Sóc Trăng Vĩnh Châu

Viếng Miếu Bà Thiên Hậu ở Vĩnh Châu – Sóc Trăng

Miếu Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu là ngôi miếu có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Đây là nơi thờ tự theo tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời của bà con người Hoa Vĩnh Châu luôn sùng kính hướng về bà Thiên Hậu mong nhận được chở che, ban phước lành đến mọi người, mọi nhà. Nơi đây rất linh thiêng đối với dân địa phương, nếu có cơ hội du lịch Sóc Trăng bạn hãy một lần đến đây để tham quan, và cầu nguyện.

thiên hậu cổ miếu vĩnh châu, miếu bà thiên hậu vĩnh châu, miếu bà thiên hậu sóc trăng, địa điểm du lịch sóc trăng, viếng miếu bà thiên hậu ở vĩnh châu – sóc trăng

Miếu Bà Thiên Hậu là ngôi miếu có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

Miếu Bà Thiên Hậu tọa lạc ở khóm 1, phường 1, trên đường Trần Hưng Đạo, Thị xã Vĩnh Châu, cách trung tâm chợ khoảng 400m về hướng Đông – Nam. Từ thành phố Sóc Trăng du khách có thể đi theo hướng tỉnh lộ 11 qua cầu Mỹ Thanh và đi thêm khoảng 18 km nữa là đến di tích.

thiên hậu cổ miếu vĩnh châu, miếu bà thiên hậu vĩnh châu, miếu bà thiên hậu sóc trăng, địa điểm du lịch sóc trăng, viếng miếu bà thiên hậu ở vĩnh châu – sóc trăng

Miếu Bà Thiên Hậu được những người Hoa sống tại đây xây dựng vào năm 1891

Miếu Bà Thiên Hậu Sóc Trăng hay Thiên Hậu Cổ Miếu thường gọi là Chùa Bà Thiên Hậu, được những người Hoa sống tại đây xây dựng vào năm 1891. Tương truyền, trong quá trình khai phá, mở đất lập nghiệp của cộng đồng người Triều Châu ở Vĩnh Châu, người dân nơi đây tìm thấy một tượng Phật bằng đồng, nên xây dựng ngôi miếu để thờ. Ngôi miếu lúc đầu còn nhỏ, sau nhiều lần trùng tu và mở rộng quy mô, diện tích ngôi cổ miếu dần được mở rộng và khang trang hơn.

thiên hậu cổ miếu vĩnh châu, miếu bà thiên hậu vĩnh châu, miếu bà thiên hậu sóc trăng, địa điểm du lịch sóc trăng, viếng miếu bà thiên hậu ở vĩnh châu – sóc trăng

Những chiếc đèn lồng rực rỡ

Lần trùng tu mới nhất là năm 2016. Trải qua gần 3 năm thi công, công trình Miếu bà Thiên Hậu Thánh Mẫu đã hoàn thành các hạng mục như: Ngôi Miếu Bà Thiên Hậu, Cổng Tam Quan – Tường rào, 2 ngôi Miếu tả – hữu (hay còn gọi là Miếu Phước Đức – Miếu ông Tà), sân Miếu, vỉa hè…

thiên hậu cổ miếu vĩnh châu, miếu bà thiên hậu vĩnh châu, miếu bà thiên hậu sóc trăng, địa điểm du lịch sóc trăng, viếng miếu bà thiên hậu ở vĩnh châu – sóc trăng

Hai ngôi Miếu tả – hữu

Nền Miếu bà Thiên Hậu được nâng cao lên 1,8m, sân miếu cao 1,6m so với hiện trạng cũ. Miếu được phục dựng toàn bộ bằng cột gỗ nguyên khối, đà kèo chạm trổ hoa văn tinh xảo, được nhiều nghệ nhân và thợ lành nghề thực hiện nhằm khôi phục và bảo tồn các họa tiết, hoa văn cổ xưa, không làm thay đổi cấu trúc diện mạo, đường nét cổ kính của Miếu.

Bước chân qua cổng tường rào khang trang ta bắt gặp ngay một cặp Lân đá cao khoảng 1m ngồi trên bệ xi măng nhìn thẳng ra đường, chân trước mỗi con đặt trên một quả cầu trong tư thế đang ngồi canh giữ miếu.

thiên hậu cổ miếu vĩnh châu, miếu bà thiên hậu vĩnh châu, miếu bà thiên hậu sóc trăng, địa điểm du lịch sóc trăng, viếng miếu bà thiên hậu ở vĩnh châu – sóc trăng

Cổng miếu

Trên nóc miếu là hình tượng hai con rồng được dát bằng mảnh gốm sứ đang uốn lượn tranh một quả bầu tiên. Phía trước, hai bên bức vách của ngôi cổ miếu là hai phù điêu Thanh Long và Bạch Hổ được đắp nổi làm tăng thêm vẻ lộng lẫy ngay từ bên ngoài.

Miếu được xây phân bố theo hình chữ tam, ba gian song song mái lợp ngói âm dương. Muốn vào trong điện ta phải qua một mái hiên trước có đôi cột đắp rồng uốn quanh thân, trên thanh xà dọc nối qua đầu cột các thợ người Hoa gắn hình tượng những động vật thủy sản cá tôm bằng gỗ thật khéo léo và sinh động.

Cửa điện gồm 3 ô theo dạng cổng tam quan, cửa chính giữa rộng gồm 2 cánh gỗ dày trên vẽ hình hai nhân vật Uất Trì Cung và Kính Đức. Hai cửa bên mỗi khung một cánh cũng là gỗ dày trên vẽ hình hai nhân vật điển tích mỗi bên.

Bước vào bên trong điện, từ gian trước qua gian giữa cách một khoảng trống gọi là giếng trời có tác dụng lấy ánh sáng và làm thoáng mát không gian bên trong điện thờ.

Chánh điện Miếu bà Thiên Hậu thờ “bà Thiên Hậu”, bên phải thờ “Quan Thánh Đế quân”, bên trái thờ “Tiên Thánh Hiền Triết”. Đây là những vị thần được cộng đồng người Hoa tôn kính thờ phụng.

thiên hậu cổ miếu vĩnh châu, miếu bà thiên hậu vĩnh châu, miếu bà thiên hậu sóc trăng, địa điểm du lịch sóc trăng, viếng miếu bà thiên hậu ở vĩnh châu – sóc trăng

Bàn thờ “bà Thiên Hậu”

Trên các thanh xà ngang dưới mái ngói là các bức hoành phi sơn son thếp vàng trông thật lộng lẫy với những nội dung chúc cho quốc thái dân an, phù trợ đồng bào, đồng tâm hiệp lực làm việc ích nước lợi dân …

Trên viềm mỗi khám thờ nghệ nhân lắp phần cửa vòng trang trí hình hoa dây các loại, được thếp vàng lộng lẫy. Ngăn cách ở giữa ba khám thờ là hai bộ bát bửu bằng đồng vừa trang trí, vừa tạo lối đi riêng cho khách thập phương khi vào làm lễ.

Lễ hội vía Bà được tổ chức hàng năm vào ngày 23 tháng 3 âm lịch (ngày vía Bà), đây là một lễ hội lớn đối với đồng bào Hoa ở Vĩnh Châu. Trong ba ngày (22,23, 24/4 âm lịch) mọi người dâng lễ vật, khói hương để tưởng nhớ đến công ơn của Bà. Ngoài ra, trong lễ hội còn có những hoạt động khác như biểu diễn nghệ thuật hát Tiều của Đoàn Nghệ thuật Châu Quang, lễ Hội đấu đèn lồng…

Bên cạnh giá trị về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hiện vật cổ, nơi đây còn có một giá trị khác, đó là thể hiện được bản sắc văn hóa cội nguồn của dân tộc Hoa, vừa làm phong phú thêm đời sống tâm linh của bà con người Việt gốc Hoa. Vì vậy, Miếu Bà Thiên Hậu đã được UBND tỉnh Sóc Trăng ra Quyết định công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh vào ngày 03/6/2004.

Đăng bởi: Trần Khánh Trực

YOLO! Khám phá các huyện ở Sóc Trăng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก