Bình Định Quy Nhơn

Ăn gì ở Quy Nhơn? Quy Nhơn có gì hay? Bình Định có gì chơi?

Cùng điểm qua danh sách những món ăn ngon, những địa danh du lịch thú vị và hấp dẫn của thành phố Quy Nhơn nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung qua bài viết này.

Bình Định là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam, với tỉnh lỵ là thành phố cảng Quy Nhơn nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 1.070km, cách thành phố Đà Nẵng chừng 320km về phía Nam, và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 650km về phía Bắc theo đường quốc lộ 1A. Bình Định có 11 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 1 thành phố: Quy Nhơn; 2 thị xã: An Nhơn, Hoài Nhơn; và 8 huyện: huyện An Lão, Hoài Ân, Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn, Tuy Phước, Vân Canh, và Vĩnh Thạnh. Biển số xe của tỉnh Bình Định là 77.

Theo các tài liệu cổ sử, tên gọi Bình Định xuất hiện kể từ khi vua Gia Long (Nguyễn Ánh) chiếm lại vùng đất này từ nhà Tây Sơn, đổi tên thành Quy Nhơn thời điểm đó thành thành Bình Định (năm 1799). Có lẽ cái tên “Bình Định” thể hiện dụng ý của Nguyễn Ánh muốn biểu rõ tư thế ngạo nghễ của người chiến thắng, ông cho là mình đã vào tận đất phát tích của nhà Tây Sơn, đã bình định được loạn đảng “nguỵ Tây” (theo cách nói của các vua triều Nguyễn trước đây). Tên gọi Bình Định có thể được ra đời với ý nghĩa là đã dẹp yên vùng đất của loạn đảng.

Còn về tên gọi Quy Nhơn, thực ra là Quy Nhân, nhưng do kị huý nên đọc “Nhân” thành “Nhơn”, đã xuất hiện vào năm 1602. Vào thời gian này, chúa Nguyễn Hoàng đã cho đổi tên phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn, với ý nghĩa đây là nơi quy tụ đức nhân, hoặc đức nhân được quy tụ về.

Địa hình của tỉnh Bình Định tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, chia ra các khu vực: vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng, và vùng ven biển (gồm có 33 đảo lớn nhỏ). Với vị trí địa lý và phân bổ địa hình như vậy, tỉnh Bình Định có ưu thế để phát triển ngành du lịch đa dạng với các loại hình cảnh quan biển, sông, suối, hồ, đầm, núi, đồi,… Kết hợp với các giá trị văn hóa, lịch sử khác, Bình Định hoàn toàn có thể tin tưởng vào tiềm năng to lớn để phát triển mạnh mẽ ngành du lịch nếu như được các cơ quan chức năng liên quan chú ý đầu tư đúng cách.

Một số thông tin thú vị khác liên quan đến tỉnh Bình Định:

1. Bình Định là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa Huỳnh, từng là cố đô của vương quốc Chămpa (Champa) mà di sản còn lưu giữ là thành Đồ Bàn và các tháp Chăm (tháp Chàm) với nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Trước khi thuộc về Việt Nam, thành phố Quy Nhơn cũng đã từng là đất của người Champa nên xung quanh thành phố hiện vẫn tồn tại nhiều di tích Chăm.

2. Bình Định là nơi xuất phát của nhiều phong trào nông dân khởi nghĩa vào thế kỷ XVIII với tên tuổi của anh hùng áo vải Nguyễn Huệ (vua Quang Trung); là quê hương của các danh nhân Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Ngô Mây, Tăng Bạt Hổ, Diệp Trường Phát…; các văn thi nhân Đào Tấn, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Yến Lan, nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên, ca sĩ Quang Dũng,…

3. Bình Định được biết đến với truyền thống thượng võ. Võ thuật cổ truyền Bình Định gồm nhiều bài quyền tay không và bài sử dụng binh khí khác nhau giữa các hệ phái và võ đường. Danh xưng miền đất võ Bình Định cũng là vì vậy.

4. Bình Định cũng được gọi là xứ Nẫu, cùng với Phú Yên, và Khánh Hòa. “Nẫu” trong tiếng địa phương có nghĩa là “người ta”. Về Bình Định bạn đừng quá ngạc nhiên khi nghe dân địa phương nói: “Kệ nẫu!”, tức “kệ người ta”.

5. Bình Định còn có nền văn hoá đa dạng phong phú với các loại hình nghệ thuật như: tuồng (hát bội), hát bài chòi, nhạc võ Tây Sơn, hò bá trạo của cư dân vùng biển…, cùng với các lễ hội như: lễ hội Đống Đa, lễ hội cầu ngư, lễ hội của các dân tộc miền núi,…

Bình Định nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, với mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 1 của năm sau (riêng khu vực miền núi có thêm một mùa mưa phụ từ tháng 5 – đến tháng 9 do ảnh hưởng của mùa mưa Tây Nguyên), còn lại là mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến hết tháng 9, trong đó, mùa bão thường xuất hiện vào tầm tháng 9 cho đến tháng 11. Tuy nhiên, những năm gần đây do môi trường bị phá hoại bởi những hoạt động kinh tế, du lịch,… của con người, tình hình thời tiết và khí hậu của mỗi vùng miền thường chỉ mang giá trị tham khảo. Tùy từng thời điểm du lịch khác nhau mà du khách cần cẩn trọng tra cứu kỹ lưỡng thông tin thời tiết cụ thể, từ các nguồn uy tín.

Ăn gì ở Quy Nhơn? Quy Nhơn có gì hay? Bình Định có gì chơi?

Biển Quy Hòa, thuộc phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Ăn gì ở Quy Nhơn? Quy Nhơn có gì hay? Bình Định có gì chơi?

Một góc thành phố Quy Nhơn về chiều

Ăn gì ở Quy Nhơn? Quy Nhơn có gì hay? Bình Định có gì chơi?

Đầm Thị Nại ở phía Đông Bắc thành phố Quy Nhơn

Ăn gì ở Quy Nhơn? Quy Nhơn có gì hay? Bình Định có gì chơi?

Quần thể công trình Tâm linh Phật pháp Linh Phong kề bên chùa Linh Phong (chùa Ông Núi) ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Dưới đây là danh sách tổng hợp một số món ăn ngon, đặc sản mà du khách có thể thưởng thức, hoặc mua về làm quà khi đi du lịch thành phố Quy Nhơn và tỉnh Bình Định nói chung:

  • Bún sứa
  • Bánh canh chả cá
  • Bún chả cá
  • Chả cá chiên/ hấp
  • Mực rim (mực ngào đường, khô mực ngào ớt)
  • Mắm nhum
  • Mắm mực
  • Nước mắm nhĩ
  • Nem chua nướng Quy Nhơn
  • Nem Chợ Huyện
  • Tré
  • Chả ram tôm đất (chả giò tôm đất, nem rán tôm đất)
  • Bánh tráng chả cá cuốn rau răm
  • Bánh hỏi cháo lòng Diêu Trì
  • Bún tôm Phù Mỹ
  • Mắm nhum Mỹ An
  • Cua huỳnh đế
  • Mắt cá ngừ đại dương
  • Các loại hải sản nói chung (ốc, mực, tôm tích,…)
  • Bánh tráng nước dừa (bánh tráng nước cốt dừa)
  • Bánh tráng khoai lang
  • Bánh tráng mì (bánh tráng củ mì/ khoai mì)
  • Kem trộn Quy Nhơn (viên kem phục vụ kèm bánh flan)
  • Rượu Bàu Đá (rượu Bầu Đá)
  • Bún song thằn
  • Bánh ít lá gai
  • Bánh xu xê (bánh phu thê)
  • Bánh thuẫn
  • Bánh hồng Tam Quan (bánh làm từ nếp xay, màu trắng, nhưng gọi là bánh hồng vì thường xuất hiện trong đám cưới)
  • Bánh hạt sen (hạt sen) làm từ đậu xanh
  • Gié bò Tây Sơn
  • Chim mía Tây Sơn

Ăn gì ở Quy Nhơn? Quy Nhơn có gì hay? Bình Định có gì chơi?

Bánh xèo tôm nhảy

Danh sách tổng hợp những địa danh tham quan du lịch vui chơi giải trí thư giãn “check-in” tại thành phố Quy Nhơn cho độc giả tham khảo:

  • Tháp Đôi (tháp Hưng Thạnh – tháp Chăm Hưng Thạnh)
  • Khu du lịch (KDL) biển Ghềnh Ráng – Tiên Sa: mộ thi sĩ Hàn Mặc Tử trên đồi Thi Nhân; bãi đá Trứng (bãi Trứng, bãi tắm Hoàng Hậu), Hòn Chồng,…
  • Công viên Mũi Tấn (quảng trường nhạc nước Mũi Tấn)
  • Khu chung cư Trần Bình Trọng (nơi chụp ảnh chân dung “sống ảo”)
  • Chùa Long Khánh
  • Chùa Minh Tịnh
  • Chùa Phước Sa
  • Chùa Tâm Ấn
  • Tịnh xá Ngọc Hòa
  • Tịnh xá Ngọc Nhơn
  • Nhà thờ Chánh Tòa Quy Nhơn
  • Đảo Hải Minh: tượng Trần Hưng Đạo, làng chài,…
  • Những đồi cát ở bán đảo Phương Mai
  • Các con hẻm ở xã Nhơn Lý (đi dạo chụp ảnh đời thường hoặc chân dung “sống ảo”)
  • Khu du lịch (KDL) Quy Hòa (Trại Phong Quy Hòa): căn phòng nơi thi nhân Hàn Mặc Tử trút hơi thở cuối cùng, mộ gió Hàn Mặc Tử, giàn hoa giấy, nhà thờ, vườn tượng danh nhân, biển Quy Hòa,…
  • Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục Liên ngành (International Centre for Interdisciplinary Science and Education – ICISE)
  • Bãi Xếp
  • Bãi Bầu (Bãi Bàu)
  • Bãi Dứa
  • Eo Gió
  • Biển Kỳ Co
  • Đảo Hòn Khô – Con đường đi bộ kề biển
  • Đảo Hòn Sẹo
  • Cù lao Xanh
  • Biển Quy Nhơn – Surf Bar
  • Trường đại học Quy Nhơn – Cây hoa giấy hình trái tim
  • Công viên Thiếu Nhi
  • Công viên Đống Đa – Đầm Thị Nại – Thành Thị Nại (thành Bình Lâm, Bal Sri Banoy)
  • Công viên Hà Thanh
  • Cầu Thị Nại (nơi ngắm cảnh bình minh, hoàng hôn, khi thành phố lên đèn)
  • Hồ Long Mỹ (hồ Phước Mỹ) – Suối Đá Vàng (“Tuyệt Tình Cốc”)
  • Suối Lồ Ồ
  • Núi Xuân Vân – Tượng Đức Mẹ đồng trinh
  • Núi Vũng Chua
  • Núi Bà Hỏa
  • Quảng trường Nguyễn Tất Thành
  • Bảo tàng Tổng Hợp Bình Định
  • Khách sạn Anya Quy Nhơn (có quán cà phê trên tầng 1 và tầng 3)
  • Khách sạn Sài Gòn – Quy Nhơn (có quán cà phê trên tầng 7)
  • Chụp ảnh với nhà hàng Trầu Cau – Hồ Sinh Thái
  • Cánh đồng quạt gió trên đường đi ra xã Nhơn Lý
  • Con đường hoa ven biển xã Nhơn Lý
  • Cung đường ven biển Bình Định (từ thành phố Quy Nhơn đến thị xã Hoài Nhơn)
  • Pumbaa Coffee gần dốc Mộng Cầm, nơi có thể ngắm Quy Nhơn từ trên cao
  • Công viên động vật hoang dã FLC Zoo Safari Park Quy Nhơn
  • KDL Suối Mơ

Ngoài ra, du khách cũng có thể điểm qua một số địa danh du lịch phổ biến và thu hút ở các huyện, thị xã khác trong tỉnh Bình Định như:

Thị xã An Nhơn:

  • Thành Bình Định
  • Tháp Cánh Tiên (tháp Đồng)
  • Tháp Phú Lốc (tháp Phốc Lốc, tháp Vàng)
  • Làng nghề truyền thống rượu Bàu Đá (làng rượu Bàu Đá, làng rượu Bầu Đá)
  • KDL Hồ Núi Một
  • Làng nghề truyền thống trồng hoa mai vàng thị xã An Nhơn (dịp cận Tết)
  • Làng tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu
  • Làng nghề rèn Tây Phương Danh
  • Làng nghề đúc đồng Bằng Châu
  • Làng bánh tráng Trường Cửu
  • Làng nghề gốm Vân Sơn (làng gốm Vân Sơn)
  • Các cơ sở sản xuất tôm tre
  • Chợ Nón Gò Găng
  • Chợ Rượu

Thị xã Hoài Nhơn:

  • Tổ đình Sắc Tứ Thắng Quang (chùa Thắng Quang, chùa Cây Xay, chùa Cây Xây, chùa Cây Say)
  • Đền thờ Đào Duy Từ
  • Di tích lịch sử Ðịa đạo Gò Quánh
  • Biển Hoài Hải – Gành đá Hoài Hải (ghềnh đá Hoài Hải, Mũi Gành Hoài Hải)
  • Suối Vàng (xã Hoài Sơn)
  • Vùng cao La Vuông
  • Chợ Chuối (chợ Chuối mới, phường Bồng Sơn)
  • Làng nghề dệt chiếu cói
  • Làng chế biến thảm xơ dừa Tam Quan
  • Cầu tre Hoài Xuân (cầu dỉ Hoài Xuân)

Huyện An Lão:

  • Suối Đá Ghe
  • Thác K50 Bình Định (thác K50 Kbang Gia Lai, thác Hang Én; thuộc hai tỉnh Bình Định và Gia Lai)

Huyện Hoài Ân:

  • Vườn chè Gò Loi

Huyện Phù Cát:

  • Biển Trung Lương – Khu dã ngoại Trung Lương – Nhà Bong Bóng
  • Suối nước nóng Hội Vân
  • Suối nước nóng Chánh Thắng
  • Biển Đề Gi
  • Biển Cát Hải – Cát Tiến – Mũi Ông Lóc
  • Hòn vọng phu núi Bà – Tháp Hòn Chuông
  • Quần thể công trình Tâm linh Phật pháp Linh Phong – Chùa Ông Núi
  • Đền thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực
  • Nhà thờ Cát Tân
  • Làng nghề nón ngựa Phú Gia

Huyện Phù Mỹ:

  • Tổ Đình Sắc Tứ Thiên Phước (chùa Thiên Phước)
  • Chùa Phúc Thiện
  • Chùa Tịnh Quang
  • Chùa Hang (Thiên Sanh Thạch Tự, Thạch Cốc Tự)
  • Suối Cây Cầy
  • Truông Gia Vấn
  • FarmStay Bảo Khánh Phù Mỹ
  • Hồ Hội Khánh
  • Hồ Suối Sổ
  • Đầm Châu Trúc (đầm Trà Ổ, đầm Bàu Bàng) – Cầu tre (cầu dỉ) vượt đầm Châu Trúc nối thôn An Giang Đông, xã Mỹ Đức đến thôn 11, xã Mỹ Thắng – Khu Camping đầm Trà Ổ
  • Hồ Phú Hà
  • Chợ Tre (xã Mỹ Chánh)

Huyện Tây Sơn:

  • Hồ Thuận Ninh – Đập Thuận Ninh
  • Đàn tế Trời Đất Ấn Sơn (đàn tế Trời Đất Tây Sơn) – Hồ sống ảo – Cầu Đỏ Tây Sơn (cầu treo Tây Sơn)
  • Thành Uất Trì
  • Cầu tre An Chánh (cầu tre Tây Sơn, cầu dỉ Tây Sơn)

Huyện Tuy Phước:

  • Chùa Bích Nam
  • Chùa Vân Sơn
  • Tu viện Nguyên Thiều
  • Chùa Phước Quang (Phật giáo Nam tông)
  • Chùa Bà Nước Mặn (chùa Bà Thiên Mụ Bình Định) – Chùa Ông Nước Mặn
  • Cụm tháp Bánh Ít (tháp Bạc)
  • Tháp Bình Lâm – Làng hoa Bình Lâm (dịp cận Tết)
  • Tiểu chủng viện Làng Sông (nhà thờ Làng Sông, nhà thờ Lòng Sông)
  • Nhà thờ Phú Trung
  • Nhà thờ Tân Quán
  • Nhà thờ giáo xứ Gò Thị
  • Nhà thờ giáo họ Gò Dài
  • Giáo xứ Nam Bình
  • Chợ Gò

Huyện Vân Canh:

  • Suối Cà Te
  • Hồ Suối Đuốc (suối Đuốc)
  • Di tích Đồi Đá Huê

Huyện Vĩnh Thạnh:

  • Suối Tà Má
  • Hồ Định Bình
  • Hồ Hòn Lập
  • KDL Suối Nước Nóng Vĩnh Thạnh
  • Vùng cao Vĩnh Sơn (“Đà Lạt của Bình Định”)
  • Di tích quốc gia Gộp Nước Ló
  • Làng dệt thổ cẩm Hà Ri
  • Thành Đá Tà Kơn
  • Thác Hang Dơi
  • Khu bảo tồn thiên nhiên Vườn Cam Nguyễn Huệ (di tích quốc gia Vườn Cam Nguyễn Huệ – căn cứ địa vùng Tây Sơn thượng đạo)
  • Đồi thông Vĩnh Thạnh

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.

Đăng bởi: Phương Nguyễn Minh

YOLO! Khám phá các huyện ở Bình Định

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก