vào buổi sáng hoa nở ong bướm đã lấy mật không còn tinh túy nữa. Bông điển điển được chế biến thành nhiều món ăn ngon Có rất nhiều món ăn ngon được các bà, các chị chế biến từ những bông hoa điên điển. Như gỏi điên điển, điên điển xào tôm, điên điển chấm cá kho lạt, chấm mắm kho, bông điên điển bún nước lèo, canh chua bông điên điển… Canh chua bông điên điển Đây là một trong những món ăn đặc trưng nhất của miền Tây mùa nước nổi. Bông điên điển sau khi hái, nhặt sạch bông khô héo, rồi đem rửa sạch để ráo. Cá bỏ vào nồi nấu đến khi sôi lên, cho vào chanh, ớt, đường, bột ngọt, muối nêm sao cho vừa khẩu vị, rồi tiếp đến thả bông điên điển vào. Ngoài ra, muốn tăng thêm hương vị ta có thể thêm vài cọng bông súng, bạc hà, giá đỗ, rau thơm, vài lát ớt để món canh trông bắt mắt hơn. Canh chua bông điên điển Nhắc đến cá để nấu canh chua bông điên điển, người dân nơi đây thường chọn cá lóc, cá bông lau, cá diêu hồng nhưng ngon nhất và điển hình nhất trong mùa lũ chính là cá linh. Bông điên điển vừa giòn, lại có vị bùi nhưng ngọt dịu, cá linh thì béo ngậy hòa quyện với vị chua thanh từ me, cay nồng từ ớt kèm theo mùi thơm nức ...

Giới thiệu đôi nét về trái bần chua miền Tây Clip đi hái bần miền Tây cực vui Trái bần là quả gì? Trái bần mua ở đâu? Quả bần ăn như thế nào?  Các món ăn ngon từ trái bần chua 1. Món canh chua trái bần 2. Món cá kho bần 3. Trái bần chấm mắm 4. Lẩu bần chua 5. Gỏi bông bần 6. Chuột đồng xào đọt bần 7. Mứt bần miền Tây 8. Trái bần dầm mắm chấm rau Các tour miền Tây từ Sài Gòn nổi bật Trái bần miền Tây là loại quả dại nhưng lại thấm đẫm tình người. Chính thiên nhiên đã ưu đãi cho miền Tây cảnh sắc non nước hữu tình lại còn ban tặng vô vàn các loại trái cây miền Tây đặc sắc. Trái bần là loại “trái nhà nghèo” làm nên những món ăn dân dã lại bình dị hấp dẫn nhiều thực khách. Cái vị chan chát ấy thế mà lại khiến con người ta nhớ mãi không nguôi. Giới thiệu đôi nét về trái bần chua miền Tây Vào thời triều Nguyễn, Hoàng đế Gia Long (Nguyễn Ánh) đặt tên cho cây bần là cây thuỷ liễu. Tức cây liễu trong nước vì thân cây bần mỏng manh thanh thoát như cây liễu nhưng lại mọc dưới nước. “Quả nhà nghèo” miền Tây Ngoài dùng để chế biến thành những món ăn đặc sản sông nước miền Tây. Cây bần còn có những công dụng bất ngờ khác. Theo đông y, phần lá bần và quả bần còn được dùng để làm thuốc. Lá bần giúp cầm máu, trong khi quả bần dùng để tiêu viêm, giảm đau. Thậm chí, người dân miền Tây trồng cây đước, cây bần bên bờ sông để tránh sóng lớn đập vào bờ gây nên sạt lở. Clip đi hái bần miền Tây cực vui Trái bần là quả gì? Nhiều người trái bần là quả gì. Bần là loại cây sống ở bùn nước, có rễ phụ mọc nhô lên khỏi mặt bùn. Dân gian vẫn thường nói rằng ở đâu có sông, có vàm, có cù lao… ở đấy có “rừng bần”. Do đó không khó để thấy những lùm cây bần mọc dại ven khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cây bần mọc rập rạp hai bên bờ sông ở miền Tây Cây bần còn là hình ảnh quen thuộc trong ca dao tục ngữ Nam Bộ. Bởi nghĩa đen của loại cây này, bần tức khổ sở, nghèo hèn.“Bần gie đóm đậu sáng ngời,Lỡ duyên tại bậu trách trời sao nên.”Các loại bần miền Tây: Cây bần ở độ chừng 3 tuổi sẽ bắt đầu đâm hoa kết trái. Hoa bần có màu trắng pha chút hồng. Bần trổ hoa vào khoảng tháng sáu đến tháng chín âm lịch. Trái bần thì có hình tròn dẹt, đuôi nhọn, phần cuốn chỉa ra như cánh ngôi sao. Trái bần có 2 loại: Trái bần chua Cây ...

Clip giới thiệu đặc sản miền Tây Các món ăn ngon đặc sản miền Tây 1. Lẩu mắm miền Tây 2. Thưởng thức đặc sản miền Tây – Lẩu cua đồng 3. Cá lóc nướng trui 4. Gà nướng đất sét – Đặc sản miền Tây ngon nức tiếng 5. Thưởng thức đặc sản miền Tây sông nước – Gỏi củ hủ dừa 6. Bún cá Châu Đốc 7. Chuột đồng – Đặc sản miền Tây 8. Lẩu cá linh bông điên điển 9. Hủ tiếu Sa Đéc 10. Bún nước lèo Sóc Trăng 11. Bánh xèo miền Tây 12. Bò Bảy Núi An Giang 13. Đổi vị với đặc sản miền Tây – Bánh giá chợ Giồng 14. Về Sóc Trăng thưởng thức món bò giá tréo 15. Canh chua cá bông lao 16. Thưởng thức bún nước kèn – Đặc sản miền Tây sông nước 17. Cháo cá lóc rau đắng 18. Cơm tấm Long Xuyên 19. Xôi phồng – Đặc sản miền Tây ngon và lạ 20. Đặc sản miền Tây dân dã – Đuông dừa Các loại trái cây đặc sản miền Tây Nam Bộ 1. Dừa sáp Trà Vinh 2. Trái thốt nốt đặc sản miền Tây 3. Sầu riêng Cái Mơn 4. Trái bần Các món đặc sản miền Tây làm quà 1. Kẹo dừa Bến Tre 2. Rượu mận Sáu Tia – Cần Thơ 3. Mắm Châu Đốc An Giang: Đặc sản miền Nam ngon có tiếng 4. Bánh Pía Sóc Trăng: món quà đậm chất Đặc sản miền Tây Gợi ý các tour miền Tây giá rẻ Món ăn đặc sản miền Tây ngon được tạo nên từ những tinh hoa hội tụ lâu đời của người dân miền Tây Nam Bộ. Đối với các “tín đồ” ẩm thực thì những món nơi đây luôn có một sức hút lạ thường, làm ngây ngất lòng người. Chính vì vậy, Miền Tây thực sự là một chốn thiên đường cho du khách có niềm đam mê ẩm thực. Hy vọng bài viết dưới đây của Du lịch Nụ cười Mê Kông sẽ giúp bạn bỏ túi được một vài món ăn đặc sản miền Tây trong chuyến du lịch sắp tới. Thưởng thức top những món đặc sản miền Nam ngon nức tiếng Clip giới thiệu đặc sản miền Tây Ngay bây giờ, hãy cùng Nụ cười Mê Kông thưởng thức một vài món đặc sản miền Tây ngon nức tiếng nhé: Các món ăn ngon đặc sản miền Tây 1. Lẩu mắm miền Tây Du lịch miền Tây mà không được thưởng thức món lẩu mắm thật là điều đáng tiếc. Tiếc hơn nữa là một khi đã đặt được chân đến An Giang. Nguyên liệu chính được làm từ mắm sặc hay mắm cá linh ở xứ Châu Đốc – An Giang, nước lẩu được nấu từ mắm với nước dừa hoặc nước hầm xương heo. Lẩu mắm ở An Giang thường được ăn kèm với bún tươi và các loại ...

Hải sản Lộc Huệ món ăn dân dã miền Tây ngon Nhà hàng ẩm thực Thành Phát Lẩu Cua Đồng Cô Út – Ghé ăn món ăn dân dã miền Tây tại Đồng Tháp Nhà hàng Tám Thành Lẩu nướng Nghi Linh A Hiền – Quán ăn món ăn dân dã miền Tây Nhà hàng Đại Nam Bánh xèo Út Nàng món ăn dân dã miền Tây ở Đồng Tháp Hủ tiếu xào Minh Tuyết  Bún cá Mỹ Tiên Món ăn miền Tây luôn thu hút người yêu ẩm thực. Bạn có dịp ghé thăm miền Tây sông nước hữu tình nhất định phải thưởng thức đặc sản ngon ở Đồng Tháp. Chúng tôi đã tổng hợp được 10 nhà hàng bán món ăn dân dã miền Tây nức tiếng tại Đồng Tháp. Bạn hãy tham khảo để chọn ra địa chỉ ăn uống cho chuyến đi của mình nhé! Hải sản Lộc Huệ món ăn dân dã miền Tây ngon Địa chỉ: 35 Đường Nguyễn Tất Thành, P.1, TP Sa Đéc Mọi người về Đồng Tháp ghé ngay Hải sản Lộc Huệ để thưởng thức món ăn dân dã của miền Tây. Đây là quán được đánh giá ngon nhất tại Sa Đéc. Quán có không gian rộng rãi, mát mẻ, view đẹp. Đầu bếp của quán có tay nghề rất chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm. Họ chế biến và trang trí món ăn rất tỉ mỉ. Các món ăn cực ngon miệng. Nhân viên tại Hải Sản Lộc Huệ chuyên nghiệp và thân thiện. Nhà hàng ẩm thực Thành Phát Địa chỉ: 62 Đường Nguyễn Văn Phát, Khóm Tân Thuận, P. An Hòa, Tp. Sa Đéc, T. Đồng Tháp Tại Đồng Tháp, Ẩm thực Thành Phát là nơi hải sản nổi tiếng được dân sành ăn đánh giá cao. Nhà hàng có không gian rộng, những bữa tiệc đông người rất thoải mái. Mức giá ở Ẩm thực Thành Phát khá mềm. Các món ăn vừa miệng và rất đậm đà. Ngoài những món hải sản thì nhà hàng còn có những món ăn dẫn dã ngon không kém phần. Về Đồng Tháp thèm Hải Sản thèm cơm miền Tây thì ghé qua nhà hàng ẩm thực Thành Phát nhé! Lẩu Cua Đồng Cô Út – Ghé ăn món ăn dân dã miền Tây tại Đồng Tháp Địa chỉ: Đường Trần Thị Nhượng, Sa Đéc Món ăn miền Tây thì không thể thiếu lẩu cua đồng. Lẩu này được nấu từ thịt cua theo có mực, cá chả, tôm, bò viên. Ăn cùng với lẩu không thể thiết một dĩa rau bông bí, rau nhút, kèo nèo, cải xanh, rau muống… Lẩu ăn kèm với bún chấm nước mắm ớt ngon hết ý. Quán Cô Út nằm ở ngã tư đường Trần Thị Nhượng, TP.Sa Đéc. Lẩu cua đồng Cô Út mang lại cho mọi người cảm giác gia đình ngồi quây quần cùng nhau. Nhà hàng Tám Thành Địa chỉ: 192 Nguyễn Tất Thành, Phường ...

Bún cá Cá lóc nướng trui Cơm tấm Cháo cá lóc Cháo cua đồng Lẩu mắm Lẩu cua đồng Lẩu cá linh bông điên điển Bánh pía Bánh canh Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng cực nam của Việt Nam, còn được gọi là Vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ hoặc theo cách gọi của người dân Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây. Vùng này là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử, nghệ thuật sân khấu cải lương. Là nguồn cảm hứng cho rất nhiều ca khúc âm hưởng dân ca Nam Bộ. Với một nền văn hóa lâu đời, ẩm thực miền Tây có sự phong phú của sông nước, đồng ruộng, vườn tược, rau rừng. Phong cách ẩm thực mùa nào thức nấy, những món ăn ngon, bổ luôn được người dân nơi đây chú trọng. Nếu đến với miền Tây, du khách hãy thưởng thức những món đặc sản trứ danh này nhé. Bún cá Bún cá là món ăn xuất phát từ miền Tây Bún cá là một món ăn bình dị, không còn xa lạ đối với mọi người. Nhưng bún cá miền Tây lại mang một hương vị riêng, không nơi nào có được. Bún cá ở đây được làm từ những con cá lóc béo tròn, sống tại các dòng sông và đồng ruộng, nên mang một hương vị đồng quê, khác hẳn với bún cá miền trung được làm từ cá biển. Bún cá cũng được biến tấu thành nhiều loại khác nhau như: bún cá Sóc Trăng, bún cá Châu Đốc… Cá lóc nướng trui Cá lóc nướng trui thơm nức mũi Cá lóc nướng trui cũng là món không nên bỏ qua khi đến với miền Tây sông nước. Cá nướng được chế biến rất đơn giản, bạn lựa những con cá khoảng 400 – 500g, không cạo vảy, để nguyên con, dùng que tre hoặc trúc xuyên từ đuôi ra lòng cá, sau đó đặt lên bếp nướng. Bếp được xép từ những hòn gạch, cá được nướng bằng rơm để giữ lại được mùi vị thơm ngon tự nhiên. Trong khi nướng, dùng cọ thoa mỡ lên mình cá. Khi nước mỡ từ cá chảy xuống than thì lấy cá ra, dùng cao cạo sạch vảy làm lộ ra lớp da cá vàng rượm. Xẻ dọc cá lấy bộ lòng, cho vào bát nước mắm tỏi, me, ớt đển làm nước chấm. Một hương vị đồng quê khó mà cưỡng lại được. Cơm tấm Cơm tấm là món ăn ngon đặc trưng miền Tây Đến với miền Tây, bạn có thể thưởng thức Cơm tấm ở bất cứ đâu vì món này rất phổ biến. Tuy không có gì đặc biệt, nguyên liệu dễ tìm, nấu đơn giản nhưng cơm tấm rất phù hợp với khẩu vị của mọi người. Cơm Tấm cũng có nhiều loại như: cơm tấm sườn, cơm tấm phá lẩu, cơm tấm Long Xuyên…. ...

Cách nấu cháo cá lóc rau đắng miền Tây – Món ăn với công thức gia truyền cầu kì hấp dẫn Cháo là một món ăn vô cùng quen thuộc trong ẩm thực của người dân nhiều dân tộc tại Đông Á và Đông Nam Á với nguyên liệu chính là gạo và nước. Ngoài cháo trắng người ta đã sử dụng rất nhiều những nguyên liệu khác nhau từ rau củ quả đến thịt, cá để nấu nên những món cháo thơm ngon khác nhau phục vụ nhu cầu ngày càng cao về ẩm thực. Sau đây Cachlambep sẽ hướng dẫn các mẹ cách nấu cháo cá lóc rau đắng miền Tây thơm ngon. Nguyên liệu nấu cháo cá lóc rau đắng miền Tây thơm ngon chuẩn vị Cá lóc đồng Rau đắng Nấm rơm Gừng Gạo tẻ Tỏi băm Hành tím Hành lá Cà rốt Ớt Hướng dẫn công thức nấu cháo cá lóc rau đắng miền Tây đơn giản Bước 1: Sơ chế nguyên liệu nấu cháo cá lóc rau đắng miền Tây Cá lóc mua về đánh vảy, làm sạch ruột, chà muối lên cá khử mùi tanh rổi rửa sạch với nước và phi lê cá thành từng miếng nhỏ vừa ăn, ướp cùng với muối, đường, hạt nêm và hạt tiêu xay để khoảng 15 phút cho ngấm gia vị. Gạo tẻ ngâm trong nước ấm khoảng 1 tiếng rồi vo sạch, để ráo sau đó rang trên chảo đến khi hạt gạo chuyển sang màu vàng thì cho vào nồi ninh đến khi cháo chín mềm Rau đắng nhặt bỏ phần úng, rửa sạch, nấm rơm ngâm nước muối, rửa sạch rồi cắt làm đôi, cà rốt gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ, tỏi, hành tím bóc vỏ cho vào máy xay nhuyễn, hành lá rửa rồi thái nhỏ. Bước 2: Chế biến nguyên liệu nấu cháo cá lóc rau đắng miền Tây Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành rồi cho nấm rơm và cà chua vào xào khoảng 5 phút thì trút toàn bộ vào nồi cháo đang nấu, cho thêm muối, đường, hạt nêm và nước mắm vào đến khi vừa miệng thì cho rau đắng vào Bắc một chiếc nồi khác, chờ đến khi nước sôi thì luộc sơ qua sau đó cho sang nồi cháo đảo đều, để sôi thêm khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp, múc ra bát là có thể thưởng thức được rồi Video hướng dẫn nấu cháo cá lóc rau đắng miền Tây Thông tin cách nấu cháo cá lóc rau đắng miền Tây tại nhà đơn giản Thời gian chuẩn bị : 25M Thời gian nấu : 30M Tổng thời gian : 55M Số lượng người ăn : 2-3 Món ăn dành cho bữa : sáng Nguồn gốc xuất xứ của món ăn: Việt Nam Tổng calories Món ăn : 425 calories Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn dễ dàng nấu cháo cá lóc rau đắng miền Tây tại ...

Đậu hũ là thực phẩm lành mạnh luôn hiện diện trong bữa ăn gia đình, với nguyên liệu là đậu hũ bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: đậu hũ khìa nước dừa, đậu hũ sốt nấm, trộn gỏi, chiên xù, chiên giòn… Gần đây giới trẻ truyền tai nhau về món đậu hũ kẹp rau răm, một món ăn dân dã nhưng lại có sức hấp dẫn cực kỳ lớn. Giới thiệu về món đậu hũ kẹp rau răm Món đậu hũ kẹp rau răm xuất hiện đầu tiên ở chợ Châu Đốc và làng Chăm Đa Phước tỉnh An Giang. Món ăn này được biết đến qua hình ảnh một người đàn ông chuyên dùng một chiếc xe máy chở một nồi đậu hấp nóng nghi ngút khói rong ruổi bán khắp chợ Châu Đốc. Sau này ở chợ Châu Đốc xuất hiện thêm một vài xe bán đậu hũ kẹp rau răm nữa nhưng có thêm chút biến tấu là thêm sốt dầu ớt để tăng hương vị cay thu hút các thực khách. Món đậu hũ kẹp rau răm với hương vị cực kỳ kích thích vị giác, chút cay nồng của rau răm, vị mặn đậm đà của muối tiêu, vị chua nhè nhẹ của trái tắc, quyện cùng vị béo thơm của đậu hũ, khiến mỗi vị khách thưởng thức đều “thích mê”. Nếu bạn ở TP.HCM và muốn thưởng thức món đậu hũ kẹp rau răm thì bạn có thể đến một số địa chỉ như: Quận 4: Địa chỉ: 129/1/2 Nguyễn Hữu Hào, phường 9, quận 4 ( ngay gần cổng trường thcs Chi Lăng ) Giá thành: 10.000đ – 25.000đ Thời gian: 10:00 – Chiều khi nào hết thì về Thủ Đức: Địa chỉ: 600 Kha Vạn Cân, phường Linh Đông, TP. Thủ Đức Giá thành: 10.000đ/phần Giờ mở cửa: 15h – khi bán hết Cách làm món đậu hũ kẹp rau răm Nguyên liệu làm món đậu hũ kẹp rau răm Cách làm món đậu hũ kẹp rau răm Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Rau răm bạn đem rửa thật sạch, sau đó nhặt giữ lại phần ngọn và lá non còn phần gốc và lá già thì bỏ đi, tắc thì bạn cắt làm đôi và bỏ ra đĩa. Đậu hũ bạn cho vào xửng hấp, hấp trong khoảng 10 phút là đậu hũ chín mềm thì bạn tắt bếp và lấy đậu hũ ra đĩa. Bước 2: Làm sốt ớt Bạn bắc chảo lên bếp, cho vào chảo 2 muỗng canh dầu ăn, đợi dầu nóng thì bạn thêm 2 muỗng canh ớt băm vào đảo đều tay và hạ nhỏ lửa. Tiếp đến bạn nêm vào 2 muỗng canh đường, ½ muỗng cà phê bột ngọt và tiếp tục khuấy đều để gia vị tan hết. Cuối cùng bạn cho thêm vào 2 muỗng canh nước lọc khuấy đến khi phần nước sốt hơi sánh lại thì tắt bếp, rồi ...

Có những ngày bận rộn nhưng vẫn muốn một bữa cơm đầy đủ, ngon miệng cho tất cả các thành viên trong gia đình. Hãy tham khảo công thức tép xào khế cho bữa cơm cho những ngày vội vàng, thời gian chuẩn bị chỉ vỏn vẹn vài phút dưới đây nhé! Nguyên liệu Cách làm tép rang khế Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Rửa sạch tép gạo rồi để ráo nước. Sau đó rửa sạch khế chua, cắt thành lát vừa ăn. Rửa sạch hành lá và cắt thành từng khúc nhỏ. Bước 2: Xào tép Sau khi phi thơm hành tỏi trên chảo, cho chút dầu ăn vào rồi cho tép vào rang đến khi vỏ tép chuyển sang màu hồng thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Lưu ý, trong quá trình rang, tép sẽ tiết ra nhiều nước, đợi khi tép cạn nước thì thêm một thìa cà phê đường rồi đảo đều. Bước 3: Hoàn thành món ăn Sau khi đã nêm nếm xong, bạn cho khế vào xào chung với tép. Cho đến khi khế mềm thì rắc hành lá vào, rưới thêm một thìa mỡ hoặc dầu ăn cho tép bón. Tắt bếp và đổ tép ra dĩa. Cho thêm hạt tiêu vào cho món ăn hấp dẫn và dậy mùi thơm. Thành phẩm Chỉ với vỏn vẹn vài phút chuẩn bị và thực hiện, bạn đã có ngay một món ngon cho thực đơn bữa ăn gia đình. Tép khi được xào và nêm nếm gia vị nên có độ mặn, ngọt vừa phải, ăn kèm với khế chua thì rất là ngon. Vị chua của khế sẽ bị vị mặn ngọt của tép hoà quyện đi, để bạn không cảm giác thấy quá chua. Bạn có thể làm thêm một bát nước mắm chua ngọt để chấm cùng với món này, rất thơm ngon vừa miệng. Chỉ cần một chén cơm nóng, bạn có thể no nê ngay mà không cần phải làm thêm những món cầu kỳ. Rất tiết kiệm thời gian. Hy vọng với cách làm tép xào khế ở trên, bạn đã có thể thêm món ăn này vào thực đơn cho những ngày bận rộn hoặc những ngày lười nấu ăn. Nấu mì gói cũng tốn 5 phút, làm món tép xào khế cũng mất 5 phút mà lại thơm ngon bổ dưỡng, ngại gì mà không thử đúng không? Đặt mua hàng tươi sống giao tận nhà tại đây

Sài Gòn nổi tiếng với những món ăn vặt được du nhập từ khắp mọi nơi, từ ngoài nước đến trong nước. Bạn đã được thưởng thức hết các món ăn vặt đậm chất “Tây” được dân Sài thành yêu thích chưa? Cùng Cooky tìm hiểu 6 món ăn vặt miền Tây được yêu thích ở Sài Gòn nhé! 1. Gỏi cuốn tôm thịt Gỏi cuốn là 1 trong 2 món ăn Việt lọt vào top 50 món ngon thế giới (cùng với phở) do Kênh truyền hình CNN (Mỹ) bình chọn. Một chiếc gỏi cuốn gồm có tôm, thịt heo, rau thơm, bún và một số nguyên liệu khác được cuộn tròn trong tấm bánh tráng gạo. 2. Bì cuốn Là một trong những món cuốn đặc trưng của miền Nam, bì cuốn không tạo được ấn tượng mạnh về màu sắc hay nguyên liệu, song, ai từng thưởng thức món ăn này đều nhớ mãi độ giòn nhẹ của bì, thơm thơm của thính, tươi ngọt của rau, đậm đà của mắm nước pha chua cay. 3. Chuối nếp nướng Là một trong những món quà vặt hút khách nhất trong Lễ hội món ngon các nước ở Singapore năm 2013, chuối nếp nướng là sự tổng hòa vị ngọt thanh của trái chuối xứ vừa chín tới hòa quyện với vị ngọt, thơm, dẻo của nếp nướng, beo béo của nước cốt dừa. 4. Bánh xèo nhân nấm và tôm Bánh xèo miền Tây là món ăn vặt được các bạn trẻ Sài Gòn yêu thích, không chỉ có nước chấm chua ngọt, bánh giòn giòn mà với món ăn này bạn không cảm thấy ngấy. 5. Bánh tai yến Ban đầu, người dân gọi là bánh tổ yến do hình dạng bên ngoài đặc biệt của bánh, sau đọc chệch thành tai yến. Bánh tai yến có thành phần, cách thức chế biến khá giống bánh xèo. Điểm khác duy nhất là động tác cho bột vào chảo dầu phải nhanh, dứt khoát để bột bám vào nhau thành hình tròn, không bị rây ra xung quanh. Thành phẩm của món bánh này có hình chiếc nón úp ngược với phần bột giữa chín phồng lên, viền bánh cong lại, rám vàng. 6. Bánh tằm Bánh tằm khoai mì (củ sắn) là một món bánh tráng miệng dân dã của người dân Nam bộ, gắn liền với tuổi thơ của nhiều người từ nông thôn đến thành thị. Gọi là bánh tằm vì bánh có hình dáng thon dài và được phủ lớp vụn dừa giống con tằm. Bánh tằm khoai mì ăn hơi dai, có mùi dừa thơm và béo ngậy.

Đến miền Tây ngoài việc thưởng ngoạn cảnh đẹp, dạo chơi khắp nơi hay thưởng thức những món đặc sản ngon, hấp dẫn thì việc đến tham quan, tìm hiểu những làng nghề truyền thống ở Vùng đất Chín Rồng cũng là một điều vô cùng thú vị và đầy ý nghĩa. Ngay cả du khách trong nước, hay nước ngoài khi đến Miền Tây đều bị cuốn hút bởi nét đặc sắc, khi tận mắt chiêm ngưỡng sự ra đời của những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, những công đoạn làm ra bánh, mứt thơm ngon nổi tiếng khắp nơi,... Dưới đây là những làng nghề làm bánh mứt và các món đặc sản của vùng sông nước Đồng Bằng Sông Cửu Long, mà Tikibook sưu tầm được mọi người cùng tham khảo nhé.

Miền Tây sông nước không chỉ thu hút khách du lịch bởi cảnh đẹp thiên nhiên hữu tình, những con người thật thà, chất phát dễ thương ở đây mà còn là bởi những món đặc sản mùa nước nổi thơm ngon. Hãy cùng Du Lịch Việt tìm hiểu những loại đặc sản mà du khách đi du lịch miền Tây nhất định phải thử qua một lần khi đến đây nhé. Du lịch Miền Tây nên thử qua những món ăn đặc sản nào? Những món ăn đặc sản nên thử khi du lịch Miền Tây Cá lóc nướng trui Nhắc tới món ăn miền Tây ngon nổi tiếng thì bạn không thể bỏ qua món cá lóc nướng trui. Đây là một món ăn rất hấp dẫn và có phương pháp chế biến rất đơn giản mà cũng thật đặc biệt. Cá lóc đồng khi nướng không qua sơ chế, không ướp gia vị, chỉ rửa sạch và được xiên bằng một cây tre nhỏ từ miệng tới đuôi. Cá được vùi vào rơm khô và nướng, cho đến khi rơm cháy thành tro tàn. Lúc bấy giờ, người ta mới cạo sạch lớp da cá bên ngoài và thưởng thức phần thịt cá thơm ngon bên trong. Cá lóc có thớ thịt dai, mềm, khi nướng lên rồi vẫn giữ nguyên được hương thơm và vị ngọt tự nhiên. Cá lóc nướng trui rất ngon và hợp khi ăn kèm cùng với bánh tráng cuốn chấm mắm nêm hay nước mắm chua ngọt. Đi du lịch miền Tây nhất định đừng bỏ qua món ăn đặc sản này! Lẩu mắm Nhắc đến nền ẩm thực miền Tây, nếu không nhắc đến lẩu mắm có lẽ là một thiếu sót vô cùng lớn được coi là một trong những món ăn ngon nhất nhì vùng sông nước mà du khách nào từng thưởng thức đều nhớ mãi không quên. Nước lẩu được nấu từ mắm cá linh hòa quyện cùng nước hầm xương và nước dừa tạo nên vị ngọt đậm đà, cùng mùi mắm đặc trưng khó tìm thấy được ở đâu. Lẩu được ăn cùng nhiều loại nguyên liệu khác như: thịt bò, sườn, hải sản… và ăn kèm với các loại rau đặc trưng vùng sông nước như: bông súng, cù nèo, rau đắng, rau nhút, bắp chuối, hẹ… Rau được rửa sạch, khi ăn chỉ cần nhúng qua nước lẩu hơi tái, sẽ cảm nhận vị giòn giòn, thấm đượm mùi mắm mà không mất đi vị tươi mát. Lẩu cá linh bông điên điển Là sự kết hợp đặc sắc của mỗi mùa nước nổi. Cá linh ngon là cá lúc đầu mùa nước nổi, xương mềm, thịt ngọt và bụng cá có mỡ ăn rất béo. Cùng với đó, bông điên điển cũng vào mùa trổ bông là loại bông gắn liền với miền Tây với màu vàng tươi, mọc tràn ngập khắp các đầm lầy, mé sông, ruộng nước. Bông điên điển có vị vừa giòn vừa ...

Miền Tây sông nước luôn được thiên nhiên ưu ái về những thực vật đa dạng, gắn liền với cuộc sống người dân vùng quê. Trong đó phải kể đến trái bần gắn liền với tuổi thơ biết bao nhiêu người. Tuy hoang dã như vậy nhưng trái bần được người dân miền Tây chế biến thành những món ăn ngon và trở thành đặc sản vùng sông nước và được du khách đi du lịch miền Tây rất thích. Hãy cùng Du Lịch Việt tìm hiểu về món ăn ngon này nhé. Khám phá nét độc đáo từ những món ăn với trái Bần miền Tây Khám phá nét độc đáo từ những món ăn với trái Bần miền Tây Canh chua trái bần Món canh chua trái bần có vị chua thanh và thơm khác hẳn với vị chua của trái me. Cách chế biến cũng rất đơn giản như, lấy một quả bần chín rồi dầm với nước ấm cho ra nước rồi lọc bỏ hạt rồi cho nước bần vào nước sôi, sau đó cho cá tươi vào nấu. Những loại cá thường được dùng để nấu như cá trê, cá lóc, cá basa, đặc biệt là cá Lăng và cá Ngát, khi nấu chung với bần có hương vị rất ngọt và ngon. Khi nước có vị chua rồi thì nêm nếm gia vị, đợi lúc cá chín rồi thì cho thêm rau muống, bông súng, giá, có thể thêm trái thơm và cà chua vào cho bắt mắt. Cuối cùng là bỏ thêm rau thơm hay ngò vào để tăng hương thơm cho món canh chua, thế là chuẩn bị dùng bữa với món đặc sản ở miền Tây rồi nha. Mùi ngọt của cá, mùi chua của trái bần, hương thơm của mùi rau ngò làm cho món ăn thêm đậm đà sâu nặng tình quê. Chính vì cách chế biến cầu kỳ nhưng lại có hương vị mới lạ và thơm ngon đến thế, nên ngay sau khi vua Gia Long lên ngôi đã rất nhớ hương vị dân dã miền quê khó quên này, ngài muốn ăn lại nhiều lần như thế nữa nhưng trong cung không một ai có thể nấu được hương vị của người miền Tây này. Cá kho bần Được nhiều khách đi tour Miền Tây khen ngon dù chỉ mới thưởng thức lần đầu, món cá kho bần đã lấy được tình cảm của rất nhiều người khi đến du lịch miền Tây. Món này dùng với cá nào cũng đều rất ngon nhưng theo nhiều ý kiến của thực khách thì dùng với cá bông lau và cá lóc rất ngon miệng. Vị béo đậm đà của cá sau khi kho được quyện vào gia vị, thêm vị chua chua của trái bần lại càng thêm ngon, ăn mãi không ngán lại còn hao cơm nữa chứ. Khi chế biến món này, người ta đợi cá kho đến đậm rồi dầm trái bần ra, bỏ hạt và lấy nước rồi cho ...

Không chỉ được ưu ái ban tặng cho vẻ đẹp thiên nhiên cuốn hút, miền Tây còn “lấy lòng” nhiều người bởi những món ăn đặc sắc nơi đây. Trong số đó, không thể không nhắc đến 5 món ăn hấp dẫn được chế biến từ cá lau kiếng khiến bất kỳ dân sành ăn nào cũng phải tấm tắc khen ngợi! Cá lau kiếng hay còn có tên gọi khác là cá tỳ bà, cá dọn bể,… nó có màu nâu sẫm, da thô cứng, sần sùi, thân dẹt và phẳng, vây lưng cao, dựng đứng, sống ở nước ngọt. Chúng được nuôi với mục đích dọn sạch thức ăn dư, rêu xanh, tảo, rong…. ở các bể nuôi cá. Nhưng trong tự nhiên, chúng lại là mối đe dọa đối với những người hành nghề đánh bắt thủy sản vì chúng chén sạch một lượng cá tôm không nhỏ. Mặc dù vậy, cá dọn bể sau khi chế biến thành các món ăn dưới đây, mà khi du lịch miền Tây sẽ khiến bạn có cái nhìn khác về chúng. Thưởng thức món ăn Cá Lau Kiếng – Đặc sản người miền Tây Thưởng thức món ăn Cá Lau Kiếng – Đặc sản người miền Tây Lẩu cá tỳ bà nấu măng chua Món lẩu cá măng chua này đòi hỏi cá tỳ bà phải được thái lát mỏng, ăn kèm với bún tươi và rau sống nhúng chung nước lẩu. Đầu tiên, loại bỏ phần ruột, da cứng và lớp da đầu của cá, sau đó làm sạch lại bằng nước sôi. Sả đập dập kèm đậu phộng sống cho vào nước, đun tới khi nước sôi thì bỏ cá vào và nêm nếm gia vị vừa ăn, bỏ vào nước lẩu một ít măng chua. Cuối cùng, thưởng thức những lát cá kẹp chung với rau cải, rau diếp cá hay rau thơm,… chấm với mắm ớt sả mặn mặn cay cay. Thịt cá không quá dai, ngọt thanh hòa với vị chua ngọt của nước lẩu cho ta cảm giác khó quên. Cá lau kiếng nướng Đến với chuyến du lịch miền Tây không ai là không biết đến món cá lau kiếng nướng. Muốn món này hoàn hảo nhất, bạn nên giữ nguyên phần da cá và thêm một ít sả vào bụng cá. Bởi vì khi nướng trên bếp than, lớp da này sẽ giúp phần thịt cá không bị cháy mà vẫn đảm bảo cá chín đều, còn hương sả sẽ giúp khử bớt độ tanh của cá tăng thêm hương vị hấp dẫn. Sau đó, bóc đi lớp da cháy xém sẽ để lộ ra phần thịt cá. Lúc này, bạn ăn kèm cá với muối ớt cay trộn lá mắc mật xay nhuyễn, thêm vài xị rượu đảm bảo không thể rời đũa bởi vị cay của rượu và ngọt thịt của cá tan trong miệng. Cá lau kiếng nướng – Đặc sản miền Tây Cá dọn bể hấp sả Món tiếp theo không ...

Nhắc đến miền Tây là phải nhắc ngay đến một vùng đất trù phú với nền ẩm thực vô cùng đa dạng và độc đáo. Nơi đây không chỉ có những món ăn ngon “tuyệt đỉnh” mà còn có những thứ đặc sản độc đáo có một không hai mà khách du lịch miền Tây có lẽ không thể bắt gặp được ở bất cứ một nơi nào khác. Một trong số những thứ đặc sản đó phải kể đến các món ăn từ rắn nổi danh khắp nơi. Rắn thì có lẽ ai ai cũng sợ nhưng ghé thăm các quán đặc sản rắn miền Tây thì cứ ăn là sẽ nghiện. Nếu bạn cũng đang tò mò về các món đặc sản từ rắn thì hãy cùng khám phá ngay bài viết dưới đây của Du Lịch Việt nhé! Trải nghiệm các món ăn được chế biến từ rắn mang hương vị miền Tây Tổng hợp các món ăn được chế biến từ rắn Với người miền Tây, có lẽ rắn không chỉ là một món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng mà đây còn là một món quý giá mà thiên nhiên ban tặng, thậm chí có người còn xem đây là một món ăn để thử lòng can đảm. Rắn là loài bò sát dùng toàn thân để di chuyển nên thịt rắn rất ngọt, chắc và thơm ngon, bởi vậy mà người dân miền Tây đã nghĩ ra rất nhiều cách để chế biến các món ăn từ rắn sao cho thơm ngon và độc đáo nhất. Các món ăn nổi tiếng được khách đi tour miền Tây yêu thích phải kể đến như: Rắn nướng muối ớt Đây là một trong số các món ăn từ rắn dễ chế biến và cũng là món “dã chiến” được rất nhiều người miền Tây ưa chuộng. Cách làm món này rất đơn giản, hoặc là bạn ướp rắn với muối ớt trước hoặc sẽ trực tiếp nướng rắn trên lửa. Cách chế biến này không chỉ giữ lại độ ngọt của thịt rắn mà còn làm rắn săn chắc thịt hơn cùng muối ớt cay xé lưỡi càng ăn lại càng mê. Nhiều người sẽ thích cắt đoạn dài hoặc thậm chí để nguyên phần thân để chế biến nên rắn nướng có lẽ sẽ là món trông “kinh dị” nhất trong các món rắn. Cháo rắn Để làm món cháo rắn này rất đơn giản, người ta sẽ làm sạch rắn rồi bỏ vào nồi cháo lúc đang sôi, khi cháo nhừ thì thịt rắn cũng đã được mềm. Sau đó ta sẽ vớt thịt rắn ra để nguội rồi bắt đầu xé nhỏ, mang xào với hành sả cho dậy mùi thơm rồi mới đổ lại vào nồi cháo nấu riu lửa. Thành phẩm là da rắn rất giòn cùng thịt rắn mềm nhưng không bị bở kết hợp với mùi hăng hăng của sả và tiêu trong cháo, chỉ ngửi thấy thôi thì cũng đã thấy rất thơm ngon rồi ...

Ẩm thực miền Tây từ lâu vốn đã rất nổi tiếng với nhiều du khách bởi hương vị thơm ngon, dân dã vô cùng đặc trưng của vùng miền này. Du lịch miền Tây chắc chắn bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức rất nhiều món đặc sản trứ danh của mảnh đất này và một trong số đó chắc chắn không thể nào bỏ qua những món ăn ngon từ cua đồng. Ngay bây giờ hãy cùng Du Lịch Việt điểm qua một vài món ngon từ cua đồng nhất định không thể bỏ lỡ trong chuyến du lịch sắp tới bạn nhé! Tổng hợp các món ăn ngon từ cua đồng trong chuyến du lịch miền Tây Những món ăn hấp dẫn từ cua đồng trong chuyến du lịch miền Tây Cua đồng là một món ăn quen thuộc thường xuất hiện trong các bữa ăn của người Việt. Ngoài việc chứa giá trị dinh dưỡng cao thì thịt cua đồng có tính hàn nên được xem là một món ăn giải nhiệt cực kỳ tốt cho những ngày nắng nóng. Có rất nhiều món ăn được chế biến từ cua đồng và Du Lịch Việt sẽ gợi ý đến bạn một số món hấp dẫn mà du khách đi tour miền Tây nhất định không thể nào bỏ lỡ: Lẩu cua đồng Lẩu cua đồng là một món ăn đậm đà hương vị đặc trưng được rất nhiều thực khách ưa thích trong chuyến đi tour du lịch miền Tây của mình. Món ăn dân dã này được chế biến với nước lẩu có vị ngọt thanh của cua chắc chắn sẽ khiến thực khách mê mẩn. Khi ăn lẩu cua đồng, người ta thường sẽ ăn kèm với các nguyên liệu khác như giò sống, đậu phụ, thịt bò, chả cá,… cùng các loại rau rất phong phú như bắp chuối thái nhỏ, xà lách, rau muống với một đĩa bún tươi và chén nước chấm thơm ngon đậm vị. Nếu đã một lần thưởng thức qua món đặc sản này, chắc chắn bạn sẽ không thể nào quên được hương vị thơm ngon, đặc trưng của nó. Bún riêu cua đồng Bún riêu cua đồng thật sự là một món ăn gây thương nhớ với biết bao thực khách bởi phần nước dùng rất ngọt thanh, miếng giò heo cắn ngập răng cùng với phần riêu béo mềm, ngậy ngậy, tan ngay trong miệng sẽ đem đến cho bạn một hương vị vô cùng khó quên. Mặc dù có sự khác nhau về các loại gia vị cũng như các nguyên liệu ăn kèm giữa các vùng miền nhưng món bún riêu cua vẫn là một món ăn ngon miệng và quen thuộc của nhiều người. Bát bún riêu cua nóng hổi có vị ngọt thanh chắc chắn sẽ làm xiêu lòng biết bao thực khách khi đặt chân đến miền Tây. Cua đồng rang muối ớt thơm ngon, giòn rụm Bánh đa cua Cua đồng vốn là nguyên liệu chính để làm nên món ...

Vùng đất Nam Bộ sông nước mênh mang, kênh ngòi chằng chịt là nơi trú ngụ của hằng hà sa số các loại tôm cá. Nhờ thiên nhiên ưu đãi nên vùng đất này có rất nhiều chủng loại động thực vật trên rừng, dưới biển, trong sông ngòi, kênh rạch, hầu hết loài nào cũng có thể đem ra nướng được. Đến miền Tây chắc chắn không thể bỏ qua món cá lóc nướng trui, ếch nướng đất sét hay chim sẻ nướng sả ớt. Đó là những kiểu nướng hết sức dân dã, là cách nướng khẩn hoang có lịch sử chế biến gắn liền với quá trình khai hoang mở cõi. Trong đó đặc sắc và nổi tiếng hơn cả phải kể đến đa dạng các kiểu nướng cá lóc miền Tây. Cá lóc nướng trui – Đặc sản miền Tây Nam Bộ Đầu tiên là cá lóc nướng trui. Món cá nướng trui là món ăn phổ biến đến nỗi từ lâu đã đi vào ca dao tục ngữ “Bắt con cá lóc nướng trui/ Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa”. Cá lóc nướng trui có mùi thơm rất đặc trưng không giống với bất kì loại cá nào khác, mùi thơm tỏa ra từ lớp vảy, thớ thịt xen lẫn mùi hơi khét của da nướng. Cá lóc rửa sạch, xiên một thanh tre tươi từ miệng cá đến đuôi rồi cắm các thanh tre xuống đất và phủ rơm khô lên. Người nướng cá có nghề phải lượm sao cho rơm vừa đủ để đốt khi rơm vừa tàn, cá cũng vừa chín. Rơm còn thừa nhiều cá sẽ bị khét hoặc chín quá, mất ngọt; rơm thiếu cá lại không chắc, không dậy mùi thơm. Bên cạnh nướng trui , người dân nơi đây còn có món cá lóc đắp bùn. Cá rửa sạch, để nguyên con, dùng bùn dẻo đắp kín sau đó chất lên rơm rạ đốt. Khi đất khô nứt ra là cá chín, mùi thơm ngọt phảng phất chút ít bùn, chấm cùng muối tiêu ngon tuyệt hảo. Nếu cá lóc nướng rơm có mùi thơm hương rạ lúa thì cá lóc nướng bùn lại giữ nguyên được vị ngọt của cá cùng mùi thơm đặc trưng. Một món ăn độc đáo nữa phải kể tới là cá lóc nướng lá sen. Cá nướng phải chọn con cá còn tươi sống, rửa sạch, cho vào thau rồi rải đều lớp muối lên trên. Con cá lóc càng vùng vẫy mạnh càng dễ dàng rũ sạch chất nhờn. Xiên cá lóc từ miệng đến đuôi bằng tre vót nhọn rồi dùng lá sen bọc kín lại hai ba lớp. Lá sen phải là lá già, còn tươi, có màu xanh thẫm. Cứ thế, đặt con cá lên bếp than cháy đỏ mà nướng, vừa nướng vừa xoay trở mình cá. Lá sen nướng có mùi thơm thanh thoát, nồng đượm, khi lá cháy hết cũng là lúc cá ...

Đuông dừa Đuông dừa là một loài ấu trùng của bọ cánh cứng, được sử dụng để làm nhiều món đặc sản trong ẩm thực Việt Nam. Đuông dừa luôn được giới sành ăn đánh giá cao về độ giòn, vị béo ngậy, thơm lừng độc đáo. Tuy nhiên, vẻ ngoài mập tròn và mềm nhũn giống con sâu non của đuông dừa cũng đồng thời khiến nhiều người thấy “khiếp vía”. Đuông dừa trưởng thành tùy loại sẽ có kích thước bằng ngón tay trỏ hoặc thậm chí bằng ngón chân cái người lớn, dài chừng 3cm đến 5cm, toàn thân có màu trắng (đuông chà là) hoặc vàng nhạt (đuông dừa). Vào thời kỳ này, con đuông non nào cũng ứ sữa, mập tròn và mềm nhũn. Đuông có thể chế biến thành nhiều món. Với nhiều người đây là món khoái khẩu, nhưng một số người thấy đuông dừa khá “kinh dị”. Người ta chỉ tìm được đuông khi thấy chòm lá trên ngọn dừa bị héo và đổ gục xuống. Ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tỉnh Bến Tre- nơi có rất nhiều dừa, đuông dừa trở thành thứ đặc sản độc đáo có một không hai và thường được bán với giá dao động từ 10.000 – 20.000 đồng/con. Thịt đuông dừa được chế biến thành các món nướng, chiên, xào tỏi, hấp lá chanh nhưng phổ biến nhất phải kể đến đuông dừa tắm mắm. Những người “nghiện” món ăn này cho rằng, cái thú của việc thưởng thức đuông dừa là khi nước trong con đuông dừa tràn ra, đầy vị béo, sau đó thấm vào khoang miệng, vòm họng, khiến những ai đã can đảm ăn thử sẽ bị hấp dẫn lạ lùng. Nhiều người dân vùng Bến Tre đã làm giàu bằng cách nuôi đuông dừa. Tuy nhiên, để ngăn chặn việc đuông dừa phá hoại cây cối, thu hẹp diện tích trồng dừa thì bắt đầu từ năm 2016, tỉnh Bến Tre đã có lệnh cấm kinh doanh loài côn trùng này. Chuột đồng Nhiều nơi thuộc đồng bằng Bắc Bộ và sông Cửu Long, chuột được giao bán rộng rãi như một nhu yếu phẩm cần thiết cho bữa ăn hàng ngày. Thậm chí, tại nhiều miền quê, thịt chuột còn được coi là món đặc sản không thể thiếu trong những dịp lễ tết trọng đại. Không chỉ vậy, người Việt chế biến chuột còn rất cầu kì và sáng tạo được khoảng trên… 30 món ăn. Chuột nướng muối ớt là một trong những món ăn đặt sản của Tây Nam Bộ Loài gặm nhấm này được nhiều người sành ăn ưa chuộng vì thức ăn của chúng là mầm cỏ non, khoai, sắn, lúa… nên thịt chuột thơm như thịt gà nhưng mềm và dai hơn. Thịt chuột đồng được chế biến thành các món như: nấu giả cầy, nướng muối ớt, xào dưa…Nhưng nhiều người cho rằng, khô chuột đồng mới là ...

Miền Tây sông nước – nơi chứa đựng biết bao tình người, sự thân thiện, không khí vô cùng thoải mái cho mọi người. Nơi đây còn là cái nôi của những món ngon đặc sản độc đáo hấp dẫn, nơi có những món ăn mà không thể tìm thấy ở một nơi nào khác. Có lẽ, tình cảm, phẩm chất dân dã cũng như sự mộc mạc, giản dị của con người miền Tây như được gửi gắm hết vào các món ăn của họ vậy. Cùng Tikibook.com khám phá top 10 món ăn dân dã ngon nổi tiếng nhất của miền Tây Nam Bộ nhé!

Du lịch Cần Thơ nổi tiếng với mạng lưới kênh rạch chằng chịt và chợ nổi Cái Răng. Đi Cần Thơ du khách khó có thể thể cưỡng lại những đặc sản ngon mà rẻ của thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long này. Ẩm thực của du lịch Cần Thơ vừa mang nét đặc trưng của miền Tây Nam Bộ vừa phong phú và đa dạng. Du khách đến với Cần Thơ sẽ thỏa trí tò mò về một cuộc sống miền Tây sông nước bình dị và thân thuộc. Nem nướng Cái Răng Nem nướng ở đâu cũng có nhưng bên bờ kênh Cái Răng thì nổi tiếng gần xa. Hương vị ở đây mang sắc thái riêng của những con người miền sông nước. Loại nem nướng ngon nhất làm từ thịt lợn tươi, thêm gia vị rồi vo tròn nướng trên than hồng trông vừa bắt mắt lại vừa thơm, ăn kèm rau sống, bánh tráng, chấm cùng nước tương cay đậm vị. Người dùng cầm miếng bánh tráng mỏng, thêm chút thành phần dưa leo, chuối xanh, dứa, khế, rau sống rồi cuối cùng là đặt vào miếng nem, chấm ăn luôn. Cái ngon của nem nướng Cái Răng còn ở loại nước tương xay vị cay cay khiến thực khách khó lòng quên được. Có lẽ vì thế, đặc sản nem nướng là món ăn quen thuộc mà bất kỳ ai ghé thăm Cần Thơ cũng muốn tìm ăn thử. Bánh tét lá cẩm Miếng bánh tét lá cẩm đặc sản nổi tiếng du lịch Cần Thơ có màu tím, ăn vào đậm vị ngọt của thịt, vị nếp dẻo và hương thơm của trứng muối, khác với vị truyền thống mà người miền Bắc hay dùng. Ở du lịch Cần Thơ, bánh tét ngon phải chọn loại nếp tốt, không lẫn với gạo tẻ, sau đó ngâm với lá cẩm để bánh có màu tím tự nhiên. Lá cẩm phải tươi, chỉ cần lá úa là nước ngâm không lên được màu đẹp. Nhân bánh dùng thịt tươi, ướp gia vị đậm đà tùy từng nhà. Nếp được xào với nước cốt dừa sau đó gói, nấu từ 4 đến 5 tiếng. Miếng bánh cắt ra hấp dẫn thực khách thưởng thức. Ốc nướng tiêu Món ăn dân dã mang hương vị của người Cần Thơ khiến du khách say mê bởi sự giòn cay đậm đà khó quên. Sau khi ốc bắt về thường được đem ngâm nước vo gạo, luộc sơ qua rồi mới bỏ lên vỉ than nóng để nướng. Ốc nướng tiêu bắt buộc phải nướng với than nếu muốn có mùi thơm tự nhiên và thịt ốc chín đều. Đặc biệt, để ốc có được vị đậm đà thì không thể quên gia vị trong khi nướng. Món ăn thường ăn kèm với rau thơm mà không cần thêm bất cứ thứ nước chấm nào khác. Bánh cống Cần Thơ Như một thứ quà vặt buổi chiều, ...

Mỗi điểm du lịch trên mảnh đất hình chữ S đều có riêng cho mình một nền ẩm thực phong phú và riêng biệt. Miền Tây sông nước cũng vậy, nơi đây có thể mang đến cho du khách những trải nghiệm có “một không hai” về một nền ẩm thực bình dị và chân chất nhất. Những món ăn có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên mùa nước nổi này sẽ khiến du khách thêm yêu, thêm quý mảnh đất màu mỡ miền Tây. LẨU CÁ LINH BÔNG ĐIÊN ĐIỂN Nhắc đến miền Tây, người ta thường nhắc đến “thiên đường” của những loại trái cây tươi mát, ngon ngọt của vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng cũng khi nói về ẩm thực miền Tây, không thể không nhắc đến món lẩu cá linh bông điên điển. Được làm từ hai thành phần có thể tìm thấy khá nhiều vào mùa nước nổi miền Tây là cá linh và bông điên điển. Những thành phần tạo nên món lẩu ngon đúng điệu- Ảnh: linh1335 Để tạo cho món lẩu cá linh bông điên điển trở nên cực ngon thì điều quan trọng là phải lựa chọn những thành phần tươi. Bông điên điển vừa hái tươi rói của đầu mùa nước nổi, những đàn cá linh được bắt tươi, làm sạch và chính sự tươi ngon này đã tạo nên vị đậm đà cho món lẩu ngon đúng điệu miền Tây này. Về miền Tây thưởng thức lẩu cá linh bông điên điển- Ảnh: Sưu tầm LẨU CUA ĐỒNG Những con cua đồng to và tươi ngon nhất mùa nước nổi miền Tây sẽ được dùng để làm thành phần chính cho món lẩu cua đồng, chiêu đãi những du khách là “tín đồ” của du lịch miền Tây. Đến miền Tây mà chưa thưởng thức món lẩu cua đồng thì sẽ là một thiếu sót lớn đấy! Một bàn lẩu cua đồng cho mùa nước nổi miền Tây- Ảnh: ca_map_ Lẩu cua đồng tùy theo sở thích của từng vùng của khu vực miền Tây Nam Bộ mà những thành phần kèm theo có thể khác nhau như tôm, ghẹ, cọng súng, bông bí hay những loại rau khác…nhưng chính yếu là thịt cua đồng vẫn là không thể thiếu. Những con cua đồng tươi ngon đã tạo nên hương vị đậm đà cho nước lẩu, khiến du khách đã một lần thưởng thức sẽ muốn thưởng thức thêm một lần nữa. Những chú cua đồng miền Tây- Ảnh: thanh.gemini CÁ LINH KHO MÍA Dường như cá linh là thứ thành phần không thể thiếu để tạo nên những món ăn cực ngon của ẩm thực miền Tây vào mùa nước nổi. Bởi nếu muốn thưởng thức cá linh, không chỉ có lẩu mà du khách còn có thể thưởng thức cá linh kho mía đậm đà. Cá lính béo ngậy, kho mía tạo vị ngọt tự nhiên, thêm một đĩa cọng súng và bông điên ...

Miền Tây – vùng đất của sông nước và những vườn trái cây bạt ngàn, trĩu quả thực sự là thiên đường dành cho những ai luôn muốn tìm kiếm cái cảm giác thôn quê, dân dã trong chuyến du lịch của mình. Bên cạnh những loại trái cây đặc sản như xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Vĩnh Kim… thì các món ăn đặc sản miền Tây cũng sẽ là những trải nghiệm mà bạn không thể bỏ qua khi bạn đến với vùng đất này. Với vô vàn các món ăn độc đáo, hấp dẫn, miền Tây thực sự là một thiên đường cho những ai đam mê khám phá ẩm thực. Mytour xin giới thiệu cho bạn 4 món ăn miền Tây mà bạn sẽ không thể không nếm thử khi đến với vùng đất này, hãy cùng Mytour khám phá nào! Nhắc đến ẩm thực miền Tây ta không thể không nhắc đến những bánh xèo miền Tây, Bún mắm miền Tây, Bún cá Kiên Giang, Bánh cóng Cà Mau. Đó chính là những món ăn mà nếu bạn chưa từng thử qua thì không được xem là đã đến với miền Tây. Điểm chung của những món ăn này đó chính là sự chân chất, mộc mạc và giản dị đến lạ thường. Nhưng không vì vậy mà các món ăn miền Tây thiếu đi sự tinh tế, tỉ mỉ trong cách chế biến. Sự hấp dẫn đến khó cưỡng lại của ẩm thực miền Tây đến từ sự hòa quyện hoàn hảo giữa chất mộc mạc và sự tinh tế ở trong từng món ăn. Bạn hãy cùng Mytour bắt đầu chuyến hành trình ẩm thực thú vị này nào. Sông nước miền Tây – nơi đã sản sinh ra nhiều thức ngon vật lạ – Ảnh: Huy Nguyen 1. BÁNH XÈO MIỀN TÂY Nhắc đến ẩm thực miền Tây ta không thể không nhắc đến đầu tiên món bánh xèo miền Tây. Nếu ai đã từng thưởng thức qua món bánh thì chắc hẳn sẽ không thể quên được cái hương vị đậm đà, đầy chất dân dã của nó. Nói đến đây thì chắc hẳn có bạn sẽ thắc mắc: miền Trung cũng có bánh xèo vậy thì bánh xèo miền Trung và bánh xèo miền Tây khác nhau chỗ nào. Hấp dẫn bánh xèo miền Tây – Ảnh: sưu tầm Đặc điểm để bạn dễ dàng phân biệt nhất giữa bánh xèo miền Trung vào bánh xèo miền Tây đó chính là kích thước của chúng – bánh xèo miền Tây to hơn bánh xèo miền Trung rất nhiều. Ngoài ra, nếu bánh xèo miền Trung chỉ được đổ bằng một cái khuôn bằng cỡ gang tay thì bánh xèo miền Tây lại được đổ bằng một cái chảo khá lớn, có lẽ vì vậy mà bánh xèo miền Tây còn có một tên gọi khá thân thuộc khác là “bánh xèo chảo”. Các loại rau thường dùng để ăn cùng với ...

Đọt choại là một loại rau sạch, có vị thơm, ngọt nhẹ đặc trưng. Rau choại dân dã, bình dị, mang đậm nét quê, được các bà nội trợ miệt vườn chọn để chế biến thành những món ăn ngon khác như: đọt choại nấu canh chua cá rô đồng, canh chua lươn bông điên điển, nhúng lẩu, xào tép ăn cũng thật ngon. Hãy cùng tìm hiểu về loại rau mọc dại được mệnh danh là đặc sản của người miền Tây trong bài viết dưới đây nhé. Ở Việt Nam rau choại chủ yếu sống ở vùng Đồng Tháp Mười, Cà Mau, Kiên Giang và Hậu Giang. Rau choại (hay còn gọi là rau chạy, đọt chạy) là loài thực vật thân thảo, dây leo sống hoang dại trong rừng ẩm nhiệt đới và ven sông rạch nước ngọt, nước lợ và nước mặn có dao động thủy triều.  Ở Việt Nam rau choại chủ yếu sống ở vùng Đồng Tháp Mười, Cà Mau, Kiên Giang và Hậu Giang. Ảnh: eva Với thân day leo nên rau choại có khả năng leo hoặc bò rất xa, dài tới 15-20m, thân có vẩy hơi thưa và xếp lợp. Đọt non mọc từ gốc có dạng uốn cong và cuộn chặt nhiều vòng, thân bên dưới cuộn xoắn mềm và dài tới 40-50 cm. Chính đọt non mọc từ gốc mới có giá trị làm rau ngon nhất.Ảnh: Eva Chính đọt non mọc từ gốc mới có giá trị làm rau ngon nhất. Khi đọt non phát triển, các vòng tháo dần ra, phần thân già hóa xơ. Chính đọt non mọc từ gốc mới có giá trị làm rau ngon nhất. Ảnh: eva Rễ rau choại có cấu trúc không quang hợp mọc ngầm dưới đất, có chức năng hút nước và các chất dinh dưỡng từ trong đất. Chúng luôn luôn là rễ chùm và có cấu trúc tương tự như rễ của Rau choại có rất nhiều công dụng khác nhau: Dùng rau choại có thể kết hợp được với nhiều thực phẩm khác.. Ảnh: eva Lá và đọt non dùng làm rau Lá và đọt non dùng làm rau. Ảnh:eva – Rau sống: Các chồi non của rau choại có thể ăn được hoặc dùng trộn với giấm làm salad. – Luộc: Đây là cách chế biến đơn giản nhất, thường ăn kèm với nước chấm mắm cá cơm pha thêm chút tỏi bớt bằm. Lá và đọt non dùng làm rau. Ảnh: eva – Xào: Là cách chế biến phổ biến nhất Đọt choại xào thịt bò Nguyên liệu: thịt bò thái mỏng, tỏi đập dập và một mớ rau choại. Chế biến: Xào riêng phần rau choại và thịt bò. Sau khi cọng rau choại chín tới đâu sẽ từ màu xanh tím chuyển sang màu đọt chuối. Cọng rau vừa chín tới thì cho phần thịt bò đã xào với tỏi vào rồi nêm nếm gia vị và thưởng thức. Đọt choại dùng để ...

Mảnh đất miền Tây hiền hòa không chỉ có những địa danh đẹp, địa điểm du lịch nổi tiếng mà nơi đây còn có những món ăn từ mắm thơm ngon hấp dẫn, khiến ai khi đã thưởng thức sẽ nhớ mãi không bao giờ quên. Lẩu mắm Cái tên lẩu mắm thoạt đầu làm ta ngại ngần, nghe thôi đã thấy mặn và hơi khó ngửi rồi. Vậy mà chỉ cần một lần làm quen với món ăn ấy, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên và thích thú. Lẩu mắm không hề mặn, ngược lại vị ngọt tự nhiên và đậm đà vô cùng, đặc biệt mùi thơm đặc trưng của nó sẽ theo bạn dai dẳng đến nỗi khó quên. Đó cũng là lý do mà khi nhắc đến món ăn từ mắm ấy, những người con miền Tây xa xứ có thể ngồi say sưa kể chuyện cho đến khi nồi lẩu cạn nước và sạch rau. Đó là câu chuyện về những ngày chăn trâu, lội suối, tắm sông, tát đìa bắt cá,… là những buổi chiều mưa ngồi ngửi mùi mắm thơm lựng làm cho cái bụng “khó ưa” réo gọi đòi ăn, là những ngày đi hái bông súng về ăn với mắm kho, là những buổi trưa gió mát ngồi râm ran đủ thứ chuyện với người thân bên nồi lẩu mắm. Lẩu mắm – món ăn chỉ cần một lần thử là bạn sẽ phải vô cùng thích thú. Ảnh: grabtourist Món lẩu mắm được chế biến phát triển dựa trên món mắm kho dân dã thường nhật trong bữa cơm của người dân miền Tây. Hai loại mắm chuyên dùng để nấu món mắm kho là mắm cá sặc và mắm cá linh. Con mắm được cho vào nươc nấu cho rục xương, và lọc lấy phần xương ra ngoài. Để món ăn không quá nặng mùi người ta thường phi thơm sả và cho cây ngãi bún vào nấu cùng với mắm, thêm nước cốt dừa cho nước ăn ngọt tự nhiên.  Lẩu mắm được chế biến phát triển dựa trên món mắm kho. Ảnh: momfood Cách chế biến món lẩu mắm cũng hoàn toàn giống với món mắm kho, chỉ khách thành phần nguyên liệu và cách ăn có phần cầu kỳ hơn. Nước dùng lẩu có thêm nước hầm xương heo để ngọt ngon hơn và khi ăn nước dùng được đặt trên nồi lẩu để sôi lâu. Lẩu mắm quy tụ tất cả các loại cá thịt một cách hào phóng, tôm, mực, lươn, cá, thịt tùy ý thích người ăn. Phần rau ăn với lẩu mắm cũng được đầu tư kỹ hơn, tính nhẩm thì đĩa rau ăn với lẩu cũng trên chục loại: bông súng, rau nhút, hẹ, ngò, cải xanh, rau muống, rau ngổ, cần nước, đậu rồng, tai tượng, bông lục bình, rau đắng, bông so đũa, bông điên điển, giá, bắp chuối,… tạo nên nét đặc trưng của ẩm thực đồng quê Nam ...

Nếu không được tận mắt chứng kiến, ắt hẳn chẳng ai nghĩ những chú đuông mũm mĩm, bò lúc nhúc này lại có thể chế biến nên những món ăn đặc sản miền Tây khiến bao thực khách tò mò và muốn được thử mỗi khi có dịp du lịch đến đây. Đuông dừa là một loài côn trung sống trong thân cây dừa nên rất sạch và có nhiều protein có lợi cho sức khỏe. Những con đuông dừa chỉ bằng ngón tay trỏ hoặc ngón chân cái người lớn, dài chừng 3 – 5 cm, toàn thân màu vàng nhạt mà con nào cũng ứ sữa, mập tròn và mềm nhũn.   Đuông dừa là một loài côn trung sống trong thân cây dừa nên rất sạch và có nhiều protein. Ảnh: baomoi Thế nên nếu nhìn từ bên ngoài ai ai cũng đều thấy có chút ghê sợ. Tuy nhiên, nó lại được xem là một nguyên liệu độc đáo để chế biến nên những món đặc sản miền Tây mà nổi tiếng nhất là ở xứ dừa Bến Tre khiến bao thực khách thích thú. Đuông dừa tắm mắm Một trong những món ăn từ đuông dừa mà du khách nhất định phải thử khi du lịch miền Tây đó chính là món đuông dừa tắm mắm. Đuông dừa vừa mới bắt được vẫn còn sống, ngọ nguậy được thả vào bên trong chén nước mắm ớt nên càng thấm gia vị.  Một trong những món ăn từ đuông dừa mà du khách nhất định phải thử là món đuông dừa tắm mắm. Ảnh: place Nếu ai đủ can đảm sẽ thấy món này rất dễ ăn và béo ngậy. Gắp một đũa đuông dừa cho vào miệng, cắn một miếng cho các dưỡng chất bên trong thân đuông dừa tuôn ra lan toả trong miệng, bạn sẽ cảm nhận vị là lạ ngay đầu lưỡi, vừa béo lại vừa thơm, rất hấp dẫn.  Nếu ai đủ can đảm sẽ thấy món này rất dễ ăn và béo ngậy. Ảnh: twitter Đây là cách để bạn có thể cảm nhận được trọn vẹn hương vị của đuông dừa. Vị của đuông dừa giống như vị kem sống trộn lẫn với phô mai tươi, kèm với nước mắm mặn mặn, một cảm giác rất khó tả. Đuông dừa chiên Thêm một món ăn từ đuông dừa không thể bỏ qua nữa là đuông dừa chiên. Đuông dừa được rửa sạch, đem ngâm với nước mắm hoặc nước muối cho nhả bớt chất dơ rồi đem chiên trực tiếp trên chảo dầu nóng hoặc bơ đều được. Thông thường các đầu bếp sẽ để lửa lớn, và chiên ngập dầu giúp đuông nhanh chín và có độ phồng để món ăn trông bắt mắt hơn. Thêm một món ăn từ đuông dừa không thể bỏ qua nữa là đuông dừa chiên. Ảnh: risago Ngoài ra, nếu thích bạn còn có thể tẩm cùng với bột chiên được làm ...

Ít ai nghĩ rằng loài cá lau kiếng với hình thù xấu xí lại là nguyên liệu chế biến nên nhiều món ăn ngon đặc sắc của người miền Tây. Cùng điểm qua 3 món ngon từ cá lau kiếng khiến dân “sành” ẩm thực phải tấm tắc khen ngon.  Cá lau kiếng – kẻ thù của mọi sinh vật Hầu hết các loài cá đều được con người yêu thích vì chúng vừa là nguồn thức ăn, vừa có thể làm cá cảnh mang đến thú vui giải trí. Thế nhưng có một loài cá mà ai cũng đem lòng “ghét bỏ” đó chính là cá lau kiếng.  Cá lau kiếng còn có tên gọi khác là cá dọn bể, cá tỳ bà. Ảnh: Wikipedia  Loài cá này còn có tên gọi khác là cá dọn bể, cá tỳ bà hay cá lau kính. Và dù được gọi với tên gì đi chăng nữa, loại cá này vẫn rất “không được lòng” nông ngư dân. Bởi sự sinh sôi phát triển như vũ bão của loài cá này trở thành mối đe dọa với người làm nghề giăng lưới, đánh bắt cá trên sông. Nguồn cá tôm tự nhiên bị chúng “dọn sạch sẽ”, khiến nhà nông phải thất thu nặng.  Trước đây, cá lau kiếng thường được nuôi để làm sạch bể cá gia đình. Ảnh: Báo Mới Trước đây, cá lau kiếng vốn được nuôi trong các bể cá cảnh với mục đích dọn sạch rong rêu, tạp chất, giữ cho bể cá được sạch. Tuy nhiên, từ khi loài cá này xâm nhập vào môi trường tự nhiên, chúng trở thành mối nguy hại lớn với các loại sinh vật. Chúng sinh trưởng nhanh và ăn sạch nguồn cá tôm nhỏ dưới lòng sông khiến nguồn lợi thủy sinh gần như cạn kiệt.   Tuy là loài cá “ăn hại” nhưng thịt cá lau kiếng chắc, ngọt và có thể chế biến thành nhiều món ăn. Ảnh: Tatcavideo Dù rằng bị “kỳ thị và ghét bỏ” nhưng bản thân cá lau kiếng cũng là một loài cá ngon, là nguồn nguyên liệu chế biến nên những món ẩm thực miền Tây hấp dẫn. Có dịp về miệt sông nước, bạn hãy thử một vài món ăn được nấu từ loài cá đặc biệt này, chắc hẳn bạn sẽ có cái nhìn khác về loài cá nổi tiếng là “phá hoại”. Cá lau kiếng nướng Một trong những món ăn đơn giản, dễ làm nhất từ cá lau kiếng chính là món nướng. Chắc hẳn trong tủ sách ẩm thực Việt Nam, món này thực sự mới lạ. Thế nhưng bằng công thức riêng của mình, người miền Tây đã cho ra đời một món cá nướng tuyệt hảo. Cá lau kiếng nướng sả được xem là món ăn đơn giản, dễ làm. Ảnh: Thanh Niên  Cá lau kiếng sau khi được đánh bắt sẽ sơ chế sạch sẽ, loại bỏ phần ruột, cắt bỏ đuôi và vảy cá để dễ ...

Những món ăn vị đắng của miền Tây như gỏi sầu đâu, cháo cá lóc rau đắng đất và canh nấm tràm hải sản với vị đắng đặc trưng, làm nên hương vị ẩm thực riêng của người dân miệt sông nước.  Gỏi sầu đâu Có dịp du lịch miền Tây về các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau,… bạn sẽ được người dân địa phương chiêu đãi món gỏi sầu đâu, một món ăn bình dị nhưng đậm đà bản sắc ẩm thực của người miền Tây. Lá sầu đâu với vị đắng hậu ngọt, được người dân địa phương kết hợp cùng khô cá sặc, chế biến thành món gỏi thơm ngon nức tiếng. Lá sầu đâu nổi tiếng với vị đắng “thần sầu”. Ảnh: 123RF Có lẽ những ai không ăn được vị đắng sẽ thấy lá sầu đâu vô cùng khó ăn. Nhưng với những tín đồ ẩm thực thích ăn đắng thì quả thật đây là món gỏi ngon. Lá sầu đâu xanh tươi, mướt mát được rửa sạch, bóp nát rồi trộn đều cùng khô cá sặc, khô cá lóc. Để tăng hương vị món gỏi, người ta còn trộn thêm nước mắm me, vừa giúp giảm độ đắng, vừa giúp gỏi thêm đậm đà.  Khi được trộn gỏi cùng khô cá lóc, cá sặc, lá sầu đâu sẽ giảm bớt phần nào vị đắng. Ảnh: Tour du lịch miền Tây Trong ký ức của người miền quê, gỏi sầu đâu tuy đơn giản nhưng là món ăn vị đắng của miền Tây vô cùng nổi tiếng. Gắp một đũa gỏi chấm vào nước mắm me rồi chậm chầm nhai để nghe vị đắng hòa lẫn cùng chút hậu ngọt thanh, chút mằn mặn của cá khô, bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn hơn vị ngon từ loại lá đắng này.  Gỏi sầu đâu ăn cùng cơm trắng hoặc làm món nhậu, món khai vị. Ảnh: nguyeenxleex Thông thường, gỏi sầu đâu sẽ được ăn kèm với bánh tráng nướng, cơm trắng hoặc là món khai vị trong các bữa tiệc nhỏ của gia đình. Để món ăn thêm phần chỉn chu, không thể thiếu vài cọng ngò rí, đậu phộng rang và vài lát ớt đỏ đầy màu sắc. Tuy gỏi sầu đâu là món không phải ai cũng ăn được nhưng không thể phủ nhận, món gỏi đắng này đã phần nào làm nên nét đặc sắc cho ẩm thực miền Tây. Cháo cá lóc rau đắng đất Nếu gỏi sầu đâu quá đắng thì về miền Tây, bạn có thể thưởng thức một món ăn khác có mức độ đắng nhẹ hơn. Đó là cháo cá lóc rau đắng đất – món ngon có mặt ở hầu hết các tỉnh thành miệt sông nước. Rau đắng đất vốn là một trong các loại rau đắng giàu dinh dưỡng, giúp thanh lọc cơ thể và nhuận gan, lợi tiểu. Rau đắng đất có vị đắng nhẹ, tốt cho sức khỏe. Ảnh: ...

Bánh ống lá dứa là một trong những món ăn vặt ngon của người miền Tây, gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, mang hương vị đậm đà của miệt vườn sông nước.  Bánh ống lá dứa – món ăn tuổi thơ của bao người Người miền Tây có nhiều món ăn vặt ngon làm say lòng du khách xa gần như bánh chuối, chè chuối, xôi, bánh bò,… Một trong số đó là món bánh ống lá dứa màu xanh bắt mắt, hương vị thơm lừng, dễ dàng “mê hoặc” mọi du khách từ cái nhìn đầu tiên.  Bánh ống lá dứa là món ăn vặt nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Ảnh: Cooky.vn Món bánh ống này bắt nguồn từ người Khmer ở các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang,… dần dần nổi tiếng khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, trở thành món ngon được biết bao thế hệ học sinh yêu thích.  Món ngon nổi tiếng này của người Khmer, được bán nhiều ở Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long,… Ảnh: popolulu.vietnam Những chiếc bánh ống hình trụ tròn đơn giản, vị ngọt thanh hòa cùng chút béo ngậy đã trở thành món ăn vặt đầy ắp kỷ niệm với nhiều người. Bởi bánh thường bán nhiều ở các trường học, chợ, khu dân cư đông người,… Vì thế, hầu như đứa trẻ nào ở miền Tây cũng mê mẩn bánh ống lá dứa. Vị ngon của ẩm thực miệt vườn Ai đã từng một lần thưởng thức bánh ống lá dứa đều công nhận rằng món ăn này đậm hương vị đặc trưng của ẩm thực miền Tây. Bởi sự kết hợp giữa vị xốp của bột gạo, vị béo của nước cốt dừa hòa quyện cùng vị ngọt thanh của đường, tạo nên nét riêng mà ít món ăn nào có được.  Món bánh này có thành phần chính là bột gạo, nước cốt dừa, đường cát, lá dứa,… Ảnh: 2bee.food Món đặc sản miền Tây này được làm từ những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm nên giá thành không quá đắt. Trung bình, mỗi chiếc bánh ống có giá chỉ 5.000 đồng. Nhìn chiếc bánh có vẻ hơi nhỏ nhưng khi ăn, bạn sẽ thấy no lâu vì trong thành phần có bột gạo. Nếu đang đói, bạn chỉ cần thưởng thức hai chiếc bánh là đã “ấm bụng”.  Cánh làm bánh ống rất công phu. Ảnh: diadiemanuong_hn Có nhiều người lầm tưởng bánh ống lá dứa với món cốm xanh của người Hà Nội. Tuy nhiên thực tế không phải vậy. Món ăn vặt này hoàn toàn chuẩn miền Tây. Vì có thêm thành phần lá dứa nên bánh có màu xanh lục nhạt gần giống màu của cốm xanh. Chỉ khi cầm một chiếc bánh nóng hổi trên tay và cắn một miếng, bạn mới nhận ra rằng món bánh này không có điểm gì giống với cốm xanh của người Hà ...

Bạn đến miền Tây nhưng không biết ăn món ăn nào ngon? chúng mình sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc của mình ngay đây! Các món đặc sản của miền Tây là những kết tinh lâu đời tại nơi này, những món ăn tại nơi này có sức hút lạ thường, nếu bạn là “ tín đồ sành ăn” thì đến miền Tây thưởng thức đặc sản là hợp lý nhất bạn nhé! Đừng bỏ qua bài viết này, chúng mình sẽ giúp bạn tìm hiểu các món ăn ngon nhất tại vùng đất miền Tây Nam Bộ. 1. Ba Khía Rạch Gốc dày thịt Là một trong những món đặc sản tại Cà Mau, hình dạng giống như con cua, được người dân vùng sông nước chế biến rất nhiều món như: Ba khía nướng, ba khía nấu canh, ba khía luộc, ba khía rang me và món hấp dẫn nhất là ba khía muối. Các món ăn từ Ba Khía Cách thưởng thức món này ngon nhất là bóc mai ra, bẻ từng que, trộn đường, tỏi, ớt rồi vắt chanh vào, còn mai của ba khía thì cho vào cơm, trộn với gạch thì “sạch nồi cơm” luôn bạn nhé! Món ăn này làm say đắm bao du khách khi đến với miền Tây! 2. Lẩu mắm miền Tây Đến miền Tây là phải thưởng thức ngay món đặc sản lẩu mắm miền Tây nếu không bạn sẽ tiếc cả đời vì không thưởng thức món ngon này. Nguyên liệu chính của món này là làm từ mắm cá linh hay mắm cá sặc ở xứ Châu Đốc – An Giang. Lẩu mắm miền Tây Món ăn kèm với lẩu mắm là bún tươi và các loại rau ở miền Tây như: Rau nhút, điên điển, bông súng,… Vùng sông nước mênh mông này sản sinh ra nhiều loại hải sản nên món lẩu mắm từ đó mà phát triển, mang một nét riêng độc đáo và rất riêng của người con vùng sông nước. 3. Gỏi củ hủ dừa Đây được xem là một món ăn “ sang chảnh” tại xứ dừa Bến Tre. Để ra thành phẩm gỏi củ hủ dừa thì họ phải chặt một cây dừa để lấy được phần non, khi thưởng thức món gỏi củ hủ dừa có vị chua chua, ngọt ngọt, thơm mùi hành tây, đậu phộng rang và mùi nước dừa. Gỏi củ hủ dừa Nguyên liệu của món này rất đa dạng như: Tôm bóc vỏ, thịt ba chỉ, tai heo thái mỏng, rau răm, ớt ,..Tất cả hòa quyện tạo nên một món ăn miền Tây hết sức dân giả và để lại ấn tượng khó phai trong lòng mỗi người thưởng thức. 4. Chuột đồng Một món ăn đậm chất miền Tây, đến miền Tây phải thưởng thức món này, chúng mình tin chắc rằng sẽ không làm bạn thất vọng. Chuột đồng Từ những chú chuột béo ú được bẫy, bắt ngoài đồng ...

Không giống với mắm tôm miền Bắc, mắm miền Tây là sự đậm đà và trù phú của rất nhiều hương vị. May mắn được thiên nhiên ban tặng nguồn cá tôm, sông nước dồi dào nên người dân nơi đây không chỉ dùng để nấu ăn mà còn tận dụng để ủ mắm, một mùi vị nồng nàn độc lạ. Và với mắm, còn lại là sự biến hóa đa dạng trong nhiều món ăn đặc sản tại đây. Bún mắm Một trong những món ăn từ mắm miền Tây mà bạn nhất định phải thử là bún mắm. Không giống với bún mắm nêm của Đà Nẵng ăn theo kiểu khô, tô bún mắm miền Nam lại là sự nồng nàn và nóng sốt trong đầy đủ thức ăn và nước dùng. Mắm thường dùng là mắm cá lóc hay mắm cá linh, sau khi nấu rã ra thì người ta lọc lại để làm nước súp. Thêm thắt gia vị, hành sả để đậm đà hơn. Trong làn nước dùng nâu nâu là sự phong phú và bắt mắt của các món ăn kèm. Từng miếng cá, tôm, mực và heo quay được cho đủ đầy để dung hòa mọi hương vị. Cái ngọt tươi từ tôm, giòn sật của mực hay miếng thịt heo quay nửa nạc nửa mỡ beo béo tạo nên sự tinh tế trong từng cung bậc vị giác. Bún mắm đúng chuẩn phải có đầy đủ rau, bông súng, bắp chuối… mới tròn vị, bởi khi ấy cái giòn thơm của chúng sẽ giúp cân bằng lại món ăn và làm tươi mới khuôn miệng. Lẩu mắm Lẩu mắm là một phiên bản đặc sắc và trù phú hơn của bún mắm. Những ngày chiều mưa lành lạnh hay có khách đến chơi nhà, người miền Tây thường nấu món này để tiếp đãi bởi lẩu mắm như một bài dân ca, dung dị mà trọn đầy nghĩa tình. Con mắm ngon và hợp với lẩu phải là mắm cá sặc hoặc mắm cá linh.  Vị ngọt của nước lẩu phải được ninh từ xương heo hay đôi khi người ta còn dùng nước dừa tươi để vừa thơm vừa man mát. Sau đó mắm sẽ được hầm cùng để dung hòa hương vị nồng nàn, đậm đà. Ngoài ra, cà tím, khổ qua… còn được “bồi” vào để nồi lẩu thêm đa dạng sắc hương. Bạn có thể nhúng kèm với bất kì món ăn nào yêu thích như tôm, tép, mực, cá basa, thịt ba chỉ… Dường như nồi lẩu hào phóng như chính bản tính của người miền Tây. Vừa xì xụp húp, vừa tranh thủ nhúng nào là rau, cải, điên điển, bông súng, cù nèo… mà ngất ngây trong từng vị giác. Còn gì bằng thưởng thức hương vị miệt vườn trong cái đăng đắng của rau, bùi bùi của thịt, cá và một chút cay the của ớt, sả giao hòa trọn vẹn trong vị mắm ...

Miền Tây là mảnh đất của những con người hồn hậu, hào sảng và hiếu khách. Chẳng những thế, nơi đây còn được thiên nhiên ưu ái với những vùng đất trù phú chứa đầy các sản vật độc đáo. Người ta yêu mến miền Tây một phần vì nếp sống chân thật nơi đây, một phần cũng bởi văn hóa ẩm thực đa dạng mang đậm những nét riêng khó lẫn. Không chỉ được yêu mến ở quê hương, nhiều món ăn miền Tây khi ra đến thủ đô cũng rất được ưa chuộng. Lẩu mắm Nói Miền Tây là “vương quốc mắm” cũng không ngoa. Khi đến nơi đây, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hàng trăm loại mắm cá với đủ hương vị được bày bán ở khắp các khu chợ. Mắm cá có thể được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, và lẩu mắm là một trong số đó. Cái tên lẩu mắm thoạt đầu dễ gây ái ngại, bởi nghe thôi đã hình dung ra mùi nồng và vị mặn đặc trưng. Nhưng chỉ cần một lần làm quen với món ăn ấy, bạn sẽ ngạc nhiên và thích thú bởi vị ngọt đậm đà riêng có. Nồi lẩu mắm thơm phức cùng với tôm, mực tươi, ăn kèm là các loại rau tươi như bông bí, rau muống, bắp chuối… sẽ làm bạn nhung nhớ mãi không thôi. Chẳng thế mà lẩu mắm được xem là đỉnh cao của việc thưởng thức mắm. Ở Hà Nội, bạn có thể thưởng thức lẩu mắm ở quán Lẩu Mắm Ninh Kiều 66 Ô Chợ Dừa, Lẩu Mắm Bà Sáu 41 Văn Cao hoặc Cô Hai – Lẩu mắm Cần Thơ số 65 Nguyễn Khang. Bún mắm Bún mắm thường được nấu bằng mắm cá Linh hoặc mắm cá Sặc, kết hợp cùng các nguyên liệu khác mang đặc trưng riêng vùng sông nước. Bún mắm ngày trước được chế biến rất đơn giản, chỉ dùng con mắm giã ra, lọc lấy nước cốt đun sôi, thêm gia vị và nêm nếm vừa miệng là được. Sau này, để phục vụ nhu cầu đa dạng và phong phú của thực khách, người ta mới cho thêm tôm, cá, mực hoặc thịt heo quay. Những tô bún mắm lúc này, ngoài hương thơm và vị ngọt còn có thêm nhiều màu sắc hơn, đầy đặn và hấp dẫn. Chuỗi nhà hàng O Xuân hoặc Mr Bảy Miền Tây 79 Hàng Điếu là những địa chỉ bạn có thể ghé qua khi trót thèm bún mắm tại Hà Nội. Lẩu cá kèo Dù cá kèo chỉ sinh sống ở vùng sông nước Nam Bộ, nhưng vị ngon khó lẫn của món lẩu cá kèo thì đã lan xa khắp các vùng miền. Lá giang chua thanh quyện với thịt cá ngọt mềm, lòng cá nhân nhẩn đắng đưa đến nhiều trải nghiệm thú vị khác nhau. Ăn kèm cùng lẩu là hoa chuối, rau muống, bông súng, ...

Miền Tây đang bước vào mùa nước nổi với những cơn mưa kéo dài cùng với dòng nước từ thượng nguồn Mekong đổ về ào ạt. Không chỉ làm thay đổi diện mạo của cảnh sắc mà mẹ thiên nhiên còn mang đến cho vùng đất này vô vàn món quà quý giá, đó chính là nguồn cá tôm, thực vật trù phú. Cũng từ đó mà những món ăn miền Tây mùa nước nổi đã xuất hiện và mang đến những trải nghiệm ẩm thực dân dã, mộc mạc nhưng đặc sắc cho thực khách. Cá linh Khi đầu mùa nước đổ về cũng là thời kì sinh sản của cá linh. Đây là loại cá nước ngọt, có kích thước nhỏ, chỉ bằng ngón tay út nhưng được người dân nơi đây ưa chuộng bởi hương vị béo thơm khác lạ. Cá linh khi còn non thì thịt mềm dai ngon ngọt, nếu lớn hơn một chút, túi mật cá to thì khi ăn hòa quyện thêm cái đăng đắng, béo bùi khó cưỡng. Với cá linh, người miền Tây cũng sáng tạo ra vô vàn món ăn hấp dẫn. Đầu mùa thì cá linh non sẽ thích hợp để tẩm bột và chiên giòn. Còn nếu *** đầy thịt hơn thì nồi canh chua cá linh hay cá linh kho tộ chính là “cực phẩm”.  @volcano_vn Cua đồng Nguồn nước dồi dào không chỉ mang đến cá tôm mà còn là sự trù phú của cua đồng, thức quà dân dã nhưng chẳng thua kém về độ hấp dẫn. Cua tầm này đã chắc thịt, càng to nên được cho vào món phụ sau bữa ăn để nhâm nhi đỡ “buồn” miệng. Thịt cua đồng tuy không mươn mướt, ngồn ngộn như cua biển nhưng vẫn có độ ngọt và dai thơm đặc sắc. Nếu thân cua thường dùng để nấu canh, lẩu hay bún riêu thì càng cua còn được yêu thích nhiều hơn hẳn. Càng cua to, cứng cáp và chắc thịt sẽ chế biến theo kiểu hấp sả, luộc hay rang muối. Dù là hình thức gì cũng vẫn khiến người ta “nao lòng” vì độ ngọt béo tự nhiên. Thú vui của người miền Tây độ này là ngồi thi nhau cắn càng cua đấy. Bông điên điển Một cảnh sắc sống động của miền Tây mùa nước nổi chính là màu vàng rực ở các bờ kênh, bờ sông từ bông điên điển. Khi được con nước bồi đắp phù sa, điên điển nở rộ mang đến một hương vị độc đáo mà chẳng nơi nào có được. Chỉ cần nhặt cuốn lá, rửa sạch thì đã có thêm một thức quà bình dị điểm tô cho các món ăn nơi đây. Bông điên điển có rất nhiều kiểu chế biến, từ đơn giản đến cầu kì. Hôm nào lười đi chợ, cứ hái điên điển về xào tỏi thì cũng đủ no nê, chắc bụng. Hấp dẫn hơn là nồi canh ...

Nhắc đến Du lịch miền tây, thì không bao giờ Tôi quên được cái miền sông nước lênh đênh nơi đó, những người dân thật thà, chân chất, những món ăn mang đậm chất tình người, đậm đà bản sắc dân tộc. Những chuyến đi du lịch Dulichso tại các tỉnh miền Tây, tôi cảm thấy như con người mình thoải mái hơn, dịu dàng, êm ả hơn, mùi thơm của những ruộng lúa xanh ngát thoáng qua trong gió hay mùi mặn mà của biển khi những cơn sóng vỗ về. Đối với tôi ngành du lịch này làm cho tôi cảm thấy yêu đời hơn, đi đến đâu cũng có một vẻ khác biệt riêng, một tâm trạng riêng, nơi thì hào hoa, tấp nập, nơi thì yên tĩnh , trầm tư… Kiên Lương – Kiên Giang – Quần Đảo Bà Lụa – Phú Quốc  nới mà tôi cảm thấy thoải mát nhất khi được thoai sức vui đùa, lội nước đi sang các đảo, được trải nghiệm cùng ngư dân nơi đây. Những trải nghiệm của Tôi ở khi về miền sông nước và được thưởng thức những món ngon Miền Tây. Kiên Lương – Kiên Giang – Quần Đảo Bà Lụa – Phú Quốc nơi mà nếu bạn đã một lần đặt chân đến thì đừng quên thưởng thức món gỏi cá Trích đầy hấp dẫn. Món gỏi này chỉ ngon đúng nghĩa khi bạn thưởng thức ở một nơi hoang sơ, mộc mạc, vì thế dĩ nhiên không nơi nào tuyệt vời hơn như ở một huyện đảo du lịch – Phú Quốc hay  du lịch – khám phá quần đảo bà Lụa. Bạn có thể vừa nhâm nhi món gỏi cá Trích với gia đình, bạn bè và cùng ngắm nhìn những bãi cát trải dài, những đầu sóng trắng xô vào bờ, những hàng dừa xanh xanh.Gỏi cá Trích là những con cá vừa được vớt lên từ biển, tươi rói với vây mịn trắng bóng. Ăn gỏi cá Trích thì không thể thiếu rau rừng với đủ vị chua, chát, ngọt, bùi, nào là đọt bứa, bằng lăng, trâm dòi, lá neng, lá cóc rừng. Đã đến Kiên Giang thì phải nhớ lấy câu thơ này. Gọi là món ăn dân dã là theo cách nói khiêm tốn của người dân nơi đây. Nhưng xem họ chế biến, quả thực không kém phần công phu. Trước tiên cá lóc mua về phải còn sống. Cá được cạo vẩy, rửa sạch, cắt thành ba khúc. Ðầu cá được cắt khéo léo rời khỏi khúc mình nhưng còn dính nguyên bộ lòng. Dùng mũi dao nhỏ, khẽ rạch bao tử một đường, nhẹ nhàng lấy thức ăn thừa ra, chà muối rửa sạch. Nhớ cẩn thận không để vỡ mật, dập gan thì ruột bò mất ngon. (Ở Nam Bộ, người ta rất quý ruột cá lóc, bởi nó không những được xem là miếng ngon nhất trong con cá, mà còn mang một ý nghĩa ...

Những ấn tượng khó quên của bất kì vị khách nào khi tham gia tour du lịch miền tây – về miền sông nước, chắc chắn không thể không thưởng thức món cá lóc nướng trui, rắn bông súng nướng mọi hay chuột nướng chao. Đó là những kiểu nướng hết sức dân dã, “tiện đâu ăn đấy” từ thủa mở cõi nên nhiều người thường quen gọi là kiểu nướng khẩn hoang. Vùng đất Nam Bộ ruộng lúa mênh mông, sông ngòi chằng chịt là nơi sinh sôi nảy nở của bao loài tôm cá. Nhờ thiên nhiên ưu đãi nên vùng đất Nam Bộ có rất nhiều chủng loại động thực vật trên rừng, dưới biển Lưu dân vùng sông nước Châu Đốc hàng ngày phải cặm cụi với công việc đồng áng, phát cỏ, trồng cây, làm đồng, không nòi niêu, bắt cá lên khỏi ruộng chỉ có nướng là dễ nhất, cá nướng trui chắc chắn ra đời trong hoàn cảnh ấy và món ăn này đã chinh phục khẩu vị từ thứ dân có đến hàng quí tộc. Nướng trui không bao giờ để cá lên vĩ, bên dưới hừng hực than hồng, như nướng những thức ăn khác mà phải nướng lửa. Ngọn lửa rơm, nếu làm khác đi, miếng cá sẽ mất thơm, không còn hương vị cá nướng trui. Chẻ một que tre tươi, chuốt nhọn một đầu xiên suốt từ miệng đến đuôi cá, cắm đứng thẳng xuống đất, phủ rơm khô trùm lên cá châm lửa đốt. Cái khéo và tay nghề người nướng cá ở chỗ dù nướng bao nhiêu con, tất cả đều chín một lượt, vẫy cá cháy đều đặn, mùi thơm quyến rũ bốc lên sau khi ngọn lửa vừa tàn chừng ấy người ta nhổ dần từng con cá cháy đem đặt vào dĩa, một tay giữ đầu cá, tay kia cằm đủa xẻ dọc lưng cá từ đầu xuống tận đuôi, tách đôi, trải ra, thịt cá trắng bóng, thơm lừng, nguyên bộ lòng cá được kéo ra, cho ngay vào tô nước mắm tỏi ớt dằm me chín, bên trong rổ rau tươi nhiều chủng loại, trước khi xẻ cá, dùng đôi đủa gạt nhẹ khắp mình con cá, những vẩy cháy rơi đi, còn lại làn da vàng lấm tấm đen và mùi thơm “không chịu nổi”. Việc nướng cá nghe thì tưởng dễ nhưng nếu không phải là tay thành thạo thì nướng sẽ không được ngon! Người nướng cá phải tính trước lượng cá nhiều hay ít, cá lớn, nhỏ cở nào và còn xem thời tiết, gió lớn hay nhẹ, thổi từ hướng nào, trời ui ui hay nắng gắt để liệu tính hướng phủ rơm, lượng rơm đủ chín cá và ngọn lửa không tạt ra ngoài. Cái giỏi của người có tay nghề là rơm phủ chỉ có một lần. Rơm cháy vừa hết thì cá cùng vừa chín đến nơi. Qúa chín thì cá hết ngọt, chưa chín ...

Nếu bạn có dịp du lịch miền tây thì hãy thử một lần ghé về xứ dừa Bến Tre, đừng quên thưởng thức những món ăn đặc trưng nơi vùng đất Tây Nam Bộ này nhé! Những món ăn dân dã thấm đượm vẻ mộc mạc, dung dị những con người nơi đây. Bì cuốn Đến miền đất Tây Nam Bộ, không nếm thử các món cuốn quả là một thiếu soát. Bì cuốn cũng là tinh túy nằm một trong số đó. Món ngon vặt miền Tây này được chính xứ sở sản sinh ra nó đưa lên hàng đặc sản. Ngoài những thành phần phụ trợ cơ bản như rau, bún, thì bì cuốn không có thịt với tôm mà cuốn bằng “bì” – hỗn hợp của thịt ba rọi với da heo cắt nhỏ. Thịt ba rọi tách da rồi quay trên chảo, nêm nếm gia vị cho đến khi thịt chuyển màu vàng ngà rồi bắt xuống cắt đoạn nhỏ. Da luộc riêng rồi thái mỏng thành đoạn dài chừng 5 cm. Cũng có thể dùng tai heo để biến tấu thêm. Sau đó trộn hai thành phần trên lại rồi nêm nếm gia vị thêm một lần nữa cho vừa miệng, cho thịt sắc xuống đậm đà hơn. Một thành phần nhỏ quyết định gần như là “bản sắc” của món ăn này chính là thính. Để làm thính, phải dùng gạo rang lên cho đến khi cháy vàng rồi bỏ vào cối xay tiêu xay nhuyễn ra. Sau đó trộn thính chung với hỗn hợp thịt da ở trên làm cho bì không bị ngấy mỡ mà vẫn rất dễ ăn. Để hỗn hợp thấm đều gia vị khoảng 15 phút rồi có thể chế biến món ăn ngay. Bánh tráng nem trải ra, bỏ nhúm bún, mấy cọng rau xắt nhỏ, một muỗng bì chấm nước mắm tỏi ớt thì không còn gì bằng. Ngoài bì cuốn, phần bì trên còn có thể làm món bún bì. Chuối đập Đây là món ăn đứng đầu danh sách những món ăn đặc trưng của vùng đất xứ dừa, gây nên nỗi luyến lưu cho những người xa quê. Chuối đập không được bày bán nhiều, nó chỉ bán ở những gánh hàng rong ngoài lề đường. Món này cũng có thể được chế biến tại nhà chỉ với một nải chuối và là nướng. Chuối là món này phải là chuối Xiêm vỏ còn xanh vừa chuyển vàng, người miền Tây hay gọi là “chín hường hường”. Nếu bạn lựa chuối chín quá khi nướng lên chuối sẽ bị nhão, không ngon. Mỗi trái chuối cắt dọc rồi bỏ lên lửa than, nướng chừng 5 phút cho vừa ráo nước rồi đem xuống, bỏ vào “khuôn” có thể là một chiếc túi nilon rồi đập dẹp. Sau đó bỏ chuối lên nướng tiếp, lật liên tục để không bị khét cho đến khi màu chuối từ trắng đục chuyển sang vàng ngà, chuối đạt độ ...

Nội dung chính Những món ăn miền Tây Nam Bộ cho bữa sáng Chuối nếp nướng Xôi bắp Bánh da lợn Bánh bò thốt nốt Bánh còng, bánh cam Xôi vò Xôi sầu riêng Xôi mít lá cẩm Miền Tây vốn nổi tiếng với du khách nhờ những cánh rừng ngập mặn, những miệt vườn trái cây, những khu chợ nổi,…. Tuy nhiên một nét cuốn hút nữa không thể bỏ qua chính là nền ẩm thực độc đáo nữa. Hãy cùng VNTRIP.VN tìm hiểu về những món ăn dân dã miền Tây Nam Bộ cho bữa sáng nhé! Những món ăn miền Tây Nam Bộ cho bữa sáng Chuối nếp nướng (sưu tầm) Miền Tây có nhiều loại chuối nếp nướng khác nhau. Có nơi dùng xôi xếp được hấp chín với nước dừa để làm vỏ nhưng nổi tiếng nhất vẫn là chuối bọc trong bột nếp và trộn với cốt dừa, gói trong lá chuối rồi mang đi nướng. (sưu tầm) Trái chuối sứ được người ta bọc trong lớp nếp nấu dẻo, nếp cũng thấm đều vị cốt dừa nên rất thơm và béo ngậy. Người ta gói thêm lớp lá chuối bên ngoài để chuối ám mùi thơm của lá. Khi nướng cũng phải trở đều tay để không bị khét. Đến khi lá chuối đã sém vàng và có hương thơm là chín. Chính cánh làm này khiến bánh thêm đậm đà và thơm ngon hơn. Chuối nếp nướng (sưu tầm) Vị ngọt lịm của chuối kết hợp với vị béo ngậy của cốt dừa và bùi bùi của đậu phộng rang làm nên món ăn dân giã miền Tây Nam Bộ. Xôi bắp (sưu tầm) Nếu miền Bắc nổi tiếng với những món xôi mặn thì trong miền Tây lại là xôi ngọt. Món xôi bắp này có bắp và nếp được nấu với nước dừa cho nhão ra. Khi chín, hạt bắp nở bung màu trắng mềm, phía trên có dừa nạo, đậu phộng và muối mè. Xôi bắp (sư tầm) Cách nấu xôi nghe có vẻ đơn giản nhưng cũng kỳ công lắm đấy. Bắp được ngâm cùng nước vôi trong cho bong vỏ và mềm hạt. Đậu xanh cũng được nấu cùng, nấu cho chín và nghiền nát ra. Tiếp đó, người ta cho bắp đồ với đậu xanh, gạo nếp cho đến khi tỏa hương thơm nức là xôi đã chín tới. Ở miền Tây, người ta thường cho thêm chút hành phi và đậu phộng để cho ngon và đẹp mắt hơn. (sưu tầm) Món xôi dân dã này thường có trong các khu chợ miền Tây. Bạn cũng có thể bắt gặp ở những xe đạp bán dạo dọc đường nhé. Bánh da lợn Bánh da lợn (sưu tầm) Thoạt đầu, người ta sẽ nghĩ món này của miền Bắc hơn vì cái tên đậm chất Bắc đến thế. Món ăn dân dã miền Tây Nam Bộ này có nhiều lớp bánh chồng lên nhau, được làm ...

Sinh ra và lớn lên ở Miền Tây, hẳn không đứa trẻ nào mà không quen với từ “lượm” cá rô đồng.  Cứ độ mưa về là cá rô đồng thi nhau “leo lên bờ”, bọn trẻ lại háo hức đi “bắt cá về cho má nấu canh chua”. Sau đây BlogAnChoi sẽ giới thiệu tới bạn những món “ăn là ghiền” được chế biến từ cá rô đồng nhé! Cá rô đồng: đặc sản miền sông nước Cá rô đồng là loài cá sinh sống ở vùng nước ngọt, nước lợ. Chúng có ở khắp nơi từ ruộng đồng, kênh rạch, đầm bàu,… quanh năm lúc nào cũng có, nhưng nhiều nhất là mùa mưa và cá to béo, thịt nhiều và ngon nhất là mùa nước nổi, khi mà nguồn thức ăn cho cá rô đồng trở nên dồi dào. Cá rô đồng loài cá gắn liền với tuổi thơ bao thế hệ người Miền Tây (ảnh: internet). Thịt cá rô đồng béo nhưng không ngấy và có giá trị dinh dưỡng rất cao. Cá rô dễ chế biến, làm được nhiều món từ đơn giản đến phức tạp, từ chiên, nướng đến kho tộ, kho me, kho khế, nấu chua… làm say đắm người thưởng thức. Cá rô đồng là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100gram thịt cá chứa 20.3gram chất đạm, 1.5gram chất béo và các chất khoáng như canxi, phốt pho, sắt, vitamin B6, B12… Thịt cá rô đồng có tính bình, vị ngọt, bổ khí huyết và lợi cho gân xương. Đây là loại thực phẩm thích hợp cho những người bị suy nhược cơ thể, hay đau đầu nhức mỏi, dùng thường sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh. Cá rô đồng rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng bồi bổ khí huyết (ảnh: internet) Cá rô đồng chiên giòn Nguyên Liệu Cá rô đồng: 500gram. Muối: 1 thìa. Ớt: 1 quả. Tỏi: 1 tép. Đường: 1 thìa. Nước mắm: 1/3 chén. Nước lọc: 1/3 chén. Chanh: 1 quả. Cách Làm Bước 1:  Cá rô mua về đánh vẩy, làm sạch ruột, để ráo nước sau đó ướp với 1 thìa muối. Bước 2: Đun dầu vừa sôi sau đó thả cá vào, chiên đến khi cá vàng đều thì vớt ra, để ráo dầu. Bước 3: Băm nhuyễn tỏi, ớt, pha với 1 thìa đường, 1/3 chén nước mắm, 1/3 chén nước lọc, một ít nước cốt chanh, có thể gia giảm tùy theo khẩu vị. Cá rô đồng chiên giòn đơn sơ, mộc mạc nhưng cực kì hao cơm (ảnh: internet). Yêu cầu thành phẩm Cá khi ăn phải giữ được độ giòn, ăn được cả xương. Nước mắm khi pha tỏi ớt phải nổi thì mới đẹp mắt và tăng độ hấp dẫn cho món ăn. Lưu ý Để cá được giòn nên ăn ngay sau khi chiên, không nên để quá lâu vì cá sẽ mềm. Khi pha nước chấm không nên cho tất ...

Miền tây không chỉ được biết đến là vùng sông nước mênh mông, cây trái bạt ngàn, sản vật trù phú. Đây còn là nơi khiến nhiều du khách say đắm vì những loại đặc sản đậm chất Nam bộ, đặc trưng là cây dừa nước. Cùng BlogAnChoi cảm nhận hương vị tinh tuý qua các món ăn từ dừa nước đã làm nên nét đặc sắc của miền Tây sông nước nhé Dừa nước – Tinh túy hương vị đồng quê Có thể nói dừa nước là một thứ quả lạ chỉ có ở vùng miền tây sông nước. Cùng một họ hàng với loại dừa cạn thông thường, nhưng sống và mọc dày đặc ở những vùng đất cửa sông ven biển hay những đầm lầy dọc theo các bờ sông nên có tên gọi là dừa nước. Không quá khi nói cây dừa nước là thức quà quý hiếm mà thiên nhiên ban tặng cho con người miền tây. Bởi dừa nước là loài mọc hoang, khi buồng dừa ra đầy trái và đủ tuổi thì có thể chặt mang về mà không cần phải tốn công chăm sóc, vun trồng. Buồng dừa nước mọc trên cây (Nguồn: Phương Oliver). Từng bộ phận của cây dừa nước đều mang lại giá trị sử dụng khác nhau. Từ xa xưa, người dân đã có thể tận dụng cây dừa nước để làm ra nhiều vật dụng phục vụ việc sinh hoạt như: máng xối, gàu múc nước… Cây dừa nước bám đất tốt giúp chống sạt lở, lá dừa nước dùng để lợp nhà, bập dừa chẻ ra làm dây cột lúa hoặc để khô làm củi đốt, cuống dừa nước để lấy mật. Duy chỉ có trái dừa nước là có thể chế biến được nhiều món ăn độc đáo hiếm nơi đâu có được ngoài vùng sông nước miền tây. Những trái dừa nước sau khi được tách ra khỏi buồng (Nguồn: Phương Oliver). Mỗi cây dừa nước sẽ mọc thành từng buồng nặng trĩu tương tự như dừa cạn nhưng cách kết trái và hình dạng trái lại vô cùng độc đáo và lạ mắt. Người ta thường liên tưởng mỗi buồng dừa nước như một bông hoa hoặc ví von như quả cầu gai vì nó có dạng hình cầu. Mỗi buồng dừa như thế sẽ được kết lại từ hàng trăm trái dừa nhỏ đơn lẻ, có màu nâu sẫm. Muốn ăn dừa nước phải dùng sức đập mạnh cả buồng dừa xuống đất để từng quả dừa nhỏ rớt ra, sau đó lấy dao bổ đôi từng quả rồi dùng muỗng khéo léo cạo lấy phần cơm dừa trắng ngần bên trong ra. Nạo cơm dừa ra khỏi trái dừa nước (Nguồn: Phương Oliver). Chèo xuồng đi dọc theo mấy con kênh, con sông quê, thấy buồng nào sà xuống mấp mé mặt nước thì cứ tiện tay chặt mang về, thoáng chốc những buồng dừa nước đã chất đầy xuồng. Cây ...

Hành trình du ngoạn đến miền Tây sông nước không chỉ được trải nghiệm những hoạt động dân dã hấp dẫn. Và tham gia vào cuộc sống nhộn nhịp của người nông dân Nam bộ. Mà đến với 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Bạn còn sẽ được khám phá nét ẩm thực đa dạng của miền Tây Nam bộ với những món ăn đặc sản dân dã. Ví dụ như: lẩu mắm, cá lóc nấu canh chua, bún nước lèo,… Chưa dừng lại ở đó, miền Tây còn có đủ các món bánh đặc sản thích hợp cho bữa ăn vặt đang chờ bạn thưởng thức nữa đấy. Hãy cùng Phượt Vi Vu điểm danh các món ăn vặt mà bạn nên tận hưởng trong hành trình tour du lịch đến miền Tây nhé! Bỏ túi ngay Du lịch miền Tây nên đi tour hay tự túc? để chọn cho mình hình thức du lịch phù hợp nhất. Và đừng bỏ qua kinh nghiệm Nên đi du lịch miền Tây vào tháng mấy, mùa nào đẹp nhất? để chọn thời gian du lịch miền Tây lý tưởng nhất nhé! 1. Món ăn vặt đặc sản miền Tây – Bánh bò Bánh bò là tên gọi đầu tiên trong danh sách các món ăn vặt đặc sản ở miền Tây mà Phượt muốn giới thiệu cho bạn. Bánh bò được làm từ hỗn hợp bột gạo, đường, men và nước. Sau khi hấp chín, bánh bò sẽ bông xốp và trên bề mặt sẽ xuất hiện nhiều lỗ khí. Tuy nguyên liệu và cách chế biến hoàn toàn giống như những nơi khác. Nhưng hương vị của món đặc sản bánh bò miền Tây này lại cực kỳ hấp dẫn người thưởng thức. Khi cắn miếng đầu tiên, bạn sẽ cảm nhận ngay được vị ngọt thanh của bánh bò. Bánh bò – một trong những ẩm thực quen thuộc của miền Tây Nam Bộ. (Hình ảnh: Internet) Ngoài ra, nếu như bạn thích ăn thêm nước cốt dừa. Sự béo ngậy của dừa kết hợp với ngọt dịu của bánh bò càng làm cho món ăn đặc sản miền Tây này thêm ngon miệng. Bánh bò rất thích hợp làm món tráng miệng, nên bạn đừng quên thưởng thức sau bữa ăn chính nhé! Giá: từ 5.000 – 7.000 vnđ/cái. 2. Bánh tằm khoai mì Bánh tằm khoai mì không chỉ là món bánh đặc sản nổi tiếng của miền Tây. Mà bánh tằm khoai mì còn là món ăn tuổi thơ của rất nhiều người Việt Nam. Bánh tằm được làm chủ yếu từ khoai mì, bột năng, đường,… Dù chỉ là những nguyên liệu cơ bản. Nhưng vẫn tạo nên sự dẻo dai và ngọt bùi hấp dẫn người thưởng thức. Người dân miền Tây còn dùng củ dền, lá dứa, … để có thể tạo thêm nhiều màu sắc bắt mắt cho món ăn vặt xế chiều này. Nếu có dịp đến miền Tây, bạn ...

Với những ai lỡ yêu cuộc sống miền Tây sông nước thì không thể nào không biết đến những món ngon đặc sản của nơi đây. Những món ngon mang đậm hương vị riêng biệt nhưng cực kỳ thu hút người du khách ngay lần đầu thưởng thức.

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก