Bình Định

Ăn gì khi đến Bình Định?

Bình Định một địa danh thắng cảnh đẹp, lại có tiếng về tinh thần thượng võ, cùng con người đằm thắm, chân chất, đơn thuần, vì vậy nơi đây thu hút không ít khách du lịch. Bên cạnh đó nơi này còn nức tiếng bởi các món ăn ngon khiến bạn lưu luyến mãi vùng đất này đó. Ăn gì khi đến Bình Định? Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi điểm danh những món ăn ngon đặc sản ở Bình Định qua bài viết dưới đây nhé.

Bánh xèo tôm nhảy – Bình Định

Bánh xèo là món ăn vùng miền nào cũng có, tuy nhiên bánh xèo tôm nhảy ở Quy Nhơn, Bình Định lại mang trong mình hương vị riêng biệt, khó hòa lẫn vào đâu được. Nếu bạn có dịp du lịch Quy Nhơn nhất định phải ăn thử món bánh xèo tôm nhảy này. Tuy chỉ là món ăn dân dã, nhưng nó là sự kết hợp độc đáo của các nguyên liệu, sự tỉ mỉ trong khâu chế biến và sâu xa hơn là cả nền ẩm thực của người dân xứ “nẫu”.

ăn gì khi đến bình định?

Bánh xèo tôm nhảy – Bình Định

Bánh xèo tôm nhảy khác với bánh xèo miền tây, khổ bánh nhỏ như miếng bánh tráng, vỏ bánh vàng rộm giòn tan, nhân chỉ bao gồm vài con tôm đất đỏ tươi với giá non và hành lá. Bánh xèo ngon nhất là khi ăn nóng, ngồi trên chiếc ghế đẩu hóng chờ cô hàng đổ từng chiếc bánh trên lò.

Bánh xèo tôm nhảy ngon một phần bởi con tôm đất còn tươi roi rói. Nó có tên tôm nhảy cũng bởi vì đó là loại tôm đất, còn sống, to bằng ngón tay cái, vừa mới gỡ lưới đem lên còn nhảy đành đạch.

ăn gì khi đến bình định?

Bánh xèo tôm nhảy – Bình Định

Mỗi mẽ bánh cũng khoảng chừng chục chiếc, bánh đổ xong vẫn còn nghe tiếng xèo xèo, mùi thơm lừng là được đưa ra đến bàn thực khách ngay. Nhanh tay gắp miếng bánh cuốn với bánh tráng Bình Định dai dai, thêm ít rau thơm, xà lách, húng quế, cuốn thật chặt rồi chấm ngập trong chén nước mắm chua cay ngọt. Trời ơi, nó ngon tuyệt làm sao.

Chén nước mắm cũng là một phần không thể thiếu trong món ăn, nước mắm được các bà nêm nếm vừa miệng, dùng nước mắm cá cơm nên thơm lừng, vị mắm không quá mặn cũng không quá ngọt, thêm ít dưa chua ăn kèm là hết xẩy. Về Bình Định nhớ thêm chút ớt vào nước chấm mới đúng địu, ăn cay, xuýt xoa cho mồ hôi vã ra mới cảm nhận được cái thú.

Hơn thế, qua việc thưởng thức bánh xèo tôm nhảy, thực khách sẽ hiểu rõ hơn về văn hóa ẩm thực, bằng tất cả giác quan và hấp dẫn của vùng đất võ trời văn này. Sẽ thật là thú vị khi cùng bạn bè, người thân quây quần bên nhau thưởng thức món bánh xèo nóng hổi, thơm ngon thì không có gì sánh bằng.

Mắm Nhum Mỹ An – Bình Định

Nói đến đặc sản bình định nhiều người nghĩ ngay đến món mắm nhum Mỹ An. Đây là một loại mắm mang đậm hương vị của vùng biển miền Trung, không chỉ nổi danh ở Bình Định mà mắm nhum Mỹ An còn được đông đảo thực khách ở khắp mọi miền yêu thích bởi hương vị thơm ngon độc đáo.

ăn gì khi đến bình định?

Mắm Nhum Mỹ An – Bình Định

Nhum là một động vật thuộc loại nhuyễn thể, có họ hàng với trai, sò; sống ở những gành đá ven bờ biển nước ấm, lẫn trong rong rêu. Nhum có nhiều loại, để muối mắm phải là nhum ta màu đen. Cắt sơ những chiếc gai nhọn tua tủa xung quanh con nhum rồi khoét một lỗ ngay miệng nhum, thế là những múi thịt nhum đã lộ ra trước mắt. Nhum mập, thịt nhum nhìn đầy đặn như những múi sầu riêng. Nhum gầy, thịt chỉ như gạch cau bám dọc theo vỏ thành từng sọc dài, nhưng vẫn béo ngậy.

Để làm mắm, người ta cho thịt nhum vào chum sành, rắc một ít muối hạt lên trên, rồi đem vùi vào bếp tro hoặc “giang” ngoài nắng từ 10 đến 15 ngày. Mắm nhum chín, nhuyễn tan, sền sệt, mầu đỏ đục, thơm rưng rức. Gia vị chỉ có tỏi và tiêu để nguyên hạt. Mặn, chua, ngọt lẫn vào trong hương vị riêng của thịt nhum, tạo thành một thứ mắm đầy quyến rũ.

Mắm Nhum Mỹ An – Bình Định

Đã là mắm nhum thì ăn cách gì cũng ngon. Nhưng người dân vùng biển thích nhất dùng nó với bún tươi hoặc để chấm rau sống với thịt heo ba chỉ cuốn bánh tráng. Ngon đến nhức chân răng! Món mắm hảo hạng này có thể làm vừa lòng cả những thực khách khó tính nhất trong giới sành ăn.

Người ta làm mắm nhum chỉ để dùng trong gia đình và làm quà cho người thân, bạn bè. Mắm nhum không phổ biến như các loại mắm khác nên nhiều lúc, có tiền cũng không thể mua được vì không biết nơi bán, và người có cũng chỉ khăng khăng dùng đãi khách quý hoặc để dành tặng người thân.

Có thể nói, mắm nhum Mỹ An từ lâu đã trở thành bản sắc văn hóa và là nét tiêu biểu cho đặc sản Bình Định nói riêng và nền công nghiệp du lịch Bình Định nói chung.

Mực ngào – Bình Định

Nói tới Bình Định là không chỉ nói tới quê hương của môn võ Tây Sơn trứ danh mà còn là nói tới quê hương của những món ăn đặc sản ghi đậm dấu ấn trong lòng du khách. Một trong số những đặc sản nổi tiếng ở đây mà chúng ta không thể không nhắc tới đó chính là mực ngào Bình Định.

ăn gì khi đến bình định?

Mực ngào – Bình Định

Để có thể cho ra được món mực ngào đặc sản Bình Định huyền thoại này, người ta phải bỏ ra nhiều công sức từ quy trình tuyển chọn những con mực tươi ngon nhất cho đến công đoạn phơi khô mực, tạo nước sốt và tẩm mực. Mực được chọn phải là loại mực nang chắc thịt, thân trắng đục, còn tươi và không bị nát. Mực sau khi đã vượt qua được “vòng loại đầu” sẽ được đem đi phơi khô qua một nắng và được sấy lại lần nữa để đảm bảo chất lượng.

Nước ướp mực được pha chế từ một loại hỗn hợp gồm nước tương, dầu ăn, mạch nha, tỏi băm sa tế, ớt bột (người ta không dùng tương ướt vì sẽ làm món ăn bị chua và khó bảo quản trong quá trình tẩm ướp) cùng các loại gia vị đường muối sao cho tạo được một hỗn hợp thật sánh và vừa ăn. Sau công đoạn ướp mực, món ăn thành phẩm là mực rim sa tế cần được bảo quản thật kỹ ở những nơi mát mẻ và tránh không khí để có thể giữ cho món ăn được thơm và giòn lâu hơn.

Mực ngào – Bình Định

Không giống như một số cách chế biến mực như mực hấp, mực xào trong bữa cơm hàng ngày, mực ngào là loại thức ăn đặc biệt. Chúng vừa có thể được dùng như một món ăn chơi của các chị, cũng có thể là món ăn vặt của trẻ em hay là chút “ mồi” để “ lai rai” của đấng mày râu sau mỗi chiều tan sở.

Mực ngào là món ăn lúc có khách đến nhà và món ăn được rất nhiều cô chú địa phương khách thích thú với hương vị, cay cay của ớt, ngọt ngọt từ đường dùng để chén bia, vài ly rượu tâm tình.. Với mỗi vùng miền khách nhau, thì món Mực ngào lại có một gia vị khách nhau nhưng món ăn được mệnh danh là đặc sản bình định ngon nhất trong cuộc vui cùng bạn bè, anh, em, đồng nghiệp.

Với mực ngào ở Bình Định có vị ngọt tự nhiên của mực, của đường xen lẫn vị cay nồng của ớt, vị mặn đặc trưng hòa quyện. Để có được hương vị ấy, mực khô phải được lựa chọn kỹ lưỡng, chế biến cẩn thận với các gia vị tẩm ướp theo bí quyết riêng.

Với một món ăn đơn giản nhưng lại ngon hút hồn như mực ngào Bình Định thì bạn và người thân sẽ không còn phải tự hỏi sẽ ăn gì ở Quy Nhơn nữa rồi nhé. Còn chân chờ gì nữa, đến Quy Nhơn ngay hè này để thưởng thức đặc sản này đi nào!

Gỏi cá mai – Bình Định

Gỏi cá mai là một trong những món ăn hấp dẫn nhất Quy Nhơn, được ví như đặc sản “sushi” phiên bản Việt. Thịt cá mai sau khi được rút xương trong suốt, tươi rói, giòn tan, nồng nàn hương vị biển. Khi ăn vắt xíu chanh, rồi bỏ vào miếng bánh tráng đã được nhúng, gắp thêm rau sống bao gồm các loại rau như: chuối chát, thì là, rau thơm, xà lách, và mấy sợi xoài chua chua ngọt ngọt… Nước chấm không chê vào đâu nhé, xì dầu pha sả ớt tỏi cay cay và tương đậu xay nhuyễn thơm phức.

ăn gì khi đến bình định?

Gỏi cá mai – Bình Định

Dạo trên các đường phố biển Quy Nhơn, bạn dễ dàng bắt gặp các quán ăn đặc sản biển, trong đó có các quán gỏi cá. Nhưng, để thưởng thức món gỏi cá ngon, do chính người Quy Nhơn chế biến, thì phải đến “phố gỏi cá” ở khu phố 7, phường Hải Cảng.

Người Quy Nhơn thường dùng cá mai, cá cơm trắng, cá cơm săn hoặc cá rựa để làm gỏi, nhưng ngon nhất vẫn là cá mai, thứ đến là cá cơm trắng. Trong những năm gần đây, biển Quy Nhơn ít có cá mai, có chăng chút đỉnh, người đi biển đem về nhà dùng, nên chủ quán thường mua cá cơm trắng để làm. Họ đi chợ vào buổi sáng để mua được cá tươi. Cá cơm trắng lựa loại to con, dùng dao thật bén cắt bỏ đầu cá rửa thật sạch rồi róc lấy hai mảnh thịt hai bên. Sau đó ngâm vào nước dấm hoặc phèn chua để thịt cá săn lại. Tùy lượng cá làm gỏi nhiều hay ít mà thời gian ngâm lâu hay mau, nếu ít thì ngâm khoảng 10 phút. Vớt cá ra rổ, ép nước cho thật ráo. Gỏi cá ngon hay không là bí quyết ở cách làm gia vị cá và chén nước chấm.

Khi thực khách vào quán sẽ được chủ quán bưng ra một đĩa gỏi cá thật to, đĩa rau sống với đầy đủ các loại rau thơm, chuối chát, xoài… Chén nước chấm được pha chế bằng đậu phụng rang, giã nhuyễn có màu vàng sánh trông rất ngon. Hấp dẫn nhất vẫn là đĩa gỏi cá, được chế biến thật công phu.

Gỏi cá mai – Bình Định

Từng miếng cá khô ráo, được bao bọc bởi màu đỏ của ớt, màu trắng của tỏi cùng với màu vàng của thính, tất cả đựng trong đĩa rưới lên mặt những hạt đậu phụng rang cùng với hành phi, trông thật bắt mắt. Mùi thơm, cay của đĩa gỏi bốc lên làm cho vị giác của thực khách kích thích muốn ăn ngay. Khi ăn món này, thực khách dùng bánh tráng sống cuốn gỏi và rau sống hoặc dùng bánh tráng chín xúc với gỏi, uống với vài ly rượu Bầu Đá thì thật là hết ý.

Gà nướng lu xôi cháy – Bình Định

Từ lâu, Bình Định được mệnh danh là miền đất võ huyền thoại. Du khách đến đây ngoài say mê thăm các di tích lịch sử văn hóa, các làng võ nổi tiếng dệt nên bao huyền thoại còn bị đốn tim bởi những món ăn rất dân dã, mộc mạc như con người của mảnh đất này. Gà nướng lu xôi cháy là món ăn đã làm nên thương hiệu của ẩm thực đất võ, với cách chế biến đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ.

ăn gì khi đến bình định?

Gà nướng lu xôi cháy – Bình Định

Để chế biến món ăn này, người đầu bếp thường chọn những con gà thả vườn, nặng tầm hơn 1kg. Gà được thả vườn nên thịt rất săn chắc, thơm. Sau khi làm gà sạch sẽ, người ta sẽ ướp gia vị đậm đà, ướp đều tay rồi cho vào lu nướng ở nhiệt độ cao. Người chế biến cũng phải căn giờ cho chuẩn, khoảng 1 tiếng để sao cho lớp da bên ngoài vàng óng, giòn mà bên trong thịt vừa tới chín, không bị khô và giữ nguyên được vị ngọt của thịt gà. Ngọn lửa cũng phải giữ cho tỏa đều trong lu, để gà được chín đều, khi chín sẽ tỏa mùi thơm nức, hấp dẫn.

Món gà sẽ không thể hoàn hảo nếu thiếu đi phần xôi cũng được chế biến khá cầu kỳ, sao cho lớp bên ngoài giòn tan mà bên trong xôi vẫn tơi ra, không mềm hay nhão.

Gà nướng lu xôi cháy – Bình Định

Người Bình Định cũng khá tỉ mẩn trong cách bày xếp, sao cho những miếng gà được chặt nhỏ, được xếp gọn gàng thành hình đẹp mắt lên chiếc mâm bọc giấy bạc, xếp cùng xôi cháy, một chút trang trí với dưa leo, rau thơm. Sự hòa quyện giữa màu vàng óng của gà, của cơm cháy, với màu xanh của rau sống, tạo nên sự hấp dẫn. Khi ăn bạn sẽ thấy được sự hòa quyện giữa thịt gà thơm, ngọt với phần xôi thơm mùi gạo, vị giòn tan nơi đầu lưỡi. Tùy theo mỗi quán, nhưng gà nướng lu xôi cháy thường được ăn kèm với kim chi hoặc dưa chua cho đỡ ngán.

Khi ăn, bạn sẽ cảm thấy vị ngọt dịu và mằn mặn của gà, một chút xôi để trung hòa và kim chi mang đến vị chua… Bạn có thể thưởng thức món này ở quán trên đường Nguyễn Tất Thành nối dài, Quy Nhơn.

Bánh hồng Tam Quan – Bình Định

Bánh Hồng Tam Quan là một món ăn truyền thống của người dân xứ Bình Định. Được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản và cách làm không quá khó, bánh hồng đã trở thành món ăn gắn liền với đời sống nơi đây.

Bánh hồng Tam Quan – Bình Định

Nguyên liệu chính để chế biến món bánh hồng Tam Quan là nếp, đường và dừa. Trong đó, nếp phải là loại nếp ngự hoặc nếp mới. Đầu tiên người ta tiến hành ngâm nếp cho thật mềm rồi đem xay thành bột. Tiếp đó sẽ đến công đoạn đăng bột cho thật ráo nước rồi đổ bột ra mâm. Tiếp đến người thợ sẽ đun sôi nước rồi cho từng mảng bột đã vo thành từng khối nhỏ vào nước để luộc. Có thể nói, giai đoạn luộc bột là quan trọng nhất. Bới nếu bột quá chín, bánh sẽ dễ bị chảy nước, còn bột quá sống thì bánh sẽ bị vón cục và mặt bánh không mịn màng.

Sau đó sẽ là đun sôi một phần nước khá rồi cho đường kính vào. Khuấy đều đến khi hỗn hợp sên lại, và cho bột đã luộc vào trong. Tiếp đó người thợ sẽ dùng đũa cả để đánh thật nhanh đến khi bánh và dung dịch đường hòa quyện vào nhau thì sẽ cho ra mâm cắt nhỏ.

Bánh hồng cùng nhiều loại đặc sản khác tại vùng đất Bình Định đã góp phần tạo nên nét đặc sắc cho nền văn hóa ẩm thực nơi đây. Nếu có dịp đặt chân đến vùng đất Bình Định, đừng quên thử qua đặc sản Bánh Hồng Tam Quan nhé.

Dé bò Tây Sơn – Bình Định

Du lịch đến Bình Định, có đến bảy phần là bạn sẽ lên Tây Sơn để thăm quê hương người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ. Có một món ăn mà người dân địa phương rất muốn giới thiệu với khách, được coi là đặc sản của Tây Sơn, đó là dé bò. Món dé có ở nhiều nơi nhưng đặc trưng của dé bò Tây Sơn là dé nấu lá giang và vị nhân nhẫn đắng.

ăn gì khi đến bình định?

Dé bò Tây Sơn – Bình Định

Cách chế biến không đơn giản nhưng cũng không quá cầu kỳ, chế biến món này đòi hỏi người nấu có nhiều ngón nghề nho nhỏ. Đầu tiên, món dé không chỉ được nấu từ bò, nhưng để kinh doanh thì bò luôn là lựa chọn đầu tiên, vì gần gũi, dễ tìm, giá cũng vừa phải. Quý vị thường được ăn dé nấu từ nguyên liệu là bò và cái tên “dé bò” là vậy.

Dé là phần ruột non của những động vật ăn cỏ, cây, hoa, lá… Tất cả các loài động vật hoang dã hay chăn thả mà ăn thức ăn nêu trên đều có thể nấu thành món dé. Nếu các bạn từng ăn dé hoán, dé nhím… tin rằng các bạn sẽ thấy rõ hơn nó ngon đến mức nào. Trong tự nhiên, những động vật này có chuỗi thức ăn mà ta hình dung trong bao tử chúng đã là một kho thuốc vô giá.

Dé phải chọn những đoạn ruột non vừa không già mà không non, vì già quá sẽ không còn chất bổ dưỡng lại thêm có mùi. Còn non quá sẽ mất đi vị đắng “nhân nhẩn” kém ngon. Dé chọn rồi đem ngâm nước sôi, thêm chút giấm để khử bớt mùi, xả nước lạnh lại, cho chất nhầy xanh vào tô, lọc kỹ… và đây là công đoạn lấy dé.

ăn gì khi đến bình định?

Dé bò Tây Sơn – Bình Định

Lòng bò chế biến kỹ để khử mùi, vừa để lòng không bị dai. Miếng lòng ngon là khi thành phẩm vừa giòn, mềm lại thơm. Lòng sau khi sơ chế, đem tẩm ướp gia vị cho thấm. Khử hành, dầu phộng thật thơm, cho phần nước dé vô, thêm chút nghệ xào kỹ… Cho phần lòng đã ướp ở trên vào cùng, xào chung, đến thấm đều gia vị cho tí nước lấp xấp rồi đậy nắp nồi lại đun nhỏ lửa cho gum lại (kho gum).

Cho thêm nước vào đủ ăn, đun sôi trở lại, khi thấy lòng bò mềm thì vò lá giang cho vào. Nồi dé vàng ươm với đầy đủ những phần nội tạng, huyết… Cho giá sống vô tô, múc đầy đủ mỗi thành phần trong nồi dé vô tô, thêm vài lát ớt đỏ tươi trên mặt tô và đừng quên vài nhánh ngò, thêm cái đầu hành trắng trang trí…

Khi thưởng thức, gié bò được múc vào tô. Múc gié ra tô, trên mặt có vài lát củ hành, rau thơm. Dọn thêm bún tươi, rau sống và bánh tráng. Tô gié nóng nghi ngút khói, nước gié màu nâu hơi có chút ánh xanh. Món này dù mùa đông hay mùa hè thì ăn vẫn ngon, bởi món gié bò đã hội tụ hết những vị nhân nhẩn, béo béo, cay nồng. Khi thưởng thức gié bò, ta nhâm nhi với ly rượu Bầu Đá đặc sản Bình Định thì tuyệt không gì bằng.

Bún tôm Châu Trúc – Bình Định

Nhắc đến món bún dân dã đậm đà đặc biệt của vùng quê đầm phá Bình Định thì hẳn nhiều người sẽ nhớ ngay đến món bún tôm Châu Trúc. Đến Bình Định, du khách không chỉ thưởng thức những món ăn đặc sản như: nem, tré, bún chả cá, bánh xèo tôm nhảy… bên cạnh đó, Bình Định còn nổi tiếng với món bún tôm Châu Trúc vừa ngon vừa gây ấn tượng mạnh cho đông đảo thực khách phương xa bởi hương vị dân dã đậm đà đặc biệt của vùng quê đầm phá xứ Nẫu.

ăn gì khi đến bình định?

Bún tôm Châu Trúc – Bình Định

Đầm Châu Trúc (còn gọi là Đầm Trà Ổ) là một trong những đầm nước ngọt lớn nhất tỉnh Bình Định. Nhờ những hải sản tươi ngon đánh bắt từ đầm nước ngọt này mà người dân Phù Mỹ đã “khai sinh” nên món bún tôm nổi tiếng mà người ta vẫn thường gọi là bún tôm Châu Trúc và mang món ăn đặc trưng ấy đi làm quà sáng khắp nơi.

Bún tôm Châu Trúc hấp dẫn thực khách ngay từ nguyên liệu chế biến là tôm tươi vừa được đánh từ đầm lên, con tôm còn sống nhảy lách tách và đặc biệt là bún tươi được chế biến ngay tại chỗ chứ không phải là loại được làm sẵn bán ở chợ hay mua ở những lò bún nổi tiếng.

Bún tôm Châu Trúc – Bình Định

Đầu tiên ta phải rửa tôm thật sạch, cắt bỏ đầu, đuôi, sau đó cho vào cối đá giã nhuyễn cùng với củ hành tươi và các gia vị như bột ngọt, tiêu, ớt…

Khâu làm bún tươi thì phức tạp hơn, vì được làm bằng phương pháp thủ công nên trải qua nhiều công đoạn: gạo được ngâm nước cho mềm rồi đem xay thành bột nhão, sau đó cho vào một chiếc túi vải để ráo nước và đổ vào cối đá để giã nhuyễn thêm lần nữa, mỗi cối bột được giã thành là một mẻ bún. Người ta sử dụng ống nhôm, một đầu để trống, đầu kia bịt kín có đục các lỗ nhỏ để tạo thành sợi bún, thân ống được lắp vào bàn ép đặt cố định phía trên nồi nước sôi. Khi có khách vào, chủ quán mới bắt đầu ép bột gạo đã xay sẵn chảy xuống nồi nước đang sôi sùng sục trên bếp lửa hồng. Sợi bún gặp nước sôi liền chuyển sang màu trong là chín tới, dùng rá tre vớt bún từ nồi luộc, xóc sơ qua trong nước nguội, sau đó để vào rổ cho ráo nước.

Khi ăn, người bán dùng đũa gẩy một đũa thịt tôm đã được giã nhuyễn cho vào bát, thêm chút bột ngọt, nước mắm, múc nước luộc bún đang sôi đổ vào bát quậy đều (chính cái thao tác này mà người ta thường gọi bún tôm là bún quậy), rồi cho bún tươi đã để ráo nước vào tô, rắc vào một chút tiêu, bột ngọt, thêm chút hành hương và vài con tôm nguyên được nấu chín. Thế là đã có ngay một tô bún tôm nóng hổi, tỏa hương thơm hấp dẫn. Để ăn món bún tôm tròn vị, không thể thiếu chiếc bánh tráng chín được nướng vàng ươm; chỉ cần bẻ nhỏ bánh, cho vào tô rồi nhâm nhi thưởng thức thì không còn gì ngon bằng.

Bún rạm Phù Mỹ – Bình Định

Trong danh sách các món ẩm thực nổi tiếng của Bình Định, có một món dân dã nhưng khá ấn tượng với bao thực khách gần xa, đó là bún rạm Phù Mỹ.

ăn gì khi đến bình định?

Bún rạm Phù Mỹ – Bình Định

Món bún rạm Phù Mỹ được người dân chính gốc ở đây chế biến theo cách gia truyền từ lâu đời. Để có những tô bún thơm ngon hảo hạng, trước hết công đoạn làm bún khá là công phu. Hầu hết các quán ở đây đều có một điểm chung là không lấy bún tươi bán ngoài chợ mà bún phải được làm tại quán của mình. Bột làm bún được chắt chiu, chọn loại gạo ngon từ những cánh đồng quê Phù Mỹ rồi ngâm nước, xay nhuyễn, gút qua túi vải, luộc sơ và để sẵn. Khi có khách, người bán chế biến bún tươi trong nồi nước sôi ngay tại chỗ, cho nên tô bún múc ra còn nóng hôi hổi, có cả bún và nước luộc bún mới ngon và nguyên chất.

Hòa trong cái vị ngon nguyên chất của bún tươi, con rạm dùng nấu bún nhất thiết phải là loại rạm tươi, không qua ướp đá lạnh, thân tròn, càng to, thịt chắc, gạch nhiều, được bắt từ đầm Châu Trúc của huyện. Rạm bắt về ngâm nhiều nước cho sạch bùn đất rồi tách mai lấy gạch, xay nhỏ, lọc lấy nước, nấu trên lửa liu riu. Khi chín, thịt rạm kết lại, nổi những váng mỡ màu vàng đặc cả nồi nước.

Bún rạm Phù Mỹ – Bình Định

Bún rạm Phù Mỹ là sự hòa quyện giữa bún tươi và nước rạm. Người bán cứ thế cho bún và nước rạm nóng vào tô. Trên bề mặt tô bún còn bốc hơi nghi ngút có những váng rạm vàng ươm, mùi thơm ngậy mũi. Khi ăn bún rạm, ta có thể cho ít chanh, ớt, vài hạt đậu phụng và rau sống. Cái riêng của ăn bún nơi đây là mỗi tô bún còn được kèm theo một cái bánh tráng gạo nướng, lúc ăn bẻ bánh vụn nhỏ nhỏ bỏ vào tô trộn đều. Và cứ thế, bưng tô lên, vừa húp vừa ăn nóng hôi hổi, ăn ngon lành đến vã mồ hôi. Ăn một tô, rồi tiếp một tô nữa mới cảm nhận hết được vị đậm đà, thơm ngon của bún rạm miền quê.

Chẳng biết món ăn dân dã này có từ bao giờ, chỉ biết nó đã cùng người dân nơi đây đi qua những tháng năm lịch sử, tạo nên một hương vị cổ truyền rất riêng, một thương hiệu món bún gia truyền Phù Mỹ.

Chình mun Châu Trúc – Bình Định

Chình mun là một loại cá thân trơn láng, không vảy, thường sống ở những vùng nước sâu và với chiều dài đến gần một mét, trung bình con trưởng thành to bằng bắp chân người, và sống càng lâu chình mun càng to. Chình mun thuộc loại cá quý hiếm, nằm trong sách đỏ Việt Nam, và cần được bảo tồn. Để bảo tồn được cá chình, người nông dân giữ lại những con ấu trùng để nuôi và tạo nên món đặc sản có “một không hai” của Bình Định.

ăn gì khi đến bình định?

Chình mun Châu Trúc – Bình Định

Chình mun là một loại cá thân trơn lang, không vảy, thường sống ở những vùng nước sâu và với chiều dài đến gần một mét, trung bình con trưởng thành to bằng bắp chân người, và sống càng lâu chình mun càng to.

Món chính mun ngon nhất là được làm và nấu tại chỗ với những gia vị có sẵn ở vườn quê như sả, ớt bay, hành hương, nghệ sả. Thịt chình mun khi làm sạch sẽ được ướp với những gia vị này tỏa ra mùi thơm nồng khiến thực khách phương xa khó cưỡng lại.

Chình mun Châu Trúc – Bình Định

Chình mun ướp gia vị được nướng trên vỉ than hồng, thịt chình mun rất nhanh chín nên phải trở đều tay. Lúc thấy miếng thịt hơi phồng lên đã ngả sang màu vàng nhạt, mỡ dưới da chảy xuống thì cũng là lúc thịt chình mun chín. Hòa quyện cùng vị sả, vị hành, vị ớt bay theo gió, thịt chình mun nướng đánh thức mọi giác quan của thực khách kề bên.

Thịt chình mun hơi dai vì có da và khi ăn có cảm giác như ăn thịt sụn sần sật rất thú vị – đó cũng chính là nét độc đáo của thịt chình mun ở đầm Châu Trúc. Thịt chình mun rất thơm và giàu dinh dưỡng. Chình mun đặc biệt thế, nên trở thành đặc sản không phải đi đâu thực khách cũng có dịp thưởng thức và biết đến.

Bên cạnh món nướng đơn giản thì chình mun còn được chế biến thành rất nhiều món ăn độc đáo khác nhau. Một số cái tên như chình mun hấp, chình mun xào sả ớt nghệ, chình mun nấu mẻ…Và đặc biệt là món ăn cầu kỳ chình mun um chuối. Đây là món ăn kỳ công được nấu từ chuối chat non, lá lốt cùng nhiều loại khác như rau răm, dừa trái, sả, ớt,…Chình mun um chuối ăn với bún tươi là ngon hết sẩy. Với vị béo, vị cay, vị chat khiến thực khách ăn một lần mà nhớ mãi.

Cua Huỳnh Đế Tam Quan – Bình Định

Cua Huỳnh Đế là đặc sản của vùng biển Tam Quan (Bình Ðịnh), mang họ nhà cua nhưng hình dáng thì hoàn toàn khác. Cua huỳnh đế chỉ có 6 chân và 2 càng (cua bình thường có 2 càng và 8 chân). Là một món ngon dâng lên vua như cúng phẩm từ đó cua có tên là Cua Hoàng Đế hay gọi là Cua Huỳnh Đế.

ăn gì khi đến bình định?

Cua Huỳnh Đế Tam Quan – Bình Định

Cua huỳnh đế là loại hải sản tự nhiên, vì cho đến nay, loại cua quý này vẫn chưa được bất cứ nơi nào nuôi thành công, có thể vì vậy mà cua huỳnh đế rất ngon, ngọt và tất nhiên là giá không hề rẻ.

Cua huỳnh đế được ví là đệ nhất cua biển vì hình dáng rất đặc biệt, cua có kích cỡ to bằng bàn tay của người lớn, với trọng lượng khoảng 300 gram/con, tuy nhiên nhiều con nặng đến 1kg/con. Chúng có bộ áo giáp dày và cứng với màu vàng rực như hoàng bào. Phần trên mai là những gai nhọn li ti xuôi theo thân.

Những vùng biển sạch, có đáy cát vàng và nguồn nước trong xanh mới “quyến rũ” được loại cua mang thương hiệu “vua” đến trú ngụ và sinh trưởng. Cua Huỳnh đế chỉ rộ nhất vào mùa xuân, khoảng từ tháng 12 đến tháng 3 âm lịch.

Cua Huỳnh Đế Tam Quan – Bình Định

Có thể nói thịt cua huỳnh đế thơm ngon, bổ dưỡng vào loại “quán quân”. Vì thế, ngày xưa nó là loại cua thường chễm chệ trên mâm vàng của thiên tử. Cua huỳnh đế rửa sạch, tách mai, chặt ra từng miếng nhỏ rồi om mặn ăn với cơm thì hết chê. Có lẽ món hấp chấm muối ớt mới làm cho người ăn tận hưởng hết chất ngọt ngào của thịt cua huỳnh đế.

Vừa tách mai cua, bạn đã bị quyến rũ bởi gạch cua béo bùi, thơm ngọt. Từng thớ thịt cua săn chắc, trắng muốt nhô lên khiến vị giác của bạn “đòi” nếm ngay lập tức. Muối phải là muối hột được giã chung với ớt xanh và thêm tí bột ngọt thì chấm thịt cua mới đúng điệu. Cũng có thể luộc cua, lấy thịt, ướp gia vị rồi tao dầu để nấu cháo. Nồi cháo cua huỳnh đế ngon phải có lớp mỡ hành vàng sánh ở trên, lẫn với nước gạch màu đỏ cùng những thớ thịt màu trắng của cua. Húp từng muỗng cháo nóng mới ngon làm sao. Đến với Bình Định bạn nhớ đừng bỏ qua món ngon đế vương này nhé!

Bánh tráng nước dừa Tam Quan – Bình Định

Từ lâu Tam Quan – Hoài Nhơn – Bình Định đã nổi tiếng là vùng đất nhiều dừa, và một trong những món đặc sản được làm từ dừa mà ai khi ghé thăm Bình Định cũng phải mua về làm quà đó chính là bánh tráng nước dừa Tam Quan.

ăn gì khi đến bình định?

Bánh tráng nước dừa Tam Quan – Bình Định

Để làm ra một chiếc bánh không hề dễ. Đây là một loại bánh tráng vô cùng đặc biệt, bánh dày và thơm nức mũi. Cho nên người làm cũng phải bỏ ra nhiều công sức. Chiếc bánh được làm ra phải có mùi thơm đậm đà từ gạo ,mè, hành , tiêu và dừa. Vị bánh mặn mà chứ không nhạt nhẽo như những loại bánh khác.

Nghe tên thôi cũng dễ để biết được bánh tráng được làm từ nguyên liệu chính là bột bánh và nước dừa. Bột bánh được pha từ bột gạo trộn với bột mỳ nhất hoà cũng với nước cốt dừa và cơm dừa xay nhỏ. Thêm một vài nguyên liệu như muối, mè, hành tím, tiêu, ớt để tăng hương vị. Tất cả được trộn đều và đợi người tráng bánh ngồi bên bếp trấu nóng tráng những mẻ bánh đầu tiên.

ăn gì khi đến bình định?

Bánh tráng nước dừa Tam Quan – Bình Định

Người tráng bánh cũng phải có kỹ thuật nhanh và khéo léo, vì bánh tráng nước dừa Tam Quan đòi hỏi độ dày nhất định, tròn đều đẹp mắt. Bếp cũng phải đạt độ nóng tiêu chuẩn mới làm chín được bánh.

Món bánh tráng nước dừa Bình Định là món ăn vặt Bình Định khá thú vị được nhiều người yêu thích. Mỗi lần du khách đến với xứ sở Bình Định, dễ dàng nhìn thấy món bánh tráng nước dừa là món khai vị. Du khách có thể tìm mua thức quà vui giản dị nhưng thơm ngon này về để làm quà biếu cho người thân, bè bạn của mình.

Bánh dây Bồng Sơn – Bình Định

Đến Bình Định, bạn có thể thưởng thức bánh hỏi cháo lòng, uống rượu Bàu Đá hay mua bánh ít lá gai về làm quà. Nhưng nếu muốn có một chuyến đi trọn vẹn, đừng quên ghé huyện Hoài Nhơn thưởng thức món bánh dây Bồng Sơn Bình Định nổi tiếng.

ăn gì khi đến bình định?

Bánh dây Bồng Sơn – Bình Định

Bánh dây, còn được người Bình Định gọi là bún dây, là món ăn có nguồn gốc từ huyện Hoài Nhơn. Hiện nay, với sự giao thương rộng mở, di cư học tập, làm ăn, sinh sống của nhiều người, kèm theo đó nhiều món ăn đặc sản từ nhiều vùng miền được quảng bá và biết đến, nên bánh dây đã có mặt ở nhiều nơi trong tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, muốn được thưởng thức dĩa bánh dây ngon chính gốc thì phải về thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn.

Trong quá trình sinh sống và phát triển, bằng sự sáng tạo và cần mẫn mà ông cha ta đã nghĩ ra bao nhiêu món ăn phong phú, ngon miệng và hấp dẫn cả về hình thức lẫn chất lượng chỉ từ hạt gạo. Nào là cơm, cháo. Nào là bún, bánh canh, phở, mì. Nào là bánh bèo, bánh đúc… Món bánh dây – đặc sản Bồng Sơn cũng là một món ăn làm từ gạo, nhưng lại mang hương vị khác hẳn.

Muốn có bánh dây ngon thì phải dùng đến gạo lúa cũ, tức là gạo xay từ lúa được thu hoạch từ nhiều tháng trước. Với loại gạo này, sợi bánh sẽ có vị dai đặc trưng nhưng không cần dùng đến hàn the gây hại cho sức khỏe. Gạo lúa cũ được đem vo nhẹ vài lần, sau đó ngâm với nước cốt tro. Loại tro ngâm gạo phải là tro củi thì bánh mới được ngon. Tro củi được sàn cho mịn, rồi cho vào thau nước, khuấy lên vài lần để tro lắng xuống và gạn bỏ tạp chất. Chắt lấy phần nước trong rồi đem ngâm gạo trong khoảng 6 tiếng đồng hồ.

Tiếp theo, gạo sau khi ngâm nước tro sẽ được đem xay thành bột và hấp chín. Trong quá trình hấp, người làm phải liên tục khuấy để bột chín đều, không bị cháy khét. Khi bột đặc lại và ráo nước thì được ngắt thành từng miếng nhỏ, cho vào khuôn ép thành những vỉ bánh gồm nhiều sợi bún nhỏ.

Những vỉ bánh này lại được đem đi hấp cách thủy cho chín đều. Lúc này, sợi bún có màu vàng nhạt tự nhiên và đẹp mắt. Những sợi bún vàng này dính với nhau, nhưng có thể tách ra được dễ dàng nên người ta gọi là bánh dây.

ăn gì khi đến bình định?

Bánh dây Bồng Sơn – Bình Định

Bánh dây thường được bán vào buổi sáng và tối. Tuy nhiên, loại bánh này nếu ăn nhiều sẽ dễ bị bội thực nên người ta thường ăn sáng nhiều hơn. Khi có thực khách gọi, người bán sẽ nhanh tay xé rời từng vỉ bánh, ngắt từng đoạn ngắn, vừa ăn cho vào dĩa. Một ít dầu hẹ được thoa đều, đậu phộng rang giã nhỏ được rải lên. Muỗng nước mắm tỏi chanh ớt được rưới lên. Và trên cùng là một ít rau sống gồm giá, xà lách, dắp cá, rau thơm xanh rì.

Vị dai của sợi bánh dây hòa lẫn với mùi thơm của nước mắm ngon ngay tại địa phương, quyện với các loại rau tươi ngay tại vùng, cùng với vị thơm thơm, béo ngậy, giòn giòn của đậu phộng, sẽ là một bữa “đại tiệc” mộc mạc mà lý thú dành cho thực khách.

Tré – Bình Định

Bình Định ngoài nổi tiếng với các địa điểm du lịch Quy Nhơn thì đặc sản nơi đây cũng “níu giữ” biết bao trái tim người xa hương và du khách. Món tré không những có cái tên độc đáo mà cách gói trong nắm rơm khô cũng khiến nhiều quan khách ấn tượng khi đi qua những con đường bày bán món ăn này.

ăn gì khi đến bình định?

Tré – Bình Định

Nguyên liệu để làm nên món tré nức tiếng đều là những nguyên liệu quen thuộc của địa phương: thịt tai heo, thịt đầu heo, thịt ba chỉ cùng với gia vị mè, thính, riềng, ớt, lá ổi non và tỏi.

Thịt lợn được trần qua nước sôi rồi ngâm trong nước lạnh để thịt giòn và không bị dính, dùng dao thái nhanh tay, sau đó nêm nếm gia vị muối, tiêu cho vừa miệng ăn. Trộn thịt với riềng, tỏi đã thái mỏng, thính gạo đã được giã nhỏ với nhau cho đều.

Tiếp đến là khâu gói tré, một khâu rất kì công và quan trọng để làm nên một bánh tré ngon. Trải lá chuối ra, lá ổi non rửa sạch, xếp phẳng phiu lên trên và trải đều hỗn hợp tré vừa đủ lên trên, và cuốn lại cho thật chặt, chắc tay. Sau đó tré được khoác bên ngoài lớp “áo” rơm lúa mới dày, bó chặt hai đầu bằng lạt. Nhờ cách gói công phu này khiến cho món tré Bình Định có thể để được lâu trong nhiều ngày.

ăn gì khi đến bình định?

Tré – Bình Định

Tré được ủ lên men một cách tự nhiên, sau 2 đến 3 ngày sẽ tự chín, các gia vị sẽ thấm đều vào nhau để tạo nên hương vị đặc trưng của món ăn. Khi ăn, người ta sẽ lột tré ra, dùng đũa đánh tơi các miếng thịt với nhau, rồi bày trên đĩa. Món này có thể cuốn với bánh tráng và rau sống (rau thơm, dưa leo, chuối chát…), đồ chua (đu đủ, cà rốt thái sợi, củ kiệu…) chấm nước mắm ớt tỏi hoặc tương ớt.

Món Tré thường được dùng như món khai vị trong các bữa tiệc. Khi ăn tré Bình Định, vị giác và thính giác của bạn sẽ được đánh thức bởi vị mặn, ngọt, béo, chua, cay, chát và mùi hương đồng gió nội của rơm. Nhìn có vẻ đơn giản, nhưng hương vị của món tré ngon luôn để lại trong lòng những du khách những nỗi niềm lưu luyến khó quên.

Bún song thằn – Bình Định

Bún song thằn làng An Thái ( Nhơn Phúc – An Nhơn – Bình Định) góp phần làm nên ẩm thực độc đáo của người dân nơi đây. Bún song thằn không đơn giản chỉ là một món ăn đặc sản, mà còn mang ý nghĩ tâm linh bởi đây là sản vật gia truyền bao đời nay của người dân vùng đất võ Bình Định.

ăn gì khi đến bình định?

Bún song thằn – Bình Định

Cũng như các đặc sản bình định khác, bún song thằn đã xuất hiện từ rất lâu và có nguồn góc từ làng An Thái. Người dân nơi đây làm bún từ một công thức gia truyền. Sở dĩ có tên gọi bún “song thằn” là vì khi làm bún, người thợ thường bắt thành từng đôi một nên nhiều người đọc thành “song thằn”. Điều tạo nên sự khác biệt cho bún song thằn so với các loại bún phổ biến khác đó là sợi bún được làm từ bột đậu xanh thay vì bột gạo hay bột mì.

Chính vì thế mà món bún đặc sản của bình định này có hương vị thơm ngon độc nhất và mang giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên phải mất đến 5kg đậu xanh mới cho ra thành phẩm 1kg bún, ấy vậy mà giá thành trên thị trường có phần hơi cao.

Bún song thằn – Bình Định

Bún song thằn có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: bún ăn kèm với các loại nước dùng nấu từ thịt bò, thịt heo hay tôm, hoặc chế biến thành món bún xào. Do được làm từ đậu xanh nên sợi bún có độ dai, khi chế biến không bị bỡ.

Dù được chế biến bằng phương pháp gì đi chăng nữa thì đặc sản bình định bún song thằn vẫn mang đến một hương vị thơm ngon khó tả sẵn sàng làm hài lòng ngay cả những thực khách khó tính nhất.

Nem chợ huyện – Bình Định

Nem chợ Huyện là một món ăn đặc sản trứ danh và là một biểu tượng cho nền văn hóa ẩm thực của miền đất võ Bình Định. Với hương vị chua chua ngọt ngọt, đặc trưng và rất riêng biệt, nem chợ Huyện đã chiếm được tình cảm của đông đảo thực khách trong và ngoài nước.

ăn gì khi đến bình định?

Nem chợ huyện – Bình Định

Không giống như những địa phương khác, người ta thường dùng lá chuối hoặc lá chùm ruột để gói nem. Người dân Bình Định lại dùng lá chuối non để gói. Chính điều này, đã làm cho nem có mùi thơm rất đặc trưng khó lẫn vào nơi nào khác. Nguyên liệu để làm nem được lựa chọn khá kỹ càng từ thịt nạt heo cỏ khoảng từ 6 đến 8 tháng tuổi vừa mới được xẻ thịt xong. Người thợ làm nem phải chế biến ngay, nếu để quá lâu thì nem sẽ không có độ bóng, độ kết dính trong quá trình lên men. Sau khi đã nêm nếm gia vị vừa ăn thì thịt heo sẽ bỏ vào cối đá quết thật nhuyễn, quết càng nhuyễn thì thịt nem càng dai ngon. Khâu nêm gia vụi cũng không kém phần quan trọng, người nêm nếm nếu không vừa tay sẽ mất đi hương vị thanh ngọt tự nhiên của thịt. Do vậy món này có giá trị dinh dưỡng không kém phần các món ăn khác.

Trong quá trình chế biến món nem Chợ Huyện trứ danh này, người thợ làm nem sẽ cho thêm bì heo đã được thái thành sợi, sau đó trộn vào phần thịt đã được xay nhuyễn trước đó, cho thêm ít hạt tiêu cùng ít lát ớt và dăm miếng tỏi vào cùng rồi gói kỹ bằng lá ổi non. Bên ngoài nem sẽ được bao bọc bằng lá chuối và buộc lại bằng dây. Mỗi chiếc nem được gói theo hình vuông có kích thước khoảng 3 cm. Tùy vào nhiệt độ từng thời điểm mà thời gian ủ nem sẽ khác nhau. Mùa nóng, phải mất đến 6-8 tiếng để nem chín, còn trong mùa lạnh, thời gian này có thể kéo dài tới 18-24 tiếng.

Nem chợ huyện – Bình Định

Khi ăn, chỉ cần bóc nhẹ nhàng lớp vỏ ra và thưởng thức, vị ngon ngọt của nem, vị dai dai của bì, vị cay nồng của tiêu cùng hương thơm của tỏi thái lát mỏng đọng lại trên đầu lưỡi. Chắc chắn sẽ không một ai có thể quên được cái hương vị đậm đà ấy. Ngoài thưởng thức trực tiếp thì có thể nướng nem bằng than than, nem nướng ăn cùng với rau tía tô, rau mùi, chấm nước mắm loãng pha với đậu phộng sẽ làm say lòng bất kỳ ai.

Ở Quy Nhơn có rất nhiều cơ sở bán nem chợ Huyện, du khách sẽ dễ dàng tìm thấy những cửa hàng để mua làm quà khi ghé thăm thành phố này. Nem chợ Huyện đã trở thành một món ăn phổ biến của người dân Bình Định. Cùng với rượu bầu đá truyền thống, nem Bình Định đã tạo nên một thương hiệu, một đặc sản riêng cho ẩm thực của miền đất võ.

Chắc chắn với danh sách địa chỉ các món ăn ngon đặc sản ở Bình Định vừa chia sẻ trên, bạn sẽ có kinh nghiệm trọn vẹn cho chuyến đi của mình và không còn đau đầu với việc ăn gì khi đến Bình Định nữa rồi nhé. Chúc bạn có những chuyến du lịch Bình định trọn vẹn vui vẻ.

Đăng bởi: Huyền Nguyễn Ngọc

YOLO! Khám phá các huyện ở Bình Định

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก