Trung Quốc

Tỉnh Hồ Nam Trung Quốc : Nơi có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp

Tỉnh Hồ Nam là một tỉnh của Trung Quốc, nằm ở khu vực trung-nam của quốc gia. Hồ Nam nằm ở phía nam của trung du Trường Giang và phía nam của hồ Động Đình (vì thế mới có tên gọi là Hồ Nam). Hồ Nam giáp với Hồ Bắc ở phía bắc, với Giang Tây ở phía đông, với Quảng Đông ở phía nam, với Quảng Tây ở phía tây nam, với Quý Châu ở phía tây, và với Trùng Khánh ở phía tây bắc. Tỉnh lị của Hồ Nam là Trường Sa. Ngôn ngữ bản địa của phần lớn cư dân Hồ Nam là tiếng Tương.

Lịch sử hình thành tỉnh Hồ Nam Trung Quốc

Thời nguyên thủy, các cánh rừng tại Hồ Nam là nơi sinh sống của những bộ tộc Tam Miêu, Bách Bộc và Dương Việt, họ là tổ tiên của các tộc người Miêu, Thổ Gia, Động và Dao hiện nay. Các văn vật khai quật tại nhiều huyện trong tỉnh đã chứng minh rằng những giống người cổ đã có các hoạt động tại Hồ Nam cách đây 400.000 năm, sớm nhất là từ 10.000 năm trước đã có hoạt động trồng lúa và từ 5000 năm trước, tức vào thời đại đồ đá mới, đã có các cư dân sinh sống theo phương thức định cư đầu tiên tại Hà Nam.

Sau khi Hồ Nam bị sáp nhập vào nước Sở, trong hàng trăm năm sau đó, người Hán ở phía bắc đã di cư đến Hồ Nam với số lượng lớn, họ chặt hạ các cánh rừng và bắt đầu hình thành nên các ruộng lúa tại những vùng thung lũng và đồng bằng. Đến ngày này, nhiều ngôi làng tại Hồ Nam vẫn được đặt tên theo các dòng họ người Hán đến định cư tại đó. Việc nhập cư từ phía bắc đặc biệt phổ biến vào thời Đông Tấn và Nam-Bắc triều, khi các dân tộc Ngũ Hồ tiến vào Trung Nguyên. Sau khi nhà Đường sụp đổ, vào thời Ngũ Đại Thập Quốc, Mã Ân đã cát cứ tại Hồ Nam và lập nên nước Sở, quốc đô đặt ở Trường Sa.

Bức họa trên tơ lụa từ thời Tây Hán được tìm thấy trong áo quan tại Mã Vương Đôi gần Trường Sa.Hồ Nam đã trở thành một trung tâm giao thông quan trong trong thời phong kiến Trung Quốc với vị trí nằm bên Trường Giang. Nó cũng nằm trên tuyến đế lộ được xây dựng giữa miền bắc và miền nam Trung Quốc. Hồ Nam có nhiều đất đai để sản xuất ngũ cốc, phần thặng dư được cung cấp cho các phần khác của Trung Quốc. Dân số Hồ Nam tiếp tục tăng cho đến thế kỷ 19, khi mật độ đã trở nên đông đúc và nổ ra các cuộc khởi nghĩa nông dân. Một số cuộc nổi dậy có nguồn gốc từ căng thẳng sắc tộc như cuộc nổi loạn của người Miêu từ 1795-1806.

Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc nổ ra ở Quảng Tây vào năm 1850. Quân khởi nghĩa sau đó đã tràn đến Hồ Nam và tiến xa về phía đông theo thung lũng Trường Giang. Cuối cùng, một đội quân người Hồ Nam dưới quyền chỉ huy của Tăng Quốc Phiên đã tiến đến Nam Kinh để dập tắt cuộc khởi nghĩa này vào năm 1864.

Hồ Nam tương đối yên tĩnh cho đến năm 1910, khi tại đây nổ ra các cuộc nổi dậy chống lại triều đình nhà Thanh đang trên đà sụp đổ, tiếp theo là khởi nghĩa Thu Thu của lực lượng cộng sản vào năm 1927. Cuộc khởi nghĩa này do một người nguyên quán Hồ Nam là Mao Trạch Đông lãnh đạo, và nó đã hình thành một Xô viết Hà Nam tồn tại ngắn ngủi vào năm 1927. Lực lượng cộng sản vẫn duy trì các đội quân du kích trong các khu vực đồi núi dọc theo ranh giới hai tỉnh Hồ Nam-Giang Tây cho đến năm 1934. Sau đó, dưới sức ép từ quân Quốc Dân đảng, lực lượng cộng sản phải tiến hành Vạn lý Trường chinh đến các căn cứ ở tỉnh Thiểm Tây. Sau khi lực lượng cộng sản rời đi, quân Quốc Dân đảng đã chiến đấu chống lại người Nhật trong chiến tranh Trung-Nhật. Họ đã bảo vệ thủ phủ Trường Sa cho đến khi thất thủ vào năm 1944. Nhật Bản đã phát động Chiến dịch Ichi-Go, một kế hoạch nhằm kiểm soát tuyến đường sắt từ Vũ Xương đến Quảng Châu (Việt Hán tuyến). Sau khi người Nhật đầu hàng, Hồ Nam vẫn tương đối nguyên vẹn trong cuộc nội chiến tiếp theo. Do là tỉnh nhà của Mao Trạch Đông, Hồ Nam đã ủng hộ nhiệt thành Cách mạng Văn hóa vào những năm 1966-1976. Tuy nhiên, đây cũng là tỉnh chậm nhất trong việc thực thi các cải cách của Đặng Tiểu Bình sau khi Mao Trạch Đông qua đời vào năm 1976.
 

khám phá, tỉnh hồ nam trung quốc : nơi có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp

Địa lý và khí hậu tỉnh Hồ Nam Trung Quốc

Hồ Nam nằm ở phía nam Trường Giang và gần như tỉnh này nằm ở trung tâm chiều dài dòng chảy của sông. Ở phía đông bắc của Hồ Nam, Trường Giang tạo thành một đoạn ranh giới tự nhiên giữa Hồ Nam và Hồ Bắc. Ở phía bắc Hồ Nam có hồ Động Đình, bốn sông Tương, Tư, Nguyên, Lễ cung cấp nước cho hồ này. Hệ thống sông tại Hồ Nam giống như hình cái quạt, hầu hết đều đổ vào bốn chi lưu chính của hồ Động Đình. Hồ Động Đình chảy ra Trường Giang. Hồ Động Đình là hồ nước ngọt lớn nhất tỉnh và là một trong số các hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc. Do hoạt động cải tạo đất để phục vụ cho nông nghiệp, hồ Động Đình nay bị phân thành nhiều hồ nhỏ, mặc dù gần đây đã có một số nỗ lực nhằm đảo ngược xu hướng này.   Hồ Nam có núi bao quanh ba mặt đông, nam và tây nam, địa hình trung bộ và bắc bộ thấp và bằng phẳng, hình thành bồn địa hình móng ngựa, mở ra ở phía bắc với hồ Động Đình là trung tâm. Ở phía tây bắc có dãy núi Vũ Lăng, ở phía tây nam có dãy núi Tuyết Phong, ở phía nam là dãy núi Ngũ Lĩnh (tức Nam Lĩnh), dãy núi La Tiêu, nằm trên vùng ranh giới Hồ Nam-Giang Tây. Phần lớn Hồ Nam là các gò đồi và núi thấp, tổng diện tính của chúng khoảng 149.000 km², tức khoảng 70,2% tổng diện tích; vùng sườn núi và đồng bằng có diện tích khoảng 52.000 km², chiếm 24,5%; diện tích sông hồ là khoảng 11.000 km², chiếm 5,3%. Trừ dãy núi Hành Sơn có độ cao trên 1000 m thì bộ phận còn lại của Hồ Nam có độ cao dưới 500 m. Đỉnh cao nhất tại Hồ Nam là Tĩnh Cương Sơn tại vùng giáp ranh của Viêm Lăng, với cao độ là 2.122 mét.   Hồ Nam có khí hậu cận nhiệt đới, và theo phân loại khí hậu Köppen, nó được phân loại là cận nhiệt đới ẩm (Köppen Cfa), với mùa đông ngắn, mát, và mùa hè rất nóng và ẩm, nhiều mưa. Nhiệt độ trung bình tháng 1 là 3 đến 8 °C (37 đến 46 °F) trong khi nhiệt độ trung bình tháng 7 là khoảng 27 đến 30 °C (81 đến 86 °F). Lượng mưa trung bình là 1.200 đến 1.700 milimét (47 đến 67 in).   Tỉnh Hồ Nam giàu tài nguyên khoáng sản. Hồ Nam đã được xác định có 37 chủng kim loại màu. Trữ lượng wolfram, bismuth và antimon của Hồ Nam đứng đầu Trung Quốc đại lục. Ngoài ra, tỉnh cũng có trữ lượng đứng vào nhóm đầu Trung Quốc về vanadi, thiếc, than chì, barit.

Kinh tế tỉnh Hồ Nam Trung Quốc

Các cây trồng truyền thống của Hồ Nam là lúa và bông. Khu vực hồ Động Đình là một trung tâm quan trọng của ngành trồng gai, và là một trong bốn tỉnh trồng chè lớn nhất nước, loài trà Quân Sơn Ngân Chân là một trong thập đại danh trà của Trung Quốc, trà đen An Hóa cũng là một thương hiệu nổi tiếng. Các nông sản khác của Hồ Nam là ớt, cam quýt. Bên cạnh các sản phẩm nông nghiệp, trong những năm gần đây, Hồ Nam đã trở thành một trung tâm của ngành sản xuất thép, máy móc và các thiết bị điện tử, đặc biệt là với việc các ngành chế tạo của Trung Quốc di chuyển khỏi các tỉnh ven biển như Quảng Đông và Chiết Giang. Khu vực thành phố Lãnh Thủy Giang có các mỏ antimonit và là một trong các trung tâm của ngành khai tác antimon tại Trung Quốc. GDP của Hồ Nam vào năm 2011 là 1,90 nghìn tỉ NDT (300 tỉ USD), GDP đầu người đạt 20.226 NDT (2.961 USD)

Năm 2018, Hồ Nam là tỉnh đứng thứ bảy về số dân, đứng thứ tám về kinh tế Trung Quốc với 68,6 triệu dân, tương đương với Pháp và GDP đạt 3.642 tỉ NDT (505,5 tỉ USD) tương ứng với Bỉ. GDP bình quân đầu người đạt 7.890 USD, hạng 16, tốc độ tăng trưởng năm 2018 đạt tớn 7,8%, tỉnh có nền kinh tế tương đồng với tỉnh Hồ Bắc. Tại Hồ Nam, ngành nông nghiệp chiếm vị trí từ trong nhiều năm khi là nơi có trữ lượng gỗ đáng kể, mặc dù số lượng lớn gỗ đã được khai thác quá độ đầu thế kỷ XX. Nền kinh tế thời điểm đầu lẻ tẻ nhiều nhánh theo sông, ao hồ đông đảo của Hồ Nam. Khai thác tài nguyên là một ngành có vị thế trong nền kinh tế của Hồ Nam với các mỏ than lớn, quặng sắt, thiếc, mangan, antimon, chì, kẽm, wolfram, molypden, bismuth, niobium và tantan. Nằm ở phía nam, Hồ Nam điều chuyển than và quặng sắt đến Hồ Bắc để cung cấp nguồn lực cho các công trình sắt thép của trái tim Vũ Hán. Hồ Nam cũng sử dụng than để cung cấp cho các nhà máy điện của tỉnh. Trong đánh giá của năm 2020, kinh tế Hồ Nam phát triển tốc độ cao, hướng về kinh tế công nghệ cao, kể cả nông nghiệp công nghệ cao.
 

khám phá, tỉnh hồ nam trung quốc : nơi có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp

Những địa điểm du lịch đẹp khó có thể bỏ qua khi tới Hồ Nam Trung Quốc

Khi đến du lịch Hồ Nam, du khách hãy ghé qua 9 điểm du lịch dưới đây:

Trương Gia Giới

Trương Gia Giới là thiên đường du lịch tiêu biểu của Hồ Nam với vô số cảnh đẹp thần tiên: từ núi non, sông nước hữu tình đến những thung lũng nên thơ, khu rừng nguyên sinh hoang dã. Với rừng đá sa thạch hùng vĩ, Trương Gia Giới còn được mệnh danh là “Pandora trên Trái đất”. Cả khu vực nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, quanh năm có sương mù bao phủ như chốn bồng lai vậy. Rừng nguyên sinh Trương Gia Giới rộng khoảng 4.810 hecta, ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới năm 1992, Công viên Địa chất Thế giới vào năm 2004.
Rừng đá sa thạch là cảnh đẹp nổi tiếng nhất ở Trương Gia Giới với quần thể núi đá cao vút, đứng sừng sững như những cây cột trụ trời, tạo nên khung cảnh nguyên sơ vô cùng ấn tượng. Khu rừng đặc biệt này có tới hơn 3.000 cột đá và vách núi hình thù thiên biến vạn hóa, có cột cao tới 800m. Giữa các cột đá và khe núi là các hang động, suối nguồn, những rừng cây nguyên sinh nơi cư trú của nhiều loài cây ôn đới. Khung cảnh ngoạn mục này là kết quả của quá trình kiến tạo địa chất kéo dài suốt 380 triệu năm, từ khi cả khu vực còn chìm sâu dưới đáy biển, qua nhiều lần nâng lên hạ xuống của vỏ Trái đất và quá trình bào mòn, phong hóa.

Thiên Môn Sơn

Thiên Môn Sơn là con đường nằm trong Vườn quốc gia Thiên Môn, Trương Gia Giới, phía Tây Bắc tỉnh Hồ Nam. Với 99 khúc cua cùng độ dốc đáng sợ, Thiên Môn Sơn được mệnh danh là một trong những cung đường nguy hiểm nhất thế giới. Dù chỉ dài 11km nhưng chênh lệch chiều cao giữa điểm đầu và điểm cuối Thiên Môn Sơn lên tới 1.100m. Nơi cao nhất của con đường ở mức 1.300m so với mực nước biển.   Ngoài ra, Thiên Môn Sơn còn nổi tiếng với con đường trong suốt làm từ kính cường lực, được gọi là Skywalk. Con đường men theo vách đá dựng đứng đem lại cảm giác thích thú, hồi hộp. Vì thế, Skywalk luôn nằm trong số những điểm thu hút khách du lịch nhất tại Trương Gia Giới. Khi đi bộ trên Skywalk, du khách sẽ phải thót tim và rón rén như bước trên mây. Bởi lẽ, mọi cảnh vật hiện rõ mồn một ngay dưới chân và dưới lớp kính là độ cao đáng sợ – hơn 1.400m.
 

khám phá, tỉnh hồ nam trung quốc : nơi có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp

Phượng Hoàng cổ trấn

Phượng Hoàng cổ trấn là một phố cổ thuộc huyện Phượng Hoàng ở phía Tây tỉnh Hồ Nam được chính thức xây dựng từ những năm 1700 nhưng đã tồn tại trước đó từ thời Chiến Quốc, trấn Phượng Hoàng thuộc huyện cùng tên, là nơi sinh sống chủ yếu của tộc người Miêu, Hán và Thổ Gia.Tại đây vẫn còn lưu giữ một phần của “Vạn Lý Trường Thành Phương Nam” vốn được nhà Minh xây dựng từ 1554-1622 nhằm tránh các đợt tấn công của tộc người Miêu trong giai đoạn căng thẳng với triều đình.   Ngày nay, Phượng Hoàng trấn khoác lên mình chiếc áo cổ kính tách biệt với nhịp sống hối hả bên ngoài thông qua những dãy nhà cổ, đền thờ, thành quách và cả nhịp sống chậm rãi của người dân nơi đây. Vẻ đẹp của Phượng Hoàng Cổ Trấn còn được tăng lên bội phần khi con sông Đà Giang vắt ngang chia đôi cổ trấn nằm trọn trong những ngọn núi. Nước sông xanh biếc áng mình bên cạnh những ngôi nhà gỗ mái ngói âm dương nhuốm màu thời gian, đủ khiến bức tranh Phượng Hoàng Cổ Trấn lãng mạn, đầy chất thơ và đôi chút hoài niệm. Đến với cổ trấn, du khách không khỏi ngỡ ngàng vì vẻ đẹp của Phượng Hoàng còn đẹp hơn trên phim ảnh, tạo cho người ta cảm giác như trong truyện cổ tích – vẻ đẹp cổ xưa nhưng không kém phần lung linh. 

Hồ Động Đình

Cách đó không xa về phía Bắc tỉnh Hồ Nam, hồ Động Đình là hồ nước ngọt lớn thứ hai ở Trung Quốc (sau hồ Phàn Dương). Trong quần thể hồ có những hòn đảo nhỏ với những câu chuyện truyền thuyết kỳ bí và một số ngôi đền nổi tiếng. Tất cả những điều này đã làm cho hồ Động Đình trở thành điểm tham quan hấp dẫn khi du khách đến du lịch Hồ Nam.

Đảo Juzi

Đảo Juzi hay còn gọi là đảo JU hay đảo Cam, nằm trọn vẹn trên chính trung tâm sông Xiangjiang, đối diện với nó là thành phố Trường Sa của tỉnh Hồ Nam. Nhìn từ trên cao, hòn đảo này giống như một con tàu màu xanh lá đang lướt mình trên sóng biển xanh biếc. Chiều dài của hòn đảo chỉ có 140m, chiều rộng 40m và phủ đầy cây xanh. Với kiểu khí hậu mát dịu và hiền hòa thì nơi đây sẽ là điểm đến thú vị cho du khách khi đi vào mùa hè nóng bức.

Núi Lang

Núi Lang với vẻ đẹp thiên tạo, được thiên nhiên ban tặng cho nhiều cảnh đẹp hấp dẫn. Nơi đây sẽ cung cấp cho khách du lịch cái nhìn rất tuyệt vời về cảnh quan thiên nhiên. Dãy núi đá màu đỏ khổng lồ là nơi được nhiều du khách leo lên nhất để thấy lớp sương mù trắng xoá quanh chân núi. Ngọn núi này còn được bao phủ bởi thảm thực vật dày đặt và có các con suối trong vắt chảy xuôi dòng đã tạo nên cảnh sắc tuyệt hảo. Giá vé vào tham quan núi Lang là 130 NDT/người.

Khu rừng Wulingyuan

Khu rừng Wulingyuan có diện tích khá lớn (hơn 26.000 hecta) tọa lạc tại thành phố Trương Gia Giới, nơi đây là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất thu hút khách du lịch ở tỉnh Hồ Nam. Đến với Wulinggyuan, du khách sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng khu rừng quốc gia Zhangjiajie với nhiều loại động thực vật quý hiếm và khu thung lũng Tanzishan Suoxi xinh đẹp. Sự kết hợp tuyệt đẹp của hang động đá vôi cùng với đó là hẻm đá cheo leo với những rừng cây tươi xanh rậm rạp đã tạo nên một cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp.  Vì những cảnh đẹp của Wulinggyuan nên nó đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa vật thể thế giới vào năm 1992. Để tham quan khu rừng Wulingyuan, du khách phải mua vé với mức giá là 248 NDT/người.

Núi Heng

Nằm cách chừng 45 km về phía Bắc thành phố Hành Dương, núi Heng là ngọn núi chẳng mấy xa lạ với những ai thích khám phá thắng cảnh ở Trung Quốc, đó là một trong các ngọn núi đẹp nổi tiếng nhất ở Trung Quốc. Vì thế mà địa điểm này thu hút rất nhiều du khách tới tham quan. Từ trên cao nhìn xuống, mọi cảnh vật tại đây đều như trong chuyện cổ tích, thơ mộng và huyền ảo. Du khách có thể chạm tay vào các đám mây bao quanh ngọn núi, cảm giác giống như được cầm trên tay một chiếc bánh bông lan và muốn nuốt chửng nó. Đến với núi Heng, du khách sẽ chẳng cần bận tâm nên đến mùa nào trong năm vì nơi đây luôn có khí hậu mát mẻ và ấm áp rất giống với khí hậu mùa thu tại Việt Nam. Giá vé dành cho du khách tham quan núi Heng là 100 NDT/người.

Khu khảo cổ Mawangdui

Mawangdui là sẽ là điểm đến thú vị dành cho những ai yêu thích và muốn khám phá khảo cổ học. Nơi đây người ta đã khai quật được 3 ngôi mộ từ thời vua chúa, đó là ngôi mộ của Hầu tước Li Cang, vợ và con trai của ông. Khu mộ này được tìm thấy và khai quật vào những năm 1972 – 1974.  Đến với Mawangdui, du khách còn được chiêm ngưỡng nhiều món đồ cổ được trưng bày trong bảo tàng Hồ Nam. Giá vé vào thăm khu khảo cổ Mawangdui là 2 NDT/người.
 

khám phá, tỉnh hồ nam trung quốc : nơi có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp

Ẩm thực Hồ Nam Trung Quốc, những món ngon khó có thể bỏ qua

Hồ Nam gần như nằm ở trung tâm chiều dài dòng chảy của sông Trường Giang. Hồ Nam có núi bao quanh ba mặt đông, nam và tây nam. Trung bộ và bắc bộ địa hình bằng phẳng. Khu vực này còn có bồn địa móng ngựa. Khí hậu Hồ Nam thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt đới. Mùa đông ngắn và mát. Mùa hè nóng, ẩm và mưa nhiều. Chính những đặc trưng về địa hình và khí hậu này đã làm nên sự đa dạng và riêng biệt của nền ẩm thực Hồ Nam Trung Quốc. Người ta nhân cách hóa nền ẩm thực đó như một nhà bách khoa toàn thư. Nghệ thuật nấu nướng ở Hồ Nam chú trọng sự tinh tế, hoàn mỹ. Hương vị đặc trưng ở đây là chua cay. Hương thơm các món ăn nhẹ nhàng. Ngoài ra, đa phần các món có vị béo nhưng lại không ngấy chút nào. Chính điều này làm cho các món ăn của Hồ Nam có tính “gây nghiện” rất cao. Những loại gia vị phổ biến là tỏi, hẹ tây, ớt. Đặc biệt nước sốt được dùng thường xuyên để tăng hương vị. Đặt vé khứ hồi giá rẻ đi Trung Quốc, đến với Hồ Nam, bạn sẽ cảm nhận được một nền ẩm thực hoàn mỹ. Thực phẩm phổ biến trong ẩm thực là thủy hải sản và gia cầm. Người Hồ Nam rất coi trọng sự tươi nguyên của nguyên liệu. Họ cho rằng, nguyên liệu còn tươi sống mới, món ăn mới thơm ngon. Các loại thủy hải sản được dùng nhiều ở đây là cá, tôm, cua và rùa. Vị cay của Hồ Nam khác biệt hoàn toàn với vị cay của Tứ Xuyên. Tìm hiểu ẩm thực Hồ Nam Trung Quốc, bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt này. Người Tứ Xuyên dùng ớt, hạt tiêu Tứ Xuyên để tạo vị cay. Người Hồ Nam thì không. Vị cay của món ăn Hồ Nam thuần túy đến từ ớt.   Với lịch sử hơn 2000 năm, bắt đầu từ nhà Hán, Hồ Nam sở hữu một nền ẩm thực với những tiêu chuẩn khắt khe vô cùng. Có tổng cộng hơn 4000 món ăn khác nhau ở Hồ Nam. Trong đó, hơn 300 món ăn rất phổ biến với du khách. Dưới đây là một số món ăn nổi tiếng tại Hồ Nam mà bạn không thể bỏ qua:

Thịt xông khói xào ớt

Người dân Hồ Nam rất thích phương pháp nấu xông khói. Họ có thể làm nhiều món ăn khác nhau với cách chế biến này. Có thể kể đến như thịt lợn hun khói, cá hun khói, gà hun khói, … Thịt xông khói xòa ớt phổ biến nhất là thịt lợn. Ngoài ra, nguyên liệu không thể thiếu khác nữa chính là ớt cay. Món ăn này rất giàu dinh dưỡng và có màu sắc bắt mắt. Thịt hun khói săn chắc, ớt màu đỏ tươi. Nếu không ăn cay, bạn có thể dặn đầu bếp. Họ sẽ bỏ hạt ớt để món chỉ còn lại vị tê tê đầu lưỡi.

Đầu cá hấp

Thời tiết ở Hồ Nam ẩm ướt, dễ khiến con người mệt mỏi. Vì vậy, người dân địa phương rất thích ăn ớt đỏ để giữ sức khỏe. Đầu cá hấp là đặc sản của Hồ Nam. Nguyên liệu chính ngoài đầu cá còn có những lát ớt đỏ được xắt nhỏ. Đầu cá được tẩm ướp rồi hấp đến khi mềm, vừa ăn. Thêm một chút dầu, gừng, tỏi, ớt đỏ xắt nhỏ vào để món ăn thêm hoàn mỹ. Đầu cá hấp có màu sắc bắt mắt, hương vị thơm ngon. Nó chinh phục thực khách từ lần đầu tiên thưởng thức.

Đậu phụ thối hỏa cung điện

Nhắc đến Hồ Nam, không thể bỏ qua món ăn đặc sản này. Đặc trưng của món ăn này là hương vị thơm nồng, béo ngậy mà không ngấy. Vỏ ngoài được chiên giòn tan, bên trong là đậu phụ non mềm. Món ăn này sẽ khiến mọi thực khách đều khó lòng quên được. Ngoài ra, đậu phụ thối hỏa cung điện còn có màu sắc cực kỳ độc đáo. Đó chính là màu đen tuyền. Cách làm món ăn này cầu kỳ và công phu. Đậu phụ ngâm trong nước muối, măng tươi, nấm hương và rượu trắng thượng hạng. Đậu nành lên men phải là của vùng Lưu Dương.   Nếu có dịp đến Hồ Nam trong hành trình du lịch Trung Quốc, du khách đừng bỏ qua những điểm đến tuyệt đẹp và những món ăn nổi tiếng tại Hồ Nam mà Du Lịch Phượng Hoàng đã kể ra ở trên đây. Chúc các du khách có một chuyến đi với nhiều điều thú vị!

Đăng bởi: Dương Cẩm Ly

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก