Chùa Ninh Bình

Chùa Bái Đính – Ninh Bình

Chùa Bái Đính nằm trong Quần thể danh thắng Tràng An thuộc địa bàn xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, cách Tp. Ninh Bình khoảng 18 km và cách thủ đô Hà Nội khoảng 100 km. Bái Đính được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á, được biết đến với nhiều kỷ lục Châu Á và Việt Nam như: Chùa có tượng Phật giát vàng lớn nhất Châu Á, Hành lang La Hán dài nhất Châu Á, Tháp xá lợi Phật cao nhất Châu Á và Tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á…

Núi Bái Đính có từ lâu đời, nó được gắn liền với nhiều giai thoại và huyền thoại về một vị Thiền sư danh tiếng của nước Nam – Lý triều quốc sư Nguyễn Minh Không, ngài chính là người đã đặt nền móng, xây dựng tượng Phật và khai mở miền đất Phật ở nơi đây. Chùa Bái Đính (chùa cổ) có từ năm 1136 do thiền sư Nguyễn Minh Không sáng lập, gồm có các điểm như: Giếng Ngọc, Động thờ Tổ sư, Động thờ Phật, Động thờ Mẫu, Ban thờ Thánh Cao Sơn…

Từ năm 2003, dựa trên nền tảng của ngôi chùa cổ, Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đã phát tâm đầu tư trùng tu và mở rộng chùa với tổng diện tích hiện nay là hơn 1000 ha. Các công trình kiến trúc tiêu biểu của chùa (chùa mới) hiện nay gồm: Cổng Tam Quan, Gác Chuông, Điện Quán Thế Âm, Điện Giáo Chủ, Điện Tam Thế, Bảo Tháp và Hành lang La Hán… Ngoài ra, chùa còn nhiều công trình vẫn đang tiếp tục xây dựng như: Công viên Văn hoá Phật giáo, Khu hồ Đàm Thị, Hồ phóng sinh, Công viên cây xanh…

Ngày 23 tháng 6 năm 2022, Quần thể Danh thắng Tràng An (trong đó có chùa Bái Đính) đã được Ủy ban Di sản Thế giới công nhận là Di sản Thế giới hỗn hợp đầu tiên tại Việt Nam về văn hóa và thiên nhiên.

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Cách đây hơn 1000 năm, tại Ninh Bình đã có ba triều đại phong kiến là: Đinh, Tiền Lê và Lý, các triều đại này đều coi đạo Phật là Quốc giáo. Chính vì vậy, nhiều ngôi chùa đã được xây dựng ở Ninh Bình,  trong đó có ngôi chùa Bái Đính.

     Năm 1136, khi thiền sư Nguyễn Minh Không đi tìm cây thuốc để chữa bệnh “hóa hổ” cho vua Lý Thần Tông, ngài đã phát hiện ra hang động trên núi Đính và chọn nơi đây để xây dựng tượng Phật, làm nơi tu hành.

     Năm 968, Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân và lên ngôi hoàng đế, ông đã lên núi Đính – ngọn núi linh thiêng này lập đàn tế trời để cầu mưa thuận, gió hòa, quốc thái, dân an và phong hầu bái tướng sĩ. Tiếp đó, Vua Quang Trung cũng đã về đây lập đàn tế cờ động viên quân sĩ trước khi ra Thăng Long đại phá quân Thanh.

     Ngày 6 tháng 01 năm (1943 – 1944), đồng chí Trần Tử Bình đã chọn núi Bái Đính làm khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu, ông đã kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến góp phần vào thắng lợi của Cách mạng tháng 8 năm 1945. Vì vậy, người dân nơi đây lấy ngày 6 tháng Giêng hàng năm là ngày lễ hội chùa và đặt tên là chùa Bái Đính. Năm 1997, chùa được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cách mạng cấp Quốc gia.

KHÁM PHÁ DI TÍCH LỊCH SỬ NÀY 

Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á… Đây là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam. Các hạng mục xây dựng, mở rộng khu chùa mới được các đại biểu tham dự đại lễ Phật đản thế giới 2008 làm lễ khánh thành giai đoạn 1, năm 2010 chùa Bái Đính là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật đầu tiên từ Ấn Độ về Việt Nam.

Quần thể chùa Bái Đính hiện có diện tích 539 ha, bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới, các khu vực như: công viên văn hoá và học viện Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đố xe, khu hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh… vẫn đang được tiếp tục xây dựng.

Quần thể chùa Bái Đính gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây dựng từ năm 2003. Chùa nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, ở cửa ngõ phía tây vào cố đô Hoa Lư. Kiến trúc chùa mới hoành tráng, đồ sộ nhưng mang đậm bản sắc truyền thống phù hợp với tâm lý hiếu kỳ, tò mò của người Việt Nam thời nay. Chính vì vậy mà nơi đây sớm trở thành một điểm đến nổi tiếng. Khu chùa Bái Đính mới được các báo giới tôn vinh là một quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á.

Giếng ngọc của chùa Bái Đính cổ nằm gần chân núi Bái Đính. Tương truyền đây là nơi thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy n­ước để sắc thuốc chữa bệnh cho dân và chữa bệnh cho Vua Lý Thần Tông. Giếng xây lại hình mặt nguyệt, rất rộng, có đường kính 30 m, độ sâu của n­ước là 6 m, không bao giờ cạn nước.

Chùa Bái đính hiện đang nắm giữ rất nhiều kỷ lục về chùa ở Châu Á

-Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á.-Tượng đồng 100 tấn ở trong điện Pháp Chủ-Tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á: tượng Phật Di lặc 100 tấn ngoài trời.-Chuông đồng lớn nhất Việt Nam: Đại hồng chung nặng 36 tấn trong Tháp Chuông.-Khu chùa rộng nhất Việt Nam: tổng 539 ha (riêng chùa cổ 27 ha, chùa mới 80 ha)-Khu chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á: hành lang La Hán dài gần 3 km.-Khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam: 500 vị bằng đá xanh cao khoảng 2m.-Khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam.
-Khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam: 100 cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề Ấn Độ.

Hiện tại giá các dịch vụ tại Chùa Bái Đính như sau:Xe điện: 30.000/người/lượt– Vé thăm quan Bảo tháp: 50.000/người
– Giá vé hướng dẫn viên: 300.000/tour

Tại khu chùa Bái Đính có rất nhiều các gian hàng bán đồ lưu niệm cũng như đặc sản hấp dẫn, tuy nhiên giá trên núi trường cao hơn bên ngoài rất nhiều. Nếu mua đặc sản về làm quà bạn nên xuống chân núi tìm mua giá sẽ rẻ hơn. Bạn nhớ mang theo tiền lẻ khi đi lễ chùa và quyên góp nhé, tuy nhiên không nên bỏ tiền lên các tượng phật làm mất mỹ quan khu chùa mà hãy để đúng vào các hòm công đức nơi đây.

Đăng bởi: Ỉn Quỳnh

YOLO! Khám phá các huyện ở Ninh Bình

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก