Hà Nội

Văn Miếu Quốc Tử Giám - Điểm đến không thể bỏ lỡ khi về thăm Hà Nội

Nếu đến với thủ đô Hà Nội, chắc chắn bạn nên dành thời gian ghé thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám. Đây là quần thể trường đại học đầu tiên của Việt Nam, nơi luôn được các thế hệ sĩ tử, học trò tìm đến để cầu may mắn trong thi cử, học hành. Trong bài viết sau đây, chúng mình sẽ giúp bạn tìm hiểu sơ bộ về hành trình tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám. 

1. Giới thiệu tổng quan về Văn Miếu Quốc Tử Giám

  • Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, đây là nơi tôn thờ Nho học, được xây dựng trong năm 1070 vào đời vua Lý Thánh Tông. Nơi đây trở thành trường “đại học” đầu tiên của Việt Nam vì đã thực hiện đào tạo và bồi dưỡng rất nhiều thế hệ nhân tài tham gia xây dựng đất nước. 
  • Địa chỉ: số 58 – Quốc Tử Giám hoặc bạn có thể tham khảo tại đây:
  • Với lối kiến trúc độc đáo, quần thể Văn Miếu Quốc Tử Giám được chia làm 5 khu. Khu thứ nhất bao gồm cổng chính đến cổng Đại Trung môn; khu thứ hai từ Đại Trung môn đến Khuê Văn Các; khu thứ ba gồm hồ Thiên Quang và khu nhà bia tiến sĩ; khu thứ tư gồm cụm kiến trúc hình chữ U với tòa Đại Bái Đường nằm chính giữa, 2 bên có dãy Hữu Vu – Tả Vu và khu thứ năm là khu Thái học (trước đây là khu đền Khải thánh – thờ bố mẹ Khổng tử).
  • Tại đây, thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa – giáo dục như: hội thơ, nơi khen tặng và vinh danh những học sinh ưu tú, xuất sắc. Đặc biệt, đây còn là địa chỉ nổi tiếng với việc “xin chữ” diễn ra vào các dịp lễ tết hàng năm. 

2. Phương tiện di chuyển và giá vé của Văn Miếu Quốc Tử Giám

2.1. Phương tiện di chuyển

Bạn có thể lựa chọn phương tiện công cộng như: xe bus, taxi hoặc phương tiện cá nhân như: xe máy, ô tô. Tuy nhiên, nếu đi phương tiện cá nhân bạn cần lưu ý việc di chuyển vì xung quanh Văn Miếu là hệ thống đường một chiều, do đó nếu không cẩn thận bạn sẽ vi phạm luật giao thông.

văn miếu quốc tử giám - điểm đến không thể bỏ lỡ khi về thăm hà nội

Văn Miếu Quốc Tử Giám

Nếu bạn lựa chọn di chuyển bằng xe bus, các bạn đi những tuyến sau sẽ có những điểm dừng ngay gần khu vực này: 02, 23, 38, 25, 41.

2.2. Giá vé vào cửa 

  1. Vé dành cho người lớn là 20.000đ 
  2. Vé trẻ em là 10.000đ

3. Hành trình tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám

Cửa vào Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm ngay cổng Tam Quan (có 3 cửa, cửa ở giữa cao to và xây 2 tầng). Tiến vào cổng Tam Quan là khu nhập đạo, bạn đi thẳng vào sẽ tới cổng thứ 2, gọi là Đại Trung Môn. Sau khi tham quan Đại Trung Môn, bạn đi tiếp đến Khuê Văn Các – một công trình biểu tượng của Văn Miếu Quốc Tử Giám.

văn miếu quốc tử giám - điểm đến không thể bỏ lỡ khi về thăm hà nội

Văn Miếu Quốc Tử Giám

văn miếu quốc tử giám - điểm đến không thể bỏ lỡ khi về thăm hà nội

Văn Miếu Quốc Tử Giám

Đi vào Khuê Văn Các, bạn sẽ thấy hai cổng nhỏ tên Bí Văn và Súc Văn. Hai cửa nhỏ này cùng với gác của Khuê Văn Các đều dẫn bạn tới một địa điểm tham quan duy nhất đó chính là giếng Thiên Quang và khu vực bia tiến sĩ. Hai bên khi nhà được thiết kế để bia tiến sĩ, mỗi bên là 41 tấm bia dựng thành hàng quay 
ra phía giếng Thiên Quang.

Sau khi tham quan khu vực thứ ba, bạn phải bước qua cửa Đại Thành mới có thể đến được khu vực chính của khu di tích Quốc Tử Giám, tên là Đại Bái Đường. Sau Đại Bái Đường là tòa Thượng Điện kín đáo hơn thờ những vị Tổ Đạo Nho. Gian giữa thờ Khổng Tử, bên trái thờ Tăng Tử và Mạnh Tử, bên phải thờ Nhan Tử và Tử Tư. Kết thúc hành trình bạn sẽ đến với khu Thái Học, tại đây có nhà Tiền đường – Hậu Đường, là nơi thờ các vị vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông và tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An.

văn miếu quốc tử giám - điểm đến không thể bỏ lỡ khi về thăm hà nội

Văn Miếu Quốc Tử Giám

văn miếu quốc tử giám - điểm đến không thể bỏ lỡ khi về thăm hà nội

Văn Miếu Quốc Tử Giám

Bên cạnh việc tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám, bạn có thể tiếp tục lựa chọn các địa điểm tham quan nổi tiếng gần đó, như:  Hoàng Thành Thăng Long; Cột cờ Hà Nội; Hồ Hoàn Kiếm; Nhà Hát Lớn Hà Nội.

4. Những địa điểm ăn uống xung quanh Văn Miếu Quốc Tử Giám

Sau khi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám, bạn có thể tìm đến một số địa điểm để thưởng thức những món ăn ngon của Thủ đô.

  • Kem Tràng Tiền – 35 Tràng Tiền Hà Nội
  • Bún cá thập cẩm – số 32 ngõ Thịnh Hào 1, Tôn Đức Thắng, Đống Đa
  • Kem dừa Thái – số 24 Nguyễn Thái Học, Ba Đình
  • Bánh xèo Tôn Đức Thắng – số 29 Tôn Đức Thắng, Đống Đa
  • Su kem Socola phủ hạnh nhân –  số 1A Quốc Tử Giám, Văn Miếu, Đống Đa
  • Doner Kebab Goethe Café – số 56 Nguyễn Thái Học, Ba Đình
  • Bánh trôi tàu, Chè Sài Gòn – số 116 Nguyễn Khuyến, Đống Đa

5. Những lưu ý khi đến tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám

Chuyến tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ nét nhất về nền văn hóa, truyền thống giáo dục tốt đẹp của dân tộc Việt Nam – nơi được ghi nhận: “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.

Vì vậy khi đến với Văn Miếu Quốc Tử Giám, bạn cần lưu ý những vấn đề về trang phục, luôn giữ thái độ văn minh, lịch sử, tôn nghiêm. Đối với mỗi khu sẽ có thêm những quy định cụ thể hơn, bạn nên lưu ý đọc tại các biển hướng dẫn hoặc được sự hướng dẫn của hướng dẫn viên du lịch. Đối với việc quay phim, ghi hình, bạn cần nhận được sự đồng ý từ phía ban lãnh đạo khu di tích.Với những thông tin trên đây, chúng mình hy vọng bạn sẽ có một hành trình tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám thuận lợi và ghi nhận được nhiều điều thú vị. 
 

Nguồn ảnh: Instagram

Đăng bởi: Hội Nguyễn

YOLO! Khám phá các quận/huyện ở Hà Nội

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก