Cẩm Nang Lào Cai Sapa

Cẩm nang du lịch Sapa từ A đến Z – Phần 2

  • 1. Lễ hội Sapa
    1. 1.1. Lễ hội Xuống Đồng Sapa – Lào Cai
    2. 1.2. Hội Roóng Poọc của người Giáy
    3. 1.3. Gầu Tào – Lễ hội mùa xuân của dân tộc Mông
  • 2. Những hoạt động thú vị nên thử tại Sapa
    1. 2.1. Ngắm bình minh, hoàng hôn tại Sapa
    2. 2.2. Khám phá chợ đêm Sapa
    3. 2.3. Ngủ “nhờ” tại nhà một người dân tộc thiểu số
    4. 2.4. “Săn” tuyết rơi ở Sapa
  • 3. Văn hóa ẩm thực đa dạng và đặc sắc
    1. 3.1. Cơm lam
    2. 3.2. Rau tươi xứ lạnh
    3. 3.3. Cá hồi, cá tầm tươi
    4. 3.4. Lợn cắp nách
    5. 3.5. Các món nướng
    6. 3.6. Thắng cố
  • Đến với Sapa không chỉ là đến với những khung cảnh thiên nhiên phong phú và kỳ vĩ mà còn là hòa nhập, khám phá văn hóa của những con người chân chất nơi đây. Đời sống văn hóa và tinh thần của người dân tộc thiểu số rất đa dạng và phong phú với nhiều nét đặc sắc. Họ rất coi trọng đời sống tinh thần và tâm linh. Điều này thể hiện qua văn hóa lễ hội Sapa. Hãy cùng SWIO điểm ra một số lễ hội đặc sắc, nổi bật ở Sapa, cũng như các hoạt động và văn hóa ẩm thực mà bạn có thể trải nghiệm khi đến Sapa nhé.

    1. Lễ hội Sapa

    1.1. Lễ hội Xuống Đồng Sapa – Lào Cai

    Thời gian diễn ra lễ hội: mồng 8 Tết.

    Lễ hội Xuống Đồng Sapa là lễ hội thường niên của đồng bào dân tộc Tày và Dao, thường được khai hội vào đầu mùa xuân với hai phần là phần Lễ và phần Hội. Quan niệm cho rằng ý nghĩa của lễ hội là để xua đuổi ma quỉ, xua đuổi điều không may cũng như ăn mừng năm mới, tiếp thêm sinh lực mới cho người dân trong sản xuất và xây dựng, gìn giữ bản sắc văn hoá.

    Hòa mình vào lễ hội, du khách sẽ được chiêm ngưỡng các điệu múa duyên dáng và các tiết mục văn nghệ dân gian đặc sắc của người Tày, người Dao. Chưa hết, du khách còn có thể tham gia vào các trò chơi dân gian như đẩy gậy, kéo co, đánh quay, đánh bóng, bịt mắt bắt dê, leo cột mỡ,…

    phú quốc, kiên giang, cẩm nang du lịch sapa từ a đến z – phần 2

    Hình: Lễ hội Xuống Đồng của người Tày

    1.2. Hội Roóng Poọc của người Giáy

    Thời gian diễn ra lễ hội: ngày Thìn tháng Giêng Âm lịch

    Hội Roóng Poọc hay còn gọi là Lễ hội Xuống Đồng của người Giáy, được tổ chức như một cách để cảm ơn trời và các vị thần đã mang lại thịnh vượng và hạnh phúc cho tất cả mọi người trong năm qua. Cũng như Lễ hội Xuống Đồng của dân tộc Tày và Dao, họ cũng dâng lời thỉnh cẩu đến thần cai quản địa bàn cầu nguyện cho bình an trong năm mới, một năm mới mưa gió thuận hòa, cây cối tươi tốt, chăn nuôi thuận lợi, gia đình mạnh khỏe.

    phú quốc, kiên giang, cẩm nang du lịch sapa từ a đến z – phần 2

    Hình: Hội Roóng Poọc của người Giáy

    Đến với lễ hội, người dân địa phương và du khách sẽ được thưởng thức các tiết mục văn mục do thanh niên nam nữ ở làng Tả Van biểu diễn. Bên cạnh đó, còn có các trò chơi dân gian truyền thống như ném cồn vào vòng tròn, bắt dê trong khi bịt mắt và đi cầu tre qua suối.

    Cuộc thi cày ruộng giữa mới là tiết mục được mong chờ nhất khi sự kịch tính và hồi hộp của cuộc thi đưa người xem trải qua muôn vàn cung bậc cảm xúc khác nhau. Kết thúc lễ hội, mọi người còn được thưởng thức những mâm cúng với tất cả những món ăn đặc sắc nơi đây.

    1.3. Gầu Tào – Lễ hội mùa xuân của dân tộc Mông

    Thời gian diễn ra lễ hội: từ ngày mồng 1 đến 15 tháng Giêng Âm lịch.

    Lễ hội mùa xuân Gàu Tào của dân tộc H’Mông ở Sapa diễn ra dưới chân núi Fansipan ở Tà Giang Phin để cầu may mắn cho các cặp vợ chồng không có con hoặc có con cháu bị ốm. Chính vì vậy mà lễ hội thu hút rất nhiều đàn ông và phụ nữ trẻ chưa lập gia đình.

    Không chỉ riêng các đôi vợ chồng, rất nhiều người dân Mông trong khu vực cũng tham gia Lễ hội như một cách để cảm tạ trời đất, thần núi đã phù hộ ban cho dân bản sức khỏe; cầu phúc, cầu lộc cho mọi người; tạ ơn đã ban cho một mùa màng bội thu, gia súc đầy chuồng…

    phú quốc, kiên giang, cẩm nang du lịch sapa từ a đến z – phần 2

    Hình: Hội Gầu Tào

    Tại đây, du khách sẽ cùng người dân vui chơi trước khi bắt đầu vào một mùa vụ mới với các bài hát giao duyên và các trò chơi truyền thống như đẩy gậy, bịt mắt, bắt dê, bắn nỏ và leo núi.

    2. Những hoạt động thú vị nên thử tại Sapa

    2.1. Ngắm bình minh, hoàng hôn tại Sapa

    Bình minh và hoàng hôn vốn đã là 2 khoảnh khắc đẹp nhất trong ngày, nhưng bình minh và hoàng hôn tại Sapa lại là một phạm trù hoàn toàn khác. Bầu không khí trong lành và se lạnh cùng làn sương mỏng tênh như tấm vải lụa làm cho khung cảnh như một bức tranh vẽ, chân thật ngay trước mắt nhưng cũng kỳ ảo đến lạ kỳ. Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi cạnh ly cà phê nóng cùng cuốn sách yêu thích của mình. Và ngắm nhìn cái cách mà Sapa bắt đầu một ngày của nó, thật là thư thái làm sao.

    phú quốc, kiên giang, cẩm nang du lịch sapa từ a đến z – phần 2

    Hình: Hoàng hôn Sapa

    2.2. Khám phá chợ đêm Sapa

    Đến với Sapa thì mọi người nhất định phải khám phá nơi này vào ban đêm nhé. Dù nhiệt độ ban đêm ở đây giảm thấp, trung bình ngày thường dưới 15°C, nhưng cái lạnh làm cho nơi đây thêm đặc biệt vào ban đêm. Chợ đêm Sapa là một địa điểm hấp dẫn vào ban đêm mà bất kì khách du lịch nào cũng không nên bỏ sót, do vậy SWIO đã dành hẳn ra 1 bài viết để nói về chợ đêm Sapa để bạn đọc có thể tham khảo thêm nè.

    2.3. Ngủ “nhờ” tại nhà một người dân tộc thiểu số

    Nghe không tồi tí nào, đó là một trải nghiệm bạn nên thử khi đến Sapa. Cho dù bạn là người không được cởi mở và khó bắt chuyện với người lạ, đừng lo. Những con người nơi đây sẽ giúp bạn cởi mở hơn. Bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn tự nhiên và thoải mái vì sự hiếu khách và nhiệt tình của họ. Hãy “tranh thủ” trải nghiệm cuộc sống của những người dân nơi đây, từ những món ăn dân giã cho đến những hoạt động thường ngày như làm đồ thủ công, trang sức. Điều đó sẽ giúp bạn yêu mến thành phô sương mù này hơn.

    2.4. “Săn” tuyết rơi ở Sapa

    Tuyết là đặc trưng của mùa đông ở Sapa, tháng lạnh nhất trong mùa đông rơi vào khoảng giữa đến cuối tháng 12, đây là thời điểm thường xuất hiện tuyết rơi ở Sapa. Những bông tuyết nhẹ gặp không khí lạnh từ trên cao rơi xuống và khô lại. Khi trời quang mây, không có mưa và sương mù, rất lạnh (nhiệt độ -1 độ C) sẽ có mưa tuyết. “Săn” tuyết ở Sapa là một trong những trải nghiệm thú vị được nhiều du khách yêu thích, tuy nhiên không phải ai cũng biết khi nào ở Sapa có tuyết rơi, ngắm tuyết ở nơi nào là lý tưởng. Nếu bạn dự định đi Sapa sau khi hết dịch thì SWIO rất khuyến khích các bạn thử một lần đi ngắm tuyết ở Sapa nhé!

    3. Văn hóa ẩm thực đa dạng và đặc sắc

    3.1. Cơm lam

    “Cơm lam”, cái tên nghe giản dị đúng như bản chất của nó. Đây là món ăn đơn giản, dễ làm, “dễ ăn”, bởi đó chỉ là những hạt gạo cùng với chút muối cùng với ống nứa và nước suối của rừng. Gạo để nấu cơm là gạo tẻ được trồng trên những thửa ruộng bậc thang ở Sapa, được các đồng bào dân tộc nấu khi làm nương rẫy. Người dân Sapa thường coi cơm lam là một món đặc sản để đón tiếp khách quý hay sử dụng trong các ngày lễ hội của bản làng.

    Đến Sapa, bạn có thể tìm thấy cơm lam ở bất cứ đâu, từ hàng quán ven đường đến những nhà hàng cao cấp, đâu đâu cũng phục vụ món ăn này như một khẳng định “cơm lam Sapa sẽ không bao giờ làm bạn thất vọng khi thưởng thức”. Món ăn này sẽ để lại những ấn tượng khó phai trong lòng những ai đã thưởng thức nó.

    phú quốc, kiên giang, cẩm nang du lịch sapa từ a đến z – phần 2

    Hình: Cơm Lam Sapa

    3.2. Rau tươi xứ lạnh

    Không hổ danh là xứ sở của các loại rau, đến với Sapa bạn sẽ có cơ hội thử các món rau nổi tiếng như: Su su luộc chấm muối vừng, ngồng cái xào tỏi, lẩu gà ăn với các loại rau…

    phú quốc, kiên giang, cẩm nang du lịch sapa từ a đến z – phần 2

    Hình: Quả Su Su

    Đa số những du khách đã đều thắc mắc rằng tại sao su su được trồng ở rất nhiều nơi nhưng ở Sa Pa lại tươi, ngon ngọt hơn hẳn. SWIO cá rằng bạn cũng sẽ thắc mắc tương tự khi được thử món đặc sản này.

    phú quốc, kiên giang, cẩm nang du lịch sapa từ a đến z – phần 2

    Hình: Rau ngồng xào tỏi

    Các loại rau ngồng thường được xào với tỏi, khi ăn sẽ tạo cảm giác khó quên bởi vị ngọt đậm ở cuống pha lẫn đắng và vị ngọt dịu ở ngọn.

    3.3. Cá hồi, cá tầm tươi

    Ít ai biết rằng những chú cá hồi tưởng chừng chỉ có nơi trời Tây lại được nuôi thả và trở thành một trong các loại đặc sản nổi tiếng nhất Sapa. Cá hồi Sapa có màu hồng tươi, thớ săn, thịt mềm nhưng rất chắc, béo ngọt nhưng ít mỡ thường được chế biến thành các món ăn: lẩu cá hồi, gỏi cá hồi, cá hồi nướng… Bật mí, cá hồi Sapa không thua thém gì cá hồi nhập khẩu đâu nha, bạn hãy đích thân đến Sapa để thử và kiểm chứng thông tin trên nhé!

    phú quốc, kiên giang, cẩm nang du lịch sapa từ a đến z – phần 2

    Hình: Cá hồi Sapa

    3.4. Lợn cắp nách

    Có lẽ ai đến Sapa rồi sẽ biết, đi trên đường cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người dân địa phương bày bán lợn cắp nách. Đây là giống lợn của người Mông bản địa nuôi theo kiểu thả rông, thỉnh thoảng đồng bào tóm một con kẹp vào nách, đem ra chợ bán nên được gọi là lợn cắp nách. Thịt lợn cắp nách thường nhiều nạc, ít mỡ, thơm chứ không hôi như những giống lợn được nuôi bằng cám tăng trọng, chúng chạy nhảy nhiều nên thịt cũng rất săn chắc. Lợn cắp nách được đầu bếp chế biến thành nhiều món ăn đa dạng và hấp dẫn như nướng, xào, hấp…một khi ăn là sẽ nhớ mãi.

    phú quốc, kiên giang, cẩm nang du lịch sapa từ a đến z – phần 2

    Hình: Lợn cắp nách

    3.5. Các món nướng

    Món nướng, hay còn được du khách gọi vui là “món gì cũng nướng được”, là một nét đặc trưng của thành phố sương mù Sapa. Với tiết trời se lạnh nơi vùng núi, những xiên nướng như những cứu tinh của bạn. Hương thơm nóng nổi và mời gọi, món nướng sẽ xua tan cái lạnh và lắp đầy “chiếc bụng đói” của bạn với vô vàn những món như thịt cuốn cải mèo hay thịt cuốn nấm nướng, chân gà nướng, cơm lam…Tất cả đều là những món ăn quen thuộc nơi đây. Bạn chẳng thể nào biết được mùi vị tuyệt vời của chúng nếu như chưa nếm thử một lần.

    phú quốc, kiên giang, cẩm nang du lịch sapa từ a đến z – phần 2

    Hình: Món nướng Sapa

    3.6. Thắng cố

    Thắng Cố được biết đến là món ăn truyền thống của người H’Mông, bắt nguồn từ vùng núi Hà Giang. Thắng cố được nấu khá đơn giản, tất cả lòng, ruột non, ruột già, phèo phổi bèo nhèo, gọi chung là lục phủ ngũ tạng được nấu hỗn độn với xương ngựa, tiết ngựa. Ban đầu bạn sẽ ngại thử vì hương vị hơi khó ăn của nó, tuy nhiên đã thử một lần rồi là sẽ muốn ăn lần 2, lần 3 hay thậm chí là nghiện luôn. Lưu ý khi ăn thắng cố, thắng cố ngon cần đến 27 loại gia vị khác nhau như quế, hồi, thảo quả, lá thơm…và nên ăn kết hợp với các loại rau rừng các bạn nhé.

    phú quốc, kiên giang, cẩm nang du lịch sapa từ a đến z – phần 2

    Hình: Thắng cố

    Văn hóa, lễ hội, ẩm thực Sapa luôn là những thứ khiến du khách tò mò và muốn khám phá trong mỗi chuyến du lịch. Và trong Cẩm nang du lịch Sapa từ A đến Z phần 2 này, SWIO và bạn đã cùng điểm qua tất cả những điểm đặc sắc nhất của “thành phố sương mù” này rồi. Hi vọng trong chuyến đi tiếp theo các bạn sẽ có thể trải nghiệm hết những gì mà SWIO gợi ý nha.

    Đăng bởi: đa 2 Th

    YOLO! Khám phá các huyện ở Lào Cai

    ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก