Farmstay

Vai Trò Quan Trọng Của Những Con Đường Trong Thiết Kế Farmstay

Có một vài người bạn đã từng thắc mắc với chúng mình sau khi tham quan Farmstay Hana Land rằng. Tại sao chúng mình lại không thiết kế Farmstay một con đường bằng bê tông thay vì đường rải sỏi. Đường bê tông vừa bền vừa dễ đi lại chẳng lầy lụt đầy đất khi trời mưa xuống như đường sỏi. Hôm nay, chúng mình sẽ chia sẻ góc nhìn của mình về những loại đường có thể sử dụng trong Farmstay. Những loại đường đó mang lại hệ quả gì, lợi và hại ra sao cùng tư duy của mình khi chọn những con đường trong thiết kế Farmstay.

1. Vai Trò Của Những Con Đường Trong Thiết Kế Farmstay

Dù bất cứ đâu, đô thị, nông thôn hay Farmstay thì đường giao thông luôn chiếm vai trò quan trọng. Một hệ thống giao thông thuận lợi giúp di chuyển, vận chuyển hàng hóa. Và giao thương được dễ dàng, nhanh chóng và tiện lợi hơn. Các mối liên hệ KT-XH giữa các địa phương được thực hiện nhờ mạng lưới giao thông vận tải. Vì thế, những nơi gần các tuyến đường lớn, các đầu mối giao thông vận tải cũng là nơi tập trung các ngành sản xuất, dịch vụ và dân cư.

Bên cạnh đó, tại những vùng núi xa xôi hiểm trở. Một tuyến đường giao thông thuận lợi giúp thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Những giao dịch, di chuyển sẽ nhanh chóng hơn. Mọi người cũng dễ dàng tiếp cận những dịch vụ, tiện ích hiện đại hơn. Một hệ thống giao thông thông suốt góp phần củng cố sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới.

farmstay, vai trò quan trọng của những con đường trong thiết kế farmstay

Vai trò của những con đường trong thiết kế Farmstay

2. Đặc Điểm Của Những Con Đường Trong Các Farmstay Hiện Nay

2.1 Đường Bê Tông Nhựa Trong Thiết Kế Farmstay

2.1.1 Đường Bê Tông Nhựa Ưu Điểm Và Nhược Điểm

Đường bê tông nhựa – hay đường nhựa là loại đường phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Từ đi làm, đón con hay đơn giản là đi dạo mát,… chỉ cần bước chân ra khỏi nhà là con đường nhựa đã gắn liền với những bước chân của bạn. Con đường nhựa đã trở nên quá quen thuộc với mọi người!

Đường bê tông nhựa được thi công bằng cách đốt nóng chảy nhựa đường. Và trộn với hỗn hợp cát, đá, nhựa đường và bột cấp phối đã được rang khô. Sau đó rải lên trên những nền đường đã được xử lý nén chặt. Và làm phẳng bởi hệ thống máy móc trang thiết bị chuyên dụng.

Với kinh phí xây dựng thấp cùng thời gian thi công nhanh chóng. Đường bê tông nhựa được ứng dụng rộng rãi trong thực tế . Khi hầu hết mọi con đường trong thành phố thường được làm bằng bê tông nhựa. Bên cạnh đó, đường bê tông nhựa cũng mềm và dễ dàng bảo trì. Cùng khả năng tái sử dụng khi cần thiết đã khiến nhiều thành phố chọn làm đường bê tông nhựa.

farmstay, vai trò quan trọng của những con đường trong thiết kế farmstay

Đường bê tông nhựa ưu điểm và nhược điểm

2.1.2 Tác Động Của Đường Bê Tông Nhựa Trong Thiết Kế Farmstay

Tuy nhiên, bởi những đặc điểm của bê tông nhựa cộng thêm nền đất tại những Farmstay thường không ổn định. Cứng mềm không đồng đều, dẫn đến hiện tượng nứt gãy đường xảy ra do sụp lún đất. Bên cạnh đó, tại một số Farmstay có địa hình dốc, dưới tác động của mưa cùng ngoại lực. Mặt đường nhựa bê tông rất dễ bị xói mòn, qua thời gian dần tạo nên những ổ gà phá hủy mặt đường. Ngoài ra, trong quá trình thi công, nhựa đường nóng chảy tạo ra nhiều khí độc hại. Ảnh hưởng không tốt đến thiên nhiên trong lành xung quanh.

2.2  Đường Bê Tông Trong Thiết Kế Farmstay

2.2.1 Đường Bê Tông Ưu Điểm Và Nhược Điểm

Bên cạnh đường bê tông nhựa đã quá phổ biến, một loại đường cũng khá quen thuộc. Đặc biệt là ở những vùng miền nông thôn là đường bê tông. Đường bê tông được thi công bằng cách trộn xi măng với cát, sỏi sạch sau đó đổ vào khuôn cốt thép đã được lắp sẵn rồi tô trát cho bằng phẳng.

Với những ưu điểm về độ bền đến 40 năm so với 10 năm của đường nhựa. Cũng như không cần sửa chữa, bảo dưỡng nhiều nếu được thi công đúng kỹ thuật. Đường bê tông thường được chọn cho những tuyến đường cần độ bền cao. Nhiều xe tải trọng lớn đi lại, những con đường liên tục chịu tác động của khí hậu khắc nghiệt.

Tuy nhiên, đường bê tông vẫn có một số nhược điểm như giá thi công cao, khó bảo trì. Bên cạnh đó, những con đường bê tông rất dễ bị trượt do mưa, tuyết và cát. Chỉ cần một chút cát trên bề mặt là xe rất dễ bị trượt một đoạn dài, đặc biệt là những đoạn đường quanh co.

farmstay, vai trò quan trọng của những con đường trong thiết kế farmstay

Đường bê tông xi măng trong thiết kế Farmstay

2.1.2 Tác Động Của Đường Bê Tông Trong Thiết Kế Farmstay

Cùng với đó, phản ứng trộn bê tông tạo ra nhiều chất hóa học độc hại cũng như nhiệt độ cao. Nó hủy hoại hệ vi sinh vật trong lòng đất, phá hoại hệ sinh thái của Farmstay. Chính vì thế mà Defarn không thường dùng đường bê tông trong thiết kế của mình.

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn chọn đường bê tông vì sự bền bỉ, chắc chắn. Nhưng vẫn giữ được cảnh quan thiên nhiên bền vững thì có thể sử dụng cách thức làm đường sau. Thay vì xây dựng một con đường rộng 2 – 3m như bình thường thì bạn có thể xây dựng 2 con đường chỉ rộng 0.8 – 1m chạy song song với nhau.

Ngăn cách giữa 2 con đường đó là thảm cỏ tự nhiên được xây dựng ngang bằng với mặt đường. Với thiết kế như thế này, những phương tiện nhỏ như xe máy có thể dễ dàng di chuyển trên từng con đường nhỏ. Trong khi phương tiện lớn như ô tô vẫn có thể chạy trên 2 con đường song song. Diện tích đường nhỏ giúp đất vẫn có không gian để “thở”, cây cối vẫn mọc được ở giữa và 2 bên đường. Đảm bảo cảnh quan thiên nhiên không bị phá vỡ.

2.3 Đường Cấp Phối – Những Con Đường Trong Thiết Kế Farmstay 

Đường cấp phối là đường được thi công bằng cách rải những nguyên liệu “cấp phối” là đá dăm, sỏi, đá nhỏ…. Trên mặt đường đất được làm phẳng, sau đó nén chặt tạo thành đường đi. Theo góc nhìn của Defarm, đây là loại đường phù hợp. Với những công trình liên quan chặt chẽ đến hệ sinh thái như Farmstay. Bởi nó hầu như không tác động vào hệ vi sinh vật trong lòng đất. Con đường được rải bằng đá sỏi mà chúng mình từng thiết kế cho Hana Land cũng là một dạng đường cấp phối.

Tuy nhiên, đường cấp phối lại có một nhược điểm chí mạng là không đủ độ cứng. Chính vì thế chỉ cần xe có tải trọng lớn đi qua, đặc biệt là những ngày mưa ẩm ướt. Con đường sẽ biến dạng ngay lập tức, gây khó khăn cho di chuyển. Bên cạnh đó, với khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm của Việt Nam gây ra 2 mùa mưa nắng rõ rệt. Thì vào mùa mưa, dưới tác động của những cơn mưa dai dẳng, thì con đường nhanh chóng trở nên trơn trượt và đầu sình lầy, còn mùa khô thì lại đầy bụi và đất, gây khó khăn cho người sử dụng.

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn mong muốn giữ con đường này cho Farmstay vì đặc tính bền vững của nó. Bạn có thể sử dụng những vật liệu cấp phối lớn như sỏi, đá viên,… và nén chặt hơn. Bên cạnh đó cũng nên chú ý hạn chế cho xe tải trọng lớn đi qua những con đường này, giúp tăng tuổi thọ của con đường.

farmstay, vai trò quan trọng của những con đường trong thiết kế farmstay

Đường Cấp Phối – Những Con Đường Trong Thiết Kế Farmstay

2.4 Loại Đường Mà chúng mình Luôn Trăn Trở – “Đường Sinh Thái”

Theo quan niệm của Defarm, đường sinh thái là đường có thể làm cho đất có thể “thở” được. Vậy sự “thở của đường là gì? Theo Defarm, một con đường thở được là một con đường mà mọi sinh vật. Vi sinh vật ở dưới mặt đường vẫn sinh sống và phát triển bình thường, không bị ảnh hưởng bởi việc làm đường mà bị hủy hoại.

Defarm luôn tin rằng, hệ sinh thái tự nhiên là một điều tối quan trọng trong một farm và rộng hơn là cả nền nông nghiệp. Vì hệ sinh thái tự nhiên sẽ giúp tiết kiệm cho việc chăm bón, tưới tiêu, và phát triển của cây cối. Sự đa dạng của hệ sinh thái là một tài sản quý báu có thể đem đến cho con người những giá trị to lớn không ngờ.

Những con đường hiện tại chúng ta đang làm là những con đường công nghiệp, trong quá trình thi công. Chúng sinh ra những chất độc phá hủy môi trường. Giết chết vi sinh vật và làm mất cân bằng hệ sinh thái. Bên cạnh đó, những con đường công nghiệp khiến mặt đường bị che lấp. Khiến nước mưa không thấm được vào lòng đất và ngược lại, đất không thoát được hơi thông qua những con đường đó. Trở thành những vùng đất chết, ảnh hưởng đến cả những khung quanh con đường đó. Và đôi lúc, chúng thậm chí còn làm ảnh hưởng đến hệ thống nước ngầm dưới lòng đất. Khiến nước ngầm cạn kiệt, hủy hoại cả hệ sinh thái xung quanh.

farmstay, vai trò quan trọng của những con đường trong thiết kế farmstay

Loại đường mà chúng mình luôn trăn trở – “đường sinh thái”

3. Giải Pháp Tốt Cho Những Con Đường Trong Thiết Kế Farmstay

Với những lý luận trên, đường cấp phối dường như trở thành loại đường sinh thái phù hợp nhất cho Farmstay. Tuy nhiên, cũng như chúng mình đã nêu ở trên, đường cấp phối lại có nhiều nhược điểm. Tác động xấu đến việc di chuyển cũng như các hoạt động giao thương, tiếp cận cho du khách.

Hiện nay chúng mình đang tìm hiểu, áp dụng một loại đường mới là đường gạch bê tông tự chèn cho công trình của mình. Theo những gì chúng mình tìm hiểu, loại đường này có thể để đất “thở”. Nhưng vẫn đảm bảo độ cứng cho các hoạt động vận chuyển của xe tải tải trọng lớn. Có lẽ đây sẽ là loại đường phù hợp cho những công trình liên quan chặt chẽ đến thiên nhiên như Farmstay.

Đường gạch bê tông tự chèn có cấu tạo tương tự như vỉa hè mà bạn thường thấy trên những con đường trong thành phố. Tuy nhiên mỗi viên gạch làm nên con đường chắc chắn và cứng rắn hơn nhiều. Với cấu tạo bề mặt nhiều khe hở kết hợp với cách thi công không sử dụng bê tông làm chất kết dính. Mà chỉ đặt viên gạch lên trên bề mặt được đã được xử lý nén phẳng.

Đường gạch bê tông tự chèn có thể giải quyết được vấn đề “thở” của mặt đất. Bên cạnh đó, những viên gạch bê tông cứng rắn có những ưu điểm của đường bê tông. Như cứng rắn, sạch sẽ, bền với thời gian, có thể chịu được tải trọng lớn của xe tải,… Tổng hợp những đặc điểm đó, chúng mình tin rằng đường gạch bê tông tự chèn có thể trở thành một loại đường phù hợp cho Farmstay.

farmstay, vai trò quan trọng của những con đường trong thiết kế farmstay

Giải pháp tốt cho những con đường trong thiết kế Farmstay

4. Lời kết

Trên đây là những kiến thức chúng mình đã tổng hợp được về những đường trong thiết kế Farmstay phổ biến trong xây dựng hiện nay. chúng mình hi vọng những ai đang muốn xây dựng, phát triển Farmstay theo hướng sinh thái bền vững. Có thể nhận định được những loại đường phù hợp cho một quy hoạch Farmstay bền vững. Thực tế Defarm, vẫn đang tìm kiếm một con đường tốt hơn nữa cho Farmstay. Nếu bạn biết về những con đường sinh thái phù hợp có thể góp ý thêm với Defarm. chúng mình rất mong được nghe những lời đóng góp của các bạn!

Đăng bởi: Thịnh Trương

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก