CAMPUCHIA

10 phong tục truyền thống Campuchia chỉ dân bản địa mới hiểu

Tìm hiểu rõ phong tục truyền thống của một quốc gia sẽ giúp chuyến đi của bạn trở nên thuận lợi hơn. Vì thế, những phong tục truyền thống Campuchia chỉ dân bản địa mới hiểu dưới đây sẽ giúp bạn có chuyến du lịch trọn vẹn hơn.

Luôn luôn phải bình tĩnh

Phật giáo là tôn giáo chính ở Campuchia, chính vì vậy, người dân trên cả nước đều làm việc và sống tuân theo Phật giáo. Bản chất người Campuchia rất hiền lành và sẽ rất hiếm khi bạn thấy họ tức giận hay xảy ra mâu thuẫn với người khác. Việc hét to, nói cao giọng hay tranh cãi quyết liệt ở Campuchia thậm chí còn gây mất thể diện và bạn sẽ chẳng có cơ hội để giải quyết. Chính vì vậy, hãy luôn giữ bình tĩnh và đối diện với mọi việc bằng một nụ cười nhé.

10 phong tục truyền thống campuchia chỉ dân bản địa mới hiểu
Bản chất người Campuchia rất ấm áp và dịu dàng

Trang phục

Campuchia là một quốc gia theo đạo Phật là chủ yếu. Chính vì vậy, theo phong tục truyền thống, người dân nơi đây ăn mặc khá kín đáo và dè dặt chứ không thoải mái như các quốc gia khác. Nhập gia tuỳ tục, khi đến với đất nước Phật giáo thì bạn cũng nên chuẩn bị trước những trang phục lịch sự, đặc biệt là khi bạn có ý định tới tham quan các di tích tôn giáo tại Campuchia. Khi đến thăm các đền chùa, cung điện hoặc các địa điểm quan trọng khác, bạn hãy nhớ mặc quần dài qua gối và áo dài qua khuỷu tay.

Tháo giày ngoài cửa trước khi vào đền, chùa

Đến Campuchia, bạn có thể thấy những đôi giày được chất đống bên ngoài cửa trước ở nhà dân hay các đền thờ. Đây là điều đã quá phổ biến trên khắp Campuchia, bởi việc tháo giày trước khi vào nhà một ai đó mới được coi là lịch sự. Quy tắc này cũng áp dụng cho các đền thờ. Và mũ hay các vật dụng che đầu cũng nên được tháo ra trước khi bạn vào đền, chùa ở Campuchia.

Không chạm vào đầu người khác

Theo phong tục truyền thống ở Campuchia, đầu được coi là phần thiêng liêng nhất của cơ thể, trong khi phần chân là ít nhất. Bạn nên ghi nhớ điều này, bởi việc chạm vào bất cứ ai trên đỉnh đầu của họ là điều không nên làm.

Cách nói câu “Xin chào”

Tới Campuchia, bạn hãy tạm thời quên việc bắt tay hay vẫy tay chào tạm biệt nhé. Ở Campuchia, sampeah là hình thức chào hỏi phổ biến: bạn có thể chắp hai bàn tay vào nhau và để trước ngực. Khi người đối diện càng có địa vị cao thì tay lại phải để càng cao. Ví dụ, khi chào một nhà sư, hai bàn tay sẽ được đặt ở ngang mũi, với một cái cúi đầu sâu hơn.

10 phong tục truyền thống campuchia chỉ dân bản địa mới hiểu
Chắp tay trước ngực là cách chào hỏi truyền thống ở Campuchia

Không đưa đồ chỉ bằng tay trái

Trong phong tục truyền thống Campuchia, người dân thường tránh đưa bất cứ thứ gì cho người khác chỉ bằng tay trái. Tốt nhất, bạn nên đưa đồ bằng cả hai tay để thể hiện phép lịch sự. Hoặc bạn có thể chạm tay trái vào khuỷu tay phải và đưa món đồ đó bằng tay phải.

Quy tắc sử dụng đũa

Sau khi bạn ăn xong, hãy chắc chắn rằng bạn xếp hai chiếc đũa ngay ngắn lại với nhau ở trên miệng bát. Tuyệt đối không nên để đũa thẳng đứng ra khỏi bát, giống như những cây nhang được đốt cho người chết. Bởi theo phong tục truyền thống Campuchia, điều này được coi là điềm xấu ở Campuchia.

Văn hoá trong bữa ăn

Trong nghi thức phương Tây, việc ăn uống nhẹ nhàng và không phát ra tiếng động được coi là lịch sự thì ở Campuchia lại ngược lại. Tiếng nhai càng… to và cười càng lớn thì chứng tỏ bạn đang thưởng thức bữa ăn đó rất ngon miệng. Tuy nhiên, xì mũi trong bữa ăn là điều rất không nên, nhưng việc sử dụng tăm xỉa răng trên bàn ăn lại là điều phổ biến. Tốt hơn hết, bạn nên lịch sự bằng việc che miệng bằng tay khi làm điều này.

Phụ nữ và nhà sư

Theo phong tục truyền thống Campuchia, phụ nữ không nên chạm vào các nhà sư và ngược lại. Chính vì vậy, nếu một người phụ nữ muốn tặng quà cho nhà sư thì họ thường đặt nó lên tấm vải nhận của nhà sư, và sau đó, nhà sư mới nhận món quà đó từ tấm vải. Quy tắc này cần được lưu ý khi đến thăm các đền chùa.

10 phong tục truyền thống campuchia chỉ dân bản địa mới hiểu
Tôn giáo là đạo Phật nên rất dễ hiểu khi bạn nhìn thấy nhiều nhà sư ở Campuchia

Cách nói “cheers!”

Chắc hẳn ai cũng biết, “cheers!” là từ thường được xuất hiện trước khi ta cụng ly với mọi người trên bàn tiệc.

10 phong tục truyền thống campuchia chỉ dân bản địa mới hiểu
Văn hoá cụng ly trên bàn ăn ở Campuchia cũng rất thú vị

Ở mỗi quốc gia khác nhau thì phong cách nói từ “cheers” trước khi nhấm nháp đồ uống lại khác nhau. Và ở Campuchia, nó được đưa lên một cấp độ “hoàn toàn mới”. “Chul Mouy” có nghĩa là “cheers” trong tiếng Khmer, và thông thường, mọi thành viên đang ngồi trước bàn đều nói câu này trước khi họ bắt đầu uống.  Điều đặc biệt của phong tục truyền thống này là, đồ uống đều được đưa tới dưới dạng… siêu lớn, và người Campuchia sẽ uống thành những hơi dài.

Ai cũng biết rằng, nhập gia thì phải tuỳ tục. Mỗi đất nước lại có những phong tục truyền thống khác nhau và Campuchia cũng không phải một ngoại lệ. Đừng quên tìm hiểu kỹ càng những tục lệ truyền thống để chuyến đi tới đất nước Campuchia xinh đẹp của bạn thêm phần suôn sẻ và hoàn hảo hơn nhé!

Diệp Hằng – dulichvietnam.com.vn
Theo Báo Thể thao Việt Nam

Đăng bởi: Huyền Vũ

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก