Điện Biên

Điện Biên có gì chơi?

Điện Biên là địa điểm du lịch mới toanh đối với những người yêu thích khám phá nhiều năm gần đây. Không chỉ cuốn hút bởi vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, đến với Điện Biên du khách còn được trở về thăm lại một miền lịch sử hào hùng với những chiến công vang dội của dân tộc. Vậy Điện Biên có gì chơi? Dưới đây là danh sách những điểm du lịch nổi tiếng ở Điện Biên, khi tới đây bạn đừng nên bỏ lỡ những điểm du lịch hấp dẫn này nhé.

Đồi A1 – Điện Biên

Di tích A1 (cứ điểm Elian 2) nằm cạnh quốc lộ 279 (đường Võ Nguyên Giáp) thuộc phường Mường Thanh – thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Cứ điểm này cao 32m so với mặt đường có diện tích 53.000m2, cách Sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của thực dân Pháp khoảng 500m về phía Tây theo đường chim bay.

điện biên có gì chơi?

Đồi A1 – Điện Biên

Đồi A1 thuộc dãy đồi phía Đông cùng với C1, C2, D và E tạo thành bức tường thành vững chắc che chở cho phân khu trung tâm. Đây là điểm cao cuối cùng trực tiếp che chở cho Sở chỉ huy quân Pháp và được ví như “chìa khóa” của cả tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Tại đây địch bố trí nhiều binh lực, hỏa lực mạnh, có công sự kiên cố, vững chắc. Trận tiến công cứ điểm trên Đồi A1 là một trong những trận đánh oanh liệt nhất của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

18h5’ ngày 30-3-1954, ta bắt đầu tiến công đồi A1. Quân địch chống trả rất quyết liệt. Chúng biết rằng nếu để mất A1 thì như con dao của ta đã kề vào cổ tập đoàn cứ điểm của chúng. Vì vậy cuộc chiến đấu giữa ta và địch diễn ra tại cao điểm này kéo dài nhất và ác liệt nhất trên chiến trường Điện Biên Phủ với 3 đợt tấn công và một đợt phòng ngự kéo dài 39 ngày đêm. Ta và địch đã giành giật nhau từng thước đất. Hơn 2000 cán bộ, chiến sĩ của ta đã anh dũng hi sinh. Có thể nói máu các anh đã thấm đỏ từng tấc đất, từng ngọn cỏ trên đồi A1. Cuối cùng quân ta đã làm chủ hoàn toàn cứ điểm A1 vào 4 giờ 30 phút sáng ngày 07/5/1954, mở toang cánh cửa thép tiến thẳng vào trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, đánh dấu ngày tận số của quân viễn chinh Pháp trên chiến trường Điện Biên Phủ.

điện biên có gì chơi?

Đồi A1 – Điện Biên

Ngày nay, trên cứ điểm A1 nói riêng và quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ nói chung, dẫu không còn nguyên vẹn như xưa, nhưng những dấu tích của một thời bom đạn như hầm chỉ huy cứ điểm, hầm đại liên, lô cốt cây đa cụt, đường hào, khối bộc phá ngàn cân, ngôi mộ tập thể, chiếc xe tăng… vẫn còn đây, sẽ mãi mãi trường tồn cùng non sông đất nước.

Ngày nay đến với cứ điểm A1, qua những chứng tích lịch sử còn lại của chiến tranh như: đường hầm, chiếc xe tăng, hố bộc phá… chúng ta cũng phần nào thấu hiểu được sự vất vả, gian khổ cũng như tinh thần anh dũng, quả cảm của các chiến sỹ để có được sự độc lập, tự do ngày hôm nay. Một địa danh tỏ rõ khí phách đấu tranh ngoan cường của dân tộc Việt Nam, góp phần làm nên chiến thắng vang dội làm chấn động địa cầu giờ đây đã trở thành bất tử.

Di tích Thành Bản Phủ – đền Hoàng Công Chất – Điện Biên

Di tích Thành Bản Phủ thuộc xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên được xây dựng vào những năm 1758 đến 1762, cách thành phố Điện Biên Phủ 12km về phía Nam. Thành là chứng tích ghi dấu mốc lịch sử về công cuộc đánh đuổi ngoại xâm, giải phóng Mường Thanh do tướng Hoàng Công Chất lãnh đạo vào thế kỷ 18.

điện biên có gì chơi?

Di tích Thành Bản Phủ – Điện Biên

Thành rộng hơn 80 mẫu, xây dựng theo một hình thế rất linh hoạt, tận dụng được những thuận lợi về thiên nhiên, địa hình. Tường thành đắp bằng đất, cao 5m, mặt thành rộng 4 – 6m, ngựa voi có thể đi lại dễ dàng. Ngoài có hào sâu rộng 4 – 5 thước, trên mặt thành ngựa, voi đi lại được. Thành có 4 cổng: tiền, hậu, tả, hữu. Mỗi cổng có đồn và vọng gác đắp cao, Ngoài thành khắp 4 phía đều được trồng một giống tre ngà có gai cong như chiếc ngà voi làm phên dậu che chắn cho tòa thành…

điện biên có gì chơi?

Đền Hoàng Công Chất – Điện Biên

Đền thờ Hoàng Công Chất được xây ở trung tâm thành Chiềng Lê (tức Bản Phủ) để thờ họ Hoàng và 6 thủ lĩnh nghĩa quân – là di tích lịch sử văn hóa quan trọng của địa phương ghi lại công lao to lớn cửa người anh hùng nông dân Hoàng Công Chất, người con của Thái Bình trong cuộc chiến tranh giải phóng Mường Thanh (Mường Then) – Điện Biên khỏi sự chiếm đóng của giặc Phẻ.

Sau khi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều định Lê – Trịnh tại vùng đất thuộc Thái Bình ngày nay, ông đã đưa nghĩa quân lên vùng Tây Bắc, liên kết, phối hợp với 2 tướng địa phương là tướng Ngải, tướng Khanh lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của giặc Phẻ, giải phóng hoàn toàn Mường Thanh. Để tưởng nhớ công lao to lớn của ông, tại thành Bản Phủ, người dân đã lập đền thờ vị thủ lĩnh nông dân Hoàng Công Chất, người có công lao to lớn trong cuộc đấu tranh đánh đuổi giặc Phẻ, bảo vệ bản Mường.

Ngày nay, tuy không còn mang dáng vẻ hùng vĩ như xưa nhưng di tích Thành Bản Phủ được tôn tạo một đoạn tường thành để du khách có thể liên tưởng về tòa thành cổ uy nghi bề thế, một công trình kiến trúc quân sự trấn thủ vùng biên cương, gợi nhớ lại cuộc khởi nghĩa. Đứng trên vọng thành, du khách có thể ngắm nhìn phong cảnh toàn vùng với những mái nhà sàn thấp thoáng ẩn hiện sau những rặng tre xanh và cánh đồng trải dài.

điện biên có gì chơi?

Đền Hoàng Công Chất – Điện Biên

Khu vực bên trong thành có nhà sàn văn hóa đủ sức chứa hàng trăm người, hai bên tường thành là ao sen kè đá chung quanh cùng hệ thống đường gạch và sân bãi rộng phục vụ cho những hoạt động văn hóa, lễ hội, vui chơi và thi đấu thể thao. Tại trung tâm đền thờ sừng sững cây cổ thụ được người dân nơi đây gọi là cây đại đoàn kết. Bởi cùng chung một gốc, nhưng cây đại đoàn kết lại là sự hòa hợp của 3 cây: cây si, cây đa, cây đề gắn kết hòa quyện vào nhau, tỏa bóng mát cho cả sân đền.

Tương truyền rằng, cây cổ thụ này là do thủ lĩnh Hoàng Công Chất và 2 vị thủ lĩnh người Thái là tướng Ngải và Tướng Khanh cùng trồng. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, cây cổ thụ vẫn vững chãi, như biểu tượng của tinh thần đoàn kết giữa người Thái, người Kinh và các dân tộc anh em trên mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng, giữa miền xuôi và miền ngược. Cạnh gốc đa cổ thụ là ngôi đền thờ Hoàng Công Chất cùng các bộ tướng là nơi để du khách dâng hương tỏ lòng thành kính và thành tâm khấn bái cầu xin an lành và những điều may mắn…

Di tích Thành Bản Phủ – đền Hoàng Công Chất ngày nay đã và đang trở thành một địa điểm sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, tâm linh quan trọng của người dân Điện Biên, đồng thời là một địa chỉ du lịch hấp dẫn của du khách.

Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ – Điện Biên

Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ – nơi tôn vinh giá trị lịch sử của chiến thắng lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu là một trong những điểm đến vô cùng ý nghĩa khi du khách đến thăm mảnh đất Điện Biên Phủ.

điện biên có gì chơi?

Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ – Điện Biên

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nằm trên đường Võ Nguyên Giáp, phố 3, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Nhà bảo tàng được thiết kế dạng hình nón cụt, phần trang trí xung quanh được tạo hình quả trám tượng trưng như tấm lưới ngụy trang của chiếc mũ anh bộ đội, Bảo tàng gồm 1 tầng hầm và 1 tầng nổi…

Với nhiều hạng mục quan trọng bằng mô hình, khối tượng và gần 1000 tài liệu, hiện vật, ảnh, … có liên quan đã khái quát một cách sinh động, rõ nét cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta trong đó chủ yếu là 56 ngày đêm “Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” của chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Một không gian khác cũng nổi bật không kém là phần trưng bày về công tác quân y với các mô hình bác sĩ, y tá chăm sóc thương binh trong các hầm trú ẩn cả về phía ta và Pháp, đã cho thấy thực tế đau thương của chiến tranh, sự khốc liệt của súng, pháo và bom mìn…

Tại mỗi không gian trưng bày, ngoài tài liệu, hiện vật là phối cảnh không gian bằng các mô hình người, vật, đồ vật, cây cối được làm giả. Có thể kể tới những không gian nổi bật như: phối cảnh kéo pháo vào trận địa, vận chuyển lương thực, phá đá mở đường tại phần chủ trương của Đảng ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ

điện biên có gì chơi?

Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ – Điện Biên

Các hiện vật trưng bày được đặt trong tủ kính, có bệ đỡ phủ nhung đỏ với hệ thống chiếu sáng đảm bảo yêu cầu nhằm làm nổi bật hiện vật. Dưới mỗi hiện vật đều có chú thích đầy đủ các thông tin về hiện vật

Với những hiện vật gắn với những kỳ tích của cá nhân được đặt trang trọng tại những vị trí dễ nhìn, dễ quan sát và dễ giới thiệu, tuyên truyền cho khách tham quan như: Xe đạp thồ của ông Ma Văn Thắng, xe cút kít của ông Trịnh Đình Bầm, áo lụa của đồng chí Nguyễn Phú Xuyên Khung…

Bảo tàng còn dành hẳn một phòng trưng bày ảnh chân dung những chiến sĩ có thành tích xuất sắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân

Đến với bảo tàng, mỗi người tự cảm thấy trân trọng những giá trị lịch sử quý báu, hào hùng của dân tộc để xây dựng đất nước hoà bình phát triển trong thời đại mới, xứng đáng với những hy sinh của thế hệ cha anh đi trước.

Hồ Pá Khoang – Điện Biên

Quần thể khu du lịch hồ Pa Khoang có tổng diện tích 2.400ha, trong đó diện tích rừng 1.320ha, diện tích mặt nước 600ha, có sức chứa 37,2 triệu m3 nước. Hồ Pa Khoang có nhiều thảm thực vật phong phú, địa hình đa dạng, thích hợp cho việc nghỉ dưỡng, tham quan du lịch.

điện biên có gì chơi?

Hồ Pá Khoang – Điện Biên

Hồ Pa Khoang nằm trên địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Quần thể khu du lịch hồ Ba Khoang có tổng diện tích 2.400ha, trong đó diện tích rừng 1.320ha, diện tích mặt nước hồ 600ha, có sức chứa 37,2 triệu m3 nước.

Hồ Pa Khoang có nhiều thảm thực vật phong phú, địa hình đa dạng, thích hợp cho việc nghỉ dưỡng, thảm rừng quanh hồ có nhiều loại thú quý. Hồ Pa Khoang nằm giữa một thung lũng có nhiều ngọn núi, nên kín đáo, uốn mình trong những khu rừng, hồ có nhiều đảo nhỏ. Mặt nước hồ trong xanh, hiền hòa, yên tĩnh, soi bóng núi non, mây trời và đại ngàn xanh thẫm.

Nhiều năm nay, người dân trong các bản trồng cây lấy gỗ, cây ăn quả lâu năm quanh hồ, trên các đảo trong hồ, tạo nên thảm cây xanh dày đặc, phong phú về chủng loại thực vật. Các loài chim, nuông thú về trú ngụ, tạo nên sự cân bằng trong quá trình phát triển hệ sinh thái.

Sau khi đưa vào sử dụng, hồ đã cung cấp đủ nước cho cánh đồng Mường Thanh rộng hơn 4.000 ha có thể trồng mỗi năm hai vụ lúa và trở thành vựa lúa đặc sản lớn nhất Tây Bắc. Ngoài ra hồ còn có tác dụng điều hòa không khí, hạn chế những tác hại của mưa lũ.

điện biên có gì chơi?

Hồ Pá Khoang – Điện Biên

Hồ Pa khoang nằm giữa TP Điện Biên Phủ và khu di tích lịch sử Mường Phăng nơi chỉ huy chiến dịnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hồ Ba khoang như một cầu nối của hai trung tâm di tích và là điểm sinh thái đầy thú vị, hấp dẫn trên vùng đất lịch sử này

Đến với hồ Pa Khoang, du khách được hòa mình vào bầu không khí dịu mát, trong lành, màu xanh của rừng cây bạt ngàn. Thuyền đưa du khách khám phá biết bao điều bí ẩn của tự nhiên. Khách có thể neo đậu thuyền vào các rặng cây rậm rạp phủ kín ven hồ, buông câu, bắt cá, nghỉ ngơi thưởng thức cảnh quan, hít thở không khí trong lành.

điện biên có gì chơi?

Hồ Pá Khoang – Điện Biên

Đến Pa Khoang, du khách được thưởng thức đặc sản mang đậm hương vị núi rừng, du khách nghỉ tại khu nhà nghỉ hoặc những bản văn hóa dân tộc Thái, Khơ mú nằm ven hồ. Người dân Pa Khoang sống rất cởi mở, thân thiện và mến khách, tại đây du khách có dịp tìm hiểu về những giá trị văn hóa truyền thống đầy bản sắc dân tộc, các điệu xòe và những làn điệu dân ca trữ tình.

Với những tiềm năng du lịch tự nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc phong phú, hồ Pa Khoang luôn là điểm đến du lịch sinh thái đầy hấp dẫn, mỗi khi du khách đến thăm Điện Biên.

Suối khoáng nóng Hua Pe – Điện Biên

Suối khoáng nóng Hua Pe nằm ở xã Thanh Luông, huyện Điện Biên, cách trung tâm thành phố Điện Biên khoảng 5km về phía Tây Bắc. Các bạn có thể dễ dàng di chuyển tới đây thông qua cầu Mường Thanh, qua đồn biên phòng Pa Thơm rồi mới tới được đây.

điện biên có gì chơi?

Suối khoáng nóng Hua Pe – Điện Biên

Suối khoáng được bao quanh bởi núi rừng tạo nên một khung cảnh hùng vĩ, tươi đẹp mà chỉ riêng đây mới có. Khách du lịch khi đến với suối khoáng nóng này đều mong muốn được một lần đắm chìm trong làn nước nóng ấm được thiên nhiên ưu ái ban tặng.

Suối nước khoáng nóng Hua Pe được thiên nhiên ban tặng với nguồn nước khoáng cực lớn luôn duy trì ở nhiệt độ 60 độ C. Bên cạnh có hồ nước nóng nhân tạo Pe Luông đã hình thành nên khu du lịch rất hấp dẫn đối với các tín đồ du lịch. Không chỉ vậy, nơi đây còn khá hoang sơ, chưa hề có sự khai thác của các loại hình du lịch chuyên nghiệp, thích hợp cho các bạn muốn đến nghỉ dưỡng.

Nước khoáng nóng tại Hua Pe đã được Viện Y Học kiểm nghiệm và cho thấy độ an toàn cao, rất tốt cho cơ thể con người. Sử dụng nước khoáng nóng không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp bản thân thư giãn, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi sau thời gian làm việc vất vả. Chính vì và người dân nơi đây vẫn sử dụng nước suối khoáng này để dùng trong sinh hoạt hàng ngày.

điện biên có gì chơi?

Suối khoáng nóng Hua Pe – Điện Biên

Hiện nay suối khoáng Hua Pe đã được quy hoạch lại để cho du khách dễ dàng trải nghiệm và tham quan khu du lịch. Khu vực tắm nước nóng được xây dựng ngay tại đầu nguồn. Khu vực tắm có một bể chứa nước có dung tích hơn 100 m3, cùng hai bể bơi lớn, mấy chục bể bơi đôi cùng các công trình dịch vụ khác để phục vụ du khách.Vì thế khi đến với Hua Pe các bạn nhất định phải một lần đắm mình trong làn nước khoáng nóng trong lành do thiên nhiên ưu ái ban tặng. Những người có bệnh nếu được tắm dưới dòng suối Hua Pe có thể loại bỏ được các độc tố trong cơ thể. Thêm vào đó, những hoạt động giải trí ngay dưới nước ngày càng phát triển và trở thành một trong những trải nghiệm thu hút khách du lịch.

Có một điểm đặc biệt mà chỉ có ở suối khoáng Hua Pe mới có đó là nước suối khoáng ở đây có thể uống được. Các dưỡng chất của nước suối giúp thanh lọc cơ thể và bổ sung các khoáng chất cần thiết. Vì thế đến đây rồi thì đường quên uống một ngụm nước suối Hua Pe và ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ ở đây nhé.

Sau khi tắm suối khoáng nóng, các bạn có có thể tham quan, khám phá cảnh vật nơi đây. Được hòa mình trong khung cảnh thiên nhiên hùng, núi rừng của một thành phố mang hơi thở lịch sử từ những cuộc kháng chiến chống Pháp.

Đến với suối khoáng Hua Pe thì bạn đừng quên thưởng thức những đặc sản ở địa phương này nhé. Đặc sản ở đây không nhiều nhưng các món ăn lại cực kỳ độc đáo. Có thể kể đến như là: Gà đen Tủa Chùa, thịt trâu gác bếp, rau hoa ban, chè tuyết shan Tủa Chùa, rượu sâu chít, xôi nếp hương, xôi chim Mường Thanh, bắp cải cuốn nhót xanh, thịt lợn xay hấp lá chuối…. Vậy nên nếu có dịp thì bạn nên đến đây và trải nghiệm cảm giác thư thái mà suối nước nóng này đem lại nhé.

Khu du lịch Uva – Điện Biên

Đến tham quan khu du lịch UVa, xã Noọng Luống, huyện Điện Biên, du khách sẽ được hoà mình với thiên nhiên hùng vĩ và đắm mình trong dòng nước khoáng nóng mà thiên nhiên ban tặng…Khu du lịch UVa thuộc xã Noọng Luống, huyện Điện Biên, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 15km về phía Tây Nam. UVa có địa thế núi non trùng điệp, tổng diện tích trên 73.000m2 với dòng suối khoáng nóng tự nhiên, nhiệt độ trung bình từ 76- 84 độ C.

điện biên có gì chơi?

Khu du lịch Uva – Điện Biên

Khu du lịch UVa có suối khoáng nóng được thực dân Pháp phát hiện và sử dụng từ những năm 1950. Sau này, nhận thấy hữu ích của dòng suối này, tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Công ty Xổ số Kiến thiết của tỉnh xây dựng suối khoáng nóng UVa thành khu vực riêng biệt phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng.

Suối khoáng nóng có tên là “UVa” được bắt nguồn từ phiên âm chữ “Ú Vá” của người dân địa phương xã Noọng Luống. Trong đó, Ú được dịch là bà; Vá có nghĩa là cái nôi. Theo truyền thuyết, suối khoáng nóng này chính là một bà tiên nằm trên một cái nôi đẹp. Phong cảnh UVa trên là đồi núi, dưới là sông, suối, hồ. Trước năm 2002, toàn bộ khu vực xã Noọng Luống – nơi có dòng suối khoáng nóng UVa chảy qua là một bãi cỏ. Sau khi khảo sát, tỉnh Điện Biên đã tận dụng nguồn suối nước khoáng thiên nhiên, đưa lên khu vực trên đồi cao. Trên đồi UVa có một huyền thoại về bảy cô tiên. Cứ chiều đến, bảy cô tiên giáng trần xuống hồ tắm và sau đó quay trở lại đồi, rồi cùng vui chơi và dạy cho những người dân tộc Thái biết trồng dâu, nuôi tằm, cấy lúa, dệt vải…

điện biên có gì chơi?

Khu du lịch Uva – Điện Biên

Khi đến thăm đồi UVa, khách tham quan còn được nghe kể về một huyền thoại liên quan đến sợi dây Hoa Cát, thể hiện ý tưởng của người dân địa phương sau khi chết mong muốn được lên thiên đàng. Sợi dây Hoa Cát cũng là biểu hiện của việc gắn kết giữa đất với trời.

Đến với UVa, chúng ta còn có thể tham quan nhà sàn Tây Bắc. Leo lên đồi UVa, du khách sẽ thấy cảnh tái hiện lại huyền thoại 7 cô tiên múa hát trên vườn hoa xung quanh thác nước trắng xóa. Dưới khu du lịch, bạn có thể bơi lội và xuống hồ câu cá. Mỗi buổi sáng dậy, du khách có thể đánh cầu lông, chơi tennis cũng như du thuyền tại khu du lịch Suối khoáng nóng UVa. Vào mỗi buổi tối, du khách có thể thưởng thức các món ăn truyền thống, xem những điệu múa xòe, điệu hát do đồng bào dân tộc Thái, H’Mông biểu diễn.

Từ cầu Bắc Nậm là ra đường 279, đi thẳng về thành phố Điện Biên và sang đến Cửa khẩu Tây Trang. Tỉnh Điện Biên sẽ tận dụng vẻ đẹp hiếm có mà thiên nhiên ban tặng, những địa thế tự nhiên của suối khoáng nóng UVa để xây dựng một địa điểm du lịch lịch sử, sinh thái, du lịch văn hoá. Trong chiến lược quy hoạch lâu dài, tỉnh Điện Biên sẽ xây dựng khu du lịch, nối giữa đền Công Chất, động Ba Thơm, Suối khoáng nóng UVa và cửa khẩu Tây Trang. Tỉnh cũng sẽ xây dựng khu kinh tế Cửa khẩu mở ở Tây Trang. Sau khi tham quan các danh lam thắng cảnh ở Điện Biên, du khách có thể về với Suối khoáng nóng UVa để vui chơi, giải trí.

Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé – Điện Biên

Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé nằm trên địa phận huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên, cách thành phố Hà Nội khoảng 700km về phía Tây Bắc. Đây là khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng về sinh học được đánh giá vào loại lớn nhất ở Việt Nam…

điện biên có gì chơi?

Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé – Điện Biên

Từ trên cao nhìn xuống phong cảnh núi rừng Mường Nhé giống như một bức tranh đẹp và rất có hồn. Pha lẫn trong màu xanh lục của cây rừng, màu vàng của hoa cúc quỳ cùng với màu vàng đỏ của những đoạn đường chưa được rải nhựa, trên những nếp nhà sàn, nhà lá, có kích cỡ to nhỏ khác nhau nằm rải rác bên vệ đường, ven suối và lẫn cả trong những lùm cây rậm rạp, um tùm, thấp thoáng xa xa là những ngọn núi nhấp nhô lượn sóng nối tiếp nhau cùng đua dưới ánh mặt trời.

Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé có diện tích khoảng 310.262 ha gồm 10 xã biên giới của huyện Mường Nhé với sự cư trú của các dân tộc như: Hà Nhì, H’Mông, Khơ Mú, Mông…và gần 118.000ha đất rừng tự nhiên được bao phủ 43% , trong đó có nhiều cánh rừng nguyên thuỷ như: rừng thường xanh trên đất thấp, rừng thường xanh trên núi cao và rừng tre nứa đang được bảo tồn nguyên vẹn.

điện biên có gì chơi?

Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé – Điện Biên

Nơi đây còn là nơi cư trú của nhiều loài động vật quí, hiếm như: rùa đá, bò tót, gấu chó, tê tê, sói đỏ, cầy hương, mèo rừng…và một số loài còn được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Ngoài ra những tài liêu trước đây cho thấy vào những năm 80 của thế kỉ trước khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé còn 200 con voi, 300 con bò tót, 35 loài bò sát, 59 loài thú khác, 270 loài chim.

Bên cạnh đó hệ thực vật ở đây cũng khá đa dạng về chủng loại có khoảng 308 loài trong đó có nhiều loài mang giá trị đặc biệt về mặt khoa học như: chò đãi, dổi xương, chò nước, lát hoa, chò chỉ, pơ mu, trầm hương…riêng loài cây lấy gỗ đã có 112 loài, cây thuốc nam có 68 loài quý hiếm.

Với hệ thực động vật như vậy khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé được đánh giá vào loại đa dạng về chủng loại và lớn nhất nước ta, bởi thế bảo tồn khu rừng thiên nhiên này có ý nghĩa vô cùng to lớn cả về hệ sinh thái và cả về rừng phòng hộ sông Đà. Đây sẽ là một điểm đến hấp dẫn cho du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học trong một tương lai không xa.

Cực tây tổ Quốc A Pa Chải – Điện Biên

A Pa Chải thuộc địa phận xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, cách thành phố Điện Biên Phủ 250 km, là điểm cực tây của Tổ quốc, nơi có cột mốc phân chia ranh giới giữa ba nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc.

điện biên có gì chơi?

Cực tây tổ Quốc A Pa Chải – Điện Biên

A Pa Chải nằm ở độ cao 1864 m so với mực nước biển. Đây là nơi sinh sống của người dân tộc Hà Nhì và một số dân tộc thiểu số khác. Theo tiếng Hà Nhì A Pa Chải có nghĩa là “vùng đất bằng phẳng, rộng lớn”.

Nằm trên đỉnh núi Khoang La San với tọa độ 22°23’53″N 102°8’51″E, A Pa Chải còn là địa danh gắn liền với cột mốc số 0, ngã ba biên giới đặc biệt của 3 nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc.

điện biên có gì chơi?

Cực tây tổ Quốc A Pa Chải – Điện Biên

Cột mốc cắm vào ngày 27/6/2005. Toàn bộ cột mốc được làm bằng đá granit, được cắm trên bệ cắm hình lục giác, ngoài cùng là khối vuông với diện tích 5×5 mét. Cột mốc cao 2 mét với 3 mặt quay về 3 hướng, bên trên mỗi mặt là tên nước bằng tiếng quốc ngữ và quốc huy riêng của mỗi quốc gia.

Cùng với Cột mốc 3143 Fansipan, Cột cờ Lũng Cú, Cột mốc 428 Hà Giang, Mũi Đôi, cực Đông Tổ quốc, Mũi đất Cà Mau, cực Nam tổ quốc, A Pa Chải ngày nay không còn là một địa danh xa lạ với những ai yêu khám phá, mạo hiểm đi chinh phục những địa đầu của tổ quốc. Có rất nhiều đoàn khách từ khắp nơi đã tìm đến A Pa Chải để có được cảm giác chinh phục, những trải nghiệm mới lạ.

Chưa hết, A Pa Chải còn thu hút du khách mua vé máy bay đi Điện Biên ghé thăm bởi nét văn hóa đặc trưng trong lối sống cũng như văn hóa của người dân tộc thiểu số, đặc biệt là người dân tộc Hà Nhì ở bản A Pa Chải.

Khoảng cuối tháng 10 âm lịch, sau khi thu hoạch xong vụ lúa người dân Hà Nhì khá thư nhàn. Các già làng, trưởng bản và cán bộ xã sẽ họp để thống nhất một ngày ăn Tết chung. Nếu đến đây vào dịp này, du khách sẽ được trải nghiệm cái Tết khó quên cùng người dân bản. Ngày tết của người Hà Nhì được chọn phải vào ngày Rồng. Bởi theo quan niệm thì ăn Tết vào ngày này dân bản sẽ được mạnh khỏe cả năm. Không khí chuẩn bị Tết vùng cao rất náo nhiệt, mỗi người xắn tay cùng nhau chuẩn bị mâm cỗ tất niên. Tất cả món ăn đều được chế biến từ thịt lợn: thịt luộc, xúc xích, thịt đông, …

Bỏ lại sau lưng những cánh rừng nguyên sinh, hành trình về xuôi khá vất vả nhưng tâm trạng của hầu hết du khách đến đây đều rất vui vẻ, bởi họ đã được khám phá, tìm hiểu, được sống và trải nghiệm hết mình cho nhiệt huyết tuổi trẻ.

Cánh đồng Mường Thanh – Điện Biên

Điện Biên nằm ở tây bắc Việt Nam. Nơi có cánh đồng Mường Thanh rộng bao la, dòng sông Nậm Rốm lúc nào cũng đầy ắp phù sa, lòng chảo Điện Biên nổi tiếng và có một trang lịch sử hào hùng về chiến thắng Điển Biên Phủ “lẫy lừng năm châu”.

điện biên có gì chơi?

Cánh đồng Mường Thanh – Điện Biên

Ðến Ðiện Biên, đường bộ, đường hàng không, hay từ Hòa Bình lên, từ Lào Cai sang, từ Nghĩa Lộ thẳng tiến; dù từ hướng nào thì cũng không khỏi ngỡ ngàng vì phong cảnh thiên nhiên cùng vẻ trù phú của cuộc sống trên cánh đồng Mường Thanh rộng hơn 140 km2 – một trong những cánh đồng phì nhiêu nằm giữa các thung lũng trải rộng từ Nghĩa Lộ tới Ðiện Biên và từng được người Thái xếp hạng là “nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc”.

Đây là đồng bằng giữa núi lớn nhất vùng tây bắc Việt Nam với câu truyền khẩu từ xa xưa: “Nhất Thanh (Mường Thanh – Điện Biên Phủ), nhì Lò (Mường Lò – Yên Bái), tam Than (Mường Than – Lai Châu), tứ Tấc (Mường Tấc – Sơn La) để nói về 4 vựa lúa trù phú và có gạo ngon bậc nhất miền Tây Bắc.

Nằm giữa lòng chảo Điện Biên, cánh đồng Mường Thanh được ví như một “cái kho” khổng lồ chứa đầy ngô lúa. Từ cuối tháng 9, lúa mùa khu vực lòng chảo Mường Thanh bắt đầu chín rộ, khiến du khách ghé thăm ngỡ như đi giữa mùa vàng. Một cảm giác thân thuộc của cánh đồng quê Bắc Bộ trải dài ngút mắt, nhưng vẻ đẹp kiêu hùng của cánh đồng lúa bốn bề núi bọc cũng chẳng hề xen lẫn.

điện biên có gì chơi?

Cánh đồng Mường Thanh – Điện Biên

Không chỉ nổi tiếng về diện tích mênh mông, với điều kiện thâm canh thuận lợi, cánh đồng Mường Thanh còn mang đến cho đời những hạt ngọc thơm ngon đặc biệt với thương hiệu gạo Điện Biên nổi tiếng. Hạt gạo nhỏ, có hương thơm tự nhiên, khi nấu cơm trắng, dẻo ngọt và có vị đậm đà. Hạt gạo từ cánh đồng Mường Thanh đã mang đến vẻ đẹp trù phú cho vùng đất Điện Biên vốn vang danh với những chiến công hiển hách.

Nói đến cánh đồng “Nhất Thanh” không thể không nhắc đến dòng sông Nậm Rốm đầy ắp phù sa, bồi đắp ngày ngày. Từ góc độ nào, sông Nậm Rốm cũng hiện ra như một nét vẽ xanh biếc giữa bức tranh lúa đồng rộng lớn. Hai bên bờ cây cối xanh mướt, điểm tô những chùm hoa chuối sắc đỏ lung linh, nghiêng mình soi bóng. Bắc qua sông Nậm Rốm là cầu Mường Thanh yên bình và thơ mộng. Hiện cầu chỉ dành cho xe đạp, xe máy và người đi bộ, nhiều người đến đây để tìm về quá khứ oanh liệt một thời.

Có thể đến Mường Thanh, bạn có thể chưa quen với biên độ nhiệt chênh lệch khá lớn trong ngày, thường khoảng 5 – 10 độ C. Thêm vào đó, cường độ chiếu sáng dài khiến nhiều người có đôi phần khó chịu. Nhưng để làm nên những hạt ngọc dẻo thơm, chính điều kiện khí hậu này đã góp công đáng kể. Với việc lựa chọn tham quan vào mùa lúa chín, khi tiết trời se lạnh và nắng không còn gắt, bạn sẽ có những giây phút tuyệt vời.

Từ đặc sản gạo Điên Biên, đã có rất nhiều món ngon được chế biến như xôi nếp nương, bánh dày. Hấp dẫn không kém là cá suối, canh măng, ngồng cải luộc và bắp cải cuốn nhót. Bởi vậy mà hành trình về với Điện Biên chưa bao giờ xưa cũ.

Vườn anh đào Mường Phăng – Điện Biên

Nhiều du khách trong nước và quốc tế khi đặt chân đến Điện Biên, đã biết tới Mường Phăng là Chỉ huy sở của quân đội Việt Nam trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Thế nhưng có mấy người biết được rằng, trên một hòn đảo giữa lòng hồ Pá Khoang, xã Mường Phăng ấy, có một vườn hoa Anh Đào giờ này đang nở rộ, đánh dấu cho tình hữu nghị giữa 2 dân tộc Việt Nam- Nhật Bản.

điện biên có gì chơi?

Vườn anh đào Mường Phăng – Điện Biên

Những ngày cuối đông khi đến Điện Biên, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hoa anh đào, những bông hoa nở rộ soi bóng dưới làn nước trong xanh, hài hòa với thiên nhiên.

Nơi đây từ một khu đảo hoang vốn là bãi chăn thả gia súc, chỉ sau đó một thời gian nơi đây lại trở thành một khu rừng hoa với hàng trăm mẫu, có giống hoa Đà Lạt cũng như các vùng miền khác. Nhưng đặc biệt nổi bật lên, bạn sẽ thích thú với một vườn hoa anh đào gốc Nhật Bản được một người đại xứ quán tặng.

Vượt quãng đường gần 20km, bạn ngồi xuồng máy hoặc trên thuyền gần 20 phút là có thể cập bến đảo hoa. Từ xa cả một sườn đồi rực hồng một vườn hoa Anh Đào đang nở rộ.

điện biên có gì chơi?

Vườn anh đào Mường Phăng – Điện Biên

Bên dãy nhà tôn bao quanh là bạt ngàn các loại hoa và hàng nghìn cây sakura lớn nhỏ. Ngoài hoa anh đào còn có hoa mimosa và nhiều loại hoa quý khác. Đây là không gian có một không hai nơi xứ Mường Trời này.

Vì nằm trên độ cao trên 1000m, Mường Phăng vào mùa đông không có mưa, mùa hè không nóng nên nhiệt độ rất thích hợp cho hoa sinh trưởng, cũng đồng thời tạo điều kiện cho bạn có thể đến ngắm những bông sakura bất cứ thời gian nào. Dưới những cây Anh Đào hồng rực, bạn tha hồ chiêm ngưỡng, đứng dưới những bông hoa chụp những kiểu anh để sống ảo như ở đang ở Nhật Bản.

Với địa thế tuyệt đẹp giữa hồ nước rộng 600 ha, “đảo hoa anh đào” trở thành một điểm thu hút du khách của vùng đất lịch sử Điện Biên Phủ. Giữa một hòn đảo bốn bề là lòng hồ mênh mông, những bông hoa anh đào của đất Nhật vẫn rực rỡ, ung dung nở giữa đại ngàn Tây Bắc quả thật là điều lạ kỳ và hấp dẫn.

Khu du lịch Pa Đin Pass – Điện Biên

Khu du lịch Pha Đin Pass nằm trên đỉnh ngọn đèo Pha Đin hùng vĩ. Đây là một trong những “tứ đại đỉnh đèo” vùng Tây Bắc bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ, và Mã Pì Lèng. Con đèo này nằm trên quốc lộ 6, có độ dài 32km, bắt đầu từ km số 360 đến số 392 trên quốc lộ 6. Đây cũng là nơi tiếp giáp theo hướng Đông – Tây giữa tỉnh Sơn La và tỉnh Điện Biên, nằm trong hệ thống cao nguyên Tả Phìn.

điện biên có gì chơi?

Khu du lịch Pa Đin Pass – Điện Biên

Khu du lịch Pha Đin Pass với diện tích khoảng 50 ha, được chia thành nhiều không gian cho du khách nghỉ ngơi, vui chơi, ăn uống và thỏa thích du ngoạn, chụp ảnh. Để lên được đây, các bạn có thể trekking dọc theo con đường mòn dốc thoai thoải với những hàng thông thẳng tắp xung quanh từ chân đèo Pha Đin.

Khu du lịch Pha Đin Pass nằm ở độ cao hơn 1.000m, nên tiết trời nơi đây khá dễ chịu. Sáng sớm có chút se lạnh, không khí trong lành, đến gần trưa bầu trời trong xanh, hoa lá, cảnh vật khoe sắc dưới ánh nắng mang lại cho bạn cảm giác tràn ngập sức sống. Vườn hoa ở đây chủ yếu là hoa tam giác mạch, hoa cải trắng, hoa cúc vàng… đảm bảo sẽ làm “đốn tim” bất cứ ai ghé chân tới đây.

Còn gì tuyệt vời khi từ đỉnh đèo, bạn có thể phóng tầm mắt ra xa, tha hồ ngắm nhìn thung lũng Mường Quải đẹp như tranh với những mái nhà ẩn hiện trong sương mờ giữa cánh đồng hoa rực rỡ khoe sắc này. Ngoài ra, du khách có thể chụp hình với ngọn đồi chong chóng, cầu tre chong chóng hay chiếc xích đu đầy lãng mạn.

điện biên có gì chơi?

Khu du lịch Pa Đin Pass – Điện Biên

Không chỉ có thung lũng hoa, khu du lịch Pha Đin Pass có đồi thông xanh ngát, nơi đây dành cho các bạn trẻ hoặc gia đình thuê lều trại để nghỉ ngơi. Du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống thôn dã đích thực. Đến cắm trại tại đồi thồng trong khu du lịch sinh thái, các bếp nướng, than củi luôn sẵn sàng phục vụ.

Còn gì tuyệt vời hơn khi được hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp, được cùng nhau nướng thịt, nướng cá, trò chuyện và thưởng thức các món ăn ngon. Những khoảnh khắc này sẽ xua tan đi mệt mỏi, căng thẳng của cuộc sống bộn bề ngoài kia.

Nhờ khí hậu quanh năm mát mẻ, đôi khi có chút se lạnh khi về chiều mà du khách có thể thưởng thức các món nướng độc đáo.Các món ăn như thịt xiên, rau cải quấn thịt, gà đồi nướng, cá suối nướng, lợn con cắp nách, cơm lam sẽ chinh phục thực khách ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Cách làm đơn giản, dân giã nhưng hương vị lại thơm ngon, đậm đà mà khó có nơi nào có được.

Một số món ăn độc đáo do chính người dân bản địa nghĩ ra như nậm pịa dê cũng làm cho du khách lưu luyến khó quên. Giữa không gian núi rừng thơ mộng, được quây quần bên nhau thưởng thức các món ăn ngon, đậm chất núi rừng sẽ là trải nghiệm khó quên cho du khách khi đến thăm khu du lịch này.

Khu du lịch Pha Đin Pass là điểm đến lý tưởng cho những ai thích hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ và tươi đẹp. Đến du lịch Điện Biên, du khách đừng bõ lỡ cơ hội đến thăm thung lũng hoa 4 mùa khoe sắc và trải nghiệm cuộc sống dân dã, thú vị này nhé!

Bản Pe Luông – Điện Biên

Du lịch ở nhà dân (homestay) tại bản Pe Luông, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên là chuyến đi thú vị để du khách khám phá khung cảnh hùng vĩ vùng Tây Bắc và trải nghiệm nét văn hóa Thái đặc trưng.

điện biên có gì chơi?

Bản Pe Luông – Điện Biên

Bản Pe Luông có diện tích 25ha, nằm cách TP. Điện Biên Phủ khoảng 20km về phía tây. Theo tiếng Thái, Pe Luông có nghĩa là đoàn kết và phát triển. Với ý nghĩa như vậy, dân tộc Thái đã cư trú ở Pe Luông từ bao đời nay và phát triển thành một bản làng dân tộc với gần 100 hộ dân sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, thêu ren, dệt vải thổ cẩm truyền thống. Nét hấp dẫn của văn hoá Thái nơi đây được thể hiện rõ trong kiến trúc nhà sàn, trang phục, lễ hội truyền thống, ẩm thực và các nghi thức cúng tế trong gia đình.

Cùng với các giá trị văn hóa dân tộc Thái đặc sắc, bản Pe Luông còn mang vẻ đẹp phong cảnh hữu tình, trên núi, dưới hồ. Trong đó, hồ Pe Luông là một điểm đến rất có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Năm 2001, bản Pe Luông đã được tỉnh Điện Biên công nhận là bản văn hóa du lịch cấp tỉnh, mỗi năm thu hút một lượng lớn du khách.

Với những thế mạnh kể trên, dân bản Pe Luông ngày càng nỗ lực phát triển du lịch, nhất là loại hình du lịch cộng đồng nhằm giúp du khách có dịp trải nghiệm đời sống của người dân bản địa, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Thái đồng thời nâng cao đời sống cho dân bản. Đến nay, cả bản đã có 10 hộ gia đình cung ứng các dịch vụ về du lịch cộng đồng. Ngoài ra, nhằm tạo ấn tượng sâu sắc với du khách, bản Pe Luông còn thành lập một đội văn nghệ chuyên biểu diễn các tiết mục múa, hát mang đậm màu sắc dân tộc Thái trong mỗi dịp lễ, tết, đón tiếp khách tại nhà sàn văn hóa; bán các sản phẩm thổ cẩm truyền thống với mẫu mã đa dạng cho khách du lịch, xây dựng nhà hàng phục vụ các món ẩm thực địa phương.

Du lịch cộng đồng ở Pe Luông đã làm thay đổi nhận thức của dân bản trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời làm phong phú thêm các điểm đến du lịch cộng đồng của tỉnh Điện Biên.

Chợ phiên Xá Nhè – Điện Biên

Chợ phiên Xá Nhè (huyện Tủa Chùa) 6 ngày họp 1 phiên nên gọi là chợ phiên. Chợ họp vào ngày Mão (con mèo) và ngày Dậu (con gà) tính theo ngày âm lịch. Chợ họp từ sáng sớm đến xế chiều. Ngày phiên chợ, người dân tộc: Mông, Thái, Dao, Phù Lá… trong trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu từ các thôn, bản của các xã: Xá Nhè, Mường Ðun, Tủa Thàng, Mường Báng, Huổi Só… tấp nập đổ về chợ. Hàng mang xuống chợ trao đổi chủ yếu là nông sản thực phẩm, dụng cụ lao động sản xuất, trang phục các dân tộc…

điện biên có gì chơi?

Chợ phiên Xá Nhè – Điện Biên

Ngày phiên chợ, đồng bào các dân tộc: Mông, Thái, Dao, Phù Lá… từ những em thiếu niên nhi đồng tới các cụ già hơn 70 tuổi rực rỡ sắc phục dân tộc từ các thôn, bản của các xã: Xá Nhè, Mường Đun, Tủa Thàng, Mường Báng… tấp nập đổ về chợ. Chợ họp từ sáng sớm đến xế chiều. Hàng mang xuống chợ trao đổi chủ yếu là nông sản thực phẩm, dụng cụ lao động sản xuất, trang phục các dân tộc… Người xuống chợ mang theo hàng hóa có khi chỉ là một con gà, một thồ ngựa ngô, lúa,hay một “lu cở” (sọt) rau quả, có người mang theo cả rađio, khèn cho vui. Chợ phiên Xá Nhè bây giờ còn có tư thương từ các nơi khác đến bán hàng tạp hóa, làm dịch vụ xay xát, sửa chữa xe máy, đồng hồ… thu mua nông sản.

Chợ ở đây khác với chợ miền xuôi, kẻ mua, người bán không nói thách nhiều, người ta đến chợ không đề cao tính thương mại và lợi nhuận; bán được hàng hay không không quan trọng. Bà con đi chợ phiên không chỉ là trao đổi mua bán đây là dịp gặp gỡ thăm hỏi. Sau một tuần lao động mệt nhọc hôm nay đến chợ chơi cho vui và để gặp bạn gặp bè.

điện biên có gì chơi?

Chợ phiên Xá Nhè – Điện Biên

Các buổi chợ phiên không những giúp đồng bào trong vùng trao đổi, tiêu thụ hàng hóa, thúc đẩy kinh tế phát triển góp phần xóa đói giảm nghèo mà còn là nơi giao lưu tình cảm, sinh hoạt văn hóa là một pjhần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào vùng cao. Những quán ăn ở chợ phiên Xá Nhè không phục vụ thường xuyên hàng ngày nên chỉ là dãy nhà tre thấp, lợp gianh, trong quán có vài cái bàn nhỏ. Chủ quán là cư dân của những bản gần chợ. Món ăn được chế biến dân dã, hợp với khẩu vị của đồng bào trong vùng lại rẻ tiền nên phiên chợ nào cũng đông nghịt khách hàng. Vào quán ăn chủ yếu là đàn ông, lâu ngày họ gặp nhau uống rượu nói chuyện cho vui, trao đổi thông tin…. Trong cuộc rượu vui có người ngẫu hứng mang cả khèn ra thổi. Mặt hàng ở chợ Xá Nhè được tư thương nơi khác đến đây thích và tiêu thụ rất nhanh là gà địa phương, đặc biệt loại gà lông và thịt màu đen mà khách hàng thường gọi là gà thuốc và rượu “Mông Pê” (rượu ngô).

Tan chợ, từng đoàn người lại tỏa về các hướng nơi bản gần cho tới bản xa, tiếp tục lao động sản xuất mưu sinh trên những mảnh ruộng bậc thang, trên các triền núi để rồi đến hẹn lại xuống chợ phiên.

Chợ phiên Tả Sìn Thàng – Điện Biên

Chợ phiên Tả Sìn Thàng (xã Tả Sìn Thàng, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên) không chỉ là nơi gặp gỡ giao lưu, trao đổi hàng hóa của các dân tộc Mông, Thái, Dao, Hoa, Xạ Phang… trong vùng.

điện biên có gì chơi?

Chợ phiên Tả Sìn Thàng – Điện Biên

Với người Tây Bắc, đi chợ là đi chơi, là giao lưu, tìm hiểu bạn tình, chọn bạn đời nên không ai vội vã. Họ mặc những trang phục đẹp nhất, rực rỡ nhất xuống chợ. Nhộn nhịp nhất là mấy hàng bán đồ ăn như xôi, thắng cố. Chảo thắng cố sôi lục bục trên bếp lúc nào cũng tấp nập người vào ra, bên những bát rượu Mông Pê thơm lừng mang đậm nét văn hóa của vùng cao luôn hấp dẫn du khách khắp nơi.

Chợ phiên ngày xuân Tả Sìn Thàng hàng hoá tuy không nhiều nhưng rất đa dạng và phong phú. Ngoài những mặt hàng thương nghiệp đưa từ dưới xuôi lên, từ huyện lỵ vào phần lớn chủ yếu là các mặt hàng nông sản thực phẩm, hàng thổ cẩm truyền thống của địa phương. Hàng nông sản bày bán ở chợ đều là tươi non và hấp dẫn; hoa quả, rau xanh, hạt gạo, củ khoai, củ sắn, chè búp sao tay, nấm hương, hạt dẻ, măng rừng, cá suối, thịt lợn, con gà, mật ong… đều do người dân trong vùng tự làm ra để dùng, sử dụng không hết mới đem đi chợ bán.

điện biên có gì chơi?

Chợ phiên Tả Sìn Thàng – Điện Biên

Nơi vùng cao núi đá nhiều hơn nương ngô ruộng lúa, quang năm mây mờ bao phủ nên hương vị của các mặt hàng nông sản do người dân làm ra rất đậm dấu ấn của núi rừng. Hàng hoá của người dân được bày bán dọc theo các lối đi trong chợ, toàn những hàng tươi nguyên và đủ chủng loại; từ những cây rau tươi tốt gieo trong rừng toàn núi đá, chè cây cao xoa tay xoắn tít, măng khô, mộc nhĩ, nấm hương đều thu hái từ rừng, từng tảng thịt to, dày rất ngon và chắc; mật ong vàng óng, đặc sánh đựng trong chai dốc ngược không đổ; rượu Mông Pê chưng cất từ hạt ngô ủ men bằng lá rừng nên rất thơm và nổi tiếng là rượu ngon, uống vào ngấm từ từ rất êm chứ không say, không chóng mặt hay nhức đầu như loại mem hoá học khác. Người dân vùng cao vốn rất thật thà, họ ít khi mặc cả, thích bán là bán, thích mua là mua chứ không kỳ kèo bớt một thêm hai.

Chợ phiên Tả Sìn Thàng họp vào ngày Tý và ngày Ngọ hàng tháng theo lịch âm. Sáu ngày họp một phiên, đây là nơi trao đổi, giao thương hàng hóa, nông sản của đồng bào các dân tộc thuộc 5 xã phía Bắc huyện Tủa Chùa (Sín Chải, Tả Sìn Thàng, Lao Sa Phình, Trung Thu, Sính Phình). Chợ phiên cũng là nơi thể hiện đậm nét màu sắc văn hóa các dân tộc vùng cao trong khu vực.

Đến đây, chắc hẳn bạn đã hết thắc mắc “Điện Biên có gì chơi” rồi phải không? Nếu bạn đến với Điện Biên thì hãy ghé thăm những địa điểm du lịch trên đây để khám phá vẻ đẹp của mảnh đất này nhé. Bạn sẽ không phải thất vọng đâu. Chúc các bạn có một chuyến đi du lịch tại Điện Biên thật vui vẻ và nhiều ý nghĩa.

Đăng bởi: Phạm Ngọc

YOLO! Khám phá các huyện ở Điện Biên

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก