CAMPUCHIA

Bokator - môn võ kỳ quái của người Campuchia

Người Campuchia có một môn võ được dùng để đánh chết sư tử tồn tại hàng nghìn năm đó là Bokator (Bok – đánh; tor – sư tử; Bokator – đập chết sư tử). Theo một tài liệu nghiên cứu, Bokator được xếp vào danh sách 1 trong 10 môn võ kỳ lạ nhất thế giới bởi phong cách của nó mang những đặc trưng cực kỳ khác biệt. Và nó đứng ở vị trí cuối cùng trong danh sách 25 môn võ chết chóc nhất.

Đây là một môn võ lạ có nguồn gốc từ Campuchia, được ra đời từ khoảng 1700 năm trước. Tên gọi của môn võ này bắt nguồn từ giai thoại rằng, cách nay khoảng 2.000 năm có một con sư tử rất hung dữ tấn công vào một ngôi làng. Khi dân làng không thể tìm ra cách để hóa giải nỗi ác mộng này thì có một chiến binh xuất hiện với chỉ duy nhất con dao trên tay. Người chiến binh này đã chiến đấu với con sư tử và cuối cùng hạ gục nó bằng một cú lên gối. Sau đó, người chiến binh ấy tái hiện lại những chiêu thức mà ông đã dùng để đối phó với con sư tử kia. Dần dần kỹ thuật trên được nhiều người sử dụng để chiến đấu chống lại động vật hoang dã. Và ngày nay đã trở thành một môn võ thuật tiêu biểu của dân tộc Campuchia.

ẩm thực, campuchia, bokator - môn võ kỳ quái của người campuchia

Theo ghi chép từ lịch sử, môn võ này từng được các vị vua Angkor sử dụng để phố biến trong quân đội, từng trở thành một thế lực cực kỳ hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á trong hơn 6 thế kỷ bắt đầu từ năm 800 sau Công Nguyên. Mãi tới thời điểm chế độ Pol Pot (1975-1979), môn võ này bị đàn áp bởi lực lượng Khmer Đỏ. Tuy nhiên, một số bậc thầy của Bokator đã theo dòng người tị nạn chạy trốn sang Mỹ. Trong đó, San Kim Sean là một cao thủ khét tiếng, được coi là cha đẻ của môn Bokator hiện đại. Ông sống ở Houston, Texas và sau đó chuyển đến Long Beach, California. Tại đây ông tập và dạy Bokator kết hợp với một số đòn thế của Hapkido. Cho tới khoảng năm 1992, ông và một số cộng sự đã quay trở về Campuchia để khôi phục lại phong trào Bokator. Đến năm 2001, San Kim Sean chính thức được dạy công khai môn Bokator dưới sự cho phép của Quốc vương Campuchia. Kể từ đó tới nay, Bokator dần được phát triển một cách tương đối mạnh mẽ. Hiện tại đã có khá nhiều nước trên thế giới biết đến môn võ độc đáo này.

Bokator chịu sự ảnh hưởng của võ thuật Ấn Độ với màu sắc Hindu giáo cùng với võ thuật của một số quốc gia láng giềng như Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam tuy nhiên lại mang màu sắc riêng của người Khmer. Bokator bao gồm các kỹ thuật chiến đấu bằng tay không lẫn vũ khí, nó là một trong những hệ thống chiến đấu cổ xưa nhất ở Campuchia. Nó sử dụng một loạt các kỹ thuật tấn công bằng cùi chỏ và đầu gối, cẳng chân…

ẩm thực, campuchia, bokator - môn võ kỳ quái của người campuchia

Khi chiến đấu, các chiến binh Bokator mặc đồng phục quân đội Khmer cổ. Một chiếc krama (khăn quàng cổ) được quấn quanh eo của họ và dây lụa màu xanh lam và đỏ được gọi là “sangvar day” cột quanh đầu chiến binh và bắp tay. Trong quá khứ, những sợi dây buộc được phù phép để tăng sức mạnh cho chiến binh, mặc dù bây giờ chúng chỉ là nghi lễ.

ẩm thực, campuchia, bokator - môn võ kỳ quái của người campuchia

Hệ thống đòn thế của Bokator vô cùng đa dạng gồm 341 bộ, trong đó hầu hết tất cả các động tác đều được bắt chước theo phong cách chiến đấu của các loài vật hoang dã như ngựa, chim, đại bàng, rắn, hổ, sư tử, thậm chí cả…vịt.

Bokator có tới hơn 10.000 kỹ thuật sử dụng khuỷu tay, đầu gối, ném, vật, khóa… là một nguồn vô tận cho các võ sĩ có thể tập luyện và áp dụng trong thực tế. Mặc dù dùng nhiều khuỷu tay, gối nhưng kỹ thuật trong Bokator hoàn toàn khác với Muay Thái hay Kickboxing. Trong khi Kickboxing là môn thể thao chiến đấu thì Bokator lại được sử dụng nhiều trên chiến trường và chủ yếu là chiến đấu trên mặt đất.

ẩm thực, campuchia, bokator - môn võ kỳ quái của người campuchia

Trong các kỹ thuật cổ truyền, môn võ này vừa có thể đánh tay không và vũ khí (phổ biến nhất là gậy tre, gậy ngắn). Ngoài các đòn tấn công bằng gối, bàn tay, khuỷu tay, bàn chân, cẳng chân thì đầu thì vai, hông, xương hàm, ngón tay cũng được dùng để chống lại đối phương nhằm khống chế hoặc có thể làm tử vong.

Bokator gồm có 6 bậc đai. Đầu tiên là đai trắng, tiếp đến là đai xanh lá cây, xanh dương, đỏ, nâu và cuối cùng là đai đen. Sau khi hoàn thành những bước sơ cấp, các chiến binh mặc Krama đen ít nhất 10 năm. Để đạt Krama vàng, người đó phải là một bậc thầy đích thực và có cống hiến lớn lao cho Bokator.

Năm 2006, cuộc thi đấu Bokator quốc gia đầu tiên được tổ chức tại Phnom Penh từ ngày 26 đến 29-9 đã thu hút hơn 20 đội hàng đầu của 9 tỉnh đã đến tham dự. Năm 2010, điện ảnh Campuchia đã cho ra đời bộ phim về môn võ này, nhằm ca ngợi, tôn vinh vẻ đẹp của nền võ thuật cổ truyền dân tộc và trên hết là giới thiệu cho toàn thể nhân loại biết về Bokator.

Hiện nay tại Campuchia, Bokator không chỉ là một môn võ chiến đấu mà còn trở thành một biểu tượng văn hóa của người Khmer. Nếu du khách là người yêu thích võ thuật cũng như thích khám phá nền văn hóa đặc sắc của “xứ sở Chùa Tháp” thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Campuchia và đừng quên tìm hiểu môn võ thuật độc đáo này nhé!

Đăng bởi: Nguyễn Thị Nguyện

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก