Đồng Văn Hà Giang

Chinh phục điểm cực Bắc Tổ Quốc: Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang 

Thông tin về điểm cực Bắc – Hà Giang

Vị trí: Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Đánh giá điểm du lịch:

Độ khó: 6/10

Cảnh quan: 7/10

Thời gian chinh phục: 2 ngày 1 đêm hoặc 3 ngày 2 đêm

Địa hình: Thung lũng, núi cao, cao nguyên đá.

Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa. Quanh năm mát mẻ. Mùa Đông đặc biệt lạnh. Vào thời điểm lạnh nhất có thể có tuyết rơi.

Loại hình du lịch: Phượt, Trekking

du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, chinh phục điểm cực bắc tổ quốc: lũng cú, đồng văn, hà giang 

Lũng Cú là một xã vùng sâu, vùng xa của Đồng Văn – Hà Giang (Ảnh sưu tầm)

du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, chinh phục điểm cực bắc tổ quốc: lũng cú, đồng văn, hà giang 

Nơi đây trở thành địa điểm yêu thích của hội “xê dịch” (Ảnh sưu tầm)

Địa điểm du lịch tại điểm cực Bắc

Hành trình đến điểm cực Bắc bạn sẽ có cơ hội ghé thăm những cảnh đẹp đáng ngưỡng mộ của Lũng Cú – Đồng Văn – Hà Giang.

Cột cờ Lũng Cú

Cột cờ Lũng Cú là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất tại Hà Giang. Cột cờ nằm trên đỉnh núi Lũng Cú hay còn được gọi là núi Rồng. Đứng sừng sững giữa đất trời Hà Giang trên độ cao 1.470 m. Cột Cờ Lũng Cú cũng là điểm cao nhất tại cực Bắc Việt Nam. Cột cờ Lũng Cú là niềm tự hào dân tộc là nơi đánh dấu lãnh thổ Việt Nam linh thiêng.

du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, chinh phục điểm cực bắc tổ quốc: lũng cú, đồng văn, hà giang 

Cột cờ Lũng Cúng (Ảnh sưu tầm)

Cột cờ Lũng Cúng được xây dựng mới nhất vào năm 2010. Từ chân đế đến đỉnh cột cờ cao 30m. Trên đỉnh cột là quốc kỳ Việt Nam. Cán cờ cao 12,9m. Lá cờ có diện tích 54m2.

du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, chinh phục điểm cực bắc tổ quốc: lũng cú, đồng văn, hà giang 

Lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên cột cờ Lũng Cú (Ảnh sưu tầm)

Đường lên cột cờ được xây bậc đá để tiện cho du khách tham quan. Hàng năm nơi đây đón hàng nghìn lượt khách đến tham quan, tìm hiểu lịch sử và ý nghĩa địa danh này. Để chinh phục cột cờ Lũng Cú, bạn phải leo 389 bậc thang và 140 bậc thang xoắn mới tới nơi.

du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, chinh phục điểm cực bắc tổ quốc: lũng cú, đồng văn, hà giang 

Đường lên cột cờ Lũng Cú (Ảnh sưu tầm)

Từ trên đỉnh cột cờ nhìn xuống có 2 ao nước hai bên được gọi là mắt rồng, quanh năm không bao giờ cạn nước. Xung quanh là cánh đồng với thửa ruộng bậc thang lấp lánh trong sắc lúa vàng. Vào mùa hoa Tam Giác Mạch, hoa cải vàng… nơi đây càng trở nên hấp dẫn hơn.

du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, chinh phục điểm cực bắc tổ quốc: lũng cú, đồng văn, hà giang 

Khung cảnh từ trên đỉnh cột cờ nhìn xuống (Ảnh sưu tầm)

Cột mốc điểm cực Bắc

Từ cột cờ Lũng Cú đi theo hướng Bắc chừng 4 – 5 km sẽ đến cột mốc 428. Cột mốc 428 chính là điểm cực Bắc của Việt Nam, đánh dấu ranh giới lãnh thổ của Việt Nam với Trung Quốc.

du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, chinh phục điểm cực bắc tổ quốc: lũng cú, đồng văn, hà giang 

Cột mốc 428 (Ảnh sưu tầm)

Từ cột mốc bạn sẽ nhìn thấy nơi bắt nguồn dòng sông Nho Quan bắt đầu dòng chảy vào Việt Nam.

du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, chinh phục điểm cực bắc tổ quốc: lũng cú, đồng văn, hà giang 

Nơi đánh dấu điểm bắt đầu sông Nho Quan chảy vào Việt Nam (Ảnh sưu tầm)

Cột mốc được xây bằng đá hoa cương. Để đưa được phiến đá nặng lên đây mất rất nhiều công sức, gặp nhiều khó khăn, có lúc là nguy hiểm. Để hoàn thành được cột mốc phải mất đến hơn 2 năm.

du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, chinh phục điểm cực bắc tổ quốc: lũng cú, đồng văn, hà giang 

Cột mốc 428 chính là mục đích cuối cùng của hành trình chinh phục điểm cực Bắc (Ảnh sưu tầm)

Cao nguyên đá Đồng Văn

Trên hành trình đến Lũng Cú, bạn sẽ đi qua Đồng Văn. Cao nguyên đá Đồng Văn là công viên địa chất toàn cầu được thế giới công nhận.

du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, chinh phục điểm cực bắc tổ quốc: lũng cú, đồng văn, hà giang 

Công viên địa chất Đồng Văn (Ảnh sưu tầm)

Cao nguyên đá Đồng Văn là một trong những địa điểm du lịch được yêu thích trong chuyến hành trình chinh phục điểm cực Bắc. Diện tích toàn vùng lên tới 2356,8 km² . Nơi đây có độ cao hiểm trở, vùng núi đá dốc cao, độ cao trung bình của Đồng Văn là khoảng 1.400 – 1.600 m.

du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, chinh phục điểm cực bắc tổ quốc: lũng cú, đồng văn, hà giang 

Nét đẹp hoang sơ của cao nguyên đá Đồng Văn (Ảnh sưu tầm)

Cao nguyên đá Đồng Văn được hình thành từ 400 – 600 triệu năm về trước, nơi đây lưu giữ những mẫu hóa thạch quan trọng trong sự tiến hóa của tự nhiên. Đến Đồng Văn bạn sẽ được trải nghiệm không gian văn hóa đa dạng của hơn 17 dân tộc cùng chung sống.

du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, chinh phục điểm cực bắc tổ quốc: lũng cú, đồng văn, hà giang 

Đồng Văn là nơi sinh sống của hơn 17 đồng bào dân tộc thiểu số (Ảnh sưu tầm)

Chợ tình khâu Vai

Chợ tình khâu Vai là chợ phiên nổi tiếng nhất của Việt Nam. Phiên chợ được thế giới công nhận là chợ phiên độc đáo nhất khu vực Đông Nam Á.

du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, chinh phục điểm cực bắc tổ quốc: lũng cú, đồng văn, hà giang 

Phiên chợ vùng cao nổi tiếng thu hút đông khách du lịch (Ảnh sưu tầm)

Phiên chợ đã được hình thành và tồn tại suốt 100 năm nay. Đây là nơi các cặp đôi dang dở tình duyên gặp lại nhau để hò hẹn, ôn lại tình cũ. Chợ phiên chỉ họp duy nhất 1 ngày trong năm vào ngày 27/3 âm lịch.

du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, chinh phục điểm cực bắc tổ quốc: lũng cú, đồng văn, hà giang 

Phiên chợ của hẹn hò trai gái (Ảnh sưu tầm)

Đến thăm chợ tình, bạn sẽ lạc vào thế giới văn hóa độc đáo, đa dạng màu sắc của đồng bào các dân tộc. Những điệu hát, điệu múa diễn ra suốt ngày đêm. Những chàng trai, cô gái rực rỡ trong bộ trang phục dân tộc đặc trưng.

du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, chinh phục điểm cực bắc tổ quốc: lũng cú, đồng văn, hà giang 

Khung cảnh tươi vui tại chợ tình Khâu Vai (Ảnh sưu tầm)

Ruộng bậc thang

Ở Hà Giang không chỉ có Hoàng Su Phì mới có ruộng bậc thang mà ở Lũng Cú cũng có. Tuy không quá hoành tráng nhưng vẻ đẹp ở đây cũng đủ để du khách ngất ngây.

Từ trên đỉnh cột cờ Lũng Cú nhìn xuống là mênh mông biển lúa giữa thung lũng. Vào mùa lúa chín nơi đây như “dòng sông vàng” uốn lượn, long lanh, rực rỡ trong nắng.

Ruộng bậc thang ở Lũng Cú có độ cao thấp, giữa các bậc thang chênh lệch độ cao không nhiều. Ở các vùng thấp, ruộng thậm chí được chia thửa giống ruộng ở đồng bằng. Được bao bọc bởi rừng xanh, núi cao, những thửa ruộng trở thành nét chấm phá hiền hòa, lãng mạn, đối lập hoàn toàn.

du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, chinh phục điểm cực bắc tổ quốc: lũng cú, đồng văn, hà giang 
du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, chinh phục điểm cực bắc tổ quốc: lũng cú, đồng văn, hà giang 

Ruộng bậc thang ở dưới chân cột cờ Lũng Cú (Ảnh sưu tầm)

Lưu ý các thời điểm để chinh phục

Thời điểm Lũng Cú đẹp nhất chưa chắc là lúc thích hợp để leo núi. Hãy cân đối thật kỹ 2 yếu tố này để không gặp phải nguy hiểm.

Thời gian nên tránh

Bạn không nên đến điểm cực Bắc vào mùa mưa hoặc mùa quá lạnh. Từ điểm leo bộ lên cột mốc 428 chỉ tầm 2km nhưng nhiều lúc phải mất hơn 3 tiếng đồng hồ mới tới nơi. Đường đến đây chủ yếu là băng rừng, lối mòn rất nhỏ, bên dưới là vực, phải bám vào dây leo để không bị trượt ngã.

Trong mùa mưa khoảng tháng 5 đến hết tháng 7, rừng rất ẩm ướt, nền đất ngấm nước trơn trượt, sẩy chân 1 cái là gặp nguy hiểm ngay. Sau những ngày mưa tầm tã, nắng lên khiến cho các loài như rắn, rết, vắt, muỗi rất nhiều. Nếu bị cắn sẽ rất nguy hiểm.

Mùa Đông khoảng tháng 12 đến tháng 1 là lúc Lũng Cú lạnh nhất. Những đợt không khí lạnh thường xuyên dưới 0 độ C khiến nơi đây chìm trong băng giá, rét buốt. Băng rừng vào thời gian này rất nguy hiểm. Cái lạnh thấu xương có thể khiến bạn kiệt sức, cảm lạnh.

Thời gian nên đi

Mùa xuân: Tháng 2 đến tháng 4. Thời điểm này Lũng Cú đã qua mùa lạnh, mùa mưa chưa tới, việc băng rừng sẽ thuận lợi hơn, đường đi khô ráo. Cảnh sắc trên đường đi cũng rất đẹp. Hoa Ban, hoa Đào đua nhau khoe sắc sẽ khiến con đường lên núi thêm thơ mộng, phần nào bớt chút mệt mỏi.

du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, chinh phục điểm cực bắc tổ quốc: lũng cú, đồng văn, hà giang 

Bạn nên leo núi vào mùa Xuân (Ảnh sưu tầm)

Mùa Thu: Tháng 9 đến tháng 11. Mùa Thu là lúc điểm cực Bắc đã qua màu mưa và mùa Đông thì chưa tới. Thời tiết mát mẻ, có nắng, không khí dễ chịu. Mùa Thu cũng là mùa lúa chín trên cánh đồng dưới chân núi ở cột cờ, cảnh đẹp hấp dẫn.

du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, chinh phục điểm cực bắc tổ quốc: lũng cú, đồng văn, hà giang 

Mùa Thu ở Lũng Cú chìm trong sắc vàng ươm (Ảnh sưu tầm)

du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, chinh phục điểm cực bắc tổ quốc: lũng cú, đồng văn, hà giang 

Tháng 11 ở cao nguyên đá Đồng Văn sẽ có lễ hội hoa Tam Giác Mạch (Ảnh sưu tầm)

Chuẩn bị quan trọng trước hành trình

Dưới đây là 3 điều bạn không thể quên khi chuẩn bị cho chuyến hành trình của mình. Hãy ghi nhớ và chuẩn bị thật cẩn thận nhé.

Thứ nhất: Xin được giấy phép đến cột mốc 248

Để đến cột mốc 248, bạn phải xin được giấy phép của đồn biên phòng Lũng Cú.

Điểm cực Bắc – cột mốc 248 là vùng địa chính trị quan trọng được quân đội, nhà nước bảo vệ nghiêm ngặt. Nếu không được cho phép bạn sẽ không được đến đây. Việc cố tình đi sẽ bị phạt hoặc bị giữ lại đồn biên phòng làm việc. Đừng bỏ lỡ chuyến hành trình của mình vì sai sót này.

du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, chinh phục điểm cực bắc tổ quốc: lũng cú, đồng văn, hà giang 

Đồn biên phòng tại Lũng Cú (Ảnh sưu tầm)

Thứ 2: Thuê Porter dẫn đường

Bạn không nên tự mò đường đến Lũng Cú. Chặng đường leo đến đỉnh cột mốc tuy rất ngắn nhưng lại vô cùng khó khăn, gian nan, nguy hiểm ập đến bất cứ lúc nào. Porter sẽ giúp bạn giảm phần lớn những mối lo ngại này. Hãy tìm một porter chuyên nghiệp có kinh nghiệm đi rừng và thông thạo đường đi lối lại ở đây. Họ không những chỉ đường mà còn hỗ trợ mang vác đồ cho đoàn leo cột mốc.

Thứ 3: Những vật bất ly thân phải mang theo

  • Quần áo phượt: Quần áo dài tay, co giãn, thoải mái, dễ vận động, che chắn cơ thể tránh côn trùng, rắn rết. Áo giữ ấm phòng trừ lạnh.
  • Giày leo núi chuyên biệt, độ bám vào các vách đá cao. Giày vừa chân, thoải mái, có độ đàn hồi, chống nước, thoáng mồ hôi.
  • Đồ bảo hộ: Găng tay, mũ, bọc đệm khủy tay, đầu gối.
  • Đồ leo núi: Dây thừng, gậy leo núi, móc bám vào đá …
  • Đồ ăn: Đồ ăn nhẹ, đồ ăn liền, đồ ăn trưa, nước uống
  • Thuốc thông thường: Cảm cúm, sốt, băng gạc, thuốc sát trùng.
  • Các loại kem bôi chống côn trùng.

Hành trình từ Hà Nội đến Hà Giang

Quãng đường: Hà Nội – tt. Hà Giang: 300 km

Thời gian: 6 tiếng

Phương tiện: xe máy, ô tô, xe khách

Tuyến đường đối với xe máy và xe khách

Hà Nội – Thị xã Phú Thọ:

Phương án 1: Đi theo đường CT05. Hà Nội – Cầu Nhật Tân – Đông Anh – Vĩnh Yên – Việt Trì – Phú Thọ.

Phương án 2: Đi theo đường Đại lộ Thăng Long: Hà Nội – Đại lộ Thăng Long – rẽ DT419 – vào quốc lộ 32 – Phú Thọ.

Phương án 3: Hà Nội – Nhổn – Quốc lộ 32 thẳng đường – Phú Thọ.

Thị xã Phú Thọ – Hà Giang:

Tại thị xã Phú Thọ rẽ phải vào đường AH14 (Quốc lộ 2) – Thẳng đường quốc lộ qua Tuyên Quang là đến Hà Giang.

Lựa chọn với xe khách

Nếu chọn xe khách là phương tiện di chuyển, bạn chỉ cần bắt xe ra bến Mỹ Đình, mua vé tuyến Hà Nội – Hà Giang là được. Điều kiện xe rất tốt, xe giường nằm thoải mái, đầy đủ tiện nghi. Giá vé khoảng 250 – 300 nghìn/ lượt.

Hành trình từ Hà Giang đến Lũng Cú

Quãng đường: 160 – 200km (tùy thuộc vào tuyến đường bạn chọn)

Thời gian: 5 – 6 tiếng

Phương tiện: Xe máy, ô tô

Tuyến đường:

Lựa chọn 1: Trung tâm Hà Giang – rẽ phải vào quốc lộ 34, quốc lộ 4C, đến ngã 3 rẽ phải là đến Lũng Cú.(200km)

Lựa chọn 2: Trung tâm Hà Giang – rẽ trái vào quốc lộ 4C thẳng đường là đến Lũng Cú (160km)

Hướng dẫn đến điểm cực Bắc

Sau khi đến Lũng Cú, xuất trình giấy tờ để được cấp phép tại đồn biên phòng, sau đó tiếp tục hành trình. Bạn có thể theo bản đồ hoặc hỏi người dân để đến được bản Xéo Lủng.

du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, chinh phục điểm cực bắc tổ quốc: lũng cú, đồng văn, hà giang 

Bản Xéo Lủng (Ảnh sưu tầm)

Sau khi đến bản, bạn sẽ phải đi xuống con dốc cao đến khu vực sông Nho Quan. Đường xuống nhiều hộc đá, đường khá trơn và ít chỗ bám, hãy chắc chắn với từng bước đặt chân.

Sau khi đến nơi, từ đây đến cột mốc sẽ khoảng 2km. Thời gian leo mất khoảng 3h đồng hồ. Bạn tiếp tục vượt qua các dốc đá theo hướng đi lên. Đường đi càng ngày càng khó khăn. Một bên là vách đá dựng đứng, bên dưới là vực sâu và sông Nho Quan. Bề rộng lối đường mòn chỉ vài găng tay, có chỗ chỉ đủ để đặt 1 bàn chân.

Sau khi vượt qua được quãng đường này, bạn sẽ đến được vùng đất tương đối rộng và bằng phẳng. Phía trước chính là cột mốc 428 sừng sững giữa đất trời. Hãy tận hưởng cảnh đẹp nơi đỉnh đầu tổ quốc, chụp ảnh, nghỉ ngơi rồi xuống núi vào buổi chiều.

du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, chinh phục điểm cực bắc tổ quốc: lũng cú, đồng văn, hà giang 
du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, chinh phục điểm cực bắc tổ quốc: lũng cú, đồng văn, hà giang 
du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, chinh phục điểm cực bắc tổ quốc: lũng cú, đồng văn, hà giang 

Những hình ảnh đẹp nhất trên cột mốc 428 (Ảnh sưu tầm)

Trên đỉnh địa đầu của tổ quốc, cảm giác như vẻ đẹp non sông đất nước thu trọn trong một ánh nhìn. Điểm cực Bắc có làm bạn cảm thấy thôi thúc muốn đi?

Kim Khánh

Đăng bởi: Lê Khánh Ngọc

YOLO! Khám phá các huyện ở Hà Giang

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก