Khám Phá Trải nghiệm

Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Khám phá quần thể di tích hàng đầu của Thủ Đô

Là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Văn Miếu là quần thể di tích mang giá trị lịch sử – văn hóa lâu đời. Nhiều sĩ tử, học trò tới Văn Miếu để cầu may mắn trong thi cử, học hành. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi dẫn bạn đến khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội là trường đại học đầu tiên trong lịch sử của nước ta. Ngày nay, Văn Miếu là một điểm tham quan thu hút nhiều du khách, đặc biệt là các bạn học sinh. Nếu có dịp đi du lịch Hà Nội hay đơn giản là đầu xuân năm mới. Du khách hãy dành thời gian để tham quan nơi này. Tuy nhiên, do là khu vực thờ tự nên Văn Miếu có những quy định khắt khe. Cùng Mytour tham khảo những thông tin dưới đây trước khi ghé thăm di tích lịch sử – văn hóa này nhé.

Đôi nét về Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Hội

Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Hội có lẽ đã địa danh đã rất quen thuộc đối với mỗi người con đất Việt. Đây là niềm tự hào của người dân Thủ đô và là minh chứng hào hùng cho việc chú trọng vào giáo dục từ thời ông cha ta.

Địa chỉ

Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm trên đường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội. Thời xưa, Văn Miếu thuộc địa phận thôn Minh Giám, tổng Hữu Nghiêm, Thọ Xương. Ở thời Pháp thuộc, di tích này lại thuộc làng Thịnh Hòa, Yên Hạ, Hoàng Long, Hà Đông.

Bao quanh Văn Miếu là 4 phố chính: phố Quốc Tử Giám (cổng chính) ở phía Nam, đường Nguyễn Thái Học ở phía Bắc, phố Văn Miếu ở phía Đông và phố Tôn Đức Thắng ở phía Tây.

dat phong khach san, đặt phòng khách sạn, dat phong khach san truc tuyen, đặt phòng khách sạn trực tuyến, dat phong resort, đặt phòng resort, dat phong resort truc tuyen, đặt phòng resort trực tuyến

Khuê văn các của Văn Miếu Quốc Tử Giám – Nguồn: Sưu tầm

Lịch sử hình thành

Vào năm 1070, dưới thời vua Lê Thánh Tông, Văn Miếu được dựng lên để thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối. Đến năm 1076, vua Lê Thánh Tông cho xây dựng thêm Quốc Tử Giám. Ngôi trường dành riêng cho giới vua quan và các gia đình quý tộc. Đến đời vua Trần Thái Tông, vào năm 1253, ông đã đổi tên thành Quốc học viện. Mở cửa cho cả con cái thường dân học giỏi. Bước sang thời hậu Lê, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia của những người đỗ tiến sĩ từ khoa thi 1442 trở đi tại nơi đây. Đến ngày nay, tại Văn Miếu còn lại tổng cộng 82 tấm bia.

dat phong khach san, đặt phòng khách sạn, dat phong khach san truc tuyen, đặt phòng khách sạn trực tuyến, dat phong resort, đặt phòng resort, dat phong resort truc tuyen, đặt phòng resort trực tuyến

Bia tiến sĩ được đặt trên những “cụ rùa” bằng đá nhằm vinh danh muôn đời – Nguồn: Sưu tầm

Giờ đóng, mở cửa

Ngày nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng tại Hà Nội. Khu di tích mở cửa tất cả các ngày trong tuần, kể cả lễ, Tết nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, giờ đóng – mở cửa thay đổi theo mùa.

– Thời gian mở cửa theo ngày:

Từ thứ 2 – Thứ 6: 7h30 – 18h00
Thứ Bảy, Chủ nhật: 8h00 – 21h00

– Thời gian mở cửa theo mùa:

Vào mùa hè (từ 15/4 – 15/10): 7h30 – 18h00
Vào mùa lạnh (từ 16/10 – 14/4 năm sau): 8h00 đến 18h00

Kiến trúc chặt chẽ và độc đáo của Văn Miếu

Quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám sở hữu khuôn viên rộng, tổng diện tích lên đến 54331m2. Khu di tích bao gồm nhiều công trình kiến trúc nhỏ khác nhau. Bao bọc khuôn viên là những bức tường xây bằng gạch vồ nhuốm màu rêu phong. Trải qua nhiều lần tu sửa, quần thể di tích giờ đây bao gồm: Hồ Văn; Văn Miếu môn, Đại Trung môn, Khuê Văn Các; giếng Thiên Quang, bia tiến sĩ, Đại Thành môn, nhà Thái Học.

Nhà giảng dạy bao gồm hai dãy ở phía đông và tây, mỗi dãy có 14 gian. Phòng học của học sinh tam xá có tổng cộng ba dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian dành cho 2 người. Toàn bộ kiến trúc Văn Miếu hiện nay đều là kiến trúc đặc trưng của thời đầu nhà Nguyễn.

Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám được thiết kế theo trục Bắc – Nam với bố cục đối xứng theo từng khu, từng lớp.

dat phong khach san, đặt phòng khách sạn, dat phong khach san truc tuyen, đặt phòng khách sạn trực tuyến, dat phong resort, đặt phòng resort, dat phong resort truc tuyen, đặt phòng resort trực tuyến

Sơ đồ khuôn viên của Văn Miếu – góc nhìn từ trên cao – Nguồn: Sưu tầm

Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn có tên là hồ Văn Chương, ngày xưa còn được gọi là Thái Hồ. Trước đây ở giữa hồ có gò Kim Châu, trên đó có xây lầu để ngắm cảnh. Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia “Hạ Mã”. Cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ Hán cổ “Văn Miếu Môn”. Văn Miếu được chia làm 5 khu vực, mỗi khu đều có tường ngăn cách và cổng để tách biệt các khu.

Lưu ý cho du khách tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Vì đây là chốn thờ tự thiêng liêng, du khách cần chú ý đến cách ăn mặc để tránh sự bất kính. Không mặc những trang phục hở hang, phản cảm như váy ngắn, quần short,… Không đội mũ trong khu vực điện thờ, nhà trưng bày.

Có thái độ tôn trọng di tích, không xâm hại, phá hoạt các hiện vật, cảnh quan bên trong. Không xoa đầu rùa, ngồi hay viết/vẽ bậy lên bia tiến sĩ. Ngoài ra, không nên có hành vi thiếu văn hóa, nói cười to tiếng, nói tục, gây mất trật tự, an ninh, nhất là khi du khách khác thắp hương hành lễ,…

dat phong khach san, đặt phòng khách sạn, dat phong khach san truc tuyen, đặt phòng khách sạn trực tuyến, dat phong resort, đặt phòng resort, dat phong resort truc tuyen, đặt phòng resort trực tuyến

Du khách đến thăm Văn Miếu nhân dịp đầu năm để cầu học hành tấn tới, thi cử đỗ đạt – Nguồn: Sưu tầm

Giữ gìn vệ sinh chung, giữ cho cảnh quan sạch đẹp. Không trèo tường, giẫm lên thảm cỏ, ngắt hoa, bẻ cành. Không mang chất dễ gây cháy nổ vào khu di tích. Bên cạnh đó, Văn Miếu nghiêm cấm hoàn toàn hành vi lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng để lừa gạt, chiếm đoạt tài sản của người khác.

Lời kết

Tuy một số phần đã bị phá hủy bởi chiến tranh nhưng Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội vẫn luôn là minh chứng cho bao thăng trầm. Với ý nghĩa lịch sử to lớn. Văn Miếu vẫn là biểu tượng của tinh thần hiếu học, rất đáng để ghé thăm một lần. Hãy chia sẻ với chúng tôi trải nghiệm của bạn tại đây nhé!

Đăng bởi: Lớp Dạy Âm Nhạc

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก